Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?



tải về 2.23 Mb.
trang24/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32

Tóm lại, các báo cáo tài chính tỏ ra rất hữu dụng trong phân tích và các báo cáo này có thể cho thấy các điểm mạnh và yếu trong hoạt động và tài chính của một công ty. Nhà quản lý công ty có nghĩa vụ giải thích hợp lý các số liệu trong các báo cáo tài chính và thực hiện việc hiệu chỉnh khi cần thiết. Có hai cách hỗ trợ cho quá trình này là:

- Phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của công ty.

- Phân tích các hệ số tài chính.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH -Phần 2: Nguồn vốn và việc sử dụng các nguồn vốn

Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các khoản phải thu, tích luỹ thêm chứng khoán có thể chuyển thành tiền và tài sản cố định. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó.

Để tính toán nguồn vốn và sử dụng các khoản vốn, chúng ta áp dụng các quy tắc đơn giản dưới đây:

Nguồn tiền mặt của công ty phát sinh khi:

1 . Công ty giảm tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp.

2. Công ty tăng trách nhiệm tài chính nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp.

3. Các chi phí khấu hao được liệt kê trong báo cáo thu nhập của năm gần nhất.

4. Công ty bán cổ phiếu.

5. Công ty có mức thu nhập ròng từ kỳ trước đó.



Sử dụng các khoản vốn diễn ra khi:

1. Công ty tăng tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp.

2. Công ty thực hiện trả nợ giảm các nghĩa vụ tài chính.

3. Công ty phát sinh thua lỗ trong thời kỳ trước đó.

4. Công ty chi trả cổ tức tiền mặt.

5. Công ty mua lại hoặc thu hồi cổ phiếu.

Sử dụng các hướng dẫn này, bạn có thể tiến hành xác định các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trong giai đoạn từ 1989 đến 1990 từ các số liệu trong bản cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đối với một công ty có tên là Công ty XYZ.

Công việc này đã được thực hiện trong Bảng 3, bạn có thể thấy mức hàng trong kho giảm xuống phản ánh sự phát sinh một nguồn tiền. Chứng khoán có thể bán ngay, các khoản phải thu, hàng dự trữ và tổng tài sản cố định thể hiện việc sử dụng vốn. Việc giảm các chứng từ phải thanh toán cũng phản ánh việc sử dụng vốn trong khi các phần còn lại trong cơ cấu nợ ngắn hạn tăng lên phản ánh nguồn vốn vay tăng lên. Cổ phiếu thường và phần thặng dư vốn góp lớn cũng làm tăng thêm các nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế và khấu hao được coi là các nguồn vốn, trong khi việc chi trả cổ tức được coi là sử dụng tiền mặt.  



Bảng 3. Tính toán các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trên cơ sở các bộ phận cấu thành có chọn lọc trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của Công ty XYZ 1989-1990

ĐVT: USD1.000



 

1989

1990

Nguồn

Sử dụng

Tài sản có:

- Tiền mặt



 

450


 

530


 

 

80


- Chứng khoán khả mại

80

110

 

30

- Các khoản phải thu

1.500

1.650

 

150

- Hàng trong kho

1.400

1.390

10

 

Tổng tài sản cố định

- Tài sản cố định ròng



 

4.170


 

4.570


 

 

400


             Trừ khấu hao tích luỹ

1.000

1.345

 

 

Tổng tài sản

6.600

6.905

 

 

 

Nghĩa vụ nợ và vốn góp

- Các khoản phải trả



 

 

550



 

 

650



 

 

100



 

- Giấy nhận nợ

150

130

 

20

- Nợ ngắn hạn khác

100

150

50

 

- Nợ dài hạn

1.700

1.760

60

 

- Cổ phiếu thường

1.500

1.505

5

 

- Vốn góp

1.600

1.610

10

 

- Thu nhập giữ lại

1.000

1.100

*

*

Tổng nợ và vốn cổ phần

6.600

6.905

 

 

 

Các bộ phận của báo cáo TN

- Lợi nhuận ròng sau thuế



 

 

 

 

300



 

- Khấu hao

 

 

245

 

- Cổ tức

 

 

 

100

Tổng nguồn vốn

 

 

780

 

Tổng sử dụng

 

 

 

780

* Mức biến động trong thu nhập giữ lại không được coi là nguồn hay sử dụng vốn. 

Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc công ty huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép công ty biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Xem Bảng 3 người ta có thể thấy tầm quan trọng của mỗi khoản mục thể hiện nguồn hay việc sử dụng các khoản vốn trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Hơn nữa, việc sử dụng vốn luôn luôn phải cân bằng với việc tạo nguồn vốn. Quan điểm này giúp người ta phân tích các báo cáo tài chính một cách rõ ràng hơn và xác định được hiệu quả của cơ cấu vốn từ hai nguồn bên trong và bên ngoài. Bằng cách nghiên cứu các số liệu trong các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc huy động vốn với chi phí ít hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


Báo cáo tài chính -Phần 3: Các hệ số tài chính

Trách nhiệm quản lý một công ty đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên giám sát các hoạt động của nó. Thí dụ, các giám đốc tài chính phải biết rằng công ty của mình có đủ khả năng thanh toán hay không, tức là họ phải bảo đảm rằng công ty có đủ vốn để thanh toán đúng hạn các nghĩa vụ tài chính. Các công ty cũng thiết lập những chuẩn mực liên quan đến các mức nợ có thể chấp nhận được và những cam kết tài chính cố định. Tương tự, các nhà quản lý luôn phải bận tâm về xu hướng cũng như mức độ trong hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của công ty. Một trong những cách để xác định khả năng thanh toán, tình trạng nợ và khả năng sinh lời của một công ty là phân tích các hệ số tài chính. Việc phân tích này có thể coi là cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính và có thể coi là một công cụ để giám sát hoạt động của công ty. 



Các hệ số tài chính và cách sử dụng các hệ số tài chính 

Việc phân tích hệ số giúp ta thấy được điều kiện tài chính chung của một công ty. Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tư xác định liệu một công ty có đang trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăn tốt không khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Các nhà đầu tư nhìn vào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trưởng của một công ty. Như vậy, các hệ số tài chính tồi thường dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khi các hệ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công ty với chi phí rẻ hơn. Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác đình xem có thể cho một công ty hưởng mức tín dụng là bao nhiêu.   

Các chủ nợ thường lo ngại khi một công ty không có đủ thu nhập để thanh toán các khoản trả lãi định kỳ tính trên nợ hiện hành. Các chủ nợ cũng lo ngại về các công ty mắc nợ trầm trọng, vì xu hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Các nhà phân tích chứng khoán thường giám sát các hệ số tài chính khác nhau của nhiều công ty mà họ quan tâm bằng cách sử dụng một bảng hệ số. Bằng việc phân tích này, họ có thể  tìm ra các điểm mạnh và yếu trong các công ty khác nhau. 

Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinh doanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mục đích là xem tình trạng tài chính và hoạt động của một công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thụt xuống dưới các chuẩn mực nhất định, nhà quản lý có trách nhiệm phải khôi phục lại sự kiểm soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh. 

Việc phân tích các hệ số cho phép bạn hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các bảng cân đối tài sản và báo cáo tài chính. Thí dụ, để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty, bạn cần số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán của công ty và lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập. Ngoài ra, các hệ số này có thể chỉ ra tài sản của công ty đang được sử dụng đạt hiệu quả mức nào và liệu cơ cấu nợ của công ty đã hợp lý chưa. 

Mặc dù có một loạt các hệ số quan trọng khác nhau, nhưng các hệ số thường xoay quanh 4 loại chủ yếu sau: 

- Các hệ số về khả năng thanh toán

- Các hệ số hoạt động

- Các hệ số nợ

- Các hệ số về khả năng sinh lời 



Các hệ số về khả năng thanh toán 

Tính thanh khảo của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng. Do đó, vấn đề chính là liệu một công ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay không. 

Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán của một công ty. Hai hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của một công ty bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên nợ và hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit. 

a Hệ số khả năng thanh toán hiện tại:

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. 

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn 

Ví dụ: Hệ số khả năng thanh toán hiện tại 

Một công ty với tài sản lưu động trị giá 20 triệu USD và có các khoản nợ ngăn hạn trị giáo triệu USD sẽ có hệ số khả năng thanh toán hiện tại là 2,0. 

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = $20.000.000 / $10.000.000 = 2,0  

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại cho thấy mức độ an toàn của một công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào ngành công nghiệp và loại công ty. Hệ số bằng 2,0 hoặc lớn hơn có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi hệ số bằng 1,5 có thể chấp nhận được với một công ty dịch vụ công cộng vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và nợ hiện tại hay nợ ngắn hạn nhỏ. 

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại không phản ánh được tính linh hoạt của một công ty. Hiển nhiên là một công ty có dự trữ tiền mặt lớn và các chứng khoán khả mại sẽ có khả năng thanh toán lớn hơn một công ty có mức hàng tồn kho lớn. Một hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề cơ cấu tài sản có thể loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động chính là hệ số khả năng thanh toán nhanh. 

b Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng trong kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, hệ số khả năng thanh toán nhanh được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi. 



Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng dự trữ/Nợ ngắn hạn

Ví dụ: Hệ số khả năng thanh toán nhanh 

Trong ví dụ trước, tài sản lưu động trị giá 20 triệu USD. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu 5 triệu USD trong phần tài sản đó là hàng trong kho. 

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 20.000.000 - $5.000.000 / $10.000.000 = 1,5 

Con số này có thể cho bạn biết rằng công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty không gặp khó khăn nào trong việc chuyển các tài sản lưu động khác thành tiền mặt. Mặt khác, công ty này có thể có các khoản phải thu khó đòi hoặc hoạt động trong một ngành công nghiệp vô cùng nhạy cảm mà các chủ nợ đòi hỏi phải được thanh toán nhanh. Do đó, công ty này có thể đòi hệ số thanh toán nhanh bằng 0,2 lần, và mức 1,5 lần có thể cho thấy rằng công ty đang cố gắng giảm hàng dự trữ hoặc tăng giá trị của các tài sản dễ chuyển đổi khác của mình. 

Việc sử dụng thông minh các hệ số đòi hỏi bạn phải vận dụng chúng trong mối liên hệ với các thông tin khác.


BÁO CÁO TÀI CHÍNH - Phần 4: Các hệ số hoạt động

Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Rõ ràng là một công ty có khả năng chuyển đổi hàng dự trữ và các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh hơn sẽ có tốc độ huy động tiền mặt nhanh hơn. Các hệ số sau đây và việc tính toán được thiết lập dựa trên giả định rằng một năm có 360 ngày. 

a Hệ số thu hồi nợ trung bình

Việc tìm ra kỳ thu hồi nợ bán hàng trung bình của một công ty sẽ cho bạn biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Lưu ý rằng doanh số bán thu tiền ngay được loại khỏi tổng doanh thu. 

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu/Doanh số bán chịu hàng năm/360 ngày 

Ví dụ: Kỳ thu hồi nợ trung bình

Nếu bảng cân đối kế toán của một công ty cho biết số liệu của các khoản phải thu là $700.000 và báo cáo thu nhập của nó cho biết doanh số bán chịu là $5.500.000, thì: 

Kỳ thu hồi nợ trung bình = $700.000 / $5.500.000/360 ngày =  45,5 

Cũng như các hệ số khác, kỳ thu hồi nợ trung bình phải được xem xét trong mối liên hệ với các thông tin khác. Nếu chính sách của công ty là bán chịu cho khách hàng trong vòng 38 ngày thì thời hạn 45,8 ngày cho thấy là công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình. Ngược lại, nếu chính sách thông thường của công ty là ấn định thời hạn thu hồi nợ là 55 ngày, thì thời hạn trung bình 45,8 ngày cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty là có hiệu quả. Cần nhớ rằng hệ số thu hồi nợ trung bình chỉ là một số trung bình và có thể dẫn đến sự hiểu nhầm.  

Ví dụ, xem xét công ty A và B, có cùng giá trị các khoản phải thu nhưng có thời biểu thu hồi nợ khác nhau. 

Bảng 4. Thời hạn cần thiết để thu hồi nợ  

 

% nợ thu hồi được trong 10 ngày

% nợ thu hồi được trong 30 ngày

% nợ thu hồi được trong 60 ngày

Công ty A

10

30

60

Công ty B

60

30

10

Bảng 4 cho thấy tỷ lệ các khoản phải thu của hai công ty thu hồi được trong mỗi thời hạn. Rõ ràng, Công ty B ở vào vị trí tốt hơn vì 60% các khoản phải thu của công ty này đã được thu trong vòng 10 ngày, so với mức chỉ là 10% của công ty A. Nếu công ty A và công ty B có chung một số lượng khách hàng và cùng một lượng các khoản phải thu thì thời hạn thu hồi nợ trung bình của hai công ty này sẽ giống nhau. Nhưng việc phân bổ các kỳ thu hồi nợ lại là yếu tố không được đề cập đến trong hệ số, rõ ràng điều này đã khiến cho Công ty B có lợi thế hơn nếu chỉ nhìn trên bảng hệ số thu hồi nợ trung bình. Một lần nữa cần phải nhắc lại, các hệ số tài chính là hữu ích, nhưng phải thật cẩn trọng khi diễn giải chúng. 

b Hệ Số thanh toán trung bình

Đối lập với các khoản phải thu là các khoản phải trả. Để tìm ra thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải trả, rất đơn giản bạn chỉ cần làm tương tự như đã làm đối với các khoản phải thu, tức là chia các khoản phải trả cho tiền mua hàng chịu mỗi năm. 

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả /Tiền mua hàng chịu hàng năm/360 ngày 

Tuy nhiên, tiền mua hàng chịu hàng năm không được đề cập trong một báo cáo tài chính. Để có được số liệu này, phải dự tính tỷ lệ giá trị hàng hoá được mua chịu.Ví dụ: Tính toán thời hạn thanh toán trung bình

Giả định rằng số liệu các khoản phải trả của công ty là 275.000 USD. Nếu giá mua hàng là 3.000.000 USD và dự tính là 80% hàng hoá này được mua chịu, thì thời hạn thanh toán trung bình là bao nhiêu? Số tiền mua chịu hàng năm sẽ là 2.400.000 USD 3.000.000 x 0.80. Bây giờ, thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải trả có thể được tính như sau: 

Thời hạn thanh toán trung bình = $275.000 / 0,80 x $3.000.000/360 ngày 

Thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải trả của công ty là 41,3 ngày. Bất kỳ thời hạn nào ngắn hơn có nghĩa là người bán dành cho công ty một khoản chiết khấu hoặc người bán cho rằng công ty đang trong tình trạng rủi ro cao nên đã đưa ra các điều khoản chặt chẽ hơn về thời hạn thanh toán nợ. Bất kỳ thời hạn nào dài hơn cũng có nghĩa là công ty đã nhận được các điều khoản tín dụng ưu đãi, hay công ty là một "người trả chậm", tức là công ty đang sử dụng những người cung cấp nguyên vật liệu như một nguồn tài trợ. 

Người bán, nói chung bao giờ cũng muốn nhận được tiền càng sớm càng tốt, thường tính toán hệ số này nhằm biết được bao lâu thì họ có thể thu hồi tiền của mình từ công ty. Do việc thanh toán chậm thường có lợi cho công ty nên nhà quản lý- người kiểm soát việc thanh toán có nhiệm vụ phải làm cân bằng hai thái cực lợi ích giữa nhà cung cấp và công ty. 

Nếu thời hạn thanh toán trung bình của ngành vượt quá hệ số của công ty thì nhà quản lý có thể tìm ra lý do tại sao việc mua chịu của công ty lại bị hạn chế và phải làm gì để có được thời hạn mua chịu dài hơn từ những nhà cung cấp. 

c Hệ số hàng lưu kho

Tỷ lệ doanh số hàng đã bán trên hàng lưu kho là quan trọng đối với công ty bởi vì hàng lưu kho là loại tài sản ít tính lưu hoạt nhất trong tài sản lưu động. Vì công ty phải dùng vốn để duy trì lượng hàng lưu kho nên công ty sẽ được lợi khi bán càng nhanh càng tốt lượng hàng này để giải phóng tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác. 

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình 

Ví dụ: Hệ số hàng lưu kho

Nếu giá trị hàng hoá bán hàng năm của một công ty là $3.000.000 tính theo giá mua và giá trị hàng lưu kho trung bình là $300.000, thì tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho của công ty này sẽ là 10 lần. 

Hệ số hàng lưu kho = $3.000.000 / $300.000 = 10 lần 

Số liệu này phải được so sánh với hệ số trung bình của ngành trước khi đưa ra bất kỳ một bình luận nào, vì các hệ số của từng ngành khác nhau rất lớn. Các công ty bán hàng hoá dễ hỏng, như rau tươi, thường có tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho rất cao, trong khi hệ số này tại một công ty sản xuất đèn ngủ sẽ thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu hệ số của một công ty thấp hơn hệ số trung bình của ngành, thì nhà quản lý cần kiểm tra xem tại sao hàng lưu kho lại luân chuyển quá chậm như vậy.

Cần thận trọng khi xem xét tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho. Tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho cao không phải bao giờ cũng có nghĩa việc bán hàng của công ty có hiệu quả. Hệ số hàng đã bán trên hàng lưu kho có thể rất cao khi công ty liên tục hết hàng dự trữ vì công ty không sản xuất đủ hoặc không mua đủ hàng hoá. Trong trường hợp này, hệ số cao thực tế lại cho thấy việc lập kế hoạch hay việc quản lý hàng dự trữ tồi. Do đó, trừ khi đã nghiên cứu kỹ chính sách về hàng lưu kho của một công ty, việc sử dụng chỉ riêng một hệ số này chưa thể cung cấp đủ thông tin về khả năng huy động tiền mặt của công ty.



BÁO CÁO TÀI CHÍNH - phần 5: Tình trạng nợ của công ty

Một công ty có thể vay tiền cho các mục đích ngắn hạn, chủ yếu để bổ sung cho vốn lưu động, hoặc cho các mục đích dài hạn, chủ yếu để mua sắm nhà xưởng và thiết bị. Khi một công ty vay tiền cho hoạt động dài hạn, công ty đã tự cam kết thanh toán tiền lãi định kỳ và hoàn trả tiền nợ gốc vào thời điểm đáo hạn. Để làm việc này, công ty phải tạo ra đủ thu nhập nhằm trang trải các khoản nợ. Một trong những cách để xác định tình trạng nợ của một công ty là phân tích các hệ số nợ của công ty đó. 



Hệ số nợ

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy càng cao. 

Hệ số nợ = Tổng số nợ/ Tổng tài sản 

Ví dụ: Hệ số nợ 

Nếu bảng cân đối kế toán của một công ty cho biết tổng nợ của công ty là 1.000.000 USD và tổng tài sản là 5.000.000 USD, thì: 

Hệ số nợ = 1.000.000/ 5.000.000 = 0,2 hay 20% 

Hệ số nợ cao có xu hướng phóng đại thu nhập của công ty, và hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả. 

a Hệ số nợ trên vốn cổ phần D/E

Một hệ số nợ quen thuộc hơn phản ánh mối tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Hệ số này được gọi là hệ số nợ trên vốn cổ phần: 

Hệ số nợ/vốn D/E = Nợ dài hạn + giá trị tài sản đi thuê/ Vốn cổ phần 

Do đó, nếu nợ dài hạn và tài sản đi thuê trong bảng tổng kết tài sản có giá trị là 2.000.000 USD và vốn cổ phần là 5.000.000 USD, thì hệ số nợ/vốn là 2.000.000 USD/5.000.000 USD 40%. Ngành điện dân dụng là ngành có nguồn thu đều đặn, có thể chấp nhận các hệ số D/E cao, trong khi các công ty có thu nhập phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế thường có hệ số D/E thấp hơn. Nói cách khác, các khách hàng của các công ty dịch vụ điện thực hiện trả tiền định kỳ cho các công ty này. Vì các công ty này biết rõ họ sẽ được trả bao nhiêu tiền và có thể tăng phí đánh vào khách hàng khi doanh lợi giảm xuống dưới mức nhất định, nên các công ty này có thể ước tính lợi nhuận của mình khá chính xác. Do biết được điều này, các công ty này cảm thấy tự tin hơn đối với việc phát hành trái phiếu vì thu nhập mà các công ty này thu được trong tương lai sẽ bảo đảm rằng việc thanh toán tiền lãi và tiền nợ gốc của mình mà không gặp rủi ro. 

Ngược lại, các công ty hoạt động phụ thuộc chu kỳ kinh tế có mức thu nhập hoạt động cao trong những giai đoạn kinh tế tốt nhưng phải chịu thu nhập thấp trong những giai đoạn suy thoái kinh tế. Nếu phát hành chứng khoán nợ quá nhiều thì các công ty này có thể không đủ khả năng trả tiền lãi khi lợi nhuận giảm. Do đó, các công ty này phải chấp nhận một chính sách nợ bảo thủ hơn và phát hành nhiều cổ phiếu - là loại chứng khoán không đòi hỏi phải trả cổ tức trong những điều kiện kinh doanh tồi tệ. 

b Hệ số nợ dài hạn/ tổng tài sản LD/TA 

Hệ số nợ dài hạn/tổng tài sản LD/TA so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty. 

Hệ số LD/TA = Nợ dài hạn/ Tổng tài sản 

Hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty. 



Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương