Giới thiệu Nguồn gốc Tarot



tải về 0.84 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu29.04.2018
Kích0.84 Mb.
#37580
  1   2
Giới thiệu

Nguồn gốc Tarot

Khoảng giữa thế kỷ XV, không lâu sau khi những tài liệu đầu tiên về các loại bài được ghi chép ở châu Âu, một họa sĩ tên Bonifacio Bembo đã vẽ nên một bộ bài không tên và không đánh số cho nhà ViscontiMilan. Những bức vẽ ấy là một bộ bài cổ điển của một trò chơi ở Ý gọi là “Tarocchi”: 4 bộ với 14 lá bài mỗi bộ, cộng với 22 lá bài thể hiện những hoạt cảnh khác nhau mà về sau được gọi là “triomffi” – “triumphs” hay “trumps” (lá bài chính) trong tiếng Anh.

Lúc bấy giờ, nhiều hình ảnh trong số 22 lá bài đó có thể diễn dịch đơn giản thành các vị thế trong xã hội thời Trung cổ, như là “Giáo hoàng” hay “Hoàng đế” (để đặt cho chúng các tên về sau), hoặc những bài thuyết pháp đạo đức thường thấy thời Trung cổ như “Bánh xe số phận”. Một vài lá đại diện cho những đức tính tốt như “Hài hòa” hay “Bất khuất”. Những lá khác thể hiện những hoạt cảnh thần thoại-tôn giáo, ví dụ như người chết sống lại từ các ngôi mộ khi nghe tiếng kèn đồng để dự “Ngày phán xét”. Thậm chí có một lá mô tả một dị giáo thường được biết đến – hình ảnh một nữ tư tế mà ta có thể miêu tả như một trò đùa đối với nhà thờ mang ý nghĩa sâu xa hơn hầu hết những chuyện hài về tầng lớp tu sĩ. Ta vẫn có thể xem bức tranh dị giáo này có nguồn gốc sâu xa trong nền văn hóa phổ biến, và do đó rõ ràng là một người đại diện cho các “hình mẫu” cổ xưa.

Tuy nhiên, có một hình ảnh nổi bật hơn là lạ mắt. Nó thể hiện một người thanh niên bị treo ngược chân trái lên một giá gỗ sơ sài. Tay anh ta đặt sau lưng một cách kỳ lạ thành một hình tam giác và đầu thì quay xuống dưới, chân phải gập sau gối tạo thành một hình chữ thập, hoặc con số 4. Khuôn mặt anh ta trông thư giãn, thậm chí có lẽ xuất thần. Bembo lấy nguồn hình ảnh này từ đâu? Chắc chắn nó không đại diện cho một tên tội phạm bị treo trên giá hành hình như một vài họa sĩ sau này nghĩ.

Truyền thống đạo Thiên chúa mô tả thánh Peter chịu hành hình treo ngược, có lẽ là để người ta không thể nói rằng ngài đã bắt chước Chúa. Tuy nhiên trong truyền thuyết Bắc Âu cổ, thần Odin được mô tả là đã treo ngược trên Cây Thế Giới (World Tree) trong chín ngày đêm, đó không phải là một sự trừng phạt mà là để nhận lĩnh sự khai sáng, món quà của sự tiên tri. Nhưng tự thân hoạt cảnh thần thoại này bắt nguồn từ một cách luyện tập có thật của các tư tế (shaman), các thầy pháp ở những nơi như Siberi hay Bắc Mỹ. Trong lễ kết nạp và luyện tập, những ứng viên của shaman giáo đôi khi được bảo phải treo ngược theo đúng như cách được vẽ trong lá bài của Bembo. Hình như việc treo ngược thân người trợ giúp gì đó cho tâm lý, giống như cách sự thiếu ăn và giá lạnh cùng cực mang lại những những ảo ảnh sáng rạng rỡ. Những nhà giả kim, cùng với những phù thủy, có thể là những người còn sót lại của truyền thống shaman giáo ở Âu châu – cũng tự treo ngược mình lên; họ tin rằng các nguyên tố của dòng chảy là nguồn của sự bất tử sẽ vì thế mà chảy đến đỉnh đầu. Và ngày cả trước khi phương Tây nghiêm túc tập Yoga, mọi người đều biết đến hình ảnh những người tập trồng chuối ngược bằng đầu.

Có phải Bembo muốn miêu tả một nhà giả kim? Vậy tại sao lại không dùng những hình ảnh thông dụng hơn kiểu như một ông râu ria đang khuấy vạc hoặc chế thuốc? Bức tranh – có tựa là “Người treo” trong những bộ bài sau này và được T.S. Eliot nhắc đến trong The Wasteland – xuất hiện giống với một người mới được kết nạp trong một vài truyền thống bí mật hơn là hình ảnh một nhà giả kim. Có phải đó là bản thân Bembo không? Dấu thập đặc biệt tạo ra từ đôi chân, một dấu hiệu bí truyền từ những hội kín cho thấy như vậy. Và nếu ông có thêm vào một tham chiếu đến những cách tu tập bí truyền nào đó, có lẽ không phải trong những hình ảnh khác mà là qua một bài xã luận đơn thuần nhưng thực tế lại chứa đựng một khối kiến thức sâu xa thì sao? Ví dụ tại sao bộ bài gốc lại gồm 22 lá mà không phải là 20, 21 hay 25, những con số thường mang ý nghĩa trong nền văn hóa phương Tây? Một sự tình cờ chăng, hay Bembo (hay ai đó Bembo đã phỏng theo) muốn thể hiện một cách kín đáo những ý nghĩa bí truyền kết nối với 22 ký tự trong bảng chữ cái Hebrew? Tuy nhiên, nếu có bất kỳ bằng chứng tồn tại ở đâu đó kết nối Bembo hoặc nhà Visconti với bất kỳ một hội nhóm huyền bí nào thì chưa có ai công bố nó để người đời có dịp kiểm chứng.

Một cái nhìn lướt qua mối tương quan ấn tượng giữa Tarot, nhóm đạo Do Thái thần bí và những kiến thức huyền hoặc, gọi chung là Qabalah, sẽ làm rõ cách giải thích bí truyền mà những lá bài của Bembo đòi hỏi, cho dù có thiếu những bằng chứng thuyết phục đi chăng nữa. Qabalah nhấn mạnh vào chủ nghĩa tượng trung của bảng chữ cái Hebrew một cách sâu sắc. Những ký tự liên kết với con đường của Cây Sự Sống (Tree of Life) và mỗi ký tự có ý nghĩa tượng trưng riêng. Hiện nay, bảng chữ cái Hebrew bao gồm 22 ký tự như đã nói, bằng với số quân bài của Tarocchi. Qabalah còn đi sâu vào 4 ký tự của cái tên không thể phát âm của Thần Thánh, YHVH. Chúng đại diện cho 4 thế giới sáng tạo, 3 nguyên tố của khoa học thời cổ, 4 giai đoạn tồn tại, 4 phương pháp để giải Kinh thánh, vân vân… Có 4 lá cung đình trong mỗi bộ của Bembo.

Cuối cùng, Qabalah làm việc với con số 10 – 10 Điều răn và 10 sephiroth (các dạng nguồn gốc) trên mỗi cây trong 4 Cây Sự Sống. Bộ tứ bao gồm các lá bài đánh số từ 1 đến 10. Ta có tự hỏi tại sao các nhà diễn giải Tarot đã cho rằng bộ bài có nguồn gốc như một bản hình tượng của Qabalah, vô nghĩa với số đông nhưng có uy lực lớn với một vài người? Ấy thế mà cả hàng ngàn trang văn bản Qabalah không có lấy một từ nói về Tarot.

Những nhà huyền học xác nhận nguồn gốc bí ẩn của những lá bài, ví dụ như một hội nghị quan trọng của những nhà Qabalah và những học giả khác ở Morocco vào năm 1300, nhưng chưa ai từng đưa ra một bằng chứng lịch sử cho những xác nhận này. Khó khăn hơn, chính các nhà diễn giải Tarot cũng không đề cập đến Qabalah cho đến thế kỷ XIX. Và tất nhiên, tên và tuần tự số đếm – vốn rất cần thiết cho diễn dịch – lại được thêm vào sau này.

Nếu chấp nhận ý kiến của Carl Jung về nguyên mẫu tinh thần cơ bản được cấu trúc trong đầu óc con người, chúng ta có thể nói rằng Bembo đã vô tình khơi nên dòng chảy kiến thức, cho phép những trí tưởng tượng sau này tạo nên những kết nối có chủ đích hơn. Tuy vậy, sự chính xác và tương hợp hoàn toàn kiểu 24 lá bài chính, 4 lá cung đình và 10 lá số trong bộ tứ, hay như vị trí và gương mặt xuất thần của Hanged Man, dường như làm biến dạng thậm chí cả những ý nghĩa đầy sức thuyết phục như sự Vô thức tập thể (Collective Unconscious – Tập thể tiềm ý thức).

Trong một thời gian dài, Tarocchi được xem là một trò chơi bài bạc hơn là một công cụ tiên tri. Rồi sau đó, vào thế kỷ 18, một nhà huyền học tên Antoine Court de Gebelin tuyên bố rằng Tarot (cách người Pháp gọi trò chơi trên) là tàn tích của Cuốn sách của Thoth (Book of Thoth), đươc một vị thần Ai Cập tạo ra để truyền đạt kiến thức cho những môn đồ của mình. Ý tưởng của Court de Gebelin có vẻ kỳ khôi so với những căn cứ có được, nhưng vào thế kỷ 19, một người Pháp khác là Alphonse Louis Constant, được biết đến với cái tên Eliphas Lévi, đã kết nối những lá bài với Qabalah, và từ đó người ta bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về Tarot, tìm ra ngày càng nhiều ý nghĩa, tri thức, và thậm chí cả sự khai sáng thông qua thiền định và đào sâu nghiên cứu.

Ngày nay, Tarot được xem như một loại đường dẫn, một cách thức để phát triển bản thân thông qua việc thấu hiểu chính mình và thấu hiểu cuộc sống. Nguồn gốc của Tarot vẫn là một câu hỏi trọng thiết đối với vài người, với những người khác thì nó chỉ mang tính tích lũy ý nghĩa của lá bài theo thời gian.

Bembo thực sự đã tạo nên một nguyên mẫu cho dù là cố tình hay theo tiềm thức sâu xa. Vượt ra ngoài mọi hệ thống hay lời giải chi tiết nào, bản thân những hình ảnh được thay đổi và trau chuốt từ năm này qua năm khác bởi nhiều họa sĩ khác nhau đã mê hoặc và mời gọi chúng ta. Theo đó, chúng kéo ta vào thế giới kỳ diệu của chúng, một thứ vốn không thể giải thích mà chỉ có thể trải nghiệm.

Các phiên bản Tarot khác nhau

Hầu hết các phiên bản Tarot hiện đại không khác nhiều với những lá bài từ thế kỷ 15. Chúng vẫn giữ nguyên 78 lá bài được chia thành 4 bộ, Gậy, Tách, Kiếm và Đồng xu hay Biểu tượng, được gọi chung là “bộ Ẩn phụ” (Minor Arcana) và 22 lá chính được gọi là “bộ Ẩn chính” (Major Arcana) (từ “arcanum” có nghĩa là “kiến thức bí mật”). Sự thật là có sự thay đổi đáng kể trong một vài hình ảnh, nhưng mỗi phiên bản thường giữ lại những ý nghĩa cơ bản. Ví dụ như có một vài phiên bản rất đa dạng cho lá Emperor, nhưng tất cả chúng đều biểu hiện cho những tính chất của một vị Hoàng Đế. Nhìn chung, những thay đổi này đều có xu hướng mở ra nhiều biểu tượng và khiến bộ bài trở nên huyền bí hơn.

Cuốn sách này dùng tư liệu nguyên thủy của nó, bộ Tarot của Athur Edward Waite, bộ Rider vô dùng nổi tiếng của ông (được đặt theo tên của nhà xuất bản ở Anh đã xuất bản nó) xuất hiện vào năm 1910. Waite bị chỉ trích vì đã thay đổi vài lá chính so với hình ảnh đã được công nhận của chúng, chẳng hạn như hình ảnh quen thuộc vẽ hai đứa bé nắm tay nhau trong vườn ở lá Sun. Waite đã đổi nó thành một đứa bé cưỡi ngựa chạy ra khỏi vườn. Những lời chỉ trích cho rằng Waite đã đổi nghĩa của lá bài theo cách nhìn riêng của mình. Có lẽ là vậy bởi Waite tin vào những ý tưởng riêng của mình hơn là của bất kỳ ai khác. Nhưng ít ai chịu để ý rằng phiên bản sớm nhất của lá Sun, tức là phiên bản của Bembo, không hề giông với phiên bản được cho là “truyền thông” kia. Chắc chắn là phiên bản ấy có vẻ gần với Waite hơn; bức tranh thể hiện một đứa trẻ lạ kỳ bay trong không trung, cầm một quả cầu với hình ảnh một thành phố bên trong.

Sự thay đổi ấn tượng nhất mà Waite và họa sĩ của ông, Pamela Colman Smith đã thực hiện là thêm vào hoạt cảnh cho tất cả các lá bài và thêm vào những lá số của bộ Ẩn phụ. Có thể dễ dàng thấy được rằng tất cả những bộ bài trước đó, cũng như nhiều bộ về sau, có những mẫu hình học đơn giản cho những lá bài “phụ”. Ví dụ như lá Mười Kiếm sẽ vẽ 10 thanh kiếm sắp xếp thành một mô hình khá giống với lá bài hậu duệ của nó là lá 10 bích. Bộ Rider lại khác hẳn. Lá Mười Kiếm của Pamela Smith vẽ một người đàn ông nằm dưới một đám mây đen với mười thanh kiếm cắm trên lưng và hai chân.

Chúng ta không biết rõ ai là người thiết kế những lá bài này. Là Waite tự mình nghĩ ra (như ông đã làm với bộ Ẩn chính), hay ông chỉ đơn giản nói với Smith những tính chất và ý nghĩa ông muốn và để bà nghĩ ra cảnh tượng? Cuốn sách của Waite về Tarot, The Pictorial Key of the Tarot, không giải thích nhiều lắm về các bức vẽ. Đối với vài lá bài, như lá Sáu Kiếm chẳng hạn, hình ảnh cho nhiều ý nghĩa hơn là Waite dự kiến, trong khi những lá bài khác, điển hình như lá Hai Kiếm, hình ảnh lại hầu như phủ định ý nghĩa.

Dù là Waite hay Smith thiết kế những hình ảnh này đi nữa, họ cũng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ lên những người vẽ Tarot sau này. Hầu hết các bộ bài có hoạt cảnh trên mỗi lá đều dựa rất sát vào những bức tranh của bộ Rider.



Waite gọi bộ bài của mình là “bộ Tarot đã chỉnh sửa”. Ông khẳng định rằng những hình ảnh của mình “trả lại” ý nghĩa thực sự của những quân bài và xuyên suốt cuốn sách của mình ông khinh nhạo những người đi trước. Giờ đây, vì “đã chỉnh sửa” nên nhiều người sẽ nghĩ việc Waite là thành viên của một hội kín giúp ông tiếp cận được những bí ẩn “gốc” của Tarot. Thực ra ông chỉ có ý rằng những bức tranh của mình gán những ý nghĩa sâu xa hơn cho những lá bài. Đơn cử như khi ông hoàn toàn thay đổi lá Kẻ đa tình vì nghĩ bức tranh cũ thật tầm thường và hình vẽ của ông biểu trưng một sự thật sâu sắc hơn.

Tôi không có ý nói rằng những lá bài của Waite chỉ là một công trình chứa nhiều tri thức đơn thuần, giống như một học giả sắp xếp lại những câu nói của Hamlet theo cách người đó thấy dễ hiểu hơn. Waite là một người bí ẩn, một nhà huyền học, một người theo đuổi phép thuật và những cách tu tập bí truyền. Bộ Tarot của ông dựa trên những trải nghiệm cá nhân sâu sắc về sự khai sáng. Ông tin rằng bộ bài của mình là đúng, của những người khác là sai vì nó đại diện cho sự trải nghiệm.

Tôi chọn bộ Rider làm tài liệu vì hai lẽ. Thứ nhất, tôi thấy nhiều cải tiến của nó rất có giá trị. Phiên bản Waite-Smith vẽ lá Kẻ Khờ cho tôi nhiều ý niệm hơn bất cứ lá bài nào trước đó. Thứ hai, đối với tôi mà nói sự thay đổi mang tính cách mạng trong bộ Ẩn phụ dường như giải phóng chúng ta khỏi những thể thức đã chi phối chúng quá lâu. Trước đây, một khi đã đọc và ghi nhớ những ý nghĩa của lá Ẩn phụ bạn vẫn không thực sự thêm chúng vào; những hình vẽ không gợi lên gì cả. Trong bộ Rider chúng ta có thể cho phép hình vẽ làm việc trong tiềm thức đồng thời thêm vào những trải nghiệm riêng của mình. Tóm lại, Pamela Smith đã cho chúng ta một thứ để mà giải nghĩa.

Ở trên tôi đã viết tôi chọn bộ Rider như là một tài liệu “nguyên thủy”. Hầu hết sách viết về Tarot đều dùng một bộ bài để minh họa. Sự tự giới hạn này có lẽ cứng ngắc đối với mong muốn trình bày một bộ Tarot “thực”. Chọn bộ này chứ không phải bộ kia chúng ta thực ra là đã tuyên bố rằng bộ này đúng còn bộ kia sai. Tuyên bố như vậy xảy ra đối với hầu hết những người viết, như Aleister Crowly hay Paul Foster Case, người cho rằng Tarot là một hệ thống các biểu tượng của những kiến thức vật chất. Tuy nhiên, cuốn sách này xem xét những lá bài theo nguyên mẫu của những trải nghiệm hơn. Nhìn nhận theo cách đó thì sẽ không có bộ bài nào đúng hay sai, chỉ đơn giải là đi xa hơn nguyên mẫu. Tarot vừa là tổng hợp của những phiên bản khác nhau qua năm tháng, vừa là một thực thể tách khỏi chúng. Trong trường hợp một phiên bản khác Waite cho một lá bài đặc biệt nào đó những ý nghĩa sâu xa hơn, chúng ta sẽ xem xét cả hai hình ảnh Trong một vài trường hợp, ví dụ như lá Ngày Phán Xét hay lá Mặt Trăng, sự khác biệt không rõ ràng lắm, nhưng với những lá như Kẻ Đa Tình hay Kẻ Khờ, sự khác biệt lại rất rõ. Bằng cách xem xét những phiên bản khác nhau của cùng một trải nghiệm, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn về trải nghiệm đó.



Sự tiên tri

Ngày này, hầu hết mọi người đều xem Tarot như một công cụ tiên đoán, hoặc “tiên tri”. Lạ một điều là chúng ta ít biết về khía cạnh này hơn các khía cạnh khác của những lá bài. Xét sự thiếu thốn những tài liệu lịch sử về tiên tri so với bài bạc thì cách dùng này không phổ biến cho đến một thời gian sau khi những lá bài được giới thiệu. Có thể là người La Mã hoặc những “gypsy” đã biết đến trò chơi Tarocchi trên con đường du hành của mình ở châu Âu và quyết định dùng những lá bài này để đoán chuyện tương lai. Hoặc một vài cá nhân đã phát triển ý tưởng này (những tài liệu được ghi chép sớm nhất là từ những bản dịch cá nhân, mặc dù chúng có thể được rút ra từ những hệ thống sớm hơn, không chỉ là ghi chép lại mà còn cho những mục đích sử dụng chung) và người La Mã đã lấy được chúng. Người ta từng tin rằng chính người La Mã đã mang những lá bài về từ Ai Cập. Sự thât là người La Mã hầu như chắc chắn đến từ Ấn Độ, và họ đặt chân lên đất Tây Ban Nha đúng một trăm năm sau khi những lá bài Tarot đã được giới thiệu ở Ý và Pháp.

Trong phần này của cuốn sách, chúng tôi sẽ chỉ đề cập xem tiên tri là gì, và cái việc kỳ quặc ấy có tác dụng ra sao. Ở đây chúng tôi chỉ có thể đơn giản là quan sát thấy người ta có thể và đã từng nói về tương lai bằng mọi thứ - bộ lòng ám khói của những con thú bị xẻ thịt, hình thù của bầy chim bay ngang trời, những viên đá màu, tung đồng xu, bất cứ thứ gì. Việc này bắt nguồn từ khao khát đơn giản muốn biết trước những thứ sắp xảy ra, và huyền hoặc hơn, là sự tin tưởng nội tại rằng mọi thứ đều được kết nối với nhau, mọi thứ đều có ý nghĩa và không một thứ gì xảy ra một cách ngẫu nhiên.

Tư tưởng về tính ngẫu nhiên thực chất rất hiện đại. Nó phát triển từ một lý thuyết cứng nhắc rằng nguyên nhân và kết quả chỉ là sự liên kết hợp lý giữa hai sự kiện. Những sự kiện khác không có được sự tham gia logic này là ngẫu nhiên, tức là vô nghĩa. Tuy nhiên trước đây người ta đã nghĩ theo kiểu “những tự tương ứng”. Những sự kiện hay hình đồ trong lĩnh vực này tương ứng với hình đồ trong các lĩnh vực kia. Hình đồ các cung Hoàng đạo tương ứng với cuộc đời một con người. Hình đồ của những lá trà ở đáy cốc tương ứng với kết quả của một trận đánh. Tất cả mọi thứ đều kết nối với nhau. Tư tưởng này bắt những người tin theo nó, và cả một vài nhà khoa học gần đây, chú ý nhiều đến cách mà các sự kiện sẽ xảy ra theo chuỗi (kiểu như “gặp hạn” ấy) và bắt đầu xem xét nó một cách nghiêm túc.

Nếu chúng ta có thể dùng mọi thứ để bói, tại sao lại phải dùng Tarot? Câu trả lời là vì những hệ thống kia sẽ nói với ta điều gì đó có giá trị tùy thuộc vào sự uyên thâm cố hữu của hệ thống đó. Bởi những bản thân bức tranh của Tarot mang những ý nghĩa sâu xa, các hình đồ chúng tạo ra khi đọc bài có thể dạy chúng ta những điều lớn lao về bản thân và cuộc sống nói chung. Không may là nhiều thầy bói qua ngần ấy năm đã lờ đi những ý nghĩa sâu sắc hơn, họ thích những công thức đơn giản hơn (“một người bí ẩn, người quyết định sẽ giúp người được bói”) vốn dễ dịch ra và nhanh chóng làm khách hàng tức anh ách.

Những ý nghĩa mang tính công thức thường mâu thuẫn và cụt lủn, không có chỉ dẫn cho việc chọn cái nào trong số chúng. Tình huống này rất đúng với bộ Ẩn phụ vốn chiếm phần lớn bộ bài. Hầu như không có sách nào viết về Tarot đề cập đầy đủ đến chuyện này. Những nghiên cứu nghiêm túc nhất nhắc đến những ý nghĩa sâu xa của bộ Ẩn chính cũng chẳng đoái hoài gì đến bộ những lá bài của Ẩn phụ cả, hay chỉ đơn giản là ném vào phần sau một mớ những công thức nữa như một sự bổ sung miễn cưỡng cho những người đọc khăng khăng đòi dùng bài để bói. Thậm chí cả Waite, như đã đề cập, cũng chỉ viết công thức của riêng mình cho những bức vẽ xuất sắc của Pamela Smith.

Cuốn sách này bao quát hết những tầng nghĩa nằm trong các lá bài và tính biểu tượng của của chúng, và cũng sẽ xem xét cẩn thận việc áp dụng những tầng nghĩa này trong việc bói bằng Tarot. Nhiều tác giả, đáng kể nhất là Waite, đã chê tiên tri là một sự thoái hóa trong cách dùng bài. Nhưng sử dụng việc bói toán một cách đúng đắn có thể làm tăng sự nhận thức của chúng ta về ý nghĩa của các lá bài rất nhiều. Nghiên cứu những biểu tượng của một lá bài nhất định là một việc, thấy sự kết nối của những lá bài đó là cái gì đó khác nữa. Nhiều lần tôi đã thấy một quẻ bài đặc biệt thể hiện những ý nghĩa quan trọng không thể đọc theo cách nào khác cả.

Bói toán cũng dạy chúng ta một bài học tổng quát và một bài học quan trọng. Bằng cách cho thấy sự giải thích nào cũng là không công bằng, các lần đọc bài chứng minh rằng không lá bài nào, không cách tiếp cận cuộc sống nào là tốt hay là xấu ngoại trừ xét theo bối cảnh lúc đó.

Cuối cùng, việc đọc bài cho mỗi người cơ hội để làm mới lại những cảm nhận mang tính bản năng của họ đối với chính những bức vẽ. Tất cả những biểu tượng, những nguyên mẫu, những giải nghĩa được viết trong cuốn sách này hay những cuốn khác có thể chỉ chuẩn bị cho bạn nhìn vào một lá bài và nói “Lá bài này bảo tôi rằng…”.

Chương 1

Thế bài bốn lá

Tính thống nhất và tính hai mặt

Trải qua một lịch sử dài, bộ Ẩn chính đã thu hút rất nhiều bài giải nghĩa. Ngày nay, ta thường nhìn các lá bài chính như một quá trình tâm lý thông qua nhiều giai đoạn tồn tại để đạt đến sự phát triển toàn diện; chúng ta có thể mô tả trạng thái này như sự hòa nhập với thế giới xung quanh vào từng thời điểm cụ thể, hay có lẽ là sự giải phóng khỏi những yếu đuối, bối rối và hãi sợ. Toàn bộ bộ Ẩn chính mô tả kỹ lưỡng quá trình này, nhưng để có thể hiểu rõ hoàn toàn thì ta chỉ phải xem xét 4 lá bài; 4 nguyên mẫu cơ bản được sắp xếp theo một sơ đồ hình học thể hiện sự tiến hóa và nhận thức tâm linh.

Nếu bạn có bộ Rider Tarot* thì hãy lấy ra lá Fool, Magician, High PriestessWorld, xếp chúng thành hình thoi như trang sau. Nhìn chúng một lát xem. Hãy để ý rằng cả Fool và World đều có hình người đang vui tươi nhảy múa còn MagicianHigh Priestess thì đứng yên không di chuyển trong vị trí của mình. Nếu xem qua những lá Ẩn chính còn lại, bạn sẽ thấy rằng tất cả những lá chính đều được vẽ như một bức ảnh tĩnh (still photograph) hơn là một bức tranh động (motion picture) trừ lá số 0 và lá số 21. Chúng tự thể hiện mình trong những trạng thái sống phù hợp.

Nhưng có những điểm khác biệt giữa hai người nhảy múa này. Fool bước nhanh về phía trước trong trạng thái áo quần đầy đủ còn hình người trong World thì không. Fool trông như sắp nhảy vào thế giới bên dưới từ một vùng đất nào đó cách đó thật cao; World ngược lại xuất hiện bên ngoài thế giới vật chất, nhân vật nhảy múa lơ lửng trong một vòng chiến thắng nhiệm màu.

* Trong những bộ bài khác, đặc biệt là những bộ cổ xưa hơn Waite thì Fool xuất hiện rất khác với lá bài được trình bày ở đây. Chương nói về biểu tượng của lá Fool (trang 24) sẽ nói về sự kế thừa có tính thay thế này.

Cũng nên lưu ý đến những con số của bốn lá bài này. Số 0 không hoàn toàn là một chữ số, hơn thế, nó thể hiện sự vắng mặt của các con số cụ thể khác, và do đó chúng ta có thể nói rằng nó bao hàm tất cả các con số bên trong nó. Nó biểu trưng cho tiềm năng vô tận. Tất cả mọi thứ đều có khả năng xảy ra vì không một định dạng cụ thể nào có thể được đưa ra cả. Số 1 và 2 là những số thực đầu tiên, là thực tại đầu tiên; một lần nữa là một trạng thái đã được ấn định. Chúng hình thành các số nguyên “lẻ” và “chẵn”, và do đó miêu tả tất cả các cặp đối lập, nam và nữ, ánh sáng và bóng tối, thụ động và chủ động, vân vân… Nhưng số 21 kết hợp hai con số này là một hình ảnh.

Hãy nhìn vào dáng điệu của chúng. Lá Magician nâng cao một gậy phép lên trời. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần và sự thống nhất, gậy dương vật còn biểu trưng cho nam tính. Lá High Priestess ngồi giữa hai chiếc cột xuất hiện liên tục trông bộ Ẩn chính, ở những nơi hiển nhiên như đền thờ trong lá Hierophant, và theo một cách khéo léo hơn như hai người tình trong lá số 6, hay hai con nhân sư thắng vào lá Chariot. Người nhảy múa, hình người phụ nữ (cũng có một vài bộ vẽ cô nàng dưới dạng lưỡng tính) mỗi tay cầm một gậy phép. Nam và nữ đã thống nhất, và hơn thế nữa, những phẩm chất độc lập của họ gắn kết vào một sự tự do cao hơn và niềm vui thích bừng lên trong cách người vũ công cầm những biểu tượng sức mạnh đó một cách thanh thoát.

Vậy rõ ràng là trong khi theo phương ngang, lá MagicianHigh Priestess thể hiện tính đối lập của những thứ trái ngược nhau, còn theo phương dọc, lá 0 và 21 thể hiện một sự thống nhất, lá Fool là một dạng trạng thái hoàn hảo trước sự đối lập và lá World cho chúng ta một ý niệm về một cảm giác hồ hởi của tự do có được chỉ khi ta điều hòa những mặt đối lập chôn giấu trong tâm thức.



Tarot, cũng như nhiều hệ thống tư duy, chắc chắn cũng giống những câu chuyện thần thoại, biểu trưng sự đối lập là sự phân tách của nam giới và nữ giới. Những người theo Qabalah tin rằng Adam gốc là một người lưỡng tính, và do đó Eve chỉ trở nên phân tách khỏi anh ta như kết quả của một Sự Sa ngã (Fall). Trong hầu hết các nền văn hóa, ở những cấp cao hoặc thấp hơn, đàn ông và đàn bà nhìn nhau theo cách rất khác biết, hầu như là một xã hội riêng biệt. Ngày nay, nhiều người đã nghĩ rằng mỗi người sẽ có cả tính chất của cả nam và nữ, nhưng trước đây thì suy nghĩ như vậy chỉ được tìm thấy trong những học thuyết bí truyền của sự thống nhất.

Nếu mô tả sự đối lập một cách rạch ròi thành nam giới và nữ giới, hoặc đen và trắng, chúng ta cũng trải nghiệm những phân tách tinh vi hơn trong cuộc sống thường nhật, đặc biệt là giữa hi vọng của chúng ra, những cái mà ta tưởng tượng là ta có thể đạt được với thực tế những thứ ta đạt được. Rất thường xuyên rằng những hành động mà chúng ta làm hóa ra lại không đáp ứng được hi vọng dành cho chúng. Cuộc hôn nhân mang đến ít hạnh phúc hơn mong đợi, công việc và sự nghiệp mang lại ức chế nhiều hơn là thỏa mãn. Nhiều nghệ sĩ từng nói rằng bức tranh được vẽ trên khung vải không bao giờ giống bức tranh mà họ mường tượng; rằng họ không thể nào thể hiện được những gì họ thực sự muốn nói. Kiểu nào thì thực tế cuộc sống bao giờ cũng luôn không bằng tiềm năng của nó. Nhận thức sâu sắc về điều này, nhiều người quay cuồng với mọi quyết định, bất kể lớn nhỏ, bởi vì họ không thể chấp nhận rằng một khi nọ đã làm theo hướng này thì họ sẽ mất cơ hội đến với những hướng khác đã mở ra cho họ trước đó. Họ không thể chấp nhận sự giới hạn khi hành động trong thế giới thực.

Sự phân tách giữa tính tiềm năng và thực tế đôi khi được xem như sự tách biệt giữa tinh thần và thể xác. Chúng ta cảm được rằng suy nghĩ và cảm xúc là một cái gì đó khác với hiện diện vật chất của ta trên thế giới. Tinh thần không có giới hạn, nó có thể đi bất cứ đâu trong vũ trụ, ngược về quá khứ hay tiến tới tương lai. Thể xác thì lại yếu đuối, là chủ thể của sự đói khát, sự mệt mỏi và đau ốm. Để cố gắng giải quyết sự tách biệt này người ta tìm đến những trường phái triết học. Những người theo chủ nghĩa hành vi khẳng định rằng “tinh thần” không hề tồn tại; chỉ có thể xác và thói quen mà nó phát triển là có thật. Ở một cực khác, nhiều nhà huyền học đã trải nghiệm thể xác như một ảo ảnh được tạo bởi sự hiểu biết giới hạn của chúng ta. Truyền thống Thiên chúa giáo định nghĩa “linh hồn” như bản thể “thật” bất tử, tồn tại trước và sau cơ thể chứa nó. Và nhiều tôn giáo, giáo phái khác, như những người theo thuyết ngộ đạo (Gnostics) và một vài người theo Qabalah chẳng hạn, cho rằng cơ thể là một nhà tù được tạo bởi những tội lỗi và sai lầm của tổ tiên sa ngã của chúng ta.

Ở khởi nguồn của tất cả những mặt đối lập này, chúng ta cảm thấy như không thể nào biết được chính mình. Chúng ta cảm nhận rằng tận sâu bên trong bản chất thật sự của mình là cái gì đó mạnh mẽ hơn, tự do hơn, với một sự thông tuệ vĩ đại và quyền năng lớn lao; hoặc là một thứ thiên về những đam mê bạo lực và ham muốn mãnh liện của phần “con”. Theo một cách khác, chúng ta biết rằng bản chất thật đó đã giấu bên trong, hoặc có lẽ là nằm sâu bên dưới tính cách thông thường bị khống chế theo xã hội của mình. Nhưng làm thế nào để chạm vào nó được? Cứ giả sử các bản chất tiềm năng kia là cái gì đó đẹp đẽ và mạnh mẽ, làm sao ta phóng thích được nó?

Những bộ môn mà ta gọi là “khoa học huyền bí” bắt đầu với một sự nhận thức mạnh mẽ về tất cả những phân tách và giới hạn này. Tuy nhiên, sau đó chúng tiến tới một quan điểm khác, rằng có tồn tại một chiếc chìa khóa, hoặc một kế hoạch, để mang mọi thứ đến với nhau, để thống nhất cuộc đời và hi vọng của chúng ta làm một khi ta giải phóng sự thông thái và sức mạnh tiềm tàng của mình. Người ta thường nhầm lẫn mục đích của các bộ môn tinh thần. Nhiều người nghĩ Tarot là để tiên đoán, rằng các nhà giả kim muốn trở nên giàu có bằng cách biến chì thành vàng, rằng những người theo Qabalah dùng bùa chú bằng cách đọc những từ bí mật, vân vân. Thực tế thì những bộ môn này hướng tới một sự thống nhất tâm lý. “Kim loại cơ bản” mà những nhà giả kim mong có thể biến đổi thành vàng chính là bản thân người đó. Chấp nhận học thuyết rằng chúng ta đã rơi khỏi trạng thái hoàn hảo để rớt vào một trạng thái giới hạn, những nhà huyền học không tin chúng ta phải đơn giản là đợi chờ một sự cứu chuộc tương lai nào đó bởi một thế lực bên ngoài một cách thụ động. Trái lại, ông ấy hoặc bà ấy tin rằng mang lại một sự cứu chuộc bằng cách tìm ra chìa khóa để thống nhất là trách nhiệm của chúng ta.

Tarot miêu tả một phiên bản của “chiếc chìa khóa” đó. Nó không phải là chìa khóa, cũng như nó thực sự không phải là một học thuyết bí ẩn. Nó biểu diễn một quá trình, và một trong những thứ nó dạy chúng ta là ta đã phạm sai lầm khi giả sử sự thống nhất đến qua một chiếc chìa đơn giản hoặc một công thức nào đó. Hơn thế, nó đến qua sự trưởng thành và sự mở rộng nhận thức khi ta đi từng bước qua hết hai mươi mốt trạng thái của bộ Ẩn chính.

Fool đại diện cho sự trong sạch thực sự, một kiểu trạng thái hoàn hảo của niềm vui và tự do, một cảm giác được hòa làm một với hồn của cuộc sống vào mọi lúc; hay nói cách khác, cái tôi “bất tử” chúng ta cảm thấy đã bị sập bẫy trong những hỗn độn và thỏa hiệp của cuộc sống đời thường. Có lẽ cái tôi tỏa sáng rực rỡ kia thực ra chẳng bao giờ tồn tại. Bằng cách nào đó ta cảm nhận được trực giác của mình về cái tôi ấy như một thứ gì đó đã mất mát. Hầu như mọi nền văn hóa đề phát triển những thần thoại về việc rơi khỏi (Fall) một thiên đường sơ khai.

“Sự trong sạch” là một từ thường bị hiểu nhầm. Nó không có nghĩa là “không có tội” mà là một sự tự do và hoàn toàn cởi mở đối với cuộc sống, hoàn toàn không có sợ hãi thoát ra từ niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống và cái tôi bản năng của bạn. Trong sạch không có nghĩa “vô tính” (asexual) như người ta thường nghĩ. Nó là bản năng giới tính biểu lộ với không một sự sợ hãi, tội lỗi, thờ ơ hay không trung thực nào. Nó là bản năng giới tính biển hiện một cách tự nhiên và tự do, giống như biểu hiện của tình yêu và sự ngất ngây của cuộc sống.

Fool mang số 0 bởi vì mọi thứ đều có thể đối với một người luôn sẵn sàng dấn bước vào mọi hướng. Anh ta không thuộc về một nơi cụ thể nào; anh ta không được ấn định như những lá bài khác. Sự trong sạch khiến anh ta là một người không quá khứ, và do đó có một tương lai vô hạn. Mỗi khoảnh khắc đều là một điểm bắt đầu. Trong chữ số Ả Rập, số 0 mang hình dạng của một quả trứng để ra hiệu rằng vạn vật đều xuất phát từ nó. Nguyên thủy số không được viết như một dấu chấm; theo truyền thống giả kim (Hermetic) và Qabalah vũ trụ bắt nguồn từ một điểm ánh sáng. Và chư thần trong Qabalah thường được mô tả như “hư vô” (nothingness) vì mô tả thần thánh giống với bất cứ thứ gì thì đều giới hạn Ngài vào một trạng thái hữu hạn được ấn định. Những người dẫn giải Tarot đã tranh luận về việc liệu lá Fool có thuộc về trước, sau, hay đâu đó khoảng giữa những lá bài khác hay không có vẻ đều quên mất điểm này. Lá Fool là sự chuyển động, sự thay đổi, là hằng số xuyên suốt cuộc sống.

Đối với lá Fool thì không có sự khác biệt nào tồn tại giữa triển vọng và thực tế. 0 có nghĩa là sự trống không tuyệt đối những hy vọng và sợ hãi, và lá Fool không mong chờ điều gì, không lập nên một kế hoạch nào cả. Anh ta phản ứng những trạng thái nhất thời ngay lập tức.

Những người khác sẽ nhận được tính tự nhiên hoàn toàn của anh ta. Không một tính toán, không một kiềm hãm. Anh ta không làm những thứ này một cách chủ tâm, như ai đó quyết định thành thật hoàn toàn với bằng hữu hay với người yêu một cách có ý thức. Lá Fool trao đi sự thành thật và tình yêu của mình một cách tự nhiên, cho tất cả mọi người, thậm chí còn không mảy may suy nghĩ về điều đó.

Chúng tôi gọi lá Fool là “anh ấy” và lá World Dancer là “cô ấy” là do ngoại hình của họ trong các bức vẽ, cả hai lá này là nữ hay nam thì đều không có gì thay đổi cả. Vì Fool không trải nghiệm sự chia tách khỏi thế giới vật chất nên anh ta hay cô ta cũng không trải nghiệm bất kỳ sự tách biệt nào khỏi “phái kia”. Lá Fool và lá Dancer là lưỡng tính về tinh thần, biểu lộ tính người hoàn thiện của họ ở mọi lúc, qua những trạng thái tự nhiên nhất của họ.

Giờ hãy nhìn thế bốn lá một lần nữa. Hãy xem cách lá Fool phân chia MagicianHigh Priestess, những lá phải được ghép lại với nhau để tạo ra lá World. Hai lá bài này đại diện cho sự chia tách sự trong sạch của lá Fool khỏi sự đánh lừa của những mặt đối lập. Lá World cho ta thấy một sự thống nhất lần hai, nhưng là một sự thống nhất cao hơn và sâu hơn đạt được thông qua sự trưởng thành đã phác thảo thong mười tám lá bài kia. Lá Fool là sự trong sạch, còn lá World là sự thông thái.



Sự trong sạch và sự tự do

Fool dạy chúng ta rằng cuộc sống đơn giản chỉ là những vũ điệu liền mạch của trải nghiệm. Nhưng hầu hết chúng ta thậm chí không thể duy trì dù chỉ một khoảnh khắc nhỏ nhoi của sự tự nhiên và tự do ấy. Căn cứ vào sự hãi sợ, những điều kiện và đơn giản là những vấn đề rất thực tế của cuộc sống thường nhật, chúng ta cần thiết phải cho phép bản ngã tách chúng ta khỏi trải nghiệm. Tuy nhiên sâu bên trong chúng ta có thể cảm nhận, mờ nhạt thôi, triển vọng của sự tự do, và do đó ta có thể coi cảm giác mơ hồ này là sự mất mát, một cú “rơi” khỏi sự trong sạch. Tuy nhiên, một khi đã mất sự trong sạch này, chúng ta không thể chỉ đơn giản là trèo lên lại cấp độ của lá Fool. Thay vào đó, ta phải đấu tranh và học hỏi, thông qua sự trưởng thành, tự khám phá và nhận thức tinh thần, cho đến khi chúng ta chạm được đến cái tự do vĩ đại của lá World.

Magician đại diện cho chủ động, lá High Priestess đại diện cho bị động, lá Magician là tính nam, lá High Priestess là tính nữ, lá Magician là sự ý thức, lá High Prietess là sự vô thức.

Chúng ta không nên hiểu “ý thức” là sự nhận thức cao của lá World, mà là ý thức mạnh mẽ nhưng giới hạn của bản ngã khi nó tạo nên một vũ trụ bên ngoài những đường biên và thể thức. Sự mô tả này không có ý chê bai hay giảm nhẹ sức mạnh sáng tạo của lá Magician. Có sự sáng tạo nào vĩ đại hơn để có thể tạo hình dáng cho sự hỗn độn của trải nghiệm? Đó là Magician, người mang cho cuộc sống ý nghĩa và mục đích của nó. Những người chữa trị, những nghệ sĩ và những nhà huyền học đều tập trung vào lá Magician như người bảo trợ cho họ. Do đó, quyền năng của anh ta đại diện cho một sự chia tách khỏi sự tự do của lá Fool hoặc sự thấu hiểu của của lá World.

Cũng theo cách đó, lá High Priestess thể hiện, trong sự vô thức của nàng, một trạng thái sâu thẳm của nhận thức trực giác. Tuy nhiên, những kiến thức bên trong của nàng không thuộc về trung tâm rực rỡ của hư vô, thứ cho phép lá Fool hành động tự do như thế.

High Priestess đại diện cho nguyên mẫu của chân lý bên trong, nhưng vì chân lý là vô thức, không thể diễn đạt được, nàng chỉ có thể duy trì nó thông qua sự bị động tuyệt đối. Trạng thái này tự thể hiện chính nó trong cuộc sống theo vô vàn cách thức. Tất cả chúng ta đều mang trong mình một cảm giác mơ hồ về việc ta là ai, về một cái tôi xác thực mà người khác không bao giờ thấy và không thể giải thích. Nhưng những người phụ nữ và đàn ông quăng mình vào những cạnh tranh, công danh, trách nhiệm mà không dành thời gian tương đương để phát triển sự tự thấu hiểu thì thường một lúc nào đó sẽ phát hiện ra rằng họ đã đánh mất cảm giác họ là ai và họ từng muốn gì trong đời. Và giờ, trái ngược trực tiếp với những người này là những tăng ni Phật tử rút mình khỏi thế giới bởi một sự dính dáng nhỏ nhất cũng sẽ khiến họ mất tập trung thiền định.

Cả hai lá MagicianHigh Priestess đều mang sự thuần khiết nguyên mẫu. Theo một hướng, chúng không đánh mất sự tỏa sáng của lá Fool mà chỉ đơn giản là phân chia thành ánh sáng và bóng tối. Trong sự phân chia truyền thống của tôn giáo phương Tây và phương Đông thì lá Magician đại diện cho phương Tây với sự nhấn mạnh của nó lên hành động và sự bảo vệ mang tính lịch sử, lá High Priestess đại diện phương Đông, cách thức phân tách khỏi thế giới và thời gian. Tuy nhiên những ai đào sâu và cả hai truyền thống này sẽ kết hợp những yếu tố lại với nhau.

High Priestess ngồi giữa hai cây cột ánh sáng và bóng tối. Mặc dù chính nàng đã là biểu tượng của phần bóng tối thụ động nhưng trực giác của nàng có thể tìm thấy sự cân bằng giữa hai bên. Việc này không nghịch lý như nó có vẻ. Nếu chúng ta cảm nhận cuộc đời mình được lấp đầy bởi những mặt đối lập mà ta vốn không thể giải quyết, chúng ta có thể phản ứng theo một trong hai cách. Chúng ta có thể lùi lại hoặc tiến lên, đi từ cực này sang cực khác, hoặc có thể hoàn toàn chẳng làm gì cả. Hãy ngồi ở giữa, không bị cám dỗ theo hướng nào, nhưng hãy thụ động, cho phép những mặt đối lập đi quanh bạn. Tất nhiên, ngoại trừ đây cũng là một lựa chọn và cuối cùng ta cũng đơn giản là đánh mất sự cân bằng và những hiểu biết bên trong ấy bởi vì cuộc sống tiếp tục quay quanh chúng ta,

Trong hình tượng Qabalah, lá High Priestess đại diện cho Trục Hài Hòa (Piller of Harmony), một sức mạnh điều hòa sự đối lập của Những Trục Cảm Thông (Pillars of Mercy) và Sự Phán Xét (Judgement). Do đó nàng ngồi giữa hai cây cột của đền thờ. Nhưng nếu không có khả năng hòa hợp với sức mạng chủ động của lá Magician, cảm giác của High Priestess về sự hòa hợp sẽ bị quét đi.

Là những nguyên mẫu, lá MagicianHigh Priestess không thể tồn tại trong cuộc sống của chúng ta thêm nữa, cũng như lá Fool. Hiển nhiên, chúng ta trộn lẫn những yếu tố này (hơn là hòa hợp chúng) và từ đó trải nghiệm dạng thấp hơn của chúng, kiểu như những hành động lộn xộn, hoặc là sự bất an và tội lỗi làm tăng tính thụ động. Nói một cách khác, sự thuần khiết của hai cực đã mất bởi cuộc sống đã xáo trộn chúng với nhau.

Mục đích của bộ Ẩn chính có hai phần. Trước nhất, bằng cách phân tách các yếu tố của cuộc sống chúng ta thành các nguyên mẫu, nó khiến ta có thể nhìn chúng ở dạng thuần nhất, như những khía cạnh của chân lý tinh thần. Thứ hai, nó giúp chúng ta thực sự giải quyết các yếu tố khác nhau, dẫn ta đi từng bước qua những tầng nấc khác nhau của cuộc sống cho đến khi mang chúng ta đến sự thống nhất. Trong thực tế, có lẽ sự trong sạch biểu hiện bởi lá Fool không bao giờ tồn tại. Bằng cách nào đó ta trải nghiệm được cái gì đấy đã mất đi. Bộ Ẩn chính nói cho ta biết làm thế nào để mang nó quay trở lại.



Chương 2

Tổng thể

Các lá bài là một chuỗi liên tiếp

Hầu hết các nhà giải nghĩa bộ Ẩn chính dùng một trong hai cách tiếp cận: hoặc họ xem các lá bài là một thực thể riêng biệt hoặc họ xem xét chúng như một chuỗi liên tiếp. Các tiếp cận thứ nhất xem mỗi lá bài như đại diện những tính chất khác nhau hoặc những vị thế của tính trọng yếu đối với sự phát triển tinh thần của một con người. Lá Empress đại diện cho tâm hồn được ngợi ca trong tự nhiên, lá Emperor đại diện sự làm chủ bản ngã., vân vân. Hệ thống này xem các chữ số trên các lá bài là một phần trong ngôn ngữ biểu tượng của chúng. Chữ số 1 thuộc về lá Magician không phải bởi vì anh ta đứng đầu mà là vì con số này thể hiện những ý niệm – sự thống nhất, sức mạnh hoang dã – thích hợp cho hình tượng của lá Magician.

Các tiếp cận thứ hai nhìn nhận các lá bài chính như một quá trình. Lá Magician là 1 bởi những tính chất của anh ta tạo nên điểm khởi đầu của hình đồ trưởng thành được biểu hiện trong những lá bài khác. Lá bài số 13, nói rằng chỉ thuộc về điểm giữa lá Hanged ManTemperence chứ không thuộc về điểm nào khác. Mỗi lá chính mới được xây dựng trên nền của lá cũ và dẫn đường đến lá tiếp theo.

Nhìn chung, tôi đi theo phương pháp thứ hai. Trong khi biểu tượng số học không nên bị xem nhẹ thì việc xem xem mỗi lá bài khớp vào đâu trong tổng hình đồ cũng quan trọng tương đương. Sự so sánh với các chữ số khác cũng giúp chúng ta nhìn thấy các hạn chế cũng như các ưu điểm của mỗi lá bài. Ví dụ như số 7, lá Chariot, thường được nói về “chiến thắng”. Nhưng là loại chiến thắng nào đây? Đó là sự tự do tuyệt đối của lá World, hay cái gì đó hạn hẹp hơn nhưng vẫn mang một giá trị lớn lao chăng? Nhìn vào vị trí của lá bài thì sẽ có thể trả lời những câu hỏi ấy.

Những nhà giải nghĩa dùng cách tiếp cận này thường tìm kiếm vài chỗ có thể chia tách các lá chính để lĩnh hội dễ hơn. Sự lựa chọn thường thấy nhất là lá Wheel of Fortune. Cũng như chữ số mười, lá này biểu hiện cho sự hoàn tất một chu trình và sự bắt đầu một chu trình khác. Tương tự, nếu bạn đặt lá Fool vào vị trí đầu, nó sẽ chia các lá ra thành hai nhóm mười một lá một cách gọn gàng. Quan trọng hơn hết, ý niệm về một bánh xe quay tròn thể hiện một sự thay đổi của cách nhìn nhận, từ việc chú tâm vào những thứ bề ngoài, như là thành công hay lãng mạn, đến cách tiếp cận nội tâm hơn được mô tả trong các lá như DeathStar.

Ngoài việc tác dụng của việc xem bộ Ẩn chính như hai nửa, tôi thấy các lá chính phân chia chặt chẽ hơn thành ba phần. Đặt lá Fool sang một bên như tự nó là một phần riêng biệt (và việc đặt nó sang bên cho phép chúng ta thấy rằng nó thuộc vầ mọi nơi và mọi chỗ) cho ta hai mươi mốt lá – ba nhóm bảy lá.

Chữ số bảy có một lịch sử dài trong biểu tượng học: bảy hành tinh củ chiêm tinh cổ điển, số bảy là sự kết hợp của ba và bốn, tự thân chúng là những chữ số nguyên mẫu, bảy trụ cột của trí tuệ, bảy vị trí thấp hơn của Cây Sự Sống (Tree of Life), bảy khướu trên đầu người, bảy chakra, và tất nhiên, bảy ngày trong tuần.

Một khía cạnh đặc biệt của số bải liên kết nó trực tiếp với Tarot. Mẫu tự Hy Lạp π là một tỷ số tồn tại giữa chu vi và đường kính trong tất cả các đường tròn. Dù đường tròn to hay nhỏ, cả hai sẽ luôn có cùng một tỷ số. 22/7. Và bộ Ẩn chính với lá Fool sẽ thành hai mươi hai, không có lá Fool thì giảm xuống thành bảy. Tương tự, hai mươi hai lần bảy tương đương với một trăm năm mươi bốn (154 cộng lại là mười, liên kết với lá Wheel), và một trăm năm mươi bốn chia thành hai, cho hai bộ Ẩn, thành bảy mươi bảy, cả bộ Tarot với lá Fool một lần nữa được bỏ ra.

Giống như quan niệm của Qabalah về thần linh, tâm điểm chẳng có gì nhưng cả chu trình lại tỏa ra từ đó. Và chữ số của lá Fool, chữ số 0, đại diện cho một chu trình cũng như một tâm điểm.

Những lý do hay nhất để chia thành ba nhóm nằm trong bộ chính Ẩn chính. Đầu tiên, hãy xem xét biểu tượng học hình ảnh. Hãy nhìn lá đầu tiên của mỗi dòng. Lá MagicianStrength rõ ràng đều là các lá về sức mạnh, nhưng cả lá Devil cũng vậy. Lá MagicianStrength được nối bởi dấu vô cực trên đầu của họ, trong khi lá Devil mang một ngôi sao năm cánh ngược. Nếu nhìn tư thế của Devil, một tay chỉ lên, một tay chỉ xuống, bạn sẽ thấy bức ảnh đã nhái lại lá Magician theo một kiểu nào đó, với ngọn đuốc chỉ xuống thay vì gập phép chỉ lên. Trong vài bộ bài lá 15 mang tên “Black Magician”. (Trong nhiều bộ lá Justice chứ không phải lá Strength là lá số 8. Nếu bạn quan sát tư thế của hình người trong lá Justice, bạn sẽ thấy một sự tương đồng gần gũi hơn với cả hai lá Magician và lá Devil). Những tương ứng theo chiều dọc cùng kiểu ứng dụng cho tất cả các lá trong ba dòng.



Ba lĩnh vực của trải nghiệm

Việc chia làm ba phần cho phép chúng ta xem bộ Ẩn chính trong sự quan hệ với các lĩnh vực trải nghiệm riêng biệt. Nói ngắn gọn, chúng ta có thể gọi chúng là: sự ý thức (consciousness), những mối quan tâm bên ngoài về cuộc sống trong xã hội; tiềm thức (subconscious), hoặc sự tìm kiếm bên trong để tìm ra chúng ta thực ra là ai và siêu thức (superconscious), sự phát triển của nhận thức tinh thần và sự giải phóng năng lượng nguyên mẫu. Ba cấp độ này không phải là các phạm trù miễn cưỡng. Chúng xuất phát từ chính các lá bài.

Dòng đầu tiên, với sự tập trung của nó đối với các vấn đề như tình yêu, quyền lực xã hội, và giáo dục, mô tả những mối quan tâm chính của xã hội. Theo nhiều cách thế giới chúng ta thấy được phản ánh trong tiểu thuyết, phim ảnh và trường học đều được tổng kết trong bảy lá bài đầu tiên của bộ Ẩn chính. Một người có thể sống và chết và được tất cả những ai xung quanh đánh giá là một người thành công mà không phải vượt ra ngoài phạm vi của lá Chariot. Thực tế là nhiều người không hề chạm được đến mức đó.

Phân tâm học hiện đại tự liên kết nó với dòng thứ hai của các lá chính, với biểu tượng của chúng về sự rút lui như một nhà ẩn dật vào trong sự tự nhận thức được tiếp bước bởi Cái chết mang tính biểu tượng và sự tái sinh. Thiên thần của lá Temperance ở cuối dòng đại diện một phần của chúng ta, phần mà ta phát hiện ra cơ bản là thật sau khi những lớp ảo của cái tôi, của sự tự vệ và của những thói quen cứng nhắc của quá khứ đã được phép biến mất.

Cuối cùng, dòng cuối cùng có gì? Cái gì có thể cao hơn việc tìm ra bản ngã thực sự của chúng ta? Để đề cập một cách đơn giản, bảy lá này mô tả một sự đương đầu và cuối cùng là một sự thống nhất với những thế lực vĩ đại của chính cuộc sống. Những lá khác, vốn được xem là rất quan trọng, lại trở thành sự chuẩn bị cho sự đổ dốc vĩ đại vào bóng tối, sự phóng thích của ánh sáng, và sự quay lại của ánh sáng đó đến thế giới chan hòa ánh nắng của ý thức.

Đối với hầu hết người đọc dòng bài cuối có vẻ mập mờ và vô thực. Chúng ta có thể gọi chủ đề này mang tính “tôn giáo” hoặc “hoang đường” nhưng những từ này quá cứng nhắc để ta dùng chúng.

Sự mập mờ trong tâm trí chúng ta có lẽ nói nhiều về chính chúng ta và thời đại của chúng ta hơn là về vấn đề. Bất cứ xã hội nào cũng tự động dạy người của nó, chỉ bằng ngôn từ mà nó dùng, rằng phải chắc chắn về những giả định về thế giới. Những hình mẫu trong nền văn hóa của chúng ta có thể bao gồm cả giá trị và sự độc nhất của các cá nhân, sự thực tế và tầm quan trọng áp đảo của tình yêu, sự cần thiết của tự do và công bằng xã hội, và, phức tạp hơn nhưng mang sức mạnh tương tự là tính riêng biệt cơ bản của mỗi người. “Chúng ta sinh ra chỉ một mình và cũng chết đi một mình”. Xã hội của chúng ta, cậy nhờ những người theo chủ nghĩa duy vật của thế kỷ mười tám và mười chính, không chỉ đào thải quan điểm về “siêu thức” hoặc “thế lực vũ trụ”, chúng ta không thực sự hiểu chúng nghĩa là gì.

Khi chúng ta giải quyết dòng cuối cùng của bộ Ẩn chính, thì chúng ta cũng giải quyết một lĩnh vực khó chịu đối với nhiều người. Nó sẽ khiến việc hiểu các lá bài trở nên khó khăn hơn – và có thể được tưởng thưởng xứng đáng hơn. Làm việc với những bức tranh cổ này có thể mang lại những kiến thức mà nền giáo dục của chúng ta đã để trôi vào quên lãng.



Chương 3

Những lá chính mở đầu: biểu tượng và nguyên mẫu



Lá Fool

Chúng ta đã quan sát lá Fool theo khía cạnh hình ảnh của một tinh thần hoàn toàn tự do rồi, nhưng ta còn có thể quan sát lá Fool theo những khía cạnh khác nữa – là sự nhảy vào thế giới nguyên mẫu của những lá chính.

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một thế giới xa lạ. Một thế giới của những pháp sư, của những người treo ngược và của những vũ công nhảy múa trong không trung. Bạn có thể vào đấy qua một cú nhảy từ trên cao, qua một hang động tăm tối, một mê cung hay thậm chí bằng cách trèo xuống một hang thỏ đuổi theo một chú thỏ thuộc thời Nữ hoàng Victoria đeo đồng hồ bỏ túi. Bạn chọn cách nào đi nữa thì bạn cũng là một kẻ khờ khi làm như thế. Tại sao phải nhìn vào thế giới thẳm sâu của tâm trí khi bạn có thể sống an toàn với thế giới bình thường của công việc, nhà cửa và gia đình? Herman Melville, trong cuốn Moby Dick, đã cảnh báo người đọc của ông đừng bước ra khỏi con đường bình thường mà xã hội đã vẽ ra cho bạn. Bạn có thể sẽ không thể quay lại được nữa đâu.

Tuy nhiên, đối với những kẻ sẵn sàng nắm lấy cơ hội, cú nhảy có thể mang đến niềm vui, sự phiêu lưu, và cuối cùng, đối với những ai dũng cảm để bước tiếp khi thế giới thần kỳ trở nên đáng sợ hơn là vui thích, cú nhảy có thể mang đến kiến thức, sự thanh thản và giải phóng. Điều thú vị là lá Fool nguyên mẫu xuất hiện nhiều trong thần thoại hơn là trong những tôn giáo có hệ thống. Một Nhà thờ đã thể chế hóa hầu như không thể thôi thúc người ta vượt ra khỏi những giới hạn của khuôn khổ. Thay vào đó, các nhà thờ cho ta nơi ẩn náu an toàn khỏi những nỗi sợ hãi của cuộc đời. Thần thoại có thể trực tiếp dẫn đến tâm của những nỗi sợ đó, và trong mọi nền văn hóa thế giới thần thoại chứa đựng hình ảnh của những Kẻ lừa gạt (Trickster) – đẩy, thúc, thọc những vị vua và những anh hùng mỗi khi họ ngoảnh mặt khỏi thế giới nội tại của sự thật.

Trong huyền thoại về vua Arthur, Merlin xuất hiện không chỉ là một phù thủy và một nhà thông thái mà còn là một kẻ lừa gạt. Liên tục, ông ta xuất hiện trước Arthur dưới dạng ngụy trang của một đứa trẻ, một gã ăn mày, một người nông dân già. Vị vua trẻ, đã bị dụ dỗ vào sự hào nhoáng của vị trí xã hội cao ngất của mình, không hề nhận ra Merlin cho đến khi những người bạn của ngài chỉ ra rằng ngài lại bị lừa thêm lần nữa. Quan trọng hơn cả luật pháp hay chiến thuật quân sự là khả năng nhìn thấy những đánh lừa. Những đạo sĩ Đạo giáo rất nổi tiếng với việc lừa lọc những môn đồ của họ.

Fool nguyên mẫu thậm chí tìm kiếm những biểu hiện mang tính xã hội, như những anh hề trong cung vua. Chúng ta đều biết hình ảnh của “gã khờ” từ Vua Lear, gã được phép nói với nhà vua những sự thật mà không ai khác dám để lộ. Ngày nay, những nhà hài kịch và những nhà châm biếm của chúng ta tận hưởng một thứ tương đương với đặc quyền này.

Ở nhiều quốc gia những lễ hội hằng năm sẽ phóng thích tất cả những hoang dại bị trấn áp suốt một năm trời. Tình dục thỏa mái hơn, các luật lệ bị hoãn lại, người ta hóa trang và Vua Khờ (King of Fools) được chọn làm người chủ trì lễ hội. Ngày nay, ở châu Âu và Bắc Mỹ, ngày một tháng Tư vẫn là “April Fool’s Day”, thời gian cho những trò lừa gạt và những trò đùa thực sự.

Bức vẽ cạnh bức của bộ Rider thể hiện lá Fool theo diễn tả của Osward Wirth. Đây là một truyền thống cũ xưa hơn Waite, nó vẽ một hình mẫu như một kẻ lang thang kệch cỡm. Hình ảnh này đã được diễn giải theo nhiều kiểu, ví dụ như một linh hồn trước sự khai sáng, một đứa trẻ sơ sinh bước vào thế giới những trải nghiệm và nguồn gốc của tình trạng rối ren. Elizabeth Haich đã có một sự diễn giải thú vị về hình ảnh lá Fool kỳ cục của Wirth. Đặt nó giữa lá Judgement và lá World, bà mô tả lá Fool là thứ thế giới bên ngoài thấy khi nhìn xuống những kẻ đã được khai sáng thực sự. Bởi vì lá Fool không tuân theo những luật lệ của thế giới bên ngoài hoặc chia sẻ những điểm yếu của nó nên anh ta xuất hiện trước nó theo cái cách vặn vẹo xấu xí này. Haich diễn tả khuôn mặt lá Fool như một chiếc mặt nạ được đeo lên không phải bởi anh ta mà là bởi thế giới bên ngoài. Lá bài cuối cùng, lá World, mô tả cũng cùng một người đã được khai sáng ấy nhưng được nhìn từ bên trong, tức là bởi chính anh ta.

Trong một vài bộ Tarot đầu tiên lá Fool xuất hiện như một anh hề hoàng gia to lớn, vượt lên hẳn những người xung quanh. Tên của anh ta là “Gã khờ của Chúa” (the Fool of God). Từ này cũng được dùng cho những kẻ ngốc nghếch, những người điên vô hại, và những người bị động kinh nặng, tất cả những kẻ được cho là được một sự thông thái vĩ đại chạm đến một cách chính xác bởi vì họ nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Nguyên mẫu này vẫn còn tiếp tục trong những thần thoại hiện đại phổ biến. Nhờ tính chất huyền ảo nguyên thủy của mình, những tác phẩm truyện tranh thường phản ánh các chủ đề thần thoại tốt hơn tiểu thuyết. Trong Batman, kẻ thù lớn nhất của người anh hùng được gọi là Joker, một hình tượng không có quá khứ và không ai thấy được khuôn mặt hắn khi nó chưa được trang điểm thành lá joker trong cỗ bài Tây. Lá joker, tất nhiên, bắt nguồn trực tiếp từ lá Fool của tarochhi. Sự kình địch của BatmanJoker gửi một thông điệp rõ ràng đến người đọc: đừng chống lại những giá trị của xã hội. Hãy ủng hộ luật phát và trật tự. Trong những năm gần đây tờ tạp chí đã mô tả Joker như một tên mất trí hơn và một tên tội phạm. Đối với xã hội, phong cách của lá Fool, tuân theo bản năng hơn là luật lệ, là một bệnh tâm thần nguy hiểm.

Từ trước đến nay chúng ta đã xem lá Fool như một “người khác”, người chọc chúng ta khỏi tính tự mãn bằng những trò đùa và sự giả trang của anh ta. Nếu xem như một “bản ngã” thì anh ta đại diện cho những câu chuyện xưa về những người em thật thà bị anh chị mình coi thường, nhưng cuối cùng lại cưới được công chúa hoặc hoàng tử nhờ sự thông minh bản năng và lòng tử tế.

Lạ kỳ rằng hình ảnh lá Fool là bản ngã thì xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích hơn là thần thoại. Chúng ta xem thần thoại như một sự đại diện cho những thế lực to lớn hơn bản thân ta; những câu chuyện cổ tích đơn giản hơn cho phép ta thể hiện sự khờ khạo của chính ta.

Giống như “Boots” và “Gluck” trong truyện cổ, luôn có những con thú đi cùng giúp đỡ, lá Fool trong hầu hết các bộ bài đều có một bạn đồng hành. Trong bộ Waite hình tượng đó là một chú chó đang chạy nhảy, trong những bộ khác là mèo hoặc thậm chí là cá sấu. Thú vật biểu trưng cho những thế lực tự nhiên và thú tính của con người, tất cả hài hòa trong một linh hồn hành động từ bản năng. Những chú chó trong thần thoại thường đáng sợ, ví dụ như con Chó săn Địa ngục (Hound of Hell) đuổi theo những hồn phách đi lạc. Nhưng chỉ có một con thú thôi; chỉ có thái độ của chúng ta là thay đổi. Chối bỏ bản năng bên trong của bạn và nó sẽ trở nên hung tợn. Tuân theo và nó sẽ trở nên ôn hòa.

Fool của Waite cầm một đóa hồng trắng. Hoa hồng biểu trưng cho sự đam mê, trong khi màu trắng là màu truyền thống của sự trong trắng, cùng với mong manh của đóa hoa kia, thể hiện niềm đam mê được nâng lên đến một cấp độ cao hơn. Người Hi Lạp xem Eros – thần tình yêu – như một kẻ lừa đảo, khiến những kẻ đứng đắn nhất cũng hành động lố lăng. Nhưng những người thể hiện sự điên rồ của họ thì sẽ không bị tình yêu chối bỏ bao giờ. Người Hi Lạp cũng nói rằng Eros, trong những hình dạng khác, là thế lực đầy náo nhiệt của vũ trụ.

Cái túi sau lưng anh ta mang theo những trải nghiệm. Anh ta không bỏ chúng, anh ta không phải là người thiếu suy xét, chúng chỉ đơn giản là không điều khiển anh ta theo cách mà những kỷ niệm và tổn thương thường điều khiển cuộc sống chúng ta. Cái túi mang hình đầu đại bàng, biểu tượng của một tâm hồn bay bổng. Bản năng cao rộng của anh ta lấp đầy và thay hình đổi dạng mọi trải nghiệm. Chim đại bàng cũng là biểu tượng của chòm Thiên Yết đã được nâng lên một cấp độ cao hơn, tức là bản năng giới tính nâng lên thành tâm hồn. Ý tưởng về sự kết nối giữa tình dục và tâm hồn sẽ xuất hiện lại lần nữa trong lá Devil.

Trên vai lá Fool mang một chiếc gậy như một kẻ lang thang. Nhưng cây gậy này thực chất là một gập phép, biểu tượng của sức mạnh. Lá Magician và người đánh xe trong lá Chariot cũng mang gậy phép, nhưng họ tự nhận thức được với một cái nắm tay mạnh mẽ. Lá Fool và lá World Dancer cầm gậy của họ theo cách rất tùy tiện như thể họ hầu như không chú ý đến chúng. Có gì ngốc nghếch hơn là đem một cái gậy phép đi treo túi không kia chứ? Chúng ta có thể tưởng tượng một câu chuyện cổ tích trong đó người em trai khờ khạo tìm thấy một cây gậy bên đường và cầm nó theo mà không nhận ra nó là cây gậy phép đã thất lạc của một phù thủy, do đó không bị hủy hoại như hai người anh cố dùng nó vì lợi riêng.

Gậy phép của lá Fool có màu đen; của những lá khác thì màu trắng. Vì sự vô thức của lá Fool và năng lượng tinh thần luôn ở trạng thái tiềm năng, luôn sẵn sàng, bởi vì anh ta không hướng đến nó một cách cố ý. Chúng ta thường có xu hướng hiểu nhầm màu đen, xem nó như điều xấu, như sự tiêu cực của cuộc sống. Thực ra màu đen có nghĩa rắng tất cả mọi thứ đều có thể, là nguồn năng lượng vô tận của cuộc sống bởi sự ý thức đã dựng lên mọi giới hạn. Khi ta sợ màu đen hay bóng tối, chúng ta đã sợ chính nguồn sống vô thức sâu xa.

Giống như joker, lá Fool thực sự thuộc về mọi vị trí trong cỗ bài, kết hợp và nằm giữa bất kỳ những lá bài nào. Anh ta là nguồn năng lượng linh hoạt mang sự sống cho những hình ảnh bất động. Trong bộ Ẩn chính anh ta thuộc về bất cứ nơi nào gặp khó khăn về chuyển tiếp. Do đó, vị trí của anh ta là ở nơi bắt đầu, nơi có sự chuyển tiếp từ thế giới thường ngày của bộ Ẩn phụ sang thế giới của những nguyên mẫu. Lá Fool cũng giúp ta nhảy qua khoảng cách từ dòng này đến dòng tiếp theo, tức là từ lá Chariot đến lá Strength, từ Temperance đến Devil. Để chạm đến Chariot hay Strength đòi hỏi một nỗ lực rất lớn và lòng can đảm, và không có sự sẵn sàng nhảy vào một lãnh địa mới của lá Fool thì ta sẽ gần như là dừng lại với những thứ ta đã đạt được.

Fool cũng thuộc về những lá bài mang những khó khăn trong di chuyển, ví dụ như lá Moon và lá Death (hãy quan sát con đường quanh co trong hai lá này), ở đây anh ta thôi thúc ta vượt qua nỗi sợ.

Trong bộ Ẩn phụ, lá Fool liên quan đầu tiên đến bộ Wand – hành động, niềm háo hức, chuyển động mà không suy nghĩ. Nhưng nó còn kết nối với bộ Cup, với sự nhấn mạnh lên trí tưởng tượng và bản năng. Lá Fool thực tế là đã kết hợp hai bộ này. Về sau chúng ta sẽ thấy sự kết hợp giữa lửa và nước này đại diện cho một sự biến đổi.

Cuối cùng là câu hỏi về vị trí của lá Fool trong giải nghĩa tiên tri. Tôi đã đề cập đến tầm quan trọng của các giải nghĩa để hiểu được đầy đủ các lá. Hơn thế nữa, chúng giúp chúng ta dùng sự thông thái của các lá vào vào cuộc sống thường nhật. Trong giải nghĩa, lá Fool nói về lòng dũng cảm và tính lạc quan, niềm tin tích cực vào bản thân và vào cuộc sống. Vào những thời điểm khó khăn, khi chúng ta chịu áp lực từ những người xung quanh buộc ta phải thực tế, lá Fool nhắc nhở rằng bản chất bên trong của chính chúng ta có thể cho ta biết những điều đúng đắn nhất phải làm.

Fool thường biểu trưng cho sự bắt đầu, một cú nhảy đầy can đảm vào một giai đoạn mới của cuộc sống, đặc biệt là khi cú nhảy này được thực hiện vì những cảm xúc sâu xa hơn là đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng.

Những điều này thuộc về lá Fool ở vị trí bình thường của nó. Chúng ta cũng phải xem xét các nghĩa “ngược”, tức là khi các mà chúng ta xào bài khiến lá Fool xuất hiện với chân lộn lên đầu. Nghĩa ngược luôn được các nhà diễn giải Tarot tranh luận với nhau. Những người áp những công thức vào các ý nghĩa thì thường chỉ xào đi nấu lại một công thức, đây là một phương pháp quá đơn giản khiến vài nhà diễn giải đã bỏ đi ý nghĩa toàn diện của nghĩa ngược. Những chúng ta cũng có thể xem việc đảo ngược là sự đào sâu hơn ý nghĩa của lá bài theo tổng thể. Nhìn chung, một lá bài ngược cho thấy rằng các tính chất của lá bài bài đó đang bị phong tỏa, bị biến dạng hoặc chuyển sang một hướng khác.

Đối với lá Fool, nghĩa ngược đầu tiên là một sự thất bại trong việc tuân theo bản năng. Nó có thể mang nghĩa là đã không tận dụng cơ hội trong vài thời điểm thiết yếu, bởi sợ hãi hoặc dựa dẫm quá nhiều lên những kế hoạch và những lời khuyên thực tế của người khác.

Một nghĩa ngược khác của lá Fool xuất hiện ban đầu là để đối lập với nghĩa đã đưa ra. Sự thiếu thận trọng, sự man dã, những ý đồ điên khùng, tất cả dường như là đối nghịch với cẩn trọng quá mức. Tuy nhiên, chúng bắt nguồn từ cùng một sự yếu đuối, một thất bại để hành động từ bên trong. Một kẻ khinh suất thêm vào cuộc sống của hắn sự ý thức hoặc sự ngốc nghếch giả tạo bởi vì hắn không tin vô thức có thể đóng vai trò chỉ dẫn và bởi vì hắn cũng sợ mình chẳng có lấy một hành động nào.

Nghĩa ngược thứ hai này gợi ra một khía cạnh khác của lá Fool – sự nhận thức rằng những cơ hội to lớn phải được tận dụng trong một thời điểm nhất định. Rốt cuộc thì có rất nhiều thời điểm cần phải cảnh giác và có những thời điểm không làm gì cả thì lại tốt hơn. Điều cơ bản mà bất kỳ lời tiên tri nào dạy chúng ta là không có hành động hay thái độ nào là đúng hay là sai, trừ phi nằm trong hoàn cảnh thích hợp của nó.

Khi đi sâu hơn vào Tarot, chúng ta sẽ thấy rằng ý nghĩa về thời điểm thích hợp này lan tỏa khắp các lá bài và thực tế nó là chiếc chìa khóa thực sự để sử dụng chúng một cách đúng đắn. Lá bài trong bộ Rider rơi chính xác vào giữa ba dòng là lá Justice, có nghĩa là một sự phản ứng thích đáng cho từng trường hợp.

Lá Magician

Magician xuất hiện rất trực tiếp từ lá Fool trong hình ảnh của một pháp sư – kẻ lừa gạt. Như đã đề cập ở trên, Merlin thỏa mãn cả hai vai trò (cũng như vai trò thầy giáo và nhà thông thái), và nhiều thần thoại khác cũng có sự kết nối tương tự. Trước kia các bộ tarot vẽ lá chính số một giống một thầy phù thủy hơn là một người triệu hồi, hay thậm chí là người tung hứng những quả bóng đủ màu trong không trung. Charles Williams mô tả anh ta như một người tung hứng những vì sao và những hành tinh.

Những hình ảnh hiện đại nhất của lá chính này thì phỏng theo anh pháp sư của Waite, giơ cao một gậy phép để mang sức mạnh tinh thần đến cho hiện thực – sức mạnh ở dạng sáng tạo nhất của sự sống. Anh ta cầm cây gậy một cách cẩn thận, nhận thức được sức mạnh tâm linh mà lá Fool vốn mang trên vai mình một cách thật nhẹ nhàng. Do đó, lá Magician, chính xác là sự bắt đầu của bộ Ẩn Chính, đại diện cho ý thức, hành động và phản ứng. Anh ta biểu trưng cho khái niệm về sự hiện hữu, tức là khiến cái gì đó biến thành hiện thực từ những khả năng của cuộc sống. Do vậy, chúng ta thấy bốn biểu tượng của bộ Ẩn Chính – nằm trên bàn trước mặt anh ta. Anh ta không chỉ dùng thế giới vật chất để tạo ra phép thuật (bốn biểu tượng là tất cả các vật được các pháp sư dùng trong những nghi thức của họ), mà anh ta còn tạo ra thế giới, theo nghĩa trao cho cuộc sống một ý nghĩa và phương hướng.

Magician đứng giữa đám hoa lá để nhắc nhở chúng ta rằng sức mạnh xúc cảm và sáng tạo chúng ta cảm thấy trong cuộc sống cần được chăm dưỡng trong thế giới vật chất để ta có thể gặt hái được gì đó từ chúng. Nếu chúng ta không tạo thứ gì đó từ tiềm năng của mình thì thứ đó không thực sự tồn tại.

“Ngay từ khởi đầu, Chúa đã tạo ra thiên đường và trái đất”. Kinh Thánh bắt đầu bằng khoảnh khắc tinh thần hạ xuống thành hiện thực vật chất. Đối với chúng ta, trong thế giới vật chất, chúng ta không thể nói điều gì đã diễn ra trước khoảnh khắc này. Trong sự kết nối Tarot với bảng chữ cái Hebrew, lá Fool thường nhận chữ cái đầu tiên Aleph. (Aleph không có âm, nó mang những nguyên âm câm nên nó biểu trưng cho hư vô. Nó là chữ cái đầu tiên của Mười Điều Răn). Điều này gán ký tự Hebrew thứ hai, Beth, chữ cái đầu tiên có âm, cho lá Magician. Beth là chữ cái đầu tiên của Sách Sáng Thế.

Hãy nhìn vào bức tranh của Waite vẽ lá Magician. Anh ta không tạo bùa phép hay triệu hồi quái thú. Anh ta chỉ đơn giản là đứng đấy với một tay nâng lên thiên đường và một tay chỉ xuống đất xanh. Anh ta là một cây gậy thu lôi. Bằng cách hiến mình cho sức mạnh tâm linh anh ta kéo nó xuống bản thân và rồi truyền sức mạnh đó xuống tay, giống như một cột thu lôi vùi trong đất, đưa năng lượng vào trái đất. Vào hiện thực.

Chúng ta thấy nhiều sự cách lý giải cho “sự giáng hạ của tinh thần” trong Kinh Thánh, trong những kinh sách tôn giáo khác và trong những trải nghiệm tôn giáo đương thời. Người ta “nói bằng lưỡi” trong các Nhà thờ Ngũ Tuần (Pentecostal Church), họ la khóc lăn lộn trên sàn ở các buổi nhóm Phúc Âm. Vị linh mục ban thánh thể tự xem mình là một “mạch dẫn” hay một kênh truyền dẫn của Chúa Thánh Linh (Holy Ghost). Nhưng ta cũng có thể xem xét trải nghiệm này theo những mức độ đơn giản, phi tôn giáo hơn. Người ta run rẩy vì phấn khích ở các sự kiện thể thao. “Tôi phấn kích đến mức có thể nổ tung!” Khi mở đầu một chuyện yêu đương hay khởi đầu sự nghiệp, chúng ta cảm thấy sức lực tràn trề. Đôi khi bạn có thể thấy thiên hạ ở ngưỡng bước vào những giai đoạn quan trọng của cuộc đời, nhịp chân lên xuống, nhấp nhổm trên ghế, tràn đầy những nguồn năng lượng mà họ dường như không thể phát tiết ra được. Và những nhà văn, họa sĩ, khi việc sáng tác của họ suôn sẻ, sẽ thấy chính bản thân họ như những kênh truyền dẫn thụ động cho một sức mạnh giống như bắt nguồn từ các vị thần. Từ “cảm hứng” (inspiration) ban đầu có nghĩa là “tràn đầy hơi thở thiêng liêng”, và có cùng một gốc rễ với từ “tinh thần” (spirit).

Hãy chú ý rằng trong tất cả những ví dụ này vị linh mục và họa sĩ bị bắt lấy bởi một sự mê loạn. Những người đi lễ nhà thờ sùng đạo và cậu thiếu niên sắp vỡ tung ở trận bóng đá cùng chia sẻ một cảm giác rằng cơ thể họ đang tràn ngập một sức mạnh quá lớn lao. Sự trào dâng năng lượng này có vẻ lại gây đau đớn chứ không dễ chịu chút nào. Con người trong cơn cuồng tín la hét và nhảy nhót là để giải phóng một nguồn năng lượng mà họ không thể chịu đựng nổi.

Sức mạnh sự sống lấp đầy vũ trụ vốn không dịu dàng hay lành tính. Nó phải được tuôn trào, được truyền cho một cái gì đó có thực thể, bởi vì cơ thể chúng ta, bản ngã chúng ta, không thể chứa đựng nó mà chỉ chuyển tiếp nó. Do đó, các họa sĩ không phát điên vì bà ấy hoặc ông ấy đã chuyển sức mạnh đó vào bức vẽ. Tương tự các linh mục chuyển sức mạnh vào bánh mì và rượu.

Chúng ta làm rất tốt vai trò của một kênh năng lượng. Nếu chúng ta không theo con đường của High Priestess rút khỏi thế giới, ta sẽ sống một cuộc đời có ý nghĩa nhất khi sáng tạo hoặc chủ động. “Sáng tạo” không chỉ mang nghĩa nghệ thuật, mà còn là bất kỳ hoạt động nào sản xuất ra một cái gì đó có thực và có giá trị nằm ngoài bản thân chúng ta.

Nhiều người trải nghiệm cảm giác có sức mạnh nhiều đến mức họ hiếm khi cố gắng giữ lấy những cảm giác đó. Họ hi vọng giữ được những phút giây thần kỳ đó bằng cách không làm gì cả. Nhưng chúng ta thực ra có thể giữ được sức mạnh của cuộc sống bằng cách liên tục giải phóng nó. Bằng cách phóng ra sức mạnh sáng tạo chúng ta mở rộng bản thân để nhận lấy những dòng sức mạnh khác. Tuy nhiên, nếu cố gắng nắm giữ nó, chúng ta sẽ khóa lại những kênh truyền dẫn và ý thức về sức mạnh, thứ vốn tự thân nó đã mang sự sống, sẽ tàn lụi đi bên trong chúng ta. Khán giả xem một trận bóng đá, thậm chí cả những người sùng đạo đi lễ nhà thờ, sẽ thấy sự hào hứng của họ tắt đi sau khi sự kiện khai mào cho nó kết thúc. Nhưng những người thợ thủ công, những nhà khoa học hoặc những người thầy – hoặc, trong trường hợp này, những người đọc bài Tarot – sẽ thấy sức mạnh tăng lên theo năm tháng khi họ giải phóng nó ngày càng nhiều vào hiện thực hữu hình.

Khi nhìn vào lá Magician, một vài người trong chúng ta, những ai cảm thấy có một sự thiếu hụt hoặc trống trải trong cuộc sống sẽ bị cây gậy phép chĩa lên thiên đàng kia lôi kéo. Nhưng phép thuật thực sự lại nằm ở ngón tay chỉ xuống mặt đất. Khả năng sáng tạo đã khiến anh ta mang danh hiệu này. Hình ảnh của anh ta không chỉ rút ra từ kẻ lừa gạt-thầy phù thủy mà còn từ một anh hùng nguyên mẫu. Trong nền văn hóa của chúng ta thì đó sẽ là Prometheus, người đã mang lửa thiên đàng xuống cho loài người yếu ớt và lạnh lẽo.

Ở phương Tây chúng ta có xu hướng xem các pháp sư là những kẻ thao túng. Họ học những kỹ thuật bí mật hoặc giao ước với Satan để có được quyền lực cá nhân. Đây là những hình ảnh thứ cấp bắt nguồn một phần từ chính các pháp sư, bởi vì họ thực hiện những bùa chú để tìm những kho báu bị chôn lấp, ngoài ra còn từ Nhà thờ, nơi xem những pháp sư, những người giao ước trực tiếp với linh hồn thay vì thông qua giới giáo, là những đối thủ cạnh tranh. Bài Tarot và tất cả những môn khoa học huyền bí đều thuộc về một cuộc nổi dậy ý thức, bởi vì chúng truyền dạy một sự cứu rỗi trực tiếp, trong cuộc đời này, thông qua những nỗ lực của chính bạn.

Chúng ta có thể có một ý nghĩa khác về lá Magician thông qua hình ảnh của các shaman hoặc dược sư. Bởi vì không một Nhà thờ có phân cấp nào trục xuất các shaman nên họ không bị tách biệt khỏi cộng đồng. Họ đóng vai trò như những người chữa bệnh, thầy giáo, và người dẫn đường cho các linh hồn sau khi chết. Giống như những pháp sư, các shaman nghiên cứu và học tập những kỹ thuật phức tạp. Vốn từ vựng ma thuật của họ thường lớn hơn từ vựng thường ngày của những người xung quanh. Tuy nhiên, không một phép thuật nào được dùng để thao túng tinh thần hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân. Hơn nữa, shaman chỉ tìm kiếm con đường để trở thành một kênh truyền dẫn đích thực, cho chính bản thân ông ta để ông ta không bị quá tải và cho cả động đồng để ông ta có thể phục vụ họ tốt hơn. Ông biết sức mạnh to lớn sẽ nhập vào mình trong những khoảnh khắc ngất ngây và ông muốn đảm bảo nó sẽ không hủy hoại ông và khiến ông trở nên vô dụng với những người xung quanh.

Giống như pháp sư, một shaman cũng phát triển ý chí của mình đến một mức mà ông ta có thể chi phối ngọn lửa đã chiếm lấy mình. Cùng lúc ông cũng để mở bản thân, cho phép cái tôi cá nhân tan ra dưới sự tấn công dữ dội của tinh thần. Trong khi có gì đó liên quan đến văn hóa của chúng ta khiến các pháp sư phải đứng trong vòng tròn phép thuật để đảm bảo quỷ dữ không thể chạm đến họ.

Chúng ta có thể gán quan điểm shaman vào cách dùng bộ Tarot của chúng ta. Chúng ta nghiên cứu các lá bài, học ngôn ngữ biểu tượng, thậm chí là các công thức đặc biệt, để điều khiển những cảm giác khuấy động bên trong chúng ta. Lá bài này mang ý nghĩa đầu tiên về một sự nhận thức đối với sức mạnh trong cuộc sống chúng ta, về tinh thần hoặc một nỗi kích thích đơn giản ám ảnh bạn. Tùy vào vị trí của lá bài và các phản ứng của bạn mà nó cũng có thể có nghĩa rằng sức mạnh của ai đó đang ảnh hưởng lên bạn. Giống như lá Fool, lá bài nói đến sự bắt đầu, nhưng ở đây là những bước đầu tiên thực sự. Nó có thể vừa mang nghĩa gợi cảm hứng để bắt đầu một dự án mới hay một giai đoạn cuộc đời, vừa mang nghĩa sự hào hứng sẽ chống đỡ bạn qua những gian khó để đạt được mục tiêu. Đối với nhiều người, lá Magician có thể trở thành một biểu tượng cá nhân mạnh mẽ cho những sức mạnh sáng tạo xuyên suốt cuộc đời họ.

Thứ hai, Magician nghĩa là sức mạnh ý chí, cái ý chí thống nhất và hướng đến mục tiêu. Nó nghĩa là có một sức mạnh to lớn bởi vì tất cả năng lượng của bạn được hướng theo một hướng nhất định. Những người dường như luôn có được thứ mà họ muốn trong đời thường là những người biết họ muốn gì và có thể định hướng được năng lượng của họ. Magician dạy chúng ta rằng cả sức mạnh ý chí lẫn những thành công đều bắt nguồn từ việc nhận thức được sức mạnh có sẵn trong mỗi người. Hầu hết những người hay phản ứng chứ hiếm khi hành động thì thường bị hạ gục bởi hết trải nghiệm này đến trải nghiệm khác. Hành động tức là định hướng sức mạnh của bạn, thông qua ý chí, đến những nơi mà bạn muốn nó đến.

Magician ngược biểu hiện rằng trong một vài trường hợp dòng chảy năng lượng thực sự đã bị gián đoạn hoặc ngăn trở. Nó có thể mang nghĩa một sự yếu đuối, một sự thiếu ý chí hoặc một sự bối rối về mục đích dẫn đến việc chẳng làm gì cả. Sức mạnh vẫn ở đó nhưng chúng ta không thể chạm vào nó được. Lá bài ngược có thể mang nghĩa sự lãnh đạm thờ ơ biểu thị sự đình trệ.

Lá bài chính ngược cũng có thể nghĩa là sức mạnh bị lạm dụng, một người đã dùng tính cách mạnh mẽ của anh ta hay cô ta để gây ảnh hưởng tiêu cực lên người khác. Ví dụ trực tiếp nhất của trường hợp này tất nhiên là sự xâm chiếm về tâm linh của “ma thuật”.

Cuối cùng, lá Magician ngược biểu thị một sự bất an về tinh thần, các ảo giác, nỗi sợ và đặc biệt là sự sợ hãi của chứng điên. Vấn đề này xảy ra khi năng lượng hay ngọn lửa thần thánh nhập vào một người không biết cách hướng nó ra ngoài đời thực. Nếu chúng ta không truyền được tia chớp này xuống đất, nó có thể bị mắc kẹt trong thân thể và cưỡng ép nó vào nhận thức của chúng ta dưới dạng những bất an lo lắng hay những ảo giác. Bất cứ ai đã từng trải qua những phút giây hoảng loạn hoàn toàn sẽ biết rằng một sự âu lo sâu sắc về tinh thần thực sự là một trải nghiệm của cơ thể, cảm giác cơ thể trở nên hoang dại, như một trận hỏa hoạn vượt tầm kiểm soát. Từ “hoảng loạn” có nghĩa “bị ám bởi thần Pan”, một biểu tượng của sức mạnh đầy ma lực.

Hãy nghĩ về cây cột thu lôi một lần nữa. Nó không chỉ thu hút sét mà còn chạy vào lòng đất. Không có sự kết nối này với trái đất thì sét sẽ thiêu rụi căn nhà.

Một vài tác giả từng nêu ý kiến về mối quan hệ giữ saman giáo và cái mà người phương Tây gọi là “bệnh tâm thần phân liệt” (schizophrenia). Các shaman thường được tìm thấy hơn là được chọn lựa. Nếu, trong nền văn hóa của chúng ta, một người trẻ tuổi trải nhiệm những ảo cảnh, những ảo giác đáng sợ, chúng ta sẽ không biết phải làm gì với những trải nghiệm này ngoài việc cố gắng dừng chúng lại bằng thuốc và sự tự kiểm soát. Nhưng ở những nền văn hóa khác, những người như vậy sẽ được bồi dưỡng. Điều này không nói lên rằng chứng điên loạn không tồn tại hay không được nhận biết trong các nền văn hóa cổ xưa. Đúng hơn, bồi dưỡng có nghĩa là để ngăn chứng điên bằng cách dẫn truyền những trải nghiệm đó theo một hướng hữu ích.

Thông qua nghiên cứu với một shaman chính thức và thông qua những kỹ thuật thể chất như nhịn ăn, những người đã được khai tâm học cách để hiểu, kiến tạo và cuối cùng là đưa những trải nghiệm hư ảo đó theo hướng phục vụ cộng đồng. Lá Magician ngược không nên bị bỏ đi hay hạn chế, thay vào đó, chúng ta phải tìm cách để lật xuôi nó lại.


Каталог: uploads -> portfolio
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương