Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?


Gián đoạn vượt đường biên



tải về 2.23 Mb.
trang27/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32

Gián đoạn vượt đường biên là gián đoạn ở giai đoạn giá vượt ra ngoài đường biên. Ví dụ, nếu giá vượt khỏi đường biên trên của tam giác đi lên thì sẽ xuất hiện loại gián đoạn này. Tam giác đi lên tạo nên số cầu cường độ cao được đáp ứng bằng số cung tại một giá cố định. Giả sử giá của việc phân phối cổ phiếu là 40.

Những người nắm giữ cổ phiếu thấy giá tại 40 xuất hiện nhiều lần, giá dừng tại đó và giá đi xuống trở lại. Vì vậy, họ hoặc là tham gia vào đám đông bán tại giá 40, hoặc họ suy tính rằng nếu giá đã vượt qua 40 thì sẽ tiếp tục tăng sau đó ở mức cao hơn. Vì vậy, hoặc họ chào bán với giá thấp hơn 40 hoặc cao hơn 40. Kết quả là một khoảng trống trên đồ thị ngay tiếp phía trên 40. Do đó khi toàn bộ số cung tại giá 40 đã được đáp ứng mua hết thì người mua tiếp theo sẽ không tìm thấy lệnh chào bán tại 40 1/8 hoặc 40 1/4. Họ phải tăng giá chào mua đến 1 điểm hoặc hơn để có thể nhận được cổ phiếu. 

Gián đoạn kế tục không sinh ra từ các định dạng, mà xuất hiện trong giai đoạn tăng giá hoặc giảm giá đột biến nhanh chóng. Khi có sự tiến triển từ từ của giai đoạn tích tụ của thị trường con bò tót thì xu thế đi lên của giá sẽ lấy được cường độ, tăng tốc trong vài ngày, hoặc vài tuần, và sau đó bắt đầu hết đà khi số cung tăng lên do động lực thu lợi nhuận tạo ra. khối lượng giao dịch đạt đỉnh tại điểm vượt biên, giảm ở điểm giữa của đợt tăng giá, và sau đó sẽ tăng tốc với khối lượng giao dịch đặc biệt cao khi kết thúc đợt tăng giá.

Tại đợt tăng giá này có một sự giảm khối lượng giao dịch nhanh chóng, thì chắc chắn sẽ xuất hiện gián đoạn tại thời điểm khi yết giá thay đổi nhanh chóng kể cả khối lượng giao dịch. Thời điểm đó xuất hiện ở giữa khoảng xuất hiện việc vượt ra ngoài biên và ngày đảo chiều hoặc củng cố ở giai đoạn sau. Vì vậy, giá cổ phiếu sẽ đi một quãng xa ngoài điểm gián đoạn bằng khoảng giữa điểm gián đoạn và điểm vượt ra ngoài đường biên. 



Gián đoạn kiệt quệ liên hệ với một đợt tăng hoặc giảm giá nhanh chóng dẫn đến sự kết thúc của một đợt tăng hoặc giảm giá. Gián đoạn kế tục xuất hiện ở giữa giai đoạn tăng giá với khối lượng giao dịch lớn, sau đó giảm tốc độ tăng và dừng lại do kháng cự thắng thế. Nhưng có khi xu hướng gia tăng giá không dẫn đến việc tăng dần kháng cự và sự chững lại, mà vẫn tiếp tục gia tăng cho đến khi giá vấp phải bức tường đá của số cung hoặc số cầu, nếu là xu thế giảm và dẫn đến sự kết thúc đột ngột trong một ngày giao dịch khối lượng lớn. Trong trường hợp đó thì xuất hiện gián đoạn lớn tại điểm kết thúc. Đó là gián đoạn kiệt quệ.

m. Định dạng củng cố

Khi giá cổ phiếu đi theo xu thế cấp một tăng hoặc giảm với tốc độ quá nhanh, giá sẽ đạt tới một điểm mà tại đó lực lượng cung cầu sinh ra nó sẽ bị cạn kiệt. Khi đó hoặc xảy ra việc đảo chiều của xu thế cấp một hoặc cấp hai, hoặc phải củng cố lại vị trí của nó, dưới hình thức đường rẽ ngang bao gồm các dao động nhỏ, cho đến khi đủ sức tiếp tục đi theo xu thế cũ của nó. 

Định dạng tam giác hoặc hình bình hành cũng có thể đóng vai trò củng cố hoặc đảo chiều. Thường thì trong bốn trường hợp có ba trường hợp của định dạng tam giác là củng cố, cũng như vậy đối với hình bình hành. Theo lý thuyết Dow thì đồ thị của chỉ số trung bình cũng có thể có định dạng củng cố hoặc đảo chiều. 

n. Định dạng hình cờ vuông và hình cờ tam giác

Hình cờ vuông có dạng hình bình hành, hoặc dốc xuống nếu ở trên đường thị trường con bò tót hoặc dốc lên nếu ở trên thị trường con gấu. Đó là khoảng dao động nhỏ lên xuống, theo hình bình hành, có chiều đi ngược lại với xu thế chung trước đó. 

Xét hình cờ vuông đối với xu thế tăng giá. Sau khi giá gia tăng đáng kể, hầu như dốc thẳng đứng, sẽ xuất hiện hình cờ vuông, ở giai đoạn tăng giá này khối lượng giao dịch tăng lên và đạt đỉnh cao. Khối lượng này là tín hiệu cảnh báo rằng những người sở hữu cổ phiếu đang thu lợi nhuận. Nhưng áp lực thu lợi nhuận đã kìm hãm giá. Giá bắt đầu chững lại, đi xuống dốc một hai điểm với khối lượng giao dịch giảm đi. Một đợt tăng giá tiếp theo nhưng không đủ sức đạt mức giá và khối lượng trước đây. Tiếp đó là đợt phản ứng với giá thấp hơn đáy lần trước và đồng thời khối lượng giao dịch giảm. Tiếp đó là các đợt dao động nhỏ tương tự, với mỗi đỉnh và đáy lần sau thấp hơn lần trước và khối lượng giao dịch tiếp tục giảm. Trên đồ thị là một đường tăng giá gần thẳng đứng, tiếp đó là giai đoạn đường rẽ theo chiều giảm giá có hai đường biên của các đỉnh và đáy. Nó có biểu tượng hình cờ vuông. 

Thường thì một đợt tăng và giảm trong hình cờ kéo dài ba bốn ngày. Trường hợp khác thì giá đi lên đi xuống giữa hai đường biên trong một hai ngày. Nếu độ rộng của hình cờ vuông tính từ đỉnh đến đáy càng lớn thì thời gian càng kéo dài để kết thúc một dao động.

Quá trình tạo ra các dao động nhỏ này có khi kéo dài từ 5 ngày đến một tuần nếu hình cờ quá hẹp. Khối lượng giao dịch phải giảm đi đến tối thiểu. Sau đó bất ngờ giá sẽ nhảy vọt với hoạt động gia tăng và chuyển sang một giai đoạn mới tăng giá hầu như là giống với đợt tăng giá trước hình cờ. 

Sự khác nhau giữa hình cờ vuông và hình cờ tam giác là ở chỗ hình cờ tam giác có hai đường biên cắt nhau. Hình cờ tam giác là một tam giác đi xuống khi nằm trên xu thế cấp một tăng giá, và đi lên khi nằm trên xu thế cấp một giảm giá. Nó xuất hiện sau một giai đoạn giá gia tăng giảm và khối lượng giao dịch giảm đi một cách nhanh chóng. 

Hình cờ vuông và hình cờ tam giác đặc trưng cho giai đoạn thị trường chuyển động nhanh chóng. Chúng xuất hiện ở giai đoạn sôi động của thị trường con bò tót, tiếp sau giai đoạn tích tụ và khi giai đoạn phát triển có trật tự đã đi qua. Vì vậy việc xuất hiện hình cờ vuông và hình cờ tam giác là sự cảnh báo rằng giai đoạn tăng giá đã đến tuần cuối cùng. Giai đoạn chuyển biến nhanh chóng của thị trường con gấu là giai đoạn thứ hai thường được đặc trưng bởi sự xuống dốc trong hoảng loạn. Vì vậy, hình cờ vuông và hình cờ tam giác xuất hiện rất ngắn ngủi – hoàn thành trong ba bốn ngày, ở giai đoạn các tháng cuối cùng của thị trường con gấu việc hình thành hình cờ vuông và hình cờ tam giác kéo dài lâu hơn bốn tuần trở lên, và được đặc trưng bởi hoạt động tăng lên ở đợt tăng giá và giảm đi ở đợt phản ứng.

Phân tích kỹ thuật: Hỗ trợ và kháng cự, Đường xu thế

a. Khái niệm hỗ trợ và kháng cự 

Hỗ trợ và kháng cự là một tiếp cận khác hoàn toàn với tiếp cận định dạng trình bày trước đây về hành vi của thị trường. Nó cho phép đưa ra quy tắc lựa chọn cổ phiếu để mua hoặc bán, trong việc đánh giá diễn biến giá cả của cổ phiếu và xác định vùng có vấn đề. Một số nhà phân tích đã xây dựng cho mình một hệ thống riêng chỉ dựa vào khái niệm hỗ trợ và kháng cự và không cần để ý đến các định dạng giá cả và khối lượng nêu ở trên.

Hỗ trợ được hiểu như sau: ví dụ, một đám đông hỗ trợ cổ phiếu A tại giá 60, tức là sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu A với giá thấp hơn 5 điểm so với 60. Hỗ trợ là việc mua một khối lượng cổ phiếu đủ lớn để ngăn chặn xu hướng giảm giá trong một giai đoạn nào đó. Kháng cự được hiểu là ngược lại với hỗ trợ: bán cổ phiếu với khối lượng đủ lớn để đáp ứng tất cả các khoản chào mua, và do đó ngăn chặn không cho giá tăng lên. Như vậy, hỗ trợ và kháng cự gần như được hiểu là cầu và cung tương ứng.

Mức hỗ trợ là mức giá tại đó có đủ một khối lượng cầu mua cổ phiếu để ngăn chặn xu hướng giảm giá, hoặc có thể tăng giá. Mức kháng cự là mức giá tại đó có đủ chứng khoán cung ra để ngăn chặn xu hướng tăng giá. Vậy vùng hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu và vùng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Ví dụ, đường biên phía trên của hình thang là mức kháng cự, còn đường biên phía dưới là mức hỗ trợ. Đường biên phía trên của tam giác đi lên là mức kháng cự.

Cơ sở của dự đoán từ lý thuyết hỗ trợ và kháng cự là khối lượng giao dịch của một loại cổ phiếu có xu hướng tập trung lớn tại một số mức giá, tại đó có nhiều cổ phiếu được trao tay nhau. Vì bất kỳ mức giá nào mà tại đó có khối lượng lớn giao dịch xảy ra thường là điểm đảo chiều của xu thế cấp một, cấp hai, cấp ba, vì vậy đảo chiều tại các mức giá đó luôn luôn có thể xảy ra. Tuy vậy, cần chú ý rằng các mức giá này thường xuyên thay đổi vai trò từ hỗ trợ sang kháng cự và ngược lại.

Một đỉnh, khi giá cổ phiếu đã vượt qua, có thể trở thành vùng đáy của xu thế đi xuống ở giai đoạn sau này, và một đáy cũ, một khi giá đã tụt qua nó, có thể trở thành vùng đáy của giai đoạn tăng giá sau này.



b. Ví dụ giải thích

Giả sử giá tăng, đạt 65, 68, 70. Chủ sở hữu cổ phiếu cho rằng họ đã nhận định đúng, vì vậy họ vẫn chờ đợi. Nhưng sau đó giai đoạn giá tăng chấm dứt và giá bắt đầu tụt xuống 67, 65, 62, 60. Chủ sở hữu sẽ lo lắng nhưng họ vẫn tin sẽ có cơ hội thu lãi. Tại 60 giá bắt đầu chững lại một thời gian, sau đó giá giảm đột ngột. Người ta vẫn hy vọng việc giảm đột ngột này chỉ là sự điều chỉnh, nhưng hy vọng sẽ tiêu tan khi xu thế đi xuống vẫn tiếp tục. Các chủ sở hữu cổ phiếu bắt đầu lo thực sự:

có cái gì đó sai trái ở đây? Khi giá tụt đến 55 thì không còn hy vọng thu lợi nhuận. Họ lập luận rằng phải kiên nhẫn chờ để giá quay trở lại 60 và tại đó họ sẽ rút lui khỏi thị trường. 

Bây giờ ta xét trường hợp xu thế đi lên. Giá cổ phiếu đạt 12, sau đó tăng đến 24 và do đó người sở hữu cổ phiếu bán ra để thu lợi nhuận. Cổ phiếu phản ứng, tụt xuống 21 và người đầu tư thấy mình đã gặp may. Nhưng sau đó giá lại vượt lên 30. Người chủ sở hữu cổ phiếu trước đây cảm thấy bị hớ, do đó họ lại muốn mua lại cổ phiếu, nhưng họ sẽ không mua với giá cao hơn 24. Đó là diễn biến chung của tâm lý thị trường. 

Như vậy chúng ta đã giải thích nguyên lý cơ bản của mức hỗ trợ và kháng cự. Cần chú ý rằng sự cân bằng cung và cầu trên thị trường là vấn đề tế nhị. Chỉ cần có một mức cung dư thừa nhỏ là có thể kiềm chế sự tăng giá, và chỉ cần một mức cầu dư thừa là có thể kìm hãm sự giảm giá. Tất cả các nhà giao dịch đều theo dõi sát sao thị trường và có thể nhận ra ngay một sự thay đổi của tình hình, và họ sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi khi sự thay đổi của xu thế xuất hiện. Vì vậy chỉ cần thêm một ít các lệnh mua hoặc lệnh bán cổ phiếu là có thể kéo theo sự chuyển giao hàng nghìn cổ phiếu. 

Các nhà giao dịch và các nhà đầu tư khi họ tạo nên mức hỗ trợ hoặc kháng cự đều là những người có kinh nghiệm và thông thái trong việc tham gia vào hoạt động thị trường. Ví dụ, như trên đã nêu ra, những người mua tại giá 60 chắc chắn là thông minh hơn những người mua tại đỉnh 70 hoặc tại các điểm trong giai đoạn giảm giá xuống 60. Như vậy có thể nói rằng họ đánh giá tình hình sau này một cách thận trọng và khôn ngoan hơn những người bảo thủ quyết định ra khỏi cuộc chơi bằng cách bán ra khi thị trường đang hồi phục. Tức là khi thị trường chuyển sang xu thế giảm và họ đã mua cổ phiếu với giá cao thì nay họ chờ đợi cơ hội để bán ra với giá thấp hơn là mức kháng cự. Những người thông minh sẵn sàng chịu hy sinh vài điểm để tránh rơi vào tình thế thua lỗ quá lớn. 

Cũng vậy, tại thị trường con bò tót nhà đầu tư sẵn sàng trả thêm hai ba điểm để thay thế các cổ phiếu bán ra trước đây. Như vậy có một đặc trưng phản ứng đối với thị trường con bò tót là giá chỉ giảm đến một mức giới hạn của hỗ trợ - và đối với thị trường con gấu thì đợt tăng giá chỉ đạt mức thấp nhất của vùng kháng cự. 

c. Đánh giá cường độ của hỗ trợ - kháng cự

Nguyên lý đầu tiên là kháng cự trong giai đoạn tăng giá phải được đáp ứng tại mọi mức giá bởi số lượng cổ phiếu tồn đọng lần trước đó - số cổ phiếu mua trước đó tại mức giá này và người sở hữu chúng muốn bán hết ra để tránh bị lỗ. Vì vậy, khối lượng cổ phiếu là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá sức mạnh của vùng kháng cự.

Tại một đáy mà chỉ có 400-500 cổ phiếu trao tay không thể làm mức kháng cự đối với đợt tăng giá sau này, nhưng nếu tại đáy mà có không khí bán cổ phiếu mức hàng nghìn sẽ tạo ra mức cung tiềm năng sau này, sau khi giá giảm dưới đáy trước và sau đó giá lại tăng để hòng vượt qua đáy trước đây.

SHình bình hành hoặc tam giác đi xuống có một số đáy bằng nhau. Chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về mức kháng cự này bằng cách cộng tất cả các giao dịch tại các đáy này. Nếu chỉ có một đáy với khối lượng giao dịch khá lớn thì đó có nhiều khả năng là mức kháng cự hơn là trường hợp có nhiều đáy với tổng khối lượng giao dịch bằng trường hợp trên.

Tiêu chuẩn thứ hai là mức độ giảm giá sau đó, tức là giá phải tăng trong một khoảng bao nhiêu để đạt mức đáy cũ, là mức ta dự kiến đánh giá kháng cự. Nếu khoảng cách càng lớn thì khả năng mức kháng cự càng nhiều. Ví dụ cổ phiếu bán ra trong giai đoạn giảm giá từ 30 xuống 20, sau đó ngập ngừng tại 20 trong vài ngày, tăng lên 24 và sau đó giảm xuống 19. Người đầu tư đã mua cổ phiếu giá 20 sẽ không lo lắng về tình hình này. Nếu giá bắt đầu tăng từ 19 thì sẽ có một ít số người quan tâm đến việc bán ra tại 20. Nếu giá tụt xuống 18 sau đó tăng trở lại, thì có nhiều người hơn muốn bán ra cổ phiếu tại giá 20. Còn nếu là tăng từ giá 17 thì 20 sẽ là mức kháng cự. 

Như vậy, không thể tìm được nhiều cổ phiếu bán ra cung tại đáy ở trong khoảng 20 đến 35 nếu như không có mức giá thấp hơn 10% ở dưới khoảng trên. Quy tắc 10% không áp dụng đồng đều cho mọi cổ phiếu. Ví dụ, cổ phiếu có giá 3 đến 4 khác với loại cổ phiếu giá từ 20 đến 35. 

Mặt khác, cần chú ý đến mức độ giảm giá. Nếu giá từ 20 đến 24 giảm xuống 12 thì không những các nhà đầu tư đã mua vào với giá 20 sẵn sàng bán ra với mức giá đó, mà các nhà đầu tư đã mua với giá 12 cũng sẵn sàng bán ra với giá 20. Nhưng nhà đầu tư nếu mua cổ phiếu tại giá 18 thì không sẵn sàng bán ra với giá 20.

Tiêu chuẩn thứ ba đánh giá cường độ của kháng cự tại một đáy trước đây là khoảng thời gian dài hay ngắn tính từ lúc xuất hiện đáy này trở đi và bản chất của diễn biến thị trường sau đó. Ví dụ đáy của xu thế cấp hai hình thành trong giai đoạn đầu của thị trường con bò tót sẽ có mức độ kháng cự thấp nếu sau đó giá giảm trong một thời gian dài một năm để sau đó đần dần tăng lên sau bốn năm. Việc bán ra cổ phiếu sau một hai năm sẽ có nhiều khả năng hơn là việc bán ra cổ phiếu sau bốn năm. 

Nếu vùng kháng cự đã bị tấn công một lần và sau đó giá lại giảm thì cường độ kháng cự sau này sẽ yếu đi. Vì một số cổ phiếu tồn đọng trước đã bán ra, do đó đợt tấn công thứ hai sẽ có ít cổ phiếu trong tay có thể tung ra để kháng cự lại xu thể tăng giá. 

Như vậy, chúng ta đã ra ba tiêu chuẩn về cường độ kháng cự: khối lượng, khoảng cáchthời gian. Tuy vậy, sự suy đoán của bản thân người đầu tư là nhân tố đặc biệt quan trọng.



d. Đánh giá mức giá cụ thể

Trong thực tế mua bán chứng khoán, việc xác định chính xác vùng hỗ trợ và kháng cự không phải dễ dàng. Vấn đề là xét loại đồ thị có ích nhất trong việc xác định mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Đối với các diễn biến cấp ba thì đồ thị theo ngày là nguồn thông tin duy nhất, và đồ thị theo ngày kéo dài trong một năm sẽ có ích cho việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự của xu thế cấp hai. Tuy vậy, đồ thị theo ngày không cho một bức tranh toàn cảnh về triển vọng dài hạn để xác định mức hỗ trợ và kháng cự của xu thế cấp một và hai. Đồ thị theo tuần, gồm mức giá và khối lượng giao dịch, kéo dài trong cả một thời kỳ của thị trường con bò tót và thị trường con gấu là hữu ích đối với việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự. 

Nếu nói về xu thế chung, thì chúng là một cách biểu diễn lý tưởng của tất cả diễn biến thực tế cụ thể. Nếu nó là xu thế đi lên thì nó bao gồm các đợt lên xuống mà mỗi đợt mức lên lại cao hơn mức đi xuống trước đó. Ví dụ tăng đến 10, giảm xuống 6, tăng lên 15, giảm xuống 10, tăng lên 20. Vì vậy, việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự phải qua kinh nghiệm phân tích các đồ thị cụ thể.

e. Sự diễn biến của một xu thế

Giả sử cổ phiếu đang ở xu thế thị trường con bò tót, tăng từ 12 lên 24, và tại đó khối lượng bán ra khá lớn. Kết quả là xuất hiện phản ứng: có sự điều chỉnh xu thế cấp hai từ 24 xuống 18, hoặc một dãy các dao động nhỏ hình thành nên trạng thái điều chỉnh, từ 24 xuống 21. Tiếp theo sự điều chỉnh là một giai đoạn tăng giá xuất hiện, đạt tới 30 trước khi vấp phải khối lượng cung cổ phiếu tập trung. Vậy xuất hiện một đợt phản ứng mới, hoặc là điều chỉnh cấp ba hoặc cấp hai. Nếu vậy thì sau đó mức hỗ trợ ở đâu? Tất nhiên là tại 24, là mức của đỉnh lần đầu. Như vậy, trước đó đỉnh này làm chức năng kháng cự, và nay làm chức năng hỗ trợ.

Giả sử có xu thế cấp một giảm giá. Ví dụ đỉnh của xu thế cấp một giảm từ 70 xuống 50. Tại 50 xuất hiện không khí bán tạm thời cổ phiếu. Tại 50 có khối lượng lớn cổ phiếu được giao dịch, tiếp đó giá tăng đến 60. Tại 60 nhu cầu mua cổ phiếu chấm dứt, giá giảm và khối lượng giao dịch tăng tại 42. Một làn sóng mua xuất hiện, và sự hồi phục đợt hai xuất hiện, giá đạt mức 50. Mức giá. làm chức năng hỗ trợ ở giai đoạn một của xu thế cấp một giảm giá bây giờ chuyển sang làm vai trò kháng cự ở giai đoạn hồi phục thứ hai. 

ĐƯỜNG XU THẾ

a. Đường xu thế

Trước đây đã đề cập nhiều đến xu thế. Để xem xét kỹ xu thế, vì vậy, cần tìm cách vẽ đường xu thế một cách có hiệu quả nhất. Có một nhận xét chung là hầu hết các xu thế cấp hai và cấp ba hầu như đi theo đường thẳng. Các đường thẳng trên đường xu thế giảm cấp một thường là đường nối các đáy của các xu thế cấp ba. Ngược lại, trên đường tăng xu thế cấp một đường thẳng nối các đỉnh của xu thế cấp ba là đường xu thế cấp một. Như vậy, đường thẳng đi lên nêu trên của xu thế cấp một nối với đường thẳng đi xuống của xu thế cấp một là đường cơ bản của xu thế. Có thể vẽ thêm đường kép xu thế cấp một bằng cách nối các đáy khác hoặc các đỉnh khác của xu thế cấp một. Giả sử xu thế cấp một đi lên có thể vẽ đường xu thế đi qua các đáy của xu thế. Đường thẳng đi qua các đỉnh của xu thế cấp ba lúc đó được gọi là đường thu hoạch return line. Vùng giữa đường thu hoạch và đường xu thế được gọi là vùng kênh channels.



b. Các đường xu thế cấp hai

Với xu thế chung tăng giá, chúng ta có các giai đoạn cấp hai tăng, tức là đường xu thế cấp hai nằm trên xu thế cấp một tăng giá trong thị trường con bò tót. Xu thế cấp hai giảm giá nằm trong thị trường con gấu có khác với xu thế cấp hai trong thị trường con bò tót. 



Đường xu thế cấp hai giảm trong thị trường con gấu không có quy luật đều đặn như đối với trường hợp thị trường con bò tót.

Góc độ dốc của đường xu thế cấp hai thường là lớn, đặc biệt trong thời kỳ hoảng loạn đặc trưng của giai đoạn hai của thị trường này. Mặt khác, giá có xu hướng tụt xa khỏi đường xu thế là đường thẳng đi qua hai đỉnh đầu tiên của thị trường con gấu. Giá cả có xu hướng giảm một thời gian, ngập ngừng một thời gian tại đáy, chuyển sang giai đoạn rẽ ngang, và xu thế sẽ không đảo chiều đi lên cho đến khi đi qua đường xu thế cấp một. Cũng vì vậy mà đường thu hoạch ít khi được sử dụng đến. Một đặc trưng nữa là ở giai đoạn cuối cùng của thị trường con gấu, giai đoạn xu thế cấp hai đi xuống lần cuối cùng để sau đó đảo chiều nói chung là tuân theo quy luật chung một cách rõ nét. Vì vậy, khi nhận biết xu thế cấp hai đi xuống theo một quy luật rõ nét thì đó là sự báo hiệu kết thúc của thị trường con gấu.

Sau khi thị trường con gấu đã đi được một quãng thời gian và trải qua giai đoạn bán tháo, thị trường đi vào giai đoạn ít hoạt động ít giao dịch nhưng có xu hướng giảm giá một cách có trật tự hơn. Nếu đường xu thế cấp hai này đã giảm giá nhưng không quá mức và tiếp xúc nhiều lần với các đợt tăng giá của xu thế cấp ba thì giá sẽ không có khả năng giảm đột ngột nữa. Tiếp đó việc giá đi lên xuyên qua đường xu thế cấp một sẽ là tín hiệu đảo chiều để chuyển sang thị trường con bò tót.

Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiến sĩ Đặng Minh Ất nêu những nét chính trong quá trình phát triển hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc. Qua đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán TTCK Việt Nam khai trương hoạt động vào tháng 7-2000. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và liên tục xuất hiện hết bất cập này đến khó khăn khác. Kinh doanh chứng khoán, về thực chất là quá trình xử lý thông tin và ra quyết định. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin HTTT đầy đủ, tin cậy, dễ sử dụng và kịp thời là điều kiện tiên quyết để TTCK hoạt động hiệu quả. Thực tiễn hơn hai năm hoạt động của TTCK Việt Nam đã bộc lộ rất nhiều yếu kém của HTTT. Các nhà đầu tư không tin tưởng vào các thông tin trên thị trường vì có quá nhiều thông tin kém tin cậy, không trung thực, thiếu chính xác hoặc không cập nhật.

Việc nghiên cứu các HTTT cho TTCK ở các nước như Mỹ, Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có được những kinh nghiệm và bài học quý giá, kịp thời đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện, cải tiến HTTT của TTCK Việt Nam.



1. Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ

TTCK Mỹ có lịch sử phát triển đã hơn 200 năm với 14 sở giao dịch, thậm chí cả thị trường phi tập trung OTC, khối lượng giao dịch thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính ổn định về mặt kỹ thuật của nó đủ cho thấy HTTT được tổ chức tốt đến mức nào. HTTT của TTCK Mỹ vận hành trôi chảy là do nó được tổ chức tốt, được đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng. Ủy ban Chứng khoán Mỹ là cơ quan quản lý, giám sát về lĩnh vực chứng khoán, đã thiết lập được khung pháp luật thực sự mạnh và có hiệu lực để quản lý TTCK nói chung và HTTT chứng khoán nói riêng. Mọi hoạt động của các chủ thể tham gia trên TTCK như sở giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán... đều phải tuân theo những quy định của ủy ban trong quy chế công bố thông tin cũng như các hoạt động giao dịch.

Các công ty niêm yết có những ràng buộc rất chặt chẽ. Ngoài việc chấp hành các nguyên tắc về công bố thông tin chung của các TTCK, họ còn có sự kiểm soát khác từ phía người đầu tư. Chẳng hạn, các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ đông lớn, họ phải lập và nộp bản thông cáo phát hành. Các nhà đầu tư có quyền khởi kiện công ty, nếu công ty công bố bất cứ điều gì sai sự thật trong bản thông cáo phát hành.

Các công ty chứng khoán khi đưa ra thông tin của mình cho các nhà đầu tư bằng các hình thức tư vấn cũng phải rất thận trọng. Bởi, một mặt họ phải tuân theo những quy định rất rõ ràng trong việc công bố thông tin thông qua Đạo luật Tư vấn đầu tư; mặt khác, nếu vi phạm, họ lập tức sẽ bị tẩy chay và sẽ có người thay thế họ ngay trên thị trường. Vì vậy, các thông tin của các TTCK là rất đáng tin cậy. Hơn nữa, tại TTCK Mỹ có thêm loại hình công ty bảo vệ người đầu tư. Do đó, các hành vi công bố thông tin sai trái, thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến người đầu tư thì khó có thể tồn tại. Đặc biệt, TTCK Mỹ luôn chú trọng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho HTTT để quản lý và giao dịch hiệu quả, bảo đảm lợi ích về thông tin cho người đầu tư. Cụ thể là, các sở giao dịch được khuyến khích áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong giao dịch. Lúc đầu các giao dịch tại sở được thực hiện bằng thủ công, nhưng cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ, việc giao dịch đã chuyển dần sang hình thức bán tự động và tự động. Tại các sở giao dịch chứng khoán của Mỹ, chẳng hạn TTCK New York, A-mếch... đều có riêng bộ phận giao dịch và kỹ thuật, có chức năng tạo ra môi trường giao dịch công bằng, công khai và hiệu quả cho các thành viên. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo đảm mọi thông tin, số liệu về giao dịch các chứng khoán được phổ biến kịp thời, chính xác tới các thành viên, người giao dịch và thị trường.

Vấn đề mạng truyền thông cũng được phát huy tối đa tại TTCK Mỹ. Thông tin tại các sở giao dịch luôn thông suốt, có thể xóa đi tối đa sự chênh lệch về giá và sự lệch pha về thông tin, do nó được bảo đảm bởi hệ thống mạng CORES với cấu hình mạnh và phần mềm ổn định, có thể kết nối được với các TTCK lớn khác trên toàn thế giới.

HTTT chứng khoán được phát triển cũng bởi mạng lưới các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, các công ty chuyên làm dịch vụ tư vấn với hơn 80.000 khung màn hình vi tính khác nhau thể hiện bản tin chứng khoán của hơn 80.000 công ty, cung cấp các số liệu, phân tích chứng khoán đến từng địa phương ở Mỹ. Những công ty này chỉ phục vụ cho khách hàng hội viên của công ty, cho nên, để được tham gia, người đầu tư phải trở thành hội viên thực sự và phải cần một chi phí cũng rất lớn. Trên thực tế, các nhà đầu tư muốn đầu tư tại Mỹ thường tập trung vào một số chương trình quan trọng qua những kênh lớn là CNN, AOL, REUTERS, FINANCIAL TIMES...

Thị trường phi tập trung ở Mỹ hoạt động cũng rất có hiệu quả, nằm dưới sự kiểm soát của ủy ban Chứng khoán quốc gia. Hệ thống giao dịch tại thị trường này cũng được tự động hóa hoàn toàn. Hầu hết các giao dịch tại đây đều được tiến hành thông qua mạng lưới điện thoại và vi tính với doanh số lớn gấp nhiều lần so với các sở giao dịch. Thị trường OTC sử dụng hệ thống báo giá tự động của NASD National Association of Securities Dealer - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một hệ thống được điện toán hóa hoàn toàn, cung cấp giá cả chứng khoán cho các thành viên để tiến hành thương lượng, đàm phán trước khi ký hợp đồng tiêu thụ chứng khoán. Hệ thống này nối mạng với các máy con của các hội viên thuê bao hệ thống NASD.


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương