Giới thiệu Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 9 năm 2015



tải về 28.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích28.75 Kb.
#1223
Giới thiệu Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 9 năm 2015
Mỏ hầm lò Khe Chàm II-IV là một trong các mỏ hầm lò thuộc danh mục đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Mỏ có trữ lượng công nghiệp 74,36 triệu tấn, công suất thiết kế khai thác 3,5 triệu tấn/năm. Ngày 10 tháng 9 vừa qua, Lãnh đạo Tập đoàn TKV đã có buổi làm việc với Công ty than Hạ Long về tiến độ thực hiện dự án nói trên. Cùng tham dự buổi làm việc, có Ban Đầu tư của Tập đoàn và Nhà thầu tư vấn, thiết kế Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Viancomin. Sự kiện này được giới thiệu trên trang bìa 2 của Thông tin khoa học công nghệ mỏ số tháng 9 năm 2015. Trên trang bìa 1 là toàn cảnh Nhà máy tuyển quặng bauxit Nhân Cơ đã hoàn thành xây dựng cơ bản, đang vận hành thử nghiệm giai đoạn IV. Công trình do Viện tư vấn, thiết kế, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Trên trang bìa 3 và 4 là giới thiệu về Phòng Nghiên cứu Địa cơ mỏ và Trung tâm An toàn Mỏ.

Phần giới thiệu kết quả hoạt động nghiên cứu triển khai của Viện là những bài viết thuộc các lĩnh vực công nghệ khai thác hầm lò, công nghệ khai thác lộ thiên, an toàn mỏ, cơ điện tự động hóa, tuyển, chế biến than – khoáng sản và địa cơ mỏ.

Mời độc giả đón xem!

Dưới đây, xin tóm tắt nội dung chính của từng bài báo:



Bài 1: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả: ThS. Phạm Đăng Phú, TS. Vũ Hùng Phương

Phát triển nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những công cụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tại các doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Do vậy việc tìm hiểu các mô hình đào tạo và xu thế phát triển nguồn nhân lực quản lý của các tập đoàn nước ngoài cũng như thực trạng công tác cán bộ, công tác đào tạo tại TKV nhằm rút ra các bài học và kinh nghiệm cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói riêng là rất quan trọng và cần thiết.



Bài 2: Tiềm năng than thế giới: thách thức và khả năng nhập khẩu than của Việt Nam

Tác giả: TS. Nguyễn Tiến Chỉnh

Bài báo nêu tiềm năng nguồn tài nguyên than trên thế giới, phân tích và làm rõ những thách thức, cơ hội, qua đó, chỉ rõ khả năng nhập khẩu than của Việt Nam trong thời gian tới



Bài 3: Một số yêu cầu cơ bản để lựa chọn dàn chống khai thác vỉa dốc nghiêng và dốc đứng có chiều dày trung bình và mỏng

Tác giả: ThS. Trần Tuấn Ngạn

Để thực hiện chương trình phát triển áp dụng cơ giới hóa đào lò và khai thác tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, cần phải nâng cao hơn nữa sản lượng khai thác cơ giới hóa bằng các loại dàn chống. Bởi vậy, bên cạnh việc nghiên cứu lựa chọn và áp dụng các đồng bộ thiết bị cơ giới hóa để khai thác các vỉa thoải và nghiêng cần phải chú trọng hơn nữa trong việc cơ giới hóa khai thác các vỉa dốc nghiêng và dốc đứng. Bài viết nêu ra một số yêu cầu cơ bản khi lựa chọn dàn chống tự hành khai thác vỉa than dốc nghiêng và dốc đứng có chiều dày trung bình và mỏng



Bài 4: Giới thiệu kế cấu chống lò bằng neo giằng và nghiên cứu đề xuất áp dụng chống giữ lò dọc vỉa than

Tác giả: TS. Phạm Minh Đức

Nhằm giảm giá thành trong khai thác than, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nguồn nhiên liệu khác trên thị trường, giảm chi phí vật liệu và kết cấu chống lò được xem là một trong những mục tiêu quan trọng và khả thi nhất hiện nay. Trong bài viết này, giới thiệu những nghiên cứu về neo giằng đã được sử dụng rộng rãi, chủ yếu trong các lò dọc vỉa than có góc dốc trung bình tại một số nước như Mỹ, Nam Phi, Ba Lan v.v….



Bài 5: Hiệu quả công nghệ khoan nổ mìn không sử dụng chiều sâu khoan thêm ở các mỏ lộ thiên

Tác giả: TS. Lê Công Cường, ThS. Đàm Công Khoa

Công nghệ khoan nổ mìn phá vỡ đất đá không sử dụng chiều sâu khoan thêm cho phép giảm khối lượng khoan, chỉ tiêu thuốc nổ; nâng cao hiệu quả khai thác lộ thiên và giảm ô nhiễm môi trường.



Bài 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tự cháy của than ở khu vực đá khai thác phía sau lò chợ khi khai thác những vỉa than có tính tự cháy

Tác giả: KS. Phạm Ngọc Lược, KS. Nguyễn Trung Kiên, ThS. Lê Trung Tuyến

Tại các lò chợ khai thác các vỉa than có tính tự cháy, khu vực phá hỏa được coi là nơi có nguy cơ xảy ra tự cháy nhất. Đã có nhiều nghiên cứu và thực nghiệm đưa ra nhằm xác định các vùng có nguy cơ tự cháy trong khu phá hỏa của lò chợ đang hoạt động. Các nghiên cứu đều phân chia một cách tương đối theo mức độ nguy hiểm về cháy nội sinh ở khu phá hỏa thành 3 vùng, 1, 2 và 3, tính từ gương lò chợ. Việc phòng ngừa tự cháy tại khu phá hỏa của lò chợ chỉ có hiệu quả khi xác định được vùng 2 trong khu phá hỏa và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với vùng này. Việc xác định các vùng được dựa trên phần mềm mô phỏng thông gió kết hợp với việc khảo sát đo nhiệt độ, lấy mẫu khí để có được các giá trị về lượng gió rò vào các vùng, nhiệt độ và hàm lượng các khí cơ bản như ô xy, CO trong khu phá hỏa.

Bài 7: Chế tạo tời cáp treo chở người dùng trong mỏ than hầm lò

Tác giả: ThS. Trần Đức Thọ

Nhằm nâng cao năng lực vận chuyển người lao động trong khai thác mỏ hầm lò, mới đây, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ đã phối hợp với Công ty than Quang Hanh đề xuất phương án bổ sung hệ thống tời cáp treo chở người (TCCN) song song với các hệ thống vận tải không liên tục hiện nay, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đảm bảo an toàn lao động, nâng cao năng suất lao động. Bài viết giới thiệu một số đặc điểm cơ bản về hệ thống này



Bài 8: Nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống quan trắc nước mỏ tự động cho các mỏ than hầm lò

Tác giả: ThS. Lê Văn Hải, ThS. Lê Văn Phúc, ThS. Nguyễn Mạnh Cường

Trong điều kiện tự nhiên và địa chất phức tạp, khi càng khai thác xuống sâu thì vấn đề kiểm soát nước mỏ càng trở nên phức tạp và cần thiết phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh những thảm họa do nước gây ra. Trong bài viết này, các tác giả đã giới thiệu về đề tài “Nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống quan trắc nước mỏ tự động cho các mỏ khai thác than hầm lò” mà Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin đang thực hiện.



Bài 9: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các cụm van điều khiển thủy lực chính của dàn chống nhằm thay thế hàng nhập khẩu

Tác giả: ThS. Đoàn Ngọc Cảnh, KS. Phạm Trung Hải

Việc chế tạo thành công các cụm van điều khiển thủy lực là một bước tiến mới trong chương trình nội địa hóa sản xuất thiết bị chống giữ trong mỏ hầm lò. Việc này giúp cho các đơn vị chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ, chế tạo sản phẩm phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sản xuất, góp phần đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa trong hoạt động khai thác than hầm lò của Việt Nam



Bài 10: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dây chuyền xử lý bùn nước tại Nhà máy tuyển than Cửa Ông 1

Tác giả: ThS. Nguyễn Hữu Nhân, KS. Phạm Văn Long, KS. Trần Kim Tuyến, KS. Hoàng Thị Nguyệt

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền xử lý bùn nước tại Nhà máy tuyển than Cửa Ông 1, cần có giải pháp kỹ thuật công nghệ tổng thể từ việc bổ sung các thiết bị (bơm bùn, xoáy lốc phân cấp, sàng khử nước) tới việc thay đổi quy trình vận hành thiết bị (sử dụng đồng thời 02 bể cô đặc), góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tận thu tài nguyên, quy hoạch hệ thống xử lý bùn nước và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty tuyển than Cửa Ông nói riêng và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nói chung.



Bài 11: Phân tích ảnh hưởng của độ sâu và hệ số biến dạng ngang đến vùng phá hủy và độ lún lớn nhất khi đào lò

Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Huệ, GS. TS. Nguyễn Quang Phích



Đến nay, đã có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra để tính toán vùng bị ảnh hưởng xung quanh đường lò. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp thực nghiệm để tính toán các đặc điểm vùng bị ảnh hưởng. Một trong những phương pháp đó là lý thuyết vòm đã được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Các thử nghiệm tại hiện trường và mô hình vật lý đã cung cấp các kết quả tin cậy và hữu ích, tuy nhiên mất nhiều thời gian và chi phí cao. Các phương pháp phân tích đưa ra những giải pháp thực tế nhưng hầu hết chỉ áp dụng trong các điều kiện đơn giản. Các mô hình số cho phép mô phỏng những trường hợp có điều kiện phức tạp. Bài báo này giới thiệu các kết quả khảo sát dự trên việc tính toán và phân tích khu vực bị ảnh hưởng khi đào lò xung quanh đường lò và sự sụt lún bề mặt, có xem xét những ảnh hưởng của hệ số poisson và độ sâu bằng việc sử dụng phần mềm FLAC 2D
Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 28.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương