Giới thiệu chung Kết quả Kinh tế của Việt Nam



tải về 1.02 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.02 Mb.
#50
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010

Giới thiệu chung

Kết quả Kinh tế của Việt Nam


Chương 2 và 3 sẽ đánh giá NLCT Việt Nam toàn diện trên ba cấp độ, từ các kết quả kinh tế đạt được, các chỉ tiêu kinh tế trung gian, cho tới những nguyên nhân gốc rễ của NLCT. Việc hiểu được cặn kẽ cả ba nhóm chỉ tiêu này là rất quan trọng để xây dựng được một chiến lược kinh tế quốc gia và các gói giải pháp chính sách đồng bộ. Chương 2 tập trung vào hai lớp chỉ tiêu ngoài cùng của NLCT. Phần một của chương tập trung vào nhóm chỉ tiêu đo lường các kết quả kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Phần hai tập trung vào các chỉ tiêu kinh tế trung gian như thương mại và đầu tư. Nhóm các yếu tố cốt lõi, hay nền tảng gốc rễ của NLCT, sẽ được đánh giá trong Chương 3.

    1. Các kết quả kinh tế

Nâng cao mức sống, hay mức độ thịnh vượng, là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều bản kế hoạch kinh tế, kể cả chiến lược mười năm của Việt Nam đang được thảo luận gần đây, cũng đặt ra các chỉ tiêu về mức sống làm mục tiêu chính sách. Việc so sánh các quốc gia dựa trên những chỉ tiêu này, như ở phần dưới đây, giúp đánh giá một cách tương đối mức độ cạnh tranh của nền kinh tế.


Tuy nhiên, cho dù mức sống là một chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá kết quả, nó không phải là một công cụ hữu dụng giúp đưa ra các chỉ dẫn về định hướng chính sách. Chỉ tiêu này chỉ mô tả tác động gộp của tất cả các yếu tố NLCT đến mức sống của người dân. Tuy nhiên, cũng có thể tìm ra những gợi ý chính sách ban đầu từ việc đánh giá các thước đo thu nhập và phi thu nhập của sự thịnh vượng, từ việc bóc tách các yếu tố thành phần tạo nên mức sống ví dụ như mức độ huy động nguồn lực (lao động chẳng hạn) và việc các nguồn lực này được sử dụng hiệu quả ra sao để góp phần nâng cao mức sống.


      1. Mức sống



2.1.1.1. Chỉ tiêu thu nhập: GDP bình quân đầu người



- GDP bình quân đầu người tăng nhanh và vững chắc trong hai thập kỷ qua, tuy vậy vẫn ở mức thấp về mặt tuyệt đối
Thu nhập bình quân của Việt Nam – tính bằng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh – đã tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 5,06% thời kỳ 1986 – 1997 (trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á) và 5,64% thời kỳ 1997 – 2009 (Hình 2.1). Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn này, giúp đưa quốc gia vươn lên gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình thấp lần đầu tiên vào năm 2008 với mức thu nhập bình quân đầu người lần vượt ngưỡng 1000 đôla Mỹ (USD). Kể từ năm 2008 tới nay, Việt Nam vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng vững, kể cả trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây.


  1. Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam (1984 - 2009)



  1. So sánh tăng trưởng GDP bình quân đầu người, 1990 - 2009



  1. So sánh thu nhập bình quân đầu người năm 2009

Nước

USD

PPP$

Xếp hạng trong nhóm ($PPP)

Xếp hạng theo thế giới ($ giá hiện hành)

Xingapo

36,537

50,705

1

4

Nhật Bản

39,727

32,443

2

20

Hàn Quốc

17,078

27,168

3

26

Malaixia

6,975

13,982

4

49

Thái Lan

3,894

8,004

5

80

Trung Quốc

3,744

6,838

6

83

Inđônêxia

2,349

4,205

7

106

Philippin

1,745

3,546

8

110

Việt Nam

1,052

2,957

9

113

Lào

940

2,259

10

125

Campuchia

677

1,913

11

131

Nguồn: World Development Indicators

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua rất ấn tượng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (tính theo ngang giá sức mua) vẫn còn thấp so với các quốc gia khác. Năm 2009, Việt Nam xếp thứ 113 trên thế giới và vẫn nằm trong tốp những nước nghèo nhất của khu vực Đông Á (Bảng 2.1). Mức thu nhập của Việt Nam cũng còn kém xa so với những quốc gia “con hổ” châu Á truyền thống như Hàn Quốc. Ngay cả Trung Quốc cũng có mức thu nhập cao hơn Việt Nam gấp hơn hai lần (Bảng 2.1 và Hình 2.3).




  1. Các tốc độ bắt kịp khác nhau về phát triển kinh tế: Việt Nam so với các nước Đông Á


2.1.1.2. Các chỉ tiêu ngoài thu nhập


Giảm nghèo


  • Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giảm nghèo, tuy nhiên nguy cơ tái nghèo còn cao ở một số nhóm dân số dễ bị tổn thương

Việt Nam đã được thế giới ghi nhận là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành sớm Mục tiêu thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008 (Theo Điều tra mức sống hộ dân cư, VHLSS 2006)1. Tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh ở cả thành thị và nông thôn như trong Hình 2.4. Năm 2009, mặc dù tăng trưởng chậm lại nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn tiếp tục giảm, ước tính còn 11% theo chuẩn nghèo của Chính phủ2. Tuy vậy, “những kết quả giảm nghèo đã đạt được là chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao” như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra trong bài viết nhân dịp đầu năm mới 2010 (Trung tâm Báo chí 2010).




  1. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 1998-2006


Rủi ro tái nghèo vẫn còn cao và chủ yếu rơi vào ba nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm những hộ nghèo mà thu nhập dựa vào sản xuất nông nghiệp thuần túy, sống ở vùng ven biển, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những vùng không chỉ hay phải đối mặt với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, mà đang phải đối mặt với tình trạng giảm đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa. Nhóm thứ hai là nhóm người nghèo, trong đó đa số là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, hải đảo, những nơi khó tiếp cận nguồn lực để sản xuất cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội. Nhóm thứ ba bao gồm dân nghèo thành thị. Đó là những người có trình độ học vấn và chuyên môn thấp, người lao động di cư từ nông thôn hoặc nông dân mất đất do đô thị hóa. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng chứng tỏ chính sách tăng trưởng thông qua tạo nhiều việc làm có giá trị gia tăng thấp tuy có tác động giảm nghèo, nhưng khó thu hẹp được khoảng cách thu nhập giữa vùng nghèo với vùng giàu. Vì vậy, cần đặt mục tiêu tăng năng suất lao động (NSLĐ) ngay cả trong nhóm dân số nghèo và vùng nghèo để tăng thu nhập một cách bền vững.
Bất bình đẳng về thu nhập


  • Về tổng thể, bất bình đẳng gia tăng cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong nhóm nước so sánh

Ở Việt Nam, bất bình đẳng về thu nhập gia tăng cùng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaixia và Campuchia (Hình 2.5).




  1. Hệ số Gini và GDP bình quân đầu người theo PPP, USD




Chất lượng sống

Khái niệm “chất lượng sống” hiểu theo nghĩa rộng là một thước đo quan trọng trong đánh giá NLCT của một quốc gia. Chỉ số phát triển con người (HDI) là một thước đo chất lượng sống. Ngoài ra, chất lượng môi trường, đặc điểm dân số, chất lượng và tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, các chỉ tố về bình đẳng giới, v.v. cũng là những chỉ số thể hiện chất lượng sống.


Chỉ số phát triển con người (HDI)


  • Xếp hạng về HDI ở vị trí trung bình thấp, điểm số tuyệt đối về các chỉ số HDI thấp hơn so với hầu hết các nước trong khu vực

Chỉ số HDI được cấu thành bởi một loạt các chỉ số thành phần chia thành ba nhóm: thu nhập, sức khoẻ và giáo dục. Việt Nam đạt điểm khá cao về nhóm chỉ số sức khoẻ, ví dụ chỉ số tuổi thọ bình quân, so với các nước châu Á khác (Bảng 2.2). Tuy nhiên, Việt Nam cần cải thiện các chỉ số về giáo dục là nhóm chỉ số mà Việt Nam vẫn đứng sau nhiều nước châu Á. Ví dụ, số năm đi học trung bình là 5,5 và số năm đi học dự kiến là 10,4 (cải thiện được 4,9 năm) đối với Việt Nam, trong khi những con số này tương ứng là 5,7 và 12,7 (cải thiện được 7 năm) đối với Inđônêxia. Để cải thiện chỉ số HDI thì bên cạnh cải thiện GDP bình quân đầu người cần đồng thời cải thiện các chỉ số khác, đặc biệt là các chỉ số về giáo dục.




  1. Chỉ số phát triển con người và các chỉ số thành phần - Việt Nam so với một số nước châu Á, 2010

 

Xếp hạng HDI

Điểm số Chỉ số phát triển con người (HDI)

Tuổi thọ bình quân (năm)

Số năm đi học trung bình (năm)

Số năm đi học dự kiến (năm)

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người (PPP 2008 $)

Xếp hạng GNI bình quân đầu người trừ đi xếp hạng HDI

Điểm số HDI ngoài thu nhập

Hàn Quốc

12

0.877

79.8

11.6

16.8

29,518

16

0.918

Xingapo

27

0.846

80.7

8.8

14.4

48,893

–19

0.831

Malaixia

57

0.744

74.7

9.5

12.5

13,927

–3

0.775

Trung Quốc

89

0.663

73.5

7.5

11.4

7,258

–4

0.707

Xri-lan-ca

91

0.658

74.4

8.2

12

4,886

10

0.738

Thái Lan

92

0.654

69.3

6.6

13.5

8,001

–11

0.683

Philippin

97

0.638

72.3

8.7

11.5

4,002

12

0.726

Inđônêxia

108

0.6

71.5

5.7

12.7

3,957

2

0.663

Việt Nam

113

0.572

74.9

5.5

10.4

2,995

7

0.646

Ấn độ

119

0.519

64.4

4.4

10.3

3,337

–6

0.549

Lào

122

0.497

65.9

4.6

9.2

2,321

3

0.548

Campuchia

124

0.494

62.2

5.8

9.8

1,868

12

0.566

Bănglađet

129

0.469

66.9

4.8

8.1

1,587

12

0.543

Nguồn: Liên Hợp Quốc, 2010


Chất lượng môi trường


  • Chất lượng môi trường xuống cấp do ô nhiễm công nghiệp

Từ năm 1998-2007, lượng khí thải CO2 từ tiêu thụ năng lượng tăng trung bình 9,6% hàng năm (theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc). Ô nhiễm không khí chủ yếu do ngành công nghiệp, giao thông và các ngành dân dụng gây ra.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại những trung tâm công nghiệp lớn, khu công nghiệp tại lưu vực các sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ. Tác nhân gây ô nhiễm chính là sản xuất công nghiệp (chế biến kể cả thủ công, làng nghề), tốc độ đô thị hóa nhanh đi kèm với mật độ xây dựng cao3.



Hộp 2.1: Tình trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ
Riêng công nghiệp khai thác mỏ và khoáng chất ở lưu vực sông Cầu đã chiếm 55% chất thải công nghiệp, sản xuất kim loại chiếm 25%, giấy 7% và thực phẩm 4 %. Ở lưu vực sông Nhuệ (trong đó có Hà Nội), 56% nước thải gây ô nhiễm là nước sinh hoạt, 24% là nước thải công nghiệp và 4% là nước thải làng nghề. Ở lưu vực sông Đồng Nai (trong đó có TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương), cứ mỗi ngày có 480 nghìn mét khối nước thải công nghiệp xả ra môi trường nước, trong đó 24,6% là từ khu công nghiệp, khu chế xuất.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2006.



2.1.2. Các yếu tố tạo nên sự thịnh vượng

Việc bóc tách yếu tố cấu thành nên sự thịnh vượng nhằm giúp làm rõ nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm việc huy động các yếu tố của sản xuất và năng suất. Vì những yếu tố cấu thành nên GDP bình quân đầu người liên quan tới các lĩnh vực chính sách khác nhau, việc bóc tách này giúp làm rõ những khía cạnh nào của NLCT cần được phân tích kỹ hơn.


2.1.2.1 Các yếu tố tạo ra tăng trưởng





  • Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)4 – một thước đo quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn và lao động – có xu hướng giảm mạnh kể từ năm 2000, trong khi đó vốn vật chất trở thành nguồn lực chính tạo ra tăng trưởng



Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia có thể được bóc tách thành ba bộ phận: tăng trưởng về vốn vật chất, tăng trưởng về lao động, và tăng trưởng về TFP. Trong thời kỳ 1990-2000, 34% tăng trưởng GDP của Việt Nam là do đóng góp của tăng trưởng vốn vật chất, 22% là do tăng trưởng lao động và 44% là do tăng trưởng TFP. Tuy nhiên, trong thời kỳ 2000-2008, đóng góp của vốn vật chất đã tăng lên tới 53%, trong khi phần đóng góp của TFP giảm xuống còn 26% (Bảng 2.3). Nếu so với các nước ASEAN khác như Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Philippin, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở các nước này đều tăng mạnh trong thời kỳ 2000-2008. Hơn thế nữa, ở Trung Quốc, hơn 50% tăng trưởng kinh tế trong cả thời kỳ 1990-2008 là do TFP đóng góp. Rõ ràng là Việt Nam đã phụ thuộc quá nhiều vào vốn vật chất để tăng trưởng, và hàm ý rằng năng suất biên của vốn ở Việt Nam là thấp và đặt ra câu hỏi về sự bền vững của cách thức tăng trưởng hiện nay.




  1. Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990-2008



Nước

Giai đoạn 1990-2000

Giai đoạn 2000-2008







Tăng trưởng GDP

Các yếu tố tạo ra tăng trưởng

Tăng trưởng GDP

Các yếu tố tạo ra tăng trưởng

Vốn

Lao động

TFP

Vốn

Lao động

TFP

 

Đóng góp tính theo điểm phần trăm hàng năm (ppa)

Việt Nam

7.3

2.5

1.6

3.2

7.3

3.9

1.4

1.9

Trung Quốc

9.9

3.6

0.7

5.5

9.7

4.1

0.6

5

Ấn Độ

5.3

2.1

1.2

2

7.3

3.1

1.6

2.7

Campuchia

7.3

2.8

2.5

2

9

4.2

3.5

1.3

Inđônêxia

4.1

2.5

1.1

0.5

5.1

1.4

1.1

2.5

Malaixia

6.9

3.7

2.1

1.1

5.4

1.6

1.1

2.7

Philippin

3

1.3

1.4

0.3

4.7

1

1.9

1.8

Thái Lan

4.4

2.7

0.3

1.4

4.7

0.8

1.4

2.5

 

Tỷ trọng đóng góp

Việt Nam

100%

34%

22%

44%

100%

53%

19%

26%

Trung Quốc

100%

36%

7%

56%

100%

42%

6%

52%

Ấn Độ

100%

40%

23%

38%

100%

42%

22%

37%

Campuchia

100%

38%

34%

27%

100%

47%

39%

14%

Inđônêxia

100%

61%

27%

12%

100%

27%

22%

49%

Malaixia

100%

54%

30%

16%

100%

30%

20%

50%

Philippin

100%

43%

47%

10%

100%

21%

40%

38%

Thái Lan

100%

61%

7%

32%

100%

17%

30%

53%

Nguồn: Số liệu của WDI; tính toán của ACI.


2.1.2.2. Mức độ huy động lao động

Mức độ huy động lao động được đo bằng tỷ lệ dân số tham gia vào quá trình sản xuất của nền kinh tế. Tỷ lệ trung bình này chịu tác động của hai yếu tố khác nhau. Thứ nhất, cơ cấu nhân khẩu của xã hội quyết định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Sự thay đổi về tỷ lệ giữa nhóm dân số tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động sẽ có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng qua thời gian. Thứ hai, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng phụ thuộc vào hiệu quả của thị trường lao động từ giác độ tạo cơ hội việc làm cho người lao động.


Xu hướng nhân khẩu học

- Cơ cấu dân số trẻ với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao là một lợi thế lớn, nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của già hoá dân số và mật độ dân số cao cũng là một thách thức


Việt Nam có quy mô dân số lớn và cơ cấu dân số trẻ, với 90% dân số nằm trong hoặc dưới độ tuổi lao động. Vào cuối năm 2009, dân số Việt Nam ước đạt 86,06 triệu người, với 29,6% là dân số thành thị và 70,4% là dân số nông thôn5. Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 tại Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
So với năm 1999, tỷ trọng dân số dưới độ tuổi lao động (0 - 14 tuổi) giảm từ 34,3% xuống còn 26,5% trong năm 2009 (theo số liệu của UN Population Database). Trong khi đó, tỷ trọng dân số của nhóm trong độ tuổi lao động (15 - 64) tuổi tăng từ 60,18% lên 67,18% trong thập kỷ vừa qua. Còn nhóm dân số từ 64 tuổi trở lên tăng nhẹ từ 5,51% lên 6,30% trong giai đoạn 1999 - 2009. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Thời kỳ này chỉ diễn ra một lần trong một thế hệ và thường chỉ kéo dài trong vòng 15-30 năm, hoặc 40 năm, tùy thuộc vào việc kiềm chế mức sinh, vì vậy, trong thời kỳ này, Việt Nam cần tận dụng cơ hội để có các chính sách tạo nên một lực lượng lao động (LLLĐ) vàng, có chất lượng, đưa đất nước phát triển.


  1. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam


Tuy nhiên, bên cạnh đó đã xuất hiện dấu hiệu của già hoá dân số. Theo thống kê, chỉ số già hóa của dân số Việt Nam tăng 11% (từ 24,5% lên 35,9%) sau 10 năm. Chỉ số già hóa của Việt Nam hiện cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (khoảng 30%). Thông thường, các nước trên thế giới phải mất nhiều thập kỷ mới chuyển từ giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số trong khi Việt Nam chỉ mất có 3 năm (từ 2005 sang 2008). Già hoá dân số sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam khi mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp.
Việt Nam cũng là nước có mật độ dân số thuộc loại cao nhất thế giới – mật độ trung bình năm 2007 là 254 người/km2 – cao gấp 1,86 lần mật độ của Trung Quốc (136 người/km2), gấp 10 lần các nước phát triển và 6 – 7 lần mật độ trung bình của thế giới (30 – 40 người/km2). Mật độ dân số cao ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường sống, đặc biệt ở khu vực đô thị. Điều đó có nghĩa là những ngành công nghiệp cần có diện tích rộng sẽ không còn là lợi thế cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Việt Nam đứng trước thách thức phải sử dụng quỹ đất của mình một cách hiệu quả hơn.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

- Tỷ lệ tham gia LLLĐ cao nhưng đang có xu hướng giảm đi do dân số trẻ có cơ hội đi học lâu hơn trước khi bước vào LLLĐ


Tại thời điểm tháng 4/2009, Việt Nam có 43,8 triệu người tham gia LLLĐ, tương đương với 51,1% dân số. Như minh hoạ trong hình 2.7, tỷ lệ tham gia lao động của dân số trong tuổi lao động của Việt Nam giảm đi theo thời gian, chủ yếu là do tỷ lệ tham gia của nhóm tuổi 15 – 24 giảm đi. Tuy năm 2008 tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số trong tuổi lao động giảm 2,5 điểm phần trăm so với 10 năm trước, nhưng vẫn đạt 77,4%, tức là vẫn cao, ngang bằng nhiều nước thu nhập cao như Nhật Bản, Đan Mạch v.v.
Thực tế, tỷ lệ tham gia LLLĐ giảm đi là do tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua đã góp phần cải thiện mức sống, tạo điều kiện cho dân số trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn có được cơ hội học hành thay vì phải bước vào thị trường lao động sớm như trong thời kỳ trước. Tỷ lệ tham gia LLLĐ ở nhóm 15-24 tuổi giảm mạnh và liên tục từ năm 1980 đến nay.


  1. Thay đổi về tỷ lệ tham gia LLLĐ ở từng nhóm tuổi từ 1980-2008



Cơ cấu tham gia LLLĐ ở từng nhóm tuổi của Việt Nam năm 2008 có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, trong đó 92,8% dân số trong độ tuổi 25-34 tham gia LLLĐ. Nhóm nước thu nhập cao có tỷ lệ tham gia LLLĐ ở nhóm tuổi 15-24 thấp hơn, nhất là Hàn quốc, đồng thời tỷ lệ tham gia của độ tuổi 55-64 và 65 tuổi trở lên lại cao. Kinh nghiệm của các nước ngụ ý rằng Việt Nam cần tận dụng cơ cấu dân số vàng cho tăng trưởng trước khi bước vào thời kỳ già hóa dân số dự tính sẽ diễn ra sau khoảng hai thập kỷ nữa.


  1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở từng nhóm tuổi năm 2008 của Việt Nam so với một số nước Châu Á



Tốc độ tăng việc làm

- Tăng trưởng việc làm chậm so với tăng GDP; tỷ lệ lao động tự trả lương hoặc làm việc trong khu vực phi chính quy cao gợi ý rằng tỷ lệ thất nghiệp hoặc không toàn dụng lao động trên thực tế cao hơn các thống kê chính thức


Cầu về lao động tăng thấp hơn so với mức tăng trưởng về thu nhập và xuất khẩu. So sánh với các nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của họ, Việt Nam có mức độ gia tăng việc làm thấp hơn. Tỷ lệ tham gia LLLĐ cao của Việt Nam (43,9% năm 1991) so với các nước trong nhóm nước so sánh như Bảng dưới đây (ví dụ tỷ lệ này của Hàn Quốc là 29,4% năm 1960 và của Malaixa là 34,2% năm 1977) có thể là một trong những nguyên nhân giải thích cho tốc độ tăng việc làm chậm. Tuy nhiên, với trường hợp của Thái Lan, nước này bắt đầu giai đoạn tăng trưởng nhanh năm 1976 với tỷ lệ tham gia LLLĐ khá cao (42,6%) nhưng vẫn đạt tốc độ tăng việc làm khoảng 3% trong suốt hai thập kỷ.


  1. Tăng trưởng việc làm – Việt Nam so với các nước châu Á khác

Quốc gia

Tốc độ tăng việc làm (%)

Việt Nam 1991 – 2007

2.4

Hàn Quốc 1969-1988

3.2

Malaixia 1977-1996

3.5

Thái Lan 1976-1995

3

Đài Loan 1963-1982

3.4

Inđônêxia 1977-1996

2.9

Phi-lip-pin 1961- 1980

3.3

Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, "Nguyên nhân gốc rễ mang tính cơ cấu của bất ổn kinh tế vĩ mô", T9/2008.

Cơ cấu phẩn bổ đầu tư mất cân đối giữa các thành phần kinh tế cũng tạo nên tốc độ tạo việc làm thấp. Hơn 37% tổng đầu tư xã hội tập trung vào khu vực nhà nước thâm dụng vốn trong khi khu vực này chỉ tạo 34% GDP và tạo ra 10% số việc làm. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra nhiều việc làm nhất (hơn 87% tổng số việc làm) lại chỉ chiếm 28% tổng đầu tư xã hội. Việc giải quyết mất cân đối này cần được coi là một phần của chính sách thúc đẩy tạo việc làm cho nền kinh tế.




  1. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, 2000 - 2009



Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc tạo đủ công ăn việc làm trong những ngành phát triển năng động để thu hút vào đó LLLĐ trẻ trong khi vẫn tránh được cái bẫy của một nền công nghiệp năng suất thấp và thâm dụng lao động.
Cũng cần lưu ý là những người làm việc được hưởng lương chính thức chỉ chiếm 23% tổng số lao động làm việc ở Việt Nam (theo Báo cáo về xu hướng việc làm của ILO năm 2009). Số 77% còn lại là người làm việc tự trả lương và làm việc trong khu vực phi chính quy gồm các doanh nghiệp qui mô nhỏ chưa đăng ký kinh doanh và các hộ gia đình. Do đó, tỷ lệ thống kê thất nghiệp chính thức có thể không tính đến đầy đủ mức thất nghiệp và không toàn dụng lao động của những người lao động tự trả lương (bao gồm cả những lao động nông nghiệp) và những người làm việc trong khu vực phi chính quy.

2.1.2.3. Năng suất lao động

Tăng NSLĐ chính là cốt lõi để đảm bảo duy trì kết quả của thành tựu phát triển đạt được. NSLĐ – định nghĩa ở đây là GDP bình quân người lao động – được đánh giá trên cả ba khía cạnh:




  • Thứ nhất, NSLĐ tăng có thể là kết quả của lao động có tay nghề cao hơn hoặc vốn đầu tư nhiều hơn, hoặc do yếu tố công nghệ, hiệu quả kỹ thuật thể hiện qua TFP hay sự kết hợp của tất cả các yếu tố này.




  • Thứ hai, NSLĐ bình quân tăng có thể là kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành có năng suất cao tăng lên, hoặc do tăng năng suất nội bộ ngành nhờ đổi mới sáng tạo.




  • Thứ ba, NSLĐ tăng có thể là do kết quả chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo các khu vực trong nền kinh tế (giữa khu vực nước ngoài và trong nước, giữa khu vực tư nhân và nhà nước) do mỗi khu vực có mức năng suất và tốc độ tăng năng suất khác nhau



Năng suất lao động tổng thể

- Mặc dù tốc độ tăng NSLĐ tổng thể tương đối cao, mức năng suất tuyệt đối của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước trong khu vực


NSLĐ của Việt Nam đã tăng liên tục kể từ năm 1986 tới nay, với tốc độ tăng tương đối cao so với các nước so sánh. Trong thời kỳ 1986 – 2009, NSLĐ của Việt Nam tăng trung bình 4,67% - cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN (tốc độ tăng trung bình của ASEAN là 3,73%) nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với tốc độ của Trung Quốc (7,26%). Tuy nhiên, trong các phần phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn liệu NSLĐ tăng cao chủ yếu là do sự chuyển dịch sang các ngành thâm dụng vốn hay do cải thiện về kỹ năng và công nghệ sản xuất.
Về mặt tuyệt đối, Việt Nam vẫn là quốc gia có NSLĐ thấp trong khu vực Đông Nam Á. Ví dụ năm 2009, NSLĐ của Việt Nam chỉ tương đương 14,9% của Xingapo, 9% của Mỹ, 40% của Thái Lan và 52,6% của Trung Quốc.


  1. So sánh xu hướng tăng năng suất lao động – Việt Nam so với
    một số nước châu Á, giai đoạn 1975 – 2009



Nếu so sánh năng suất lao động trong khu vực chế biến chế tạo, khu vực vốn được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng năng suất của Việt Nam, thì kết quả của Việt Nam còn khiêm tốn hơn nữa. Nếu lấy mốc năng suất của Hoa Kỳ vào năm 20006 là 100 thì năng suất của khu vực chế tác trong cùng năm đó của Việt Nam tương ứng là 2,4; của Ấn Độ là 4,3; của Inđônêxia là 5,2; của Trung Quốc là 6,9; của Thái Lan là 7; của Malaixia là 15,1; của Xingapo là 55,3 và của Hàn Quốc là 63,6 (Hình 2.11).




  1. Năng suất khu vực chế tạo năm 2000 – Việt Nam so với
    một số nước châu Á



Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với tăng năng suất




  • Năng suất tăng chủ yếu là do chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên tăng năng suất nội bộ ngành còn chậm

Trong giai đoạn 1996 – 2008, tốc độ tăng NSLĐ chỉ đạt trung bình 4,8% hàng năm từ một mức năng suất xuất phát điểm thấp. So với giai đoạn 1991-1999, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng NSLĐ trong giai đoạn 2000-2008 còn cao hơn nữa. Hình 2.12 dưới đây cho thấy, chuyển dịch cơ cấu ngành đóng góp tới hai phần ba tăng trưởng năng suất tổng thể trong giai đoạn 2000 – 2008, trong khi tăng trưởng năng suất nội bộ ngành chỉ đóng góp khoảng một phần ba. Điều đáng nói là sự chuyển dịch này phần lớn nhờ vào tác động của di chuyển lao động từ ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao hơn (chuyển dịch cơ cấu tĩnh). Trong khi đó số ngành có tốc độ tăng NSLĐ nhanh mà đồng thời tăng được tỷ trọng lao động vẫn còn ít hoặc nếu có thì tác động của chuyển dịch cơ cấu loại này (chuyển dịch cơ cấu động) đối với tăng năng suất chung là rất yếu. Kết quả này phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu trong hơn hai thập kỷ vừa qua chủ yếu theo chiều rộng, tức là sự thu hẹp của ngành nông nghiệp đi liền với mở rộng của ngành công nghiệp và dịch vụ xét cả về tỷ trọng đóng góp vào GDP lẫn tỷ trọng lao động.




  1. Nguồn lực của tăng trưởng NSLĐ trong giai đoạn 1991-1999 và 2000-2008


Tốc độ tăng NSLĐ trong nội bộ các ngành còn chậm cũng làm nảy sinh những lo ngại. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới (NICs) ở châu Á cho thấy tăng trưởng NSLĐ của nội bộ các ngành mới là nguồn lực chính của tăng trưởng NSLĐ tổng thể nền kinh tế. Ở Hàn Quốc, tăng trưởng NSLĐ nội bộ ngành đóng góp trung bình 83%, của chuyển dịch cơ cấu đóng góp 17% vào tốc độ tăng NSLĐ tổng thể trong giai đoạn tăng trưởng cao, 1963-1973. Tỷ lệ này là 69%, 31% trong giai đoạn 1973-1985 và 89%, 11% từ 1985-1996 (Bart Van Art và Marcel Timmer, 2003). Tương tự như vậy, 85% thay đổi NSLĐ của Xingapo trong giai đoạn 1970-2005 là do đóng góp của tăng NSLĐ nội bộ các ngành (ACI, 2009).


  1. Tốc độ tăng NSLĐ tổng thể và của một số ngành
    theo các kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và 2006 - 2009



Hình 2.13 cho thấy khu vực nông lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao nhất, trong khi trọng tâm đầu tư của Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung nhiều vào khu vực chế biến, chế tạo mới mức NSLĐ thấp hơn. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến là nơi tạo được nhiều việc làm, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành. Tuy nhiên, chủ yếu là do ngành này mở rộng quy mô sản xuất và hấp thụ lao động có trình độ thấp, chứ chưa đồng thời tăng quy mô và tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao.
Năng suất lao động theo thành phần kinh tế

- Có sự chênh lệch lớn về NSLĐ giữa các thành phần kinh tế: NSLĐ của khu vực FDI cao hơn nhiều nhưng đang có dấu hiệu giảm mạnh do xu hướng FDI dịch chuyển sang các ngành sử dụng nhiều lao động; NSLĐ của khu vực nhà nước cao do tập trung vào các ngành thâm dụng vốn; khu vực ngoài nhà nước có năng suất thấp nhất


Xem xét theo thành phần kinh tế, vào năm 2000, NSLĐ trong khu vực FDI cao gấp hơn 2 lần khu vực Nhà nước, 20 lần khu vực ngoài nhà nước và hơn 10 lần của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, khoảng cách năng suất này đang giảm mạnh chủ yếu do FDI dịch chuyển sang các ngành sử dụng nhiều lao động kể từ sau hội nhập. Nhiều doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ lạc hậu, một số doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. NSLĐ khu vực này có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2000 - 2007. Đến năm 2008, NSLĐ khu vực này chỉ cao hơn 7 lần so với khu vực ngoài nhà nước và chỉ bằng 90% khu vực nhà nước, tuy nhiên vẫn còn cao hơn 4 lần so với năng suất chung của nền kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có NSLĐ thấp, có khoảng cách rất xa với hai khu vực còn lại. Nguyên nhân vì khu vực này bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính quy, và hộ gia đình, kinh tế cá thể với tỷ lệ vốn – lao động thấp và điều kiện tiếp cận công nghệ hạn chế.


  1. Năng suất lao động theo thành phần kinh tế



2.1.3. Đánh giá chung

Tăng trưởng liên tục đã giúp Việt Nam đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD từ năm 2008 và nhiều chỉ số chất lượng sống đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong kết quả tăng trưởng khá ấn tượng vừa qua đã nổi lên ba vấn đề rất đáng quan tâm và là thước đo của NLCT.


Một là, mặc dù NSLĐ tăng liên tục trong hơn 20 năm qua, nhưng chủ yếu là do sự chuyển dịch sang các ngành thâm dụng vốn đã giúp tăng năng suất lao động, trong khi phải trả giá bằng hiệu quả của vốn và hiệu quả tăng trưởng thấp. Về mặt tuyệt đối, Việt Nam vẫn là nền kinh tế có NSLĐ thấp. Hai là, chênh lệch về thu nhập giữa nhóm dân số giàu nhất và nhóm dân số nghèo nhất có xu hướng gia tăng. Ba là, chất lượng môi trường ngày càng giảm sút, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, là đầu tàu tăng trưởng của cả nước. Việt Nam cũng đang chứng kiến quá trình đô thị hoá nhanh chóng, tạo sức ép lớn lên hạ tầng đô thị và việc tạo việc làm ngoài khu vực nông nghiệp.
Nguồn lực tăng trưởng của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó vốn vật chất là nguồn lực chính của tăng trưởng, trong khi đóng góp của TFP, trong đó có yếu tố công nghệ, thiếu ổn định và còn thấp. Việt Nam có tỷ lệ huy động LLLĐ cao và sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ cơ cấu dân số vàng trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của LLLĐ đã thấp, lại chậm cải thiện, nhất là nhóm lao động trẻ tuổi đã và đang là rào cản lớn đối với tăng trưởng NSLĐ.
Một điểm đáng lo ngại nữa là đóng góp rất thấp của tăng trưởng NSLĐ nội bộ các ngành vào tăng trưởng NSLĐ trong giai đoạn vừa qua. Mặc dù đóng góp cao của chuyển dịch cơ cấu đến tăng NSLĐ là tích cực, nhưng kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy trong dài hạn tăng trưởng NSLĐ nội bộ các ngành mới là nguồn lực chính của tăng trưởng năng suất. Do đó, các chính sách kinh tế tới đây cần tạo nền tảng để thúc đẩy tăng nhanh NSLĐ nội bộ các ngành, đó cũng chính là tăng NLCT của nền kinh tế.



    1. tải về 1.02 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương