Giới thiệu chung Kết quả Kinh tế của Việt Nam


Năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô



tải về 1.02 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.02 Mb.
#50
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô

NLCT kinh tế vĩ mô bao gồm những yếu tố cấu thành nên môi trường tổng thể mà trong đó các cơ quan chính phủ, công ty, và các tổ chức khác đưa ra những sự lựa chọn có ảnh hưởng lên năng suất. NLCT kinh tế vĩ mô được phân thành 2 nhóm chính. Nhóm chỉ số về Hạ tầng xã hội và thể chế chính trị mô tả những nền tảng cơ bản như giáo dục, y tế, pháp quyền, và quy trình chính sách. Những yếu tố này thường ít thay đổi qua thời gian nhưng lại có những tác động sâu rộng về dài hạn. Nhóm chỉ số về Chính sách kinh tế vĩ mô mô tả bối cảnh kinh tế vĩ mô với các chính sách tài khoá và tiền tệ cũng như các biến động vĩ mô của nền kinh tế. Các nhân tố này có thể thay đổi nhanh chóng và thường có tác động trong ngắn hạn. Thường thì các yếu tố NLCT kinh tế vĩ mô do Chính phủ kiểm soát và tác động.


Năm 2009, theo xếp hạng của Chỉ số NLCT Quốc gia (CCI)13, Việt Nam đứng thứ 92 về NLCT vĩ mô, tức là xếp dưới 70% các quốc gia được xếp hạng. NLCT vĩ mô của Việt Nam có thứ hạng cao hơn so với Philippin và Campuchia, nhưng thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN khác cũng như Trung Quốc, Ấn Độ. Trong đó, nhóm chỉ số về Hạ tầng xã hội và thể chế chính trị (SIPI) của Việt Nam ở mức trung bình của bảng xếp hạng (thứ 72) và không thua kém nhiều so với một số nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn như Thái Lan, Ấn Độ. Do đó, NLCT vĩ mô của Việt Nam thấp chủ yếu là do chỉ số về chính sách kinh tế vĩ mô (vị trí 110), chủ yếu là do xếp hạng thấp về các chỉ tiêu lạm phát và chính sách tài khoá.


  1. Năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam và các nước châu Á khác năm 2009, trong tổng số 139 quốc gia được xếp hạng




 

Việt Nam

Brunây

Campu-chia

Inđônêxia

Malaixia

Philippin

Xingapo

Thái Lan

Trung Quốc

Hồng Kông

Ấn Độ

Chỉ số NLCT toàn cầu mới (GCI)

82

34

115

57

37

104

3

55

42

13

77

NLCT kinh tế vĩ mô (MACRO)

92

11

119

67

47

104

10

61

39

16

93

Hạ tầng xã hội và Thể chế chính trị (SIPI)

72

34

102

60

45

115

7

68

53

16

67

Chính sách kinh tế vĩ mô (MP)

110

5

120

77

59

87

58

52

23

9

113

Nguồn: Khảo sát ý kiến doanh nghiệp toàn cầu của WEF, Học viện Chiến lược và NLCT, Đại học Harvard tổng hợp

3.2.1. Hạ tầng xã hội và thể chế chính trị

3.2.1.1 Các dịch vụ xã hội cơ bản

Giáo dục và y tế cơ bản là hai nhân tố nền tảng đối với phát triển nguồn nhân lực và Việt Nam luôn đạt điểm số xếp hạng cao về các chỉ số này so với các chỉ số thành phần khác của NLCT. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng chỉ đứng thứ 85 trong xếp hạng Chỉ số CCI năm 2009 về chỉ số phát triển con người, tức dưới mức trung bình.




  • Về giáo dục tiểu học: Tỷ lệ nhập học và biết đọc biết viết khá cao so với trình độ phát triển

Thành tựu của Việt Nam trên lĩnh vực phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ khá tốt so với trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam nằm trong số những nước đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục tiểu học trước thời hạn. Năm 1990, tỷ lệ nhập học thuần ở bậc tiểu học là 87%, nhưng năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 95,96% và dự tính đạt 99% trong giai đoạn 2006-2010 (www.mdgmonitor.org).




  • Chăm sóc y tế cơ bản: Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản nhìn chung tương đồng với trình độ phát triển kinh tế




  1. Một số chỉ tiêu về dịch vụ y tế (2006 – 2009)




Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Tỷ lệ xã có trạm y tế (%)

97.5

98

98.2

100

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ (%)

65.1

67.4

68

73

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (cái)

23.6

24.8

25.7

27

Tỷ suất tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản trên 100 nghìn trẻ đẻ sống (%ooo)

80

78

75

70

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009).



  • Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ ngày càng tăng lên giữa các nhóm dân số và các vùng khác nhau.

Trong giáo dục, mức độ bất bình đẳng tăng dần từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, rõ nhất là theo thu nhập, tiếp đến theo vùng địa lý và cuối cùng là theo nhóm dân tộc.

  1. Tỷ lệ nhập học bậc trung học phổ thông (2006)

 

Tỷ lệ nhập học

Khu vực

 

Thành thị

88.8

Nông thôn

76.1

Nhóm thu nhập

 

Nhóm 20% nghèo nhất

59.9

Nhóm 20% giàu nhất

91.5

Nhóm dân tộc

 

Chung

78.8

Kinh/Hoa

81.3

Khác

64.9

Nguồn: MICS

Tương tự như vậy, trong lĩnh vực y tế, mức độ bất bình đẳng tăng dần từ dịch vụ y tế cơ bản đến dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng cao hơn. Một thực tế là mạng lưới y tế cơ sở như trạm y tế xã phường đã phủ khắp cả nước, nhưng chất lượng dịch vụ bao gồm trình độ cán bộ y tế lẫn cơ sở vật chất của các cơ sở y tế lại quá yếu kém, đặc biệt là ở vùng nông thôn và các tỉnh nghèo. Điều này càng làm cho mức độ bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ có chất lượng tăng lên do khả năng chi trả và cản trở về mặt địa lý.

  1. Chi phí y tế trung bình cho một bệnh nhân (2006)

 

1,000 VND

Khu vực

 

Thành thị

811.5

Nông thôn

520.3

Nhóm thu nhập

 

Nhóm 20% nghèo nhất

171.8

Nhóm 20% giàu nhất

1,244.6

Nhóm dân tộc

 

Kinh

643.1

H’mong

120.0

Khác

160.7

Nguồn: VHLSS 2006. Tổng cục Thống kê



  • Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục và y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước khá cao, nhưng vẫn thấp về giá trị tuyệt đối, trong khi việc huy động tài chính của khu vực tư nhân còn hạn chế

Chính sách xã hội hóa giáo dục và y tế nhằm huy động đầu tư của tư nhân cho hai lĩnh vực này được thực hiện từ cuối thập kỷ 90, song tác động của chính sách không cao do bản chất hàng hóa thuần công của hai loại dịch vụ này. Do vậy, chi tư nhân cho giáo dục và y tế vẫn tiếp tục tăng trong tổng chi tiêu hộ gia đình, cũng là một nguyên nhân tạo nên sự bất bình đẳng về chất lượng dịch vụ.


Trong 3 năm trở lại đây, tỷ trọng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo đã tăng lên 20%. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của ngân sách giáo dục vẫn thấp bởi nguồn ngân sách còn hạn chế. Hơn nữa, ngân sách dành cho giáo dục đại học chỉ chiếm từ 10-12% ngân sách dành cho giáo dục. Từ 2005-2009, chi ngân sách cho giáo dục tăng nhanh nhất, với tốc độ trung bình năm ở mức 22,6%, lên đến 359.687 tỷ VND (bằng 18 tỷ USD) cho cả giai đoạn – cao hơn 2,23 lần mức chi từ 1998-2004. Ngoài ngân sách nhà nước, đầu tư cho giáo dục còn có thể lấy từ nguồn ODA và học phí, trong khi đó việc huy động đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn bị hạn chế. Cho đến nay, chỉ có 4 trường đại học nước ngoài được cấp phép, trong số đó chỉ có một trường đã đi vào hoạt động. Tổng giá trị vốn đăng ký của bốn trường đại học là 68,9 triệu USD, bằng 5 lần so với tổng mức đầu tư của nhà nước vào tài sản cố định của các trường công lập năm 2008 (Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 2010).
Hiện nay, xếp hạng chỉ số CCI năm 2009 về phát triển con người của Việt Nam ngang bằng với Inđônexia, chỉ đứng trên Campuchia, Ấn Độ và Philippin, nhưng thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN đang trong giai đoạn phát triển để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình như Trung Quốc (thứ 66), Malaixia (52) và Thái lan (70). Thực tế thì Việt Nam thiếu trầm trọng nhân lực có trình độ đào tạo và đây là một nút thắt lớn đối với tăng trưởng năng suất. Nếu chỉ thỏa mãn với những chỉ số cơ bản về nguồn nhân lực sẽ không giúp Việt Nam cải thiện được NLCT trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày nay.

3.2.1.2. Hệ thống pháp luật

- Chất lượng của các văn bản Luật tương đối tốt so với trình độ phát triển hiện nay, nhưng hiệu quả và hiệu lực của hệ thống pháp luật còn thấp


Hệ thống pháp luật Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong 10 năm gần đây bằng những nỗ lực của Chính phủ trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và kết quả thể hiện qua sự tăng bậc về chỉ số qui định pháp luật. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 73 về chỉ số này, hay xếp sau 55% các nước được xếp hạng trong Chỉ số CCI năm 2009.


  1. Xếp hạng một số chỉ số về hệ thống pháp luật của Việt Nam so với một số nước so sánh



Hoàn thiện khung pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển các thị trường nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và đảm bảo an sinh xã hội là những lĩnh vực được ưu tiên. Từ năm 2002, một khối lượng khổng lồ các văn bản pháp quy đã được ban hành và thực thi14. Chất lượng của các qui định pháp luật có tiến bộ, thể hiện qua chỉ số hiệu lực của khung luật pháp xếp thứ 53 trong Chỉ số CCI năm 2009. Việc ban hành khối lượng lớn các văn bản luật là đặc điểm riêng của nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, nhưng đã và đang tạo sức ép lớn trong khâu thực hiện, nhất là khi các bộ luật, văn bản này chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. Trong khi đó, năng lực tổ chức thực hiện chính sách của các bộ, ngành, địa phương chưa chuyên nghiệp, người dân và doanh nghiệp chưa kịp tiếp thu nội dung của luật.
Một xếp hạng khác đánh giá về hiệu quả và chất lượng luật pháp và thể chế của Việt Nam so với các nước so sánh là chỉ số về “chất lượng quy định pháp luật” của World Bank Institute (WBI), được tổng hợp từ 6 chỉ số thành phần. Trong xếp hạng này, Việt Nam đứng dưới tất cả các nước so sánh (Hình 3.3). Xếp hạng của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc và cũng dưới xếp hạng trung vị, trong khi các nước Malaixia, Thái Lan và Hàn Quốc đều xếp trên trung bình.


  1. Chất lượng quy định pháp luật” của Việt Nam so với các nước so sánh






  • Tính minh bạch của các quy định và tình trạng phải trả các chi phí không chính thức của doanh nghiệp chậm được cải thiện

Theo báo cáo PCI 2009, các chỉ tiêu về điều hành khác, nhất là tính minh bạch và chi phí không chính thức, đều có bước thụt lùi so với trước. Mặc dù việc tiếp cận các văn bản pháp quy đã dễ dàng hơn, các doanh nghiệp cho rằng việc tiếp cận các quy hoạch, kế hoạch lại khó khăn hơn. Các doanh nghiệp cũng cho rằng quan hệ cá nhân với các cán bộ cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận các văn bản pháp quy của tỉnh (ở một tỉnh trung vị, 61,26% trả lời quan trọng hoặc rất quan trọng trong năm 2009 so với 56,5% trong năm 2007 và 49,82% trong năm 2008).


Báo cáo PCI 2009 cũng cho thấy mặc dù tỷ lệ phần trăm các công ty phải chi hơn 10% doanh thu cho các khoản chi không chính thức giảm trong năm 2009 và số doanh nghiệp cảm thấy các doanh nghiệp bạn đang đưa hối lộ cũng giảm đi, thì tại các địa phương, số lượng các doanh nghiệp cảm nhận thấy các quy định ban hành ở địa phương được sử dụng làm công cụ để buộc doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức tăng lên đáng kể.


  • Tình trạng tham nhũng vẫn còn phổ biến và chưa được cải thiện:

Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận về mức độ tham nhũng của Việt Nam năm 2009 xếp thứ 120 trong số 180 nước xếp hạng, kém hơn so với hầu hết các nước trong khu vực (ngoại trừ Phillipin). Số điểm tuyệt đối của Việt Nam về chỉ số này rất thấp (2,7 trong số 10 điểm) và vẫn không thay đổi so với năm 2008, trong khi Inđônexia đã có một bước cải thiện nhỏ, với mức tăng từ 2,6 lên đến 2,8 điểm.




  1. Kiểm soát tham nhũng: Việt Nam so với một số nước châu Á (2008 và 2009)



Theo báo cáo PCI 2009, chi tiền hoa hồng để có được các hợp đồng của chính phủ vẫn là một vấn nạn phổ biến và khoảng 50% các công ty đã từng thực hiện việc này. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp chi tiền hoa hồng cũng rất khác nhau giữa các tỉnh, với mức 72% ở tỉnh kém nhất và 24% ở tỉnh tốt nhất theo số liệu năm 2009 (xem Hình 3.5). Sự chênh lệch này cho thấy tình trạng này có thể giảm đi nếu các tỉnh đều cương quyết và triệt để áp dụng các thực tiễn điều hành tốt như ở các tỉnh xếp hạng cao.


  1. Tỷ lệ các doanh nghiệp trả tiền hoa hồng cho các hợp đồng của Chính phủ



3.2.1.3. Thể chế chính trị

- Mức độ ổn định chính trị cao


Việt Nam được xếp hạng mức độ ổn định chính trị cao theo xếp hạng của Chỉ số CCI của WEF và Chỉ số điều hành toàn cầu của WB (theo WB, xếp hạng của Việt Nam chỉ đứng sau Xingapo và trên nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc). Trong lĩnh vực này, Việt Nam là nước ổn định hơn nhiều so với các nước có cùng mức độ phát triển trong khu vực, đó là một lợi thế quan trọng để Việt Nam thu hút đầu tư và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình.


  • Hiệu quả của hệ thống chính trị ở mức trung bình

Các chỉ số về hiệu quả của hệ thống chính trị Việt Nam được xếp hạng trung bình. Ví dụ, theo CCI 2009, chỉ số minh bạch chính sách xếp hạng thứ 45 năm 2009 (so với vị trí thứ 32 trong năm 2008); lãng phí trong chi tiêu chính phủ xếp hạng thứ 37; thiên vị trong các quyết định của Chính phủ xếp hạng thứ 34.




  • Mức độ phân cấp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến phân tán quyền lực giữa các cơ quan Chính phủ và các địa phương và tình trạng áp dụng chính sách và quy định không nhất quán giữa các cấp và các địa phương

Việt Nam được đánh giá có mức độ phân cấp trong việc ra quyết định chính sách tương đối cao (xếp thứ 25 trong CCI 2009). Ở Việt Nam, cung ứng các dịch vụ giáo dục, y tế, môi trường đã được phân cấp cho các địa phương ngay từ khi tiến hành chuyển đổi nền kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế, chính sách này được thực hiện từng bước, bắt đầu từ giữa thập kỷ 90 và được đẩy mạnh từ năm 2001, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phân cấp cho các địa phương chưa cân nhắc tới năng lực tài chính, nguồn lực của địa phương, trong khi thiếu chế tài giám sát từ trung ương, thiếu tiêu chí đánh giá nên dẫn đến tình trạng phân bổ và sử dụng nguồn lực, nhất là vốn và đất đai kém hiệu quả. Những nỗ lực cải cách phân cấp này cũng dẫn tới việc thực hiện các quy định pháp luật không thống nhất và đưa ra các yêu cầu khác nhau giữa các tỉnh, đặc biệt về vấn đề cấp phép và quản lý đất đai. Một ví dụ về việc thực hiện không thống nhất các quy định pháp luật là việc đưa ra các quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư của địa phương vượt ra ngoài các quy định của nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, nhiều tỉnh đã phá rào, đưa thêm nhiều quy định khuyến khích đầu tư, từ ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế và giảm tiền thuê đất. Trong số 48 tỉnh Bộ Tài chính khảo sát năm 2006, 32 tỉnh ban hành thêm các văn bản pháp lý trái luật nhằm quy định các ưu đãi đặc biệt để thu hút các dự án đầu tư. Hầu hết các khuyến khích đầu tư liên quan tới đất đai và thuế. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong số 32 tỉnh trên, 18 tỉnh vi phạm các quy định về ngân sách, 21 tỉnh đưa ra những ưu đãi về đất đai nằm ngoài những quy định của chính sách đất đai quốc gia, 11 tỉnh vi phạm quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp; và nhiều tỉnh có nhiều hơn 2 vi phạm. Hầu hết các tỉnh đưa ra các khuyến khích rất hào phóng về phí sử dụng đất và mở rộng thời kỳ miễn giảm thuế lên tới 10-20 năm (theo Vũ Thành Tự Anh, 2007).


Trường hợp của Việt Nam cho thấy chỉ số phân cấp cao không đồng nghĩa sẽ tốt cho chỉ số thể chế chính trị, trái với Xingapo, nơi có chỉ số phân cấp thấp nhưng chỉ số thể chế chính trị và quan trọng hơn cả là NLCT vĩ mô vẫn rất cao. Đây cũng là điểm yếu nữa của Việt Nam, có thể tác động không tốt đến cải thiện các chỉ số NLCT vĩ mô.


  • Tiếng nói và trách nhiệm giải trình thấp

Đây là là một trong những điểm yếu nhất của Việt Nam vì trước đây người dân đã quen cách ứng xử “tuân thủ” mệnh lệnh hành chính của các cấp chính quyền. Tương tự như vậy, trách nhiệm giải trình của các cấp hành chính còn yếu, không thỏa mãn yêu cầu của công chúng. Tuy quy chế dân chủ ở cơ sở15 đã có hiệu lực từ năm 1998, nhưng tham gia của người dân chưa tích cực và hiệu quả, trong khi chính quyền chưa khuyến khích (thiếu động lực), lôi cuốn sự tham gia của người dân vào đối thoại và giám sát thực thi chính sách. Vấn đề là đến nay vẫn chưa có chế tài hữu hiệu để xử lý những trường hợp chưa thực hiện trách nhiệm giải trình hoặc thực hiện chưa tốt trách nhiệm này đối với từng vị trí trong bộ máy hành chính. Chỉ số xếp hạng về tiếng nói và trách nhiệm giải trình (WB) của Việt Nam chỉ cao hơn chút ít so với Trung Quốc nhưng kém xa các nước trong khu vực.




  1. Tiếng nói và trách nhiệm giải trình – Việt Nam và các nước trong khu vực, 2008


3.2.1.4. Hoạch định chính sách kinh tế ở Việt Nam



Tổng quan các công cụ chính sách chủ yếu:
Các công cụ chính sách kinh tế của Việt Nam gồm những loại sau:


  • Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm;




  • Các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) như các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và các Thông tư của các Bộ;




  • Các quyết định hành chính như các chiến lược hoặc các quy hoạch từng ngành hoặc vùng cụ thể được Thủ tướng hoặc Bộ trưởng phê chuẩn thông qua các quyết định hành chính hoặc công văn.


Quy trình, tổ chức xây dựng và ban hành chính sách
Trong khi đã có hướng dẫn rõ ràng về thủ tục ban hành VBQPPL theo Luật Ban hành VBQPPL, các thủ tục ban hành các quyết định hành chính chưa được quy định rõ ràng và vẫn còn tùy ý.


  • Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quá trình xây dựng và ban hành các VBQPPL được tóm tắt như sau: Một Bộ đầu mối phụ trách một lĩnh vực chính sách cụ thể sẽ đề xuất việc xây dựng và ban hành một VBQPPL. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ đó sẽ thành lập một ban soạn thảo xem xét lại chính sách hiện hành có liên quan, tiến hành phân tích tác động chính sách (RIA); xây dựng dự thảo chính sách hay quy định và gửi tới các cơ quan chính phủ khác và các bên liên quan để xem xét và lấy ý kiến. Sau khi hoàn tất quá trình tham vấn, Bộ phụ trách sẽ trình bản dự thảo cho Bộ Tư pháp để thẩm định về sự cần thiết, phù hợp, tính hợp pháp, phù hợp và tương thích của bản Dự thảo. Khi được Bộ Tư pháp thông qua, bản dự thảo đó sẽ được trình Chính phủ để xem xét và phê chuẩn. Tuỳ theo tính chất pháp lý của văn bản chính sách, bản dự thảo sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ, hoặc trình Quốc hội để thảo luận và phê duyệt.




  • Các quyết định hành chính không nhất thiết phải tuân thủ quy trình cụ thể nào, do đó việc ban hành các văn bản loại này vẫn mang tính chất tuỳ nghi. Về lý thuyết, việc ban hành các quyết định hành chính tuân theo quy trình chung về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không phải gửi Bộ Tư pháp thẩm định hoặc trình lên Quốc hội cho ý kiến và thông qua. Tùy thuộc vào loại hình quyết định hành chính mà văn bản sẽ do cơ quan soạn thảo (ví dụ các Bộ, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh) hay do Thủ tướng Chính phủ ban hành.


Những hạn chế của cơ chế xây dựng chính sách hiện hành
Quy trình chính sách hiện nay bộc lộ một số hạn chế như sau:
- Quy trình dài và không linh hoạt: trunh bình quá trình ban hành một Luật mới mất hai năm; pháp lệnh hoặc Luật bổ sung và sửa đổi mất một năm;
- Sự không phù hợp và không rõ ràng của chính sách: Các chính sách trong nhiều trường hợp là quá chung chung, mơ hồ, không rõ ràng, và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội và thị trường;
- Quy trình thủ tục chưa chặt chẽ: Thiếu cơ chế có tính hệ thống (tiêu chí, quy trình, tổ chức) để đánh giá và thẩm tra các nội dung của chính sách. Quá trình đánh giá thường xem xét sâu hơn vào các khía cạnh pháp lý của văn bản; thay vì nhấn mạnh vào các khía cạnh xã hội - kinh tế và chuyên môn của các chính sách hay quy định;
- Thiếu tầm nhìn, thiếu trọng tâm và xác định thứ tự ưu tiên trong hoạch định chính sách, đặc biệt là ở cấp tỉnh;
- Mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí xung đột giữa các chính sách và các quy định khác nhau, thiếu sự gắn kết giữa kế hoạch ngắn hạn và chiến lược dài hạn;
- Còn áp đặt chủ quan và thiếu minh bạch trong việc giải thích và áp dụng các chính sách;
- Hiệu quả thấp trong việc thực hiện và thực thi chính sách.
Nguyên nhân gốc rễ của các hạn chế trên16:
Những hạn chế trong xây dựng chính sách của Việt Nam là di sản của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và do đó không thể giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong thời đại cạnh tranh toàn cầu. Các vấn đề về thủ tục và tổ chức xây dựng chính sách có liên quan lẫn nhau và là nguyên nhân nảy sinh tính hình thức và thiếu sáng tạo, thiếu đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong hoạch định chính sách.


  1. Thiếu sự tham gia của khu vực tư nhân và các nhóm bị chính sách tác động trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách:

Quy trình hoạch định chính sách ở Việt Nam thường là quy trình đóng, diễn ra trong nội bộ các cơ quan Chính phủ với sự tham gia rất ít của các bên liên quan. Nhóm soạn thảo thường gồm một số ít nhân viên và có ngân sách rất hạn chế chủ yếu để mua dữ liệu bên ngoài và để tổ chức các cuộc phỏng vấn và họp lấy ý kiến về dự thảo chính sách. Mặc dù các dự thảo chính sách được gửi đi lấy ý kiến, nhưng các ý kiến đóng góp thường chỉ tập trung vào những vấn đề mang tính hình thức, không đi sâu vào nội dung và hiếm khi có những tranh luận hay sửa đổi lớn và cơ bản về nội dung và định hướng của dự thảo chính sách. Quá trình lấy ý kiến và phê duyệt cuối cùng đôi khi bị kéo dài và trì hoãn khá nhiều. Nhóm soạn thảo thường xuyên phải xử lý một lượng lớn các văn bản chính sách phải ban hành mỗi năm, do đó thường không có đủ thời gian (cũng như ngân sách) để suy nghĩ sáng tạo, để có đủ thời gian trao đổi và lấy ý kiến các bên liên quan ngoài chính phủ, cũng như để công bố công khai dự thảo cuối cùng. Nếu một doanh nghiệp muốn có ý kiến về văn bản chính sách, họ thường phải tìm cách riêng vì quy trình chính sách hiện nay không cho phép sự tham gia sâu của cộng đồng doanh nghiệp.


Mặc dù việc lấy ý kiến công chúng đang trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, vẫn chưa có một cơ chế hiệu quả để theo dõi các ý kiến bình luận được đưa vào trong bản dự thảo như thế nào. Trong khi các nước Đông Á, việc khu vực tư nhân tham gia vào xây dựng chính sách được chính thức và thể chế hoá, ví dụ như các đại diện của khu vực tư nhân làm thành viên của ban chỉ đạo hoặc tổ công tác soạn thảo chính sách, hoặc khu vực tư nhân tham gia đóng góp ý kiến rất sâu trong quá trình xây dựng các mục tiêu và chương trình hành động để thực hiện chính sách.


  1. Thiếu sự phối hợp liên ngành trong xây dựng nội dung cũng như thực hiện chính sách, do thiếu cơ chế để buộc các Bộ làm việc cùng nhau

Sự rời rạc và thiếu kết nối giữa các Bộ trong Chính phủ là một vấn đề phổ biến trên thế giới, nhưng hầu hết các chính phủ đều cố gắng tìm các biện pháp cải thiện tình trạng thiếu kết nối này. Một giải pháp là phải có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ đứng đầu với một tư duy kinh tế tốt để chỉ đạo các bộ khác nhau và trở thành trung tâm hoạch định chính sách của hệ thống. Một giải pháp khác là lập ra một đội ngũ kỹ trị có năng lực phục vụ trực tiếp tổng thống hay thủ tướng để ra các quyết định chính sách quan trọng, trong khi các bộ sẽ trở thành các cơ quan triển khai thực hiện các chính sách và kế hoạch do đội ngũ này đề xuất (ví dụ Hàn Quốc có Hội đồng Kế hoạch kinh tế, 1961-1994). Một cách khác là để một cơ quan siêu Bộ, với đủ quyền hạn chính sách và công cụ đầy đủ để chủ trì và chịu trách nhiệm chính về quy trình ban hành chính sách (ví dụ Nhật Bản có Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp trong những năm 1960). Cuối cùng, cũng có thể thiết lập một cơ chế để đảm bảo các đại diện của tất cả các Bộ và các bên liên quan có thể tham gia một cách sâu sắc và thực chất trong quá trình soạn thảo chính sách cũng như trong các thảo luận không chính thức (ví dụ kinh nghiệm của Malaixia trong việc xây dựng Quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp hiện nay). Ở Việt Nam, mặc dù tất cả các quy trình xây dựng văn bản chính sách đều chỉ định một bộ chịu trách nhiệm chính và một danh sách các Bộ liên quan tham gia, nhưng cơ chế để họ có thể tham gia một cách thực chất, sâu sát và phối hợp chặt chẽ với nhau thì chưa có.




  1. Thiếu trách nhiệm giải trình cá nhân

Cơ chế ra quyết định ở Việt Nam chủ yếu dựa trên sự đồng thuận. Cơ chế đồng thuận này giúp tạo sự ổn định và kế thừa, nhưng không lại không khuyến khích các cải cách táo bạo hoặc phản ứng nhanh chóng với những thay đổi bên ngoài. Các chính sách vẫn chủ yếu là phản ứng hơn là chủ động. Khi có một vấn đề chính sách cần xử lý, một ủy ban liên bộ được triệu tập và người chủ trì của uỷ ban được bổ nhiệm. Mỗi Bộ đề xuất các giải pháp riêng từ quan điểm của mình và tất cả được tổng kết vào các khuyến nghị chính sách chung và thường là thiếu các hướng dẫn triển khai cụ thể. Cách tiếp cận này có thể giải quyết được nhiều khía cạnh của vấn đề nhưng thường sẽ thiếu tính chọn lọc và ưu tiên hoá để có thể triển khai thực hiện. Cần có sự tương tác chặt chẽ giữa các cấp cao nhất của Chính phủ và các cấp thực hiện để đảm bảo các chính sách xây dựng có trọng tâm, trọng điểm và tính khả thi cao.




  1. Chất lượng của đội ngũ công chức còn hạn chế và chất xám bị chảy máu sang các khu vực khác

Bộ máy hành chính công vụ của Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề như quy mô cồng kềnh, lương thấp, tuyển dụng và cất nhắc dựa trên quan hệ thân hữu, tham nhũng, và sử dụng sai mục đích các lợi ích liên quan đến ODA (đi tham quan khảo sát nước ngoài, đào tạo, lợi ích liên quan đến dự án viện trợ …). Đây là những di sản của hệ thống bao cấp từ những năm trước đó, khi mà khu vực công là nơi tạo công ăn việc làm chủ yếu, thu nhập tối thiểu và an sinh xã hội cho phần lớn người lao động, trong khi các cơ hội việc làm trong khu vực tư nhân hoặc nước ngoài chưa có. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, khu vực công giờ đây thu hút những người muốn có sự ổn định, những người thực sự có lý tưởng và tin vào tầm quan trọng của việc phục sự nhân dân, hoặc những người muốn tận dụng cơ hội để được cử đi đào tạo tại nước ngoài như là một bước đệm cho một công việc và mức lương tốt hơn trong tương lai. Kết quả là, khu vực công ngày nay khó tuyển dụng hoặc giữ lại được những người có trình độ cao và những người có tham vọng phát triển.Nghe

Đọc ngữ âm

 

Từ điển - Xem từ điển chi tiết



Vấn đề này không thể được giải quyết bằng các sửa chữa nhỏ lẻ hoặc những điều chỉnh mang tính tình thế. Để giải quyết vấn đề này, cải cách toàn diện nền hành chính công là cần thiết và càng sớm càng tốt – chi tiết sẽ được thảo luận trong Chương 4. Nghe

Đọc ngữ âm

 

Từ điển - Xem từ điển chi tiết





tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương