Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?


I.3.  Nguyên tắc phát hành chứng khoán chuyển hóa



tải về 2.23 Mb.
trang31/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32

I.3.  Nguyên tắc phát hành chứng khoán chuyển hóa:

Pháp nhân đặc biệt thường là đầu mối tập trung dòng tiền từ nhiều loại tài sản chuyển hóa khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm của chứng khoán chuyển hóa không nhất thiết phải có một tài sản cụ thể nào đó để đảm bảo, Pháp nhân đặc biệt có thể kết hợp tùy ý các tài sản chuyển hóa để phát hành một hay nhiều loại chứng khoán chuyển hóa, miễn là thỏa mãn được nguyên tắc:



Tổng các luồng tiền vào có được từ thu nhập do các tài sản chuyển hóa mang lại, phải bằng tổng các luồng tiền ra để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các chứng khoán đã phát hành bao gồm chi phí trả lợi tức và hoàn vốn cho người đầu tư, và tất cả các chi phí phát sinh khác như chi phí phát hành, chi phí quản lý tài sản, chi phí để tăng mức tín nhiệm....

Mặc dù việc quản lý và điều phối chặt chẽ các dòng tiền ra và vào là khâu mấu chốt cho quá trình chuyển tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn, Pháp nhân đặc biệt vẫn hoàn toàn có thể chủ động trong quá trình kết nối người đầu tư với tài sản chuyển hóa, tạo nên tính đa dạng và biến hóa khôn lường của chứng khoán chuyển hóa. còn tiếp



Chứng khoán hoá - công cụ huy động vốn hiệu quả -phần 2

 II. LỢI ÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA



II.1.  Đối với các bên chủ đầu tư dự án:

-  Đối với phần vốn đi vay trong vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chứng khoán hóa là cơ hội để giảm chi phí trả lãi vay và tăng hiệu quả sinh lời của dự án,

-  Đối với phần vốn tự có được dùng đầu tư vào dự án, chứng khoán hóa là một biện pháp giúp chủ đầu tư nâng cao vòng quay vốn.  Vấn đề này cực kỳ quan trọng đối với những công ty chuyên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vì so với biện pháp phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để gọi vốn cho một dự án mới, việc “bán” đi phần vốn tự có trong các dự án đã tiến hành xong giai đoạn cơ bản thông qua quá trình chứng khoán hóa sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí phát hành,

-  Chứng khoán hóa mở ra khả năng huy động vốn cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, ngay cả khi dự án mới chỉ ở “trên giấy”.  Các Hợp đồng hoặc cam kết chắc chắn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho hoạt động của dự án khi đi vào vận hành, đều có khả năng biến thành tài sản có giá – hàng hóa trên thị trường tài chính.



II.2.  Đối với người đầu tư:

-  Có thêm một công cụ đầu tư mới với suất sinh lợi cao hơn trái phiếu chính phủ và độ tin cậy tương đối ổn định,

-  Tính thanh khoản của chứng khoán đảm bảo bằng tài sản tài chính chứng khoánABS khá cao nên người đầu tư có thể dễ dàng tham gia giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung,

-  Chứng khoán ABS là một công cụ hữu hiệu cho nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là cho nhà đầu tư có tổ chức,

-  Giảm thiểu được rủi ro có thể ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của chủ thể phát hành, do tính chất của chứng khoán ABS là chỉ phụ thuộc vào “chất lượng” của tài sản chuyển hóa.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG CHỨNG KHOÁN HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM:

III.1.  Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các dự án hạ tầng cơ sở:

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của các dự án hạ tầng kỹ thuật cho thấy, có một thực tế là các dự án hiện nay đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, hoặc có một phần vốn ngân sách, phần còn lại chủ yếu là vốn vay thông qua hình thức tín dụng thương mại với lãi suất cao và thời hạn vay ngắn. Về phía ngân hàng, các nguồn vốn cho vay chủ yếu xuất phát từ hoạt động huy động vốn ngắn hạn từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Trong tổng số 321.280 tỷ đồng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại chỉ có 30% là vốn trung, dài hạn trên 12 tháng.

Những con số này cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn trung và dài hạn của các ngân hàng hiện nay so với thực tế cho vay, và đã có một lượng vốn ngắn hạn rất lớn phải đem ra cho các dự án dài hạn vay. Chênh lệch về thời gian đáo hạn giữa nguồn vốn đi vay ngắn hạn, và các khoản cho vay dài hạn trong hệ thống ngân hàng, tạo nên rủi ro rất lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế này cho thấy trong tương lai rất gần, các dự án xây dựng cơ bản không thể cứ trông chờ vào nguồn tài trợ từ ngân hàng mà cần phải có một kênh tài trợ khác. Chứng khoán hóa có thể là lời giải cho nhu cầu này.

Thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa, các khoản vốn vay của ngân hàng có thể được “bán” cho pháp nhân đặc biệt, và được chuyển sang cho người đầu tư dưới dạng các trái phiếu thu nhập dài hạn.  Nhờ đó, các chủ đầu tư dự án có thể hoán chuyển các khoản nợ ngắn hạn từ ngân hàng, thành các nghĩa vụ nợ dài hạn đối với trái chủ. Về phía ngân hàng, vòng luân chuyển vốn được nâng cao, rủi ro về chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ.



III.2.  Các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn mô hình chứng khoán hóa:

Trong điều kiện hiện tại, thị trường chứng khoán của nước ta vừa mới ra đời và hiệu quả hoạt động chưa cao, nguồn hàng hóa cho thị trường còn rất hạn chế, trình độ và năng lực của các tổ chức tài chính trung gian còn khiêm tốn, việc đề xuất một mô hình có khả năng ứng dụng ngay cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn loại tài sản tài chính để chuyển hóa, loại chứng khoán chuyển hóa, và Pháp nhân đặc biệt.



III.2.1.  Lựa chọn loại tài sản tài chính:

Trước mắt, nghiệp vụ chứng khoán hóa chỉ có thể được áp dụng vào các dự án đã được nghiệm thu toàn bộ, hoặc từng phần, và đã được đưa vào khai thác có doanh thu, với tài sản chuyển hóa là các khoản vay ngân hàng hoặc vốn do ngân sách cấp. 

Từ góc độ kỹ thuật, loại tài sản tài chính này hội đủ tiêu chuẩn của tài sản chuyển hóa bao gồm khả năng sinh lợi độc lập và tính tách bạch của tài sản.  Từ góc độ thị trường, chứng khoán chuyển hóa từ các tài sản này có thể thuyết phục được các nhà đầu tư về mục đích và độ an toàn của việc đầu tư.

III.2.2.  Lựa chọn loại chứng khoán chuyển hóa:

Trên lý thuyết, cả cổ phiếu và trái phiếu đều có thể được sử dụng với tư cách là chứng khoán chuyển hóa. Mặc dù cổ phiếu có lợi điểm là thời gian đáo hạn vĩnh viễn, song bù lại người đầu tư lại yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn so với trái phiếu. Trong khi đó, trái phiếu có thời gian đáo hạn hữu hạn, và ràng buộc tổ chức phát hành với nghĩa vụ thanh toán cho trái chủ lãi và vốn gốc trái phiếu, trong suốt khoảng thời gian cho đến khi chứng khoán đáo hạn.

Đối với các dự án có thu phí, thời gian có thể khai thác thường không quá dài trung bình 10-15 năm, việc sử dụng cổ phiếu với vai trò chứng khoán chuyển hóa sẽ không phát huy được ưu thế vô hạn của vốn góp, mà còn tạo áp lực về lãi suất trên vốn đối với pháp nhân đặc biệt.

Hơn nữa, đối với các công trình công ích, phúc lợi công cộng có thu phí, mục đích của dự án là phục vụ cộng đồng, cho nên tỷ lệ phí thu chỉ được phép ở mức vừa đủ để thanh toán cho các chi phí quản lý khai thác công trình và trả lãi vốn vay.

Như vậy, việc lựa chọn chứng khoán chuyển hóa phải phụ thuộc vào tính chất và khả năng khai thác của từng dự án, song nhìn chung đối với loại tài sản chuyển hóa đã xác định như trên, trái phiếu sẽ có ưu thế hơn cả về mặt kỹ thuật và tính khả mại so với cổ phiếu.

III.2.3.  Lựa chọn loại hình của Pháp nhân đặc biệt:

Trong điều kiện hiện nay, Quỹ ủy thác đầu tư sẽ là sự lựa chọn ưu việt đối với một Pháp nhân đặc biệt trên phương diện bộ máy điều hành gọn nhẹ, và tính chuyên nghiệp hóa cao trong lĩnh vực chứng khoán hóa. Để có thể chỉ tập trung cho riêng hoạt động chứng khoán hóa, Quỹ Ủy thác nên được tổ chức theo dạng công ty quản lý quỹ, có trách nhiệm điều phối nhiều quỹ, mỗi quỹ tương ứng với từng tài sản, hoặc nhóm tài sản tài chính được chuyển hóa.

Quỹ ủy thác đầu tư có thể chỉ thực hiện nghiệp vụ quản lý các dòng tiền do tài sản tài chính đem lại, để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đi kèm với trái phiếu đã phát hành. Việc tổ chức thực hiện thu phí hoặc những nghiệp vụ liên quan đến kỹ thuật xây dựng, sẽ được giao khoán cho các tổ chức chuyên ngành thực hiện theo một mức phí đã thỏa thuận.

Như vậy, Quỹ ủy thác đầu tư hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ thu nhập và các chi phí, liên quan đến việc khai thác tài sản tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các sản phẩm chứng khoán chuyển hóa, phù hợp với khả năng sinh lời thực tế của tài sản tài chính, và đáp ứng được nhu cầu của người đầu tư.

Tóm lại, có thể phác họa sơ lược một mô hình chứng khoán hóa đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật và hiện trạng nền kinh tế nước ta, là mô hình trong đó Quỹ ủy thác đầu tư sẽ giữ vai trò là Pháp nhân đặc biệt, thực hiện chức năng tái cấu trúc lại các luồng vốn.  Tài sản được đưa ra chuyển hóa qua mô hình này là các khoản vốn góp của ngân sách nhà nước, hoặc các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại, để thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật.

Chứng khoán có tài sản đảm bảo được phát hành dựa vào các tài sản chuyển hóa nói trên, là các loại trái phiếu từ trung đến dài hạn, có mức lãi suất tương đối hấp dẫn đối với người đầu tư cao hơn mức lãi suất của trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, và có thể bằng lãi suất các loại trái phiếu do hệ thống ngân hàng thương mại phát hành.



Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát hành tăng vốn và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu - phần 1

A. Phát hành tăng vốn

Doanh nghiệp sau khi thành lập có thể bắt đầu huy động vốn. Việc tăng vốn có thể được thực hiện qua 2 hình thức:

-          Phát hành cổ phiếu mới có xem xét phát hành quyền

-          Phát hành cổ phiếu mới không xem xét phát hành thưởng



a.      Phát hành cổ phiếu mới có xem xét

Phát hành cổ phiếu mới có xem xét là phương thức thường được sử dụng bởi các công ty tại Hàn Quốc, Đài Loan. Các nhà đầu tư có thể đặt mua cổ phiếu mới đã được phát hành thông qua 3 cách sau:

-          Thông qua phát hành quyền cho các cổ đông hiện hữu.

Tùy theo bộ luật thương mại, cổ đông có quyền nhưng không có nghĩa vụ để mua các cổ phần trước. Nếu tất cả các cổ phần mới được phát hành không được mua hết trong thời hạn định trước, công ty có thể hoàn thành đợt phát hành mới bằng việc phân bổ phần còn lại cho tác đối tác.

-          Thông qua phân phối cho các bên đối tác.

Quyền mua cổ phiếu mới với quyền ưu tiên trước có thể được cấp cho các bên đối tác có quan hệ khăng khít với công ty phát hành ví dụ  như: các nhân viên, các đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp, các cổ đông chính.

-          Thông qua phát hành ra công chúng.

Được phép của hội đồng quản trị, công ty có thể phát hành ra công chúng theo ý muốn, tuy nhiên phải ngoại trừ quyền mua của các đông hiện hữu.



b.      Phát hành mới không có xem xét

Phát hành mới không có xem xét dẫn tới việc tăng tổng số cổ phiếu đăng lưu hành của công ty, tuy nhiên không có sự tăng vốn cổ đông hoặc tổng tài sản của công ty phát hành tại thời điểm phát hành. Kiểu tăng vốn này được phân thành 2 loại:

-          Chuyển đổi dự trữ.

Cổ phần mới được phát hành không có bất cứ sự thu hút nào các khoản tiền từ bên ngoài vào khi mà thặng dư vốn hoặc lợi nhuận giữ lại được chuyển thành vốn cổ phần.

-          Chuyển lợi nhuận thành vốn cổ phần nhằm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Lợi nhuận của công ty được chuyển thành cổ tức dưới dạng cổ phiếu và trả cho các cổ đông hiện hữu. Cổ tức cổ phiếu có được là tùy thuộc vào tỷ lệ phân bổ chứng khoán sở hữu của doanh nghiệp tới các cổ đông. Ngược lại với trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức của cổ phiếu được trả bằng cổ phiếu.

Tóm lại, việc tăng vốn của doanh nghiệp thường sẽ xem xét tới hai khả năng xảy ra, đó là:

-          Tăng cổ phần đã phát hành lên bằng cách phát hành cổ phiếu trên cơ sở giới hạn của vốn cổ đông.

-          Tăng vốn cổ đông bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn làm tăng vốn điều lệ của công ty. Khi tăng vốn bằng cách này, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên.

Ngoài ra còn có một số phương pháp phát hành tăng vốn khác như phát hành tại mức giá thị trường. Không giống như phát hành theo mệnh giá, đây là một phương thức mà giá của cổ phần được xác định bởi chính thị trường. Tại Hàn Quốc, trước khi vận dụng phương pháp này từ 12/1983, việc tăng vốn của các công ty được thực hiện trên cơ sở mệnh giá. Việc hướng dẫn hệ thống mới này chỉ ra rằng giá phát hành được xác định theo giá thị trường theo một tỷ lệ triết khấu nhất định do SEC Securities and Exchange Commision qui định. Sau 8/1987, tất cả các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc muốn tăng vốn đều thông qua hệ thống này. Sau đó, tháng 6/1991, tỷ lệ triết khấu hoàn toàn được thả nổi, mọi quyết định về tỷ lệ triết khấu được dựa trên quyết định của chính ban giám đốc điều hành công ty phát hành. Theo các qui định về quản lý tài chính của các công ty niêm yết, các công ty được phép phát hành cổ phần vốn tại mức giá thị trường ngoại trừ giá không bao gồm quyền hoặc giá cơ sở giảm xuống dưới mức mệnh giá.

Giá phát hành mới thường được xem xét giữa 2 lựa chọn, lấy lựa chọn nào có giá thấp hơn.

-          Lựa chọn thứ nhất là triết khấu từ mức giá không bao gồm quyền mua trong 5 ngày trước ngày ghi sổ.

-          Lựa chọn 2 có được bằng việc triết khấu giá cơ sở 7 ngày trước ngày đặt mua.

Lý do của việc xác định giá phát hành theo cách này là để cung cấp cho các cổ đông cơ hội đặt mua các cổ phiếu mới phát hành tại mức giá thấp nếu có thể. Các cổ đông hiện hữu thường tạo các quyết định mua hoặc không đối với các cổ phiếu mới trước ngày không quyền. Với lý do thời gian từ ngày không quyền tới lúc đặt mua thường lớn hơn 2 tháng, các cổ đông hiện hữu dễ bị đặt vào các tình huống biến động giá quá mức. Điều này có nghĩa là: trong giai đoạn này, nếu giá chứng khoán giảm và ai đó đặt mua cổ phiếu mới sẽ bị lỗ một khoản tương đương chênh lệch giữa giá thị trường và giá phát hành. Để đạt được lợi nhuận, cần thiết phải tính toán tới chọn lựa thứ 2 trên cơ sở giá thị trường đã giảm. Theo tính toán, khi giá thị trường của cổ phần hiện hữu đã tăng, lựa chọn 1 sẽ trở thành thực tế giá cho việc phát hành. Ngược lại khi nó giảm, lựa chọn 2 sẽ là giá phát hành thực tế.

Thí dụ:

·         Lựa chọn thứ nhất.



Giá không quyền  =   giá cơ sở + giá lựa chọn 1 x tỷ lệ tăng vốn / 1 + tỷ lệ tăng vốn

Trong đó giá cơ sở được xác định như sau:

“Giá cơ sở là trung bình giá thị trường hoặc giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày cơ sở trước ngày ghi sổ 5 ngày 1 ngày” lấy giá thấp. Nghĩa là giá cơ sở có thể là 1 trong 2 giá sau, ở đó lấy giá nào thấp hơn:

-          giá đóng cửa trước ngày cơ sở 1 ngày.

-          giá trung bình= a + b + c / 3 trong đó:

+ a : Trung bình đóng cửa có trọng số khối lượng của các phiên trước ngày cơ sở 1 tháng.

+ b : Trung bình đóng cửa có trọng số khối lượng của các phiên trước ngày cơ sở 1 tuần.

+ c  : Giá đóng cửa ngày trước ngày cơ sở 1ngày.

Giá lựa chọn 1 =  giá không quyền  x  1 - tỷ lệ triết khấu

·         Lựa chọn thứ hai. Giá lựa chọn 2 =  giá cơ sở  x  1 - tỷ lệ triết khấu



Trong đó:

- “Giá cơ sở là trung bình giá thị trường hoặc giá đóng cửa của ngày giao dịch sau ngày khóa sổ 53 ngày 1 ngày” lấy giá thấp. Trung bình giá thị trường=a+b/2 trong đó:

       +a :  trung bình giá đóng cửa của 1 tuần gần ngày cơ sở  nhất nghĩa là trước ngày đặt mua 7 ngày.

       +y :  giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày cơ sở.

Và cuối cùng là giá phát hành có thể là 1 trong 2 giá trên với giá nhỏ hơn.

B. Trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là nhằm giữ lại các khoản lợi nhuận, thặng dư hoặc các khoản tiền của các quĩ nhằm củng cố lượng tiền mặt hiện có trong vốn của cổ đông cũng như của Doanh nghiệp để thúc đẩy việc đầu tư, kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Không có sự thay tăng giảm nào về vốn cổ đông cũng như tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ phần tăng lên. còn tiếp  



Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát hành tăng vốn và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu - phần 2

B. Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Tại các Sở giao dịch chứng khoán của các nước có nền kinh tế phát triển, việc áp dụng hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đã diễn ra rất lâu. Ngoài việc tuân thủ các qui định của Luật áp dụng đối với các công ty cổ phần, các qui định và hướng dẫn của Sở giao dịch, UBCK các nước, việc chi trả cổ tức theo hình thức như thế nào sẽ tùy thuộc vào quyết định của Đại hội cổ đông hoặc của Hội đồng quản trị công ty trên cơ sở xem xét của Đại hội cổ đông.

ở Việt Nam, theo mục 1, điều 67, Luật Doanh nghiệp về chi trả cổ tức, công ty cổ phần chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật. Việc chi trả cổ tức do quyết định của Đại hội cổ đông công ty. Thông thường một công ty làm ăn có lãi sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt. Khoản tiền này được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trích lập các quĩ theo qui định của pháp luật doanh nghiệp, theo điều lệ của công ty và giữ lại một phần nhằm tái đầu tư phát triển sản xuất. Cũng theo Luật Doanh nghiệp, Cổ tức được định nghĩa là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phần. Như vậy trong các văn bản pháp luật hiện hành của chúng ta chưa hề có qui định nào nói về việc chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu.

Tuy nhiên tại các thị trường chứng khoán trên thế giới, có rất nhiều trường hợp các công ty không chi trả cổ tức dưới dạng tiền mặt. Thay vào đó, tùy thuộc vào tình hình công ty và quyết định của Đại hội cổ đông, các công ty sẽ chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu. Khi đó, các vấn đề sau sẽ được lưu tâm:



a.      Nguồn cổ phiếu dùng chi trả cổ tức.

-          Phát hành mới.

Việc phát hành mới cổ phiếu phục vụ chi trả cổ tức như đã nói trên trong phần phát hành tăng vốn. Tuy nhiên việc phát hành mới này không làm tăng vốn cổ đông do một mặt lượng cổ phiếu mới tăng lên làm cho lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên và vốn cổ phần theo đó tăng lên nhưng thực chất nó được chuyển đổi từ lợi nhuận, thặng dư vốn của công ty được giữ lại thay vì đem chi trả cho cổ đông dưới dạng tiền mặt.

-          Cổ phiếu Ngân quĩ.

Cổ phiếu Ngân quĩ là cổ phiếu mà công ty đã mua lại trên thị trường. Có nhiều lý do để công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành trên thị trường, nhưng mục tiêu chủ yếu là tăng lợi nhuận chi trả cho cổ đông do số cổ phiếu mua lại này không có quyền nhận cổ tức, ngăn ngừa việc thâu tóm công ty, tăng lợi nhuận từ chính việc mua bán lại này, phục vụ cho việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu..

ở Việt Nam, theo qui định trong Điều 65 về mua lại cổ phần theo quyết định của công ty  của Luật Doanh nghiệp,  Điều 54 Qui chế Thành viên, Niêm yết, Công bố Thông tin và Giao dịch Chứng khoán, tổ chức niêm niêm yết có quyền và chỉ được phép mua lại không quá 30% tổng số cổ phiếu phổ thông, một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu khác đã phát hành và phải nộp đơn xin phép theo qui định của TTGDCK. Do đó nếu được phép thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, lượng cổ phiếu để chi trả cổ tức cũng sẽ nằm trong giới hạn trên đây.



b.      Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu nhận được trên số lượng cổ phiếu đang nắm giữ.



Ví dụ: Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 10%, như vậy nếu 1 cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu sẽ được chi trả cổ tức tương ứng với 10 cổ phiếu.

c.       Loại cổ phiếu và số lượng.

-          Loại cổ phiếu: Loại cổ phiếu được chi trả cổ tức có thể bao gồm các loại như: cổ phiếu thường; cổ phiếu ưu đãi.

-          Số lượng: Tổng số lượng cổ phiếu dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông do Đại hội cổ đông công ty công quyết định căn cứ trên thực tế lợi nhuận của công ty và việc cân đối các khoản tiền cũng như nhu cầu về tiền mặt của công ty.

d.      Phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

-          Ngày ghi tên vào danh sách cổ đông.

Người đang nắm giữ cổ phiếu muốn nhận được cổ tức phải có tên trong danh sách cổ đông vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Do đó, tổ chức niêm yết thường sẽ phải công bố thông tin việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trước ngày kết thúc năm tài chính một khoảng thời gian nhất định. Điều này cho phép người đầu tư có thể lựa chọn xem mình có nên tiếp tục nắm giữ hay bán cổ phiếu.

-          Phương án chi trả đối với các cổ đông nắm giữ số lẻ cổ phiếu.

Nếu số cổ tức chi trả bằng cổ phiếu là một số lẻ, cổ đông sẽ nhận được số cổ phiếu chẵn, phần lẻ còn lại sẽ được qui đổi thành tiền mặt và thanh toán cho cổ đông.

Ví dụ:  Một cổ đông sở hữu 70 cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 5%. Như vậy, số lượng cổ phiếu nhận được sẽ là 3,5 cổ phiếu. Tổ chức niêm yết sẽ gom tất cả những phần cổ phiếu lẻ và bán ra thị trường sau đó thanh toán bằng tiền cho cổ đông. Như vậy vẫn đảm bảo được số lượng phát hành mà thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư. Đối với trường hợp trên đây, cổ đông nắm giữ 70 cổ phiếu sẽ nhận được 3 cổ phiếu và phần tiền qui đổi từ 0,5 cổ phiếu lẻ.

-          Các thay đổi sẽ xảy ra đối với cổ phiếu đang lưu hành.

Trong khoảng thời gian nhất định như đã nói trên đây trước khi kết thúc năm tài chính, tổng số cổ phiếu của tổ chức niêm yết có thể tăng lên do một số các trường hợp đặc biệt như : cổ đông thực hiện các quyền kèm theo cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Điều này dẫn đến thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Do đó, tổ chức niêm yết sẽ phải công bố rõ ràng về các các khả năng xảy ra thay đổi này.

e.      Ngày thông qua nghị quyết của Ban giám đốc về việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Thông thường, tỷ lệ chi trả cổ tức có thể thay đổi, vấn đề này quyết định ra sao tùy thuộc vào Đại hội cổ đông. Công ty phải thực hiện công bố thông tin về việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và các vấn đề liên quan ra công chúng trước khi thực hiện chi trả một khoảng thời gian nhất định.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, việc xem xét và định hướng trước về chi trả cổ tức dưới hình thức cổ phiếu đang được xem xét. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó, cần giải quyết các vấn đề sau đây:

1.       Xem xét bổ sung các qui định về vấn đề này đối với các văn bản pháp luật liên quan, trong đó quan trọng nhất là Luật Doanh nghiệp, Nghị định 48 của CP, các qui định, qui chế liên quan của UBCKNN về việc phát hành tăng vốn đối với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, các qui định về điều lệ Doanh nghiệp.

2.       Khẩn trương xây dựng và nghiên cứu các qui trình hướng dẫn thủ tục liên quan đến việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các tổ chức niêm yết, trong đó lưu ý tới các vấn đề như sau:

-      Ngoại trừ việc tuân thủ các qui định trong điều lệ công ty, Ban giám đốc công ty xem xét các vấn đề liên quan tới việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu như: nguồn chi trả, tỷ lệ chi trả, ngày đăng ký cuối cùng, ngày chi trả, biện pháp giải quyết đối với các phần lẻ của cổ phiếu..

-      Hướng dẫn công bố thông tin và gửi thông báo cần thiết tới Sở giao dịch cũng như UBCK.

-      Hướng dẫn nộp hồ sơ xin phép phát hành bổ sung tăng vốn trong đó ghi rõ mục tiêu nhằm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo các qui định mới.

-      Các qui trình kết hợp với Sở giao dịch, UBCK trong việc thực hiện đóng sổ cổ đông, xác định chủ sở hữu thực sự được phép chi trả cổ tức, thông báo cho cổ đông, những người sẽ nhận được cổ tức bằng cổ phiếu.

-      Đăng ký thay đổi vốn với cơ quan có thẩm quyền.

-      Hướng dẫn Chuẩn bị và trình các tài liệu, đơn liên quan đến niêm yết bổ sung.

Trong trường hợp các thủ tục trên đã tiến hành xong, Sở giao dịch cần có lộ trình cụ thể căn cứ trên thông báo của tổ chức niêm yết, các giấy phép đã cấp để thông báo về ngày giao dịch không cổ tức, tiến hành tính toán chỉ số chứng khoán trên cơ sở thay đổi về số lượng cổ phiếu bổ sung niêm yết của công ty.


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương