Giới thiệu Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 7 năm 2015



tải về 28.13 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích28.13 Kb.
#1016
Giới thiệu Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 7 năm 2015

Ngày 16/7/2015, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và định hướng kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2015. Sự kiện này được giới thiệu trên trang bìa 2 của Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 7 năm 2015. Trên trang bìa 1 là Công trường thi công xây dựng Nhà máy sàng tuyển than Lép Mỹ, công trình do Viện tư vấn thiết kế và thực hiện tổng thầu EPC phần tuyển than và xử lý bùn nước. Trên trang bìa 3 và bìa 4, giới thiệu về Phòng Tư vấn – Đầu tư và Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác Hầm lò.

Phần giới thiệu kết quả hoạt động nghiên cứu triển khai của Viện là những bài viết thuộc các lĩnh vực công nghệ khai thác hầm lò, công nghệ khai thác lộ thiên, an toàn mỏ, cơ điện - tự động hóa, địa cơ mỏ và môi trường mỏ.

Mời độc giả đón xem!

Dưới đây, xin tóm tắt nội dung chính của từng bài báo:

Bài 1: Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp công nghệ khai thác hợp lý cho các khu vực vỉa than thuộc Công ty than Hòn Gai – TKV

Tác giả: ThS. Trần Tuấn Ngạn, ThS. Đàm Huy Tài, KS. Nguyễn Ngọc Giang, KS. Ngô Văn Thắng

Để đạt được sản lượng than khai thác hầm lò trong những năm qua, Công ty than Hòn Gai áp dụng các sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, lò chợ chống giữ bằng giá thủy lực di động, công nghệ khai thác chia lớp ngang nghiêng và lò chợ chống bằng cột thủy lực đơn. Trong điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ phức tạp và các công nghệ khai thác hiện tại, các lò chợ khai thác cho sản lượng và năng suất lao động chưa cao. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ khai thác và đặc điểm điều kiện địa chất các vỉa than, bài báo đã lựa chọn một số công nghệ khai thác phù hợp với điều kiện địa chất các khu vực vỉa than của Công ty than Hòn Gai.



Bài 2: Một số giải pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp điều kiện khoáng sàng than Ngã Hai – Công ty than Quang Hanh

Tác giả: ThS. Đinh Văn Cường, ThS. Phùng Việt Bắc, ThS. Vũ Văn Hội, ThS. Nguyễn Hải Trung

Công ty than Quang Hanh là một trong các đơn vị có điều kiện khai thác khó khăn, diện sản xuất phân tán, điều kiện vỉa phức tạp, biến động mạnh (mỏ xếp loại III về mức độ phức tạp), dẫn đến sản lượng lò chợ và năng suất khai thác thấp, giá thành khai thác than cao. Để giải quyết những khó khăn trên, Công ty than Quang Hanh đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Mỏ nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp điều kiện Công ty, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mức độ an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.



Bài 3: Vấn đề dự báo thời gian ổn định không chống của công trình ngầm sau khi đào

Tác giả: GS. TS. Nguyễn Quang Phích

Thuật ngữ “Thời gian ổn định không chống” lần đầu tiên được sử dụng trong phân loại khối đá của Lauffer (1958) trong mối liên quan đến cái gọi là “Khẩu độ không chống hữu hiệu” và sau đó được Bieniawski bổ sung năm 1973. Cho đến nay, thời gian ổn định không chống là một thông số hữu ích trong thiết kế đường lò và cơ học đá. Nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp đào, chu kỳ đào, phương pháp gia cường khối đá và thời gian lắp đạt dàn chống. Nói cách khác, thời gian không chống là một chưca năng không chỉ của đặc tính khối đá mà còn là kỹ thuật đào đường hầm. Do các phương pháp phân loại được dựa trên việc đánh giá chất lượng khối đá thông qua các thông số đặc chưng, tuy nhiên, việc xác định các đặc điểm khối đá nhằm đánh giá chất lượng khối đá cũng như thời gian không chống là rất khó khăn tại hiện trường. Vì vậy, việc xây dựng các mô hình toán học là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn nhằm ước tính thời gian không chống trong đào lò. Bài báo này giới thiệu một phương pháp lý thuyết nhằm xác định thời gian không chống hay còn gọi là “thời gian xảy ra tai biến địa chất”



Bài 4: Đề xuất giải pháp nhằm tăng độ ổn định đường lò xuyên vỉa 14.4 mức -300, mỏ than Khe Chàm khi đào qua đá kém ổn định, mềm yếu, nứt nẻ

Tác giả: KS. Ngô Thị Hà Duyên, TS. Ngô Doãn Hào

Thực tế cho thấy, khi các đường lò được đào qua đất đá mềm yếu thường gặp nhiều khó khăn trong công tác thi công, đặc biệt là khâu chống giữ. Việc chống giữ các đường lò không chỉ khó khăn ngay khi bắt đầu thi công mà nhiều đường lò sau khi đào được một thời gian đã bị biến dạng, mất ổn định làm cho các đơn vị thi công phải tiến hành củng cố, chống gia cường hoặc phải xén đi chống lại, gây ách tắc sản xuất, tăng chi phí chống giữ và thậm trí gây mất an toàn. Trong bài viết này, các tác giả đề cập đến những giải pháp nhằm tăng độ ổn định đường lò xuyên vỉa 14.4 mức -300 mỏ than Khe Chàm khi đào qua đá kém ổn định, mềm yếu, nứt nẻ



Bài 5: Sự cần thiết phải điều chỉnh dự án khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ - tuyển đồng Sin Quyền

Tác giả: TS. Lưu Văn Thực, ThS. Dương Trung Tâm, ThS. Bùi Duy Nam

Mỏ đồng Sin Quyền là mỏ khai thác lộ thiên lớn nhất của Tổng Công ty Khoáng sản. Với nhu cầu đồng kim loại trong nước ngày càng tăng, Tổng Công ty đã có chủ chương đầu tư Nhà máy luyện đồng tại khu Bát Xát với công suất từ 25÷30 tấn đồng thỏi/năm. Để đáp ứng được yêu cầu, Dự án khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ - tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai đã được Tổng Công ty Khoáng sản phê duyệt tại Quyết định số 864/QĐ-HĐTV ngày 19/6/2012 với công suất là 2,5 triệu tấn quặng nguyên khai/năm. Tuy nhiên, sau khi thăm dò bổ sung nâng cấp, một số thân quặng có sự thay đổi, diện tích đền bù, số hộ dân cần di chuyển là lớn. Mặt khác, giá đầu tư thiết bị hiện nay cũng có sự thay đổi so với Dự án đã được phê duyệt, nên việc điều chỉnh “Dự án khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ - tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai là cần thiết và cấp bách



Bài 6: Giới thiệu các công nghệ tháo khí trong các mỏ than hầm lò và đề xuất công nghệ tháo khí cho các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh

Tác giả: KS. Phạm Khánh Minh, ThS. Phạm Hữu Hải

Đến nay, công nghệ tháo khí đã được áp dụng tại nhiều mỏ than trên thế giới với mục đích an toàn và thu hồi khí mêtan trong vỉa than. Tùy thuộc vào mục đích, điều kiện công nghệ và điều kiện của vỉa có các công nghệ tháo khí khác nhau. Công tác nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm công nghệ tháo khí mêtan trong điều kiện hiện nay cho các mỏ có độ chứa khí cao vùng Quảng Ninh là rất cần thiết, nhằm nâng cao an toàn về cháy nổ khí mêtan cho giai đoạn hiện nay và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành Than trong thời gian tới.

Bài 7: Đề xuất trong việc đẩy mạnh áp dụng tự động hóa các khâu công nghệ trong mỏ than hầm lò Việt Nam

Tác giả: ThS. Vũ Thế Nam

Trong thời gian qua, nhằm nâng cao sản lượng than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế quốc dân, hàng loạt dự án, chương trình cơ giới hóa đào, chống lò, khai thác và chế biến than đã được triển khai, áp dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện địa chất phức tạp khi khai thác xuống sâu, nguy cơ mất an toàn lao động ngày càng gia tăng, không thu hút được nguồn lao động trực tiếp. Chính vì vậy, áp dụng tự động hóa cho các khâu công nghệ chính mỏ than hầm lò thực sự là nhu cầu rất cấp thiết, đảm bảo an toàn và nâng cao năng suất lao động.



Bài 8: Cáp thép và ảnh hưởng của mô men xoắn cáp tới thùng trục trục tải giếng đứng mỏ than hầm lò

Tác giả: TS. Tạ Ngọc Hải, TS. Tạ Đình Hùng, KS. Trần Ngô Huấn, KS. Vũ Hữu Hoàng

Cáp thép được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, là bộ phận thiết yếu của nhiều thiết bị vận chuyển, nâng hạ người, vật liệu. Trong ngành mỏ, cáp thép cũng được sử dụng với số lượng lớn trong các thiết bị khai thác, vận chuyển than, đất đá, vật liệu trong hoạt động khai thác hầm lò, lộ thiên, sàng tuyển. Trong bài viết này, các tác giả đã đề cập đến ảnh hưởng của mô men xoắn cáp tới thùng trục trục tải giếng đứng mỏ than hầm lò



Bài 9: Nghiên cứu xác định chiều cao ổn định giới hạn cuả bãi thải trên nền phân lớp nghiêng

Tác giả: ThS. Trần Tuấn Anh, KS. Lê Xuân Thu, ThS. Nguyễn Nam Hải

Các mỏ than, khoáng sản Việt Nam phần lớn tập trung tại khu vực đồi núi, địa hình bị phân cách mạnh, chênh cao địa hình từ hàng chục đến hàng trăm mét. Đất đá thải từ các mỏ khai thác lộ thiên được đổ ra bãi thải ngoài trên các sườn dốc. Để đảm bảo an toàn cho quá trình đổ thải, phòng chống nguy cơ trượt lở có thể xảy ra, cần nghiên cứu xác định chiều cao ổn định giới hạn cho phép khi thiết kế xây dựng các bãi thải ngoài tại các khu vực này



Bài 10: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp hoàn thổ, phục hồi môi trường hợp lý cho các mỏ thiếc sa khoáng vùng Quỳ Hợp – Nghệ An

Tác giả: ThS. Nguyễn Tiến Dũng, KS. Nguyễn Xuân Tuấn, KS. Lê Thanh Tùng

Đặc điểm chung của các mỏ thiếc sa khoáng vùng Quỳ Hợp là nằm dưới diện tích đất trồng lúa của nhân dân địa phương. Do điều kiện canh tác thuận lợi, nên việc thuê đất để khai thác khoáng sản thường gặp nhiều khó khăn về mặt thủ tục, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cao. Để có thể tiếp tục khai thác, cần phải cải tạo phục hồi môi trường (CTPHMT) phần đã kết thúc để trả lại diện tích đất canh tác cho người dân. Bài báo đề xuất giải pháp hoàn thổ, phục hồi môi trường hợp lý cho các mỏ thiếc sa khoáng vùng Quỳ Hợp – Nghệ An
Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 28.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương