GIỚi thiệu nghị ĐỊnh số 85/2010/NĐ-cp ngàY 02/8/2010 CỦa chính phủ VỀ XỬ phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trưỜng chứng khoán ngày 02/8/2010



tải về 44.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích44.58 Kb.
#26498
GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH SỐ 85/2010/NĐ-CP NGÀY 02/8/2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Ngày 02/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK), thay thế Nghị định số 36/2007/NĐ-CP. Nghị định số 85/2010/NĐ-CP gồm 5 chương, 54 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2010.

Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK có hiệu lực thi hành từ năm 2007, được xây dựng theo khung trần xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (tối đa đối với lĩnh vực chứng khoán là 70 triệu đồng), nên nhìn chung, các mức xử phạt đều thấp. Do đó, trong thời gian qua việc xử lý các vi phạm gặp nhiều khó khăn do khung và mức phạt thấp, thiếu tính răn đe.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 đã quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là 500 triệu đồng, nên Nghị định số 85/2010/NĐ-CP đã chỉnh sửa cho phù hợp với Pháp lệnh, khắc phục khó khăn vướng mắc trong thời gian qua, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa vi phạm. Nghị định số 85/2010/NĐ-CP bao gồm 5 chương và 54 điều, trong đó: có 6 điều (từ Điều 1 - Điều 6) quy định các vấn đề chung, 30 điều (từ Điều 7 - Điều 36) quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, khung và mức phạt vi phạm hành chính về chứng khoán, có 14 điều (từ Điều 37 - Điều 50) quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, có 02 điều (Điều 51 và Điều 52) quy định về giám sát, kiểm tra trong xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và 2 điều (Điều 53 và Điều 54) về Điều khoản thi hành. Nghị định 85/2010/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2010. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được phát hiện khi Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này. Mọi quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

So với Nghị định số 36/2007/NĐ-CP, Nghị định 85/2010/NĐ-CP có phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng hơn và có nhiều điểm mới, thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây:



  1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tại Nghị định quy định: Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Về khung phạt, mức phạt

- Cơ cấu lại khung phạt, đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa mức phạt tối đa và mức phạt tối thiểu, chia nhỏ mức phạt để phù hợp với tính chất và mức độ của từng hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về chứng khoán như lập hồ sơ giả mạo để chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc niêm yết chứng khoán, giao dịch nội bộ, thao túng giá chứng khoán, dự thảo quy định mở rộng khung hơn để đảm bảo tính linh hoạt trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng như tái phạm, vi phạm nhiều lần.

- Nghị định quy định một mức phạt tiền tại một số điều khoản áp dụng đối với các hành vi vi phạm có cùng một tính chất, mức độ vi phạm như hành vi không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm, không đăng ký chứng khoán tập trung (Điều 10); hành vi chấp thuận hay huỷ bỏ niêm yết không đúng quy định (Điều 13)...

- Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đã được nâng từ 70 triệu đồng lên 500 triệu đồng cho một hành vi vi phạm phï hîp víi quy ®Þnh t¹i Pháp lệnh xử phạt hành chính đã được Quốc hội sửa đổi năm 2008. Theo đó, c¸c møc ph¹t tiÒn quy ®Þnh trong NghÞ ®Þnh 85/2010/N§-CP ®­îc n©ng lªn nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa vi phạm buộc các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường phải có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Theo quy định mới, một số hành vi vi phạm điển hình trong lĩnh vực chứng khoán đã được nâng mức phạt tiền đó là:

+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thao túng thị trường sẽ bị phạt tiền từ 200 -300 triệu đồng; thực hiện hành vi giao dịch nội bộ sẽ bị phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng (quy định cũ phạt cá nhân 30-50 triệu đồng, tổ chức 50-70 triệu đồng). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng biện phạt xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

+ Cá nhân, tổ chức dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động gian lận, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán; tham gia vào việc công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường, sẽ bị phạt tiền 500 triệu đồng (quy định cũ cá nhân 30-50 triệu đồng, tổ chức 50-70 triệu đồng).

+ Tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết; các tổ chức, cá nhân lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán sẽ bị phạt tiền 500 triệu đồng (quy định cũ mức phạt tiền từ 50-70 triệu đồng).

+ Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp được pháp luật quy định; hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng. Phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Chứng khoán.

+ Tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền 500 triệu đồng (trong trường hợp không có khoản thu trái pháp luật); Phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật (trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật).

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện việc chào mua công khai khi chưa có văn bản chấp thuận của UBCKNN bị phạt từ 70 - 100 triệu đồng (quy định cũ mức phạt từ 20-50 triệu đồng).

+ Công ty chứng khoán thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán hoặc cho khách hàng vay chứng khoán trừ trường hợp pháp luật quy định khác; hoặc Sử dụng vốn, tài sản của công ty để cho vay trái quy định của pháp luật, sẽ bị phạt tiền từ 100 – 150 triệu đồng (quy định cũ mức phạt từ 50-70 triệu đồng). Ngoài ra, còn có thể bị đình chỉ hoạt động; tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

+ Công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán nếu có hành vi cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố, hoặc sử dụng tài khoản, tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác bằng văn bản; cho mượn hoặc cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán, sẽ bị phạt tiền từ 70 -100 triệu đồng (quy định cũ mức phạt từ 30-50 triệu đồng). Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; người hành nghề còn có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Các hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả

Để đảm bảo ngăn ngừa và xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên thị trường, tại Nghị định này bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với một số hành vi vi phạm, cụ thể:

- Buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ;

- Buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin;

- Đình chỉ có thời hạn hoặc huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên.

4. Các hành vi vi phạm hành chính

Nghị định bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK mà hiện chưa có chế tài xử lý, với mức phạt từ thấp đến cao tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm của từng hành vi vi phạm, cụ thể:

a) Trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, bổ sung các hành vi vi phạm sau:

- Thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định (điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 8)

- Chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp được pháp luật quy định (điểm b khoản 4 Điều 8)

- Thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 8)

b) Bổ sung các hành vi vi phạm về đăng ký giao dịch chứng khoán (Điều 16)

c) Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán, bổ sung hàng loạt các hành vi vi phạm như:

- Hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép (điểm c khoản 4 Điều 17)

- Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin sai sự thật (điểm đ khoản 4 Điều 17)

- Nhận lệnh của khách hàng không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 18)

- Không tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định pháp luật (điểm d khoản 1 Điều 18)

- Nhận lệnh của khách hàng khi khách hàng không có đủ tiền và chứng khoán theo quy định pháp luật (điểm b khoản 3 Điều 18)

- Vi phạm quy định về điều kiện và hạn chế bảo lãnh phát hành chứng khoán (điểm d khoản 3 Điều 18)

- Tiết lộ thông tin khách hàng, trừ trường hợp được pháp luật quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán (điểm đ và e khoản 3 Điều 18)

- Thực hiện giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp không đúng quy định (điểm e khoản 4 Điều 18)

- Sử dụng vốn, tài sản của công ty để cho vay trái quy định của pháp luật (điểm b khoản 5 Điều 18)…

d) Sửa đổi đồng thời bổ sung các hành vi vi phạm quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ phù hợp với các văn bản mới được ban hành. (Điều 20)

đ) Bổ sung chế tài xử phạt vi phạm quy định về văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán.(Điều 21)

e) Bổ sung hành vi vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người được ủy quyền công bố thông tin; xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư. (Điều 24)

g) Sửa các quy định xử phạt về chào mua công khai, mua lại, bán cổ phiếu quỹ cho phù hợp với Thông tư hướng dẫn về chào mua công khai, về mua lại, bán cổ phiếu quỹ.(Điều 29, 30)

h) Sửa và bổ sung các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký.(Điều 31 – 33)

i) Sửa, bổ sung các vi phạm về công bố thông tin và báo cáo phù hợp với Thông tư 09 thay thế Thông tư số 38/2007/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK (Điều 34, 35)

k) Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. (Điều 36)



4. Chỉnh sửa các quy định về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mới được sửa đổi và Nghị định 128/2008/NĐ-CP.

a) Về thẩm quyền xử phạt: Nghị định quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBCKNN được phạt tiền đến mức tối đa là 500 triệu đồng để phù hợp với khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh XLVPHC năm 2008 (Điều 38)

b) Về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính: Trước đây quy định việc uỷ quyền chỉ được áp dụng khi những người có thẩm quyền xử phạt vắng mặt thì nay chỉ quy định những người có thẩm quyền xử phạt được ủy quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính và việc uỷ quyền xử phạt phải được thực hiện bằng văn bản và phải xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn uỷ quyền để phù hợp với quy định tại Điều 16 Nghị định 128/2008/NĐ-CP (Điều 39).

c) Quy định rõ thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả:

+ Thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán (Điều 44)

+ Thủ tục tịch thu khoản thu có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 45)

+ Thủ tục buộc huỷ bỏ niêm yết (Điều 47)

d) Quy định thủ tục ra quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 47)

đ) Chỉnh sửa quy định về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để thống nhất với Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh XLVPHC, theo đó quy định chỉ có Chủ tịch UBCKNN mới có quyền ra Quyết định cuỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC (Điều 48).

Nghị định 85/2010/NĐ-CP ra đời là một chế tài quan trọng để xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, giải quyết kịp thời nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, bổ sung những hành vi vi phạm mới phát hiện trong quá trình hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán, nâng mức phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, góp phần vào sự phát triển ổn định của thị trường chøng kho¸n.





Каталог: portal -> fscfiles -> News -> HSC
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
HSC -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
fscfiles -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
fscfiles -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
fscfiles -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
HSC -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị chứng khoáN
HSC -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng hệ thống quản lý thông tin công ty dành cho công ty niêm yếT/ĐĂng ký giao dịCH

tải về 44.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương