Giới thiệu Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 3 năm 2016



tải về 26.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích26.2 Kb.
#554
Giới thiệu Thông tin khoa học công nghệ mỏ số 3 năm 2016
Ngày 9/3/2016, tại Văn phòng Công ty than Hồng Thái-TKV,Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo, chống bằng giàn mềm ZRY. Tham dự Hội thảo, có đại diện Lãnh đạo của Tập đoàn, Lãnh đạo các ban ĐT, KCL, KH, TCNS, TN, AT, CV, Lãnh đạo các đơn vị sản xuất than hầm lò, Công ty CP than Núi Béo, Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Công ty CP Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp, Công ty Cơ khí Mạo Khê. Sự kiện này được Thông tin khoa học công nghệ mỏ số tháng Ba giới thiệu trên bìa một và hai. Trên bìa ba, giới thiệu chuyến thăm và làm việc với Trung tâm An toàn Mỏ về kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác an toàn năm 2016 của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Ngô Hoàng Ngân ngày 8/3/2016. Cùng tham dự buổi làm việc với Phó Tổng Giám đốc có đại diện lãnh đạo một số ban của Tập đoàn, Ban AT, Ban KCM, Ban CV và Ban Đầu tư. Trên trang bìa bốn của TTKHCN Mỏ số tháng Ba năm 2016 giới thiệu các kết quả công tác kiểm định thiết bị phòng nổ tại Trung tâm An toàn Mỏ.

Phần giới thiệu những kết quả của hoạt động nghiên cứu triển khai là những bài viết thuộc các lĩnh vực công nghệ khai thác hầm lò, công nghệ khai thác lộ thiên, an toàn mỏ, tuyển chế biến than – khoáng sản, địa cơ mỏ, cơ điện – tự động hóa và kinh tế mỏ. Phần Nghiên cứu – trao đổi, có bài viết “Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hành trình chuyển từ “nâu” sang “xanh”” của tác giả Nguyễn Mạnh Điệp.



Mời độc giả đón xem!

Dưới đây, xin tóm tắt nội dung chính của từng bài báo:

Bài 1: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và hành trình chuyển từ "nâu" sang "xanh"

Tác giả: KS. Nguyễn Mạnh Điệp

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường cũng ngày càng được TKV quan tâm thực hiện, bằng việc triển khai đồng bộ, tổng thể nhiều giải pháp bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu sản xuất ngày càng sạch hơn. Với việc chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong những năm vừa qua, TKV đã bước đầu khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình khai thác khoáng sản trước đây để lại và xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường mới phát sinh, vì vậy chất lượng môi trường, cảnh quan các khu vực có hoạt động khoáng sản của TKV và các khu vực dân cư, đô thị lân cận đã được cải thiện, nâng cao một bước.



Bài 2: Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn trong khai thác vỉa dốc tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh

Tác giả: TS. Đào Hồng Quảng, ThS. Trần Tuấn Ngạn, ThS. Trần Văn Công

Năm 2015, Công ty than Hồng Thái đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Mỏ nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng dàn chống mềm ZRY20/30L thay thế cho vật liệu chống giữ truyền thống (gỗ, cột thủy lực đơn), nhằm nâng cao mức độ an toàn, tăng công suất, năng suất lao động và giảm tổn thất than. Nội dung bài báo này, các tác giả tổng hợp hiện trạng khai thác các vỉa dốc trên 450 tại các mỏ hầm lò Quảng Ninh; đánh giá kết quả áp dụng công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo sử dụng dàn chống mềm ZRY20/30L trong điều kiện vỉa dày trung bình, góc dốc trên 450 tại công ty than Hồng Thái và nghiên cứu mở rộng áp dụng trong các điều kiện địa chất các mỏ hầm lò Quảng Ninh.



Bài 3: Giới thiệu các thiết bị đào lò tiên tiến trên thế giới và đề xuất các dây chuyền thiết bị đào lò cơ giới hóa cho ngành Than

Tác giả: TS. Lê Văn Công, ThS. Lưu Công Nam

Trong bài báo này, các tác giả đã giới thiệu các thiết bị đào lò tiên tiến hiện đang được sử dụng tại các nước có ngành công nghiệp mỏ phát triển. Dựa trên điều kiện khai thác tại Việt Nam, các tác giả đã đề xuất các dây chuyền đào lò cơ giới hóa có thế áp dụng tại các mỏ khai thác than hầm lò của Việt Nam



Bài 4: Phương pháp xác định bán kính sạt lở của sườn tầng thải khi có áp lực thủy động dòng nước ngầm tích trong bãi thải

Tác giả: TS. Đoàn Văn Thanh

Trong điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi phức tạp, các trận mưa, lũ có xu thế kéo dài nhiều ngày với vũ lượng lớn, đất đá thải bão hòa nước sẽ làm tăng nguy cơ sạt lở và gây mất an toàn cho các công trình xung quanh, đặc biệt cho các công trình phục vụ công tác khai thác hầm lò. Bài báo đề xuất phương pháp mới trong việc xác định bán kính sạt lở của sườn tầng thải khi có áp lực thủy động dòng nước ngầm tích trong bãi thải.



Bài 5: Nghiên cứu sử dụng buồng tránh nạn kín khí nhằm nâng cao mức độ an toàn, giảm thiểu tác hại của bụi, khí CO, CO2 đến người lao động trong mỏ hầm lò

Tác giả: KS. Phạm Khánh Minh, ThS. Phạm Ngọc Thanh Tùng, KS. Phạm Ngọc Lược

Tại các nước có ngành công nghiệp khai thác than hầm lò phát triển như Canada, Mỹ, Anh, Nhật Bản... các buồng tránh nạn kín khí đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi trong các mỏ hầm lò nhằm giảm thời gian đi lại và đảm bảo an toàn cho người lao động. Tại Mỹ, Nhật Bản, việc sử dụng các buồng tránh nạn kín khí trong mỏ hầm lò gần như là quy định bắt buộc. Bài viết này tổng hợp một số kinh nghiệm sử dụng mô hình buồng tránh nạn kín khí tại các mỏ hầm lò trên thế giới và đề xuất mô hình phù hợp với mỏ than hầm lò tại Việt Nam



Bài 6: Kết quả nghiên cứu lựa chọn chất trợ lắng hợp lý đối với bùn thải Nhà máy tuyển bauxit Nhân Cơ

Tác giả: ThS. Triệu Văn Bình, ThS. Nguyễn Văn Minh

Do công nghệ tuyển rửa tại Nhà máy tuyển bauxit Nhân Cơ có công suất lớn nên việc xử lý bùn nước, thu hồi lại nước tuần hoàn là cấp thiết. Dựa trên kết quả nghiên cứu một số chất trợ lắng được sử dụng phổ biến trong ngành khai khoáng, đã tìm ra được chất trợ lắng VFA 1200 với chi phí giá thành sử dụng thấp nhất, khoảng 4000 đồng/tấn bùn khô. Chất lượng nước sau khi xử lý đủ tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở để triển khai áp dụng chất trợ lắng VFA 1200 vào thực tế sản xuất tại Nhà máy tuyển bauxit Nhân Cơ

Bài 7: Khả năng áp dụng đầu kéo khí nén chạy trên monoray trong khai thác than hầm lò Tác giả: ThS. Chu Quang Định, ThS. Nguyễn Đình Thống, ThS. Nguyễn Văn Đức

Trong những năm tới, nhằm nâng cao sản lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước và xuất khẩu, hoạt động khai thác than ngày càng được tiến hành ở mức sâu. Việc đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động được Tập đoàn TKV và các đơn vị khai thác hầm lò rất quan tâm. Tuy nhiên, số lượng lò chợ cơ giới hóa với khối lượng thiết bị lớn còn ít, các đơn vị khai thác hầm lò chủ yếu khai thác lò chợ giá khung ZH, GK, giá thủy lực di động ... có khối lượng vật tư, thiết bị không lớn. Cùng với hiện trạng các đường lò như hiện tại thì việc đưa tổ hợp vận chuyển vật tư, thiết bị bằng đầu kéo khí nén chạy trên monoray vào áp dụng rộng rãi là rất cần thiết.



Bài 8: Vấn đề tính trụ bảo vệ có chú ý đến yếu tố thời gian

Tác giả: GS. TS. Nguyễn Quang Phích

Hiện nay, nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở nước ta đã được trang bị các máy thí nghiệm cho phép tự điều khiển thủy lực, do vậy, có thể tiến hành các thí nghiệm theo các chương trình khác nhau. Một trong các thí nghiệm đơn giản là nén đơn trục với tốc độ biến dạng không đổi, có thể xác định được biểu đồ biến dạng toàn phần của mẫu đá. Với các thí nghiệm này sẽ cho phép định hướng nghiên cứu, thiết kế hợp lý hơn, khi chú ý được yếu tố thời gian, liên quan với các tác động theo thời gian của con người và tính chất cơ học phụ thuộc vào thời gian của khối đá.



Dựa theo kết quả thí nghiệm than của vùng Đônbas, bài viết trình bày nguyên lý thiết kế trụ bảo vệ than chú ý đến yếu tố thời gian, do các trụ bảo vệ than có thể để tự phá hủy, sau khoảng thời gian sử dụng cần thiết. Bằng cách này có thể xác định được kích thước trụ bảo vệ hợp lý, tùy theo thời gian sử dụng và do vậy có thể góp phần giảm tổn thất than.

Bài 9: Hình thành các cụm mỏ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác khoáng sản kim loại màu Tác giả: ThS. Phùng Thị Thu Trang, ThS. Nguyễn Châu Giang

Nguồn khoáng sản của nước ta nói chung và khoáng sản kim loại màu nói riêng đều phong phú, đa dạng, tuy nhiên, trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán nên việc khai thác, chế biến gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp khai thác kim loại màu đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc tập hợp các khu mỏ nhỏ lẻ, phân tán thành các cụm mỏ để nâng cao sức mạnh về cạnh tranh, giảm chi phí đầu tư, cũng như giải quyết các vấn đề môi trường là một trong những giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản nước ta
Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 26.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương