Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?


Quy trình thực hiện Một Lệnh giao dịch của Nhà đầu tư Việt Nam



tải về 2.23 Mb.
trang15/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32

Quy trình thực hiện Một Lệnh giao dịch của Nhà đầu tư Việt Nam

Đặt lệnh mua hay bán chứng khoán

Nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứng khoán đã niêm yết đều phải đến gặp công ty chứng khoán, thông qua việc ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán. Khách hàng sẽ đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng phiếu lệnh. Nội dung chi tiết của lệnh gồm có:

+ a. Lệnh mua hay lệnh bán;

+ a1. Mã khách hàng;

+ b. Tên chứng khoán - mã số chứng khoán;

+ c. Số lượng chứng khoán;

+ d. Giá;

+ e. Điều kiện về thời gian đáo hạn của trái phiếu nếu có

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh. Phòng tiếp thị công ty chứng khoán chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch.

Cùng lúc này, một nghiệp vụ rất quan trọng là phòng giao dịch và phòng thanh toán của công ty chứng khoán phải tiến hành kiểm tra tài khoản của khách hàng. Luật quy định khách mua phải có đủ tiền 100% trong tài khoản giao dịch và khách bán phải có đủ 100% chứng khoán.

Công ty kiểm tra lần chót tính hợp lệ của lệnh mua - lệnh bán. Phòng giao dịch chuyển lệnh qua máy cho đại diện giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TTGDCK.

Giao dịch tại TTGDCK

Đại diện giao dịch nhập lệnh mua - bán vào hệ thống máy điện tử của TTGDCK. Chi tiết nạp vào hệ thống là các khoản a, b, c, d, e; cùng với các chi tiết kế tiếp sau đây:

+ f. Số hiệu của lệnh giao dịch;

+ g. Lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ kèm số hiệu của lệnh gốc

+ h. Giao dịch cho khách hàng, hay giao dịch tự doanh;

+ i. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài nếu là người đầu tư nước ngoài;

+ k. Mã số của thành viên;

+ Các chi tiết khác do TTGDCK quy định.

Nếu có sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh theo ý kiến khách hàng thì đại diện giao dịch nhập lại lệnh mới kèm số hiệu lệnh gốc. Lệnh mới sửa đổi/huỷ bỏ chỉ hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện*.

TTGDCK sau mỗi đợt khớp lệnh hiện nay chỉ khớp một lần trong ngày có giao dịch vào lúc 10 giờ sẽ thông báo kết quả cho lệnh được khớp đến đại diện giao dịch và cho công ty chứng khoán về các chi tiết kết quả khớp lệnh đó.

Đại diện giao dịch khi nhận được thông báo của TTGDCK lập tức sẽ báo cho phòng giao dịch của công ty tất cả chi tiết liên quan đến lệnh.

Phòng giao dịch ghi "đã mua hoặc đã bán” vào phiếu lệnh của khách hàng và thông báo cho phòng thanh toán.

TTGDCK xác nhận với đại diện giao dịch về kết quả giao dịch sau khớp lệnh. Chi tiết xác nhận gồm có:

1. Tên chứng khoán;

2. Khối lượng mua và bán;

3. Tên mã số của bên thành viên đối tác;

4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện;

5. Số hiệu của lệnh được thực hiện;

6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK.

Kết thúc phiên giao dịch

Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện.

Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền vốn rồi chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán của TTGDCK.

Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh toán của hai bên đối tác mua - bán để thanh toán vốn đã giao dịch.

Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn ngân hàng hoạt động lưu ký thực hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.

Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa kịp thanh toán trong thời hạn quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh toán thực hiện thay cho công ty chứng khoán. Sau đó tính lãi, phạt và các hình thức chế tài khác đối với công ty chứng khoán - quy định tại các điều 61 - 62 của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo QĐ số 05/UBCKNN ngày 27/3/99 của  UBCKNN.

Chúng ta có thể dễ nhận ra một điều rằng, theo diễn tiến về trình tự và phương thức khớp lệnh, cùng với một số quy định và thực tế ban đầu, thì vai trò của người môi giới khá mờ nhạt, nghề nghiệp của họ trong giai đoạn này có vẻ buồn tẻ. Cả các công ty chứng khoán cũng vậy, xem ra cũng chưa thực sự giúp được gì nhiều cho nhà đầu tư. Có thể nói, khách đầu tư chưa được chăm sóc một cách đúng nghĩa theo bài bản rất chu đáo của TTCK. Họ còn phải tự làm tự chịu nhiều thứ, trong khi tiền phí giao dịch họ phải trả lại khá cao.

Cách thức đo lường hiệu quả thực hiện

Nhà đầu tư sử dụng một số chỉ báo indicator để đo lường giá trị chứng khoán trong danh mục của họ. Chẳng hạn họ so sánh các mức giá cao nhất và thấp nhất lên xuống suốt quá trình giao dịch trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 năm để xác định xem liệu chứng khoán ta muốn khảo sát đã tăng hay giảm giá trị. Phần này ta sẽ bàn đến thêm hai chỉ báo rất thông dụng và hữu ích, giúp cho ta xác định các chứng khoán nào mua là tốt. 



Lợi suất yield 

Lợi suất ở đây liên quan đến số tiền mà ta kiếm được trong một năm, dưới dạng tiền lãi interest và cổ tức dividends. Lợi suất càng cao thì mức thu về trên vốn đầu tư ROI của ta càng cao. Lợi suất được diễn đạt theo một bách phân. Ví dụ, một lợi suất 5% trên khoản đầu tư 100 USD có nghĩa là ta đã kiếm được 5 USD. Bằng cách biến đổi các khoản thu nhập theo số tuyệt đối sang dạng phần trăm, người đầu tư có thể dễ so sánh về giá trị hai chứng khoán là các cổ phiếu và trái phiếu khác nhau. 

Lợi suất hiện thời current yield của cổ phiếu và trái phiếu là một chỉ báo tham khảo cần thiết được liệt kê trên các trang tài chính hoặc báo cáo tài chính. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự tính được các lợi suất quá khứ và hiện tại một cách dễ dàng. Đối với cổ phiếu, ta hãy tổng các khoản cổ tức được trả hằng năm cho mỗi cổ phần chia cho giá thời điểm một cổ phần. Các khoản cổ tức chia thì đã có trên báo cáo hằng năm của công ty. Nếu ta muốn có số đo lợi suất so với giá hiện thời để xem mức độ cổ tức theo thời giá ta lấy cổ tức chia cho giá thị trường hiện tại của cổ phần những người chuẩn bị mua bán cần thông số này. Nếu muốn tính lợi suất so với giá lúc mua past yield ta lấy cổ tức chia cho giá ta đã bỏ ra mua trong quá khứ, để biết đồng vốn đã bỏ ra đang cho "thu nhập” thế nào những người đang nắm giữ cổ phiếu đôi khi muốn biết số này. 

Lấy ví dụ, giả sử ta kiếm được 2 USD một năm từ khoản cổ tức trên một cổ phần có giá trị là 50 USD, sau đây là công thức tính lợi suất: 



2 Cổ tức hằng năm / 50 Giá mỗi cổ phần = 0,04 hay là 4% 

Để tính lợi suất hiện hành của một trái phiếu, ta chia tiền lãi nhận được hằng năm cho giá thị trường của trái phiếu đó. Chẳng hạn, ta có trái phiếu mệnh giá 1000 USD, nhận lãi sáu tháng một lần - ta tập gọi cho quen là "6 tháng một lần” thay vì "một năm hai lần" là để tránh lẫn lộn giữa năm lịch và năm trái phiếu - mỗi lần là 60 USD. Nếu giá trái phiếu trên thị trường hiện nay là 1200 USD thì lợi suất hiện hành được tính là: 



120 Tiền lãi một năm / 1200 Giá trái phiếu hiện thời = 0,10 hay là 10% 

Nhìn vào đây ta đoán biết là lãi suất thị trường nay nằm ở khoảng 10%, cho nên giá trái phiếu cũ đã có lãi suất cao 12% nay được bán với giá cao hơn mệnh giá. 



Tỷ lệ P/E Tỷ lệ giá/thu nhập

P/E là cách viết tắt của "Price/Earnings" giá thị trường/ thu nhập. Đây là cách so sánh giữa giá thị trường của một cổ phần thường với lợi nhuận mặc nhiên thuộc về cổ phần đó tính trên cơ sở năm tài chánh của niên hạn gần nhất. Phép chia này có nội dung khá đơn giản là vậy, nhưng nó nói lên được nhiều điều để ta đắn đo. Một tỉ lệ P/E cao có thể cho ý nghĩa rằng chứng khoán công ty này đang được định giá cao hơn mức lợi nhuận mà công ty làm ra được. Ngược lại, tỉ lệ P/E thấp có nghĩa là cổ phiếu công ty đó đã bị định dưới giá. Các tỷ lệ P/E đối với các cổ phiếu của ngành công nghiệp bình quân là từ 12 đến 15. 

Tuy nhiên ta cần thận trọng khi tham khảo số đo này - cũng như nhiều số đo khác - bởi nó còn tuỳ thuộc vào độ tin cậy của các yếu tố được sử dụng để tính toán. Sự đồng bộ, mức độ phát triển và hội nhập của thị trường và cơ chế công ty cũng cần được xem xét. 

Cũng giống như lợi suất, tỉ lệ P/E thường được in trên các trang báo tài chính, nhưng ta cũng có thể tính được dễ dàng. Trước hết ta tìm thu nhập sau thuế của công ty trong báo cáo tài chính hằng năm dòng cuối cùng của báo cáo lợi tức. Kế tiếp ta cũng dựa vào báo cáo hằng năm để có được số cổ phần đang lưu hành. Lấy lợi tức sau thuế chia cho tổng số cổ phần ta có lợi tức cho mỗi cổ phần EPS = earning per share. Kế đến ta xem trên báo giá hiện tại của cổ phần đang khảo sát là bao nhiêu, rồi lấy giá cổ phần đó chia cho lợi tức trên mỗi cổ phần EPS.

Thế là ta có được tỉ lệ P/E. E ở đây tức là EPS. 

Để nắm rõ vấn đề, ta thử tính tỉ lệ P/E của cổ phần công ty SACOM vào năm 2000 như dưới đây: 

Năm 1999 lãi sau thuế của SACOM là 25.500.000.000 đồng, số cổ phần đang lưu hành của SACOM là 12.000.000 cổ phần. Giá cổ phần này vào thời điểm 6-2000 là 15.000 đồng.      Ta có:

EPS lợi tức mỗi cổ phần = 25.500.000.000 đ /  12.000.000   = 2.083,3 đ 

PE Giá/lợi tức = 15000đ / 2083,3đ = 7,2

Nhưng vào giữa tháng 12-2000 giá cổ phiếu SACOM là 30.000 đồng, tỉ lệ P/E của cổ phần này vào thời điểm đó được tính toán như sau:



P/E Giá/Lợi tức = 30.000đ / 2.083,3 = 14,4

Nếu có thể so sánh nhiều P/E khác ta sẽ có nhiều điều rút ra lý thú và bổ ích cho các đánh giá về đầu tư mà ta đang quan tâm. Tất nhiên với điều kiện là hệ thống sổ sách phải thể hiện trung thực, thông tin cần kịp thời và tin cậy. Đây là những nội dung hội nhập không thể thiếu được trong quá trình xây dựng một TTCK công bằng, trung thực và lành mạnh để làm phương tiện phát triển kinh tế thị trường.



Khái quát về quỹ đầu tư: Một định chế đầu tư trung gian ưu việt

Khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán TTCK, ta thường nghe nói đây là một loại thị trường chuyên sâu và cao cấp. Điều đó không sai, tuy nhiên người đầu tư đừng vội băn khoăn. Một khi thị trường đã hội nhập, những thông tin phổ cập sẽ nhanh chóng cung cấp cho chúng ta kiến thức cơ bản và nhiều phương thức đầu tư để người quan tâm chọn lựa. Một thị trường hoạt động ổn định và tốt luôn duy trì một hệ thống "tiện ích" hiệu quả để làm hạ tầng và đặt cơ sớ phát huy niềm tin. Trong đó có các định chế trung gian được "hoà mạng" trong một hệ thống luật lệ và quy chuẩn rõ ràng. 

Ta đã biết, người đầu tư dù bất cứ dạng nào khi đã tham gia làm ăn trading trong TTCK đều phải thông qua và được trợ giúp bởi các nhà môi giới broker hoặc kinh doanh dealer chứng khoán. Tuy nhiên, dù được thông tin và tư vấn đến đâu chăng nữa nhà đầu tư vẫn được xem như là người tự quyết định tối hậu, và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng lệ thuộc vào các điều kiện và phẩm chất cá nhân. TTCK lại tập hợp cơ man nào là các sản phẩm securities đa ngành, thế nên, cho dù người đầu tư có tập trung vào một lãnh vực nào thì cũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng chuyển biến một cách ngọn ngành. Đa số người đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp. Một số nhà đầu tư khác, nhất là nhà đầu lớn phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục của mình, họ có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền advisory account, hoặc những trương mục uỷ thác toàn quyền discretionary account tại các nhà môi giới brokerage. Nhưng còn một định chế rất tiện lợi khác giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào TTCK đó là các quỹ đầu tư. 

Chuyên đề này cho chúng ta một hiểu biết cần thiết về cách đầu tư này. 

Trước tiên có thể nói ngay được đây là cách "đầu tư vào các quỹ đầu tư". Người đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phần trái phiếu được mua bán trên TTCK mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tập trung theo "ngọn cờ" của quỹ này. Hoạt động này không khác nào mua cổ phần công ty; chỉ khác là công ty này chuyên làm ăn trên TTCK. 

Gọi là "quỹ đầu tư" là cách nhận dạng theo cơ cấu bản chất và mục đích. Về hình thức hoạt động, người ta có khuynh hướng gọi đó là các "công ty đầu tư". Một công ty đầu tư có thể được tổ chức theo cấu trúc cổ phần corporation hoặc một tổ hợp vốn uỷ nhiệm trust. Loại tổ hợp vốn này được chế định bằng luật theo đó tài sản được uỷ nhiệm quản lý cho các cá nhân hay định chế quản lý chuyên nghiệp trustee. Đảm nhận nhiệm vụ này ở Mỹ có các công ty quản lý uỷ thác trust corporation hoặc các sở quản lý uỷ thác trust department trong các ngân hàng thương mại, họ hưởng phí theo một bách phân hàng năm trên tổng tài sản, thường là 1%. 

Các công ty đầu tư investment company là phương tiện để các nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào để có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nếu nó được tổ chức theo dạng công ty cổ phần, việc quản lý sẽ do một hội đồng quản trị directors đảm nhận, khác với loại tổ hợp vốn uỷ nhiệm như đã phân tích ở trên. 

Người đầu tư được lợi gì khi tham gia vào các công ty đầu tư? Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đầu tư đa dạng. Một cá nhân thường thường bậc trung với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hoá tối ưu danh mục đầu tư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các công ty đầu tư, cá nhân đó có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng một cách tối đa. 

Lợi ích khác do các công ty đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc ở mức trung bình thường khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để "mua" sự quản lý chuyên nghiệp riêng cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý đầu tư của mình, với một chi phí thấp hơn nhiều trường hợp họ phải tự lo một mình. 

Một lợi ích nổi bật nữa của các công ty đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứng khoán mà các công ty này mua bán thường thuộc những loại đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, cho nên những người mua cổ phần công ty đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khoán có độ lưu hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch, dựa vào TTCK. 

Giới thiệu khái lược như vậy để ta thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những người đầu tư bậc trung và nhỏ hoặc những người chọn đầu tư theo thế thủ. Tuy nhiên, tại các nước có cơ chế thị trường phát triển, đây là tổ chức trung gian đầu tư thu hút rất đa dạng các giới đầu tư. 

Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những người đầu tư vào các công ty đầu tư khác với những người đầu tư vào TTCK, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên TTCK. 

Vì lý do đó mà các cơ sở pháp lý ban đầu của việc thiết lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã sớm đưa loại tổ chức này vào các quy định cơ cấu. Tìm hiểu một cách có hệ thống về các quỹ đầu tư như vậy là điều bổ ích và cần thiết.

Các loại Quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là một tổ chức đã được xã hội thừa nhận rộng rãi. Lịch sử hình thành các quỹ rất gần với ý nghĩa là để đáp ứng nhu cầu xã hội hoá đầu tư, diễn tiến theo một quá trình chọn lọc, được bổ sung hoàn thiện dần để ta có ngày nay các quy chuẩn vận hành khoa học. Loại hình này phát triển rất hiệu quả tại Hoa Kỳ và được hệ thống bằng một bộ luật ban hành từ năm 1940. Đây là căn cứ tham khảo cho hầu như tất cả các quỹ đồng dạng trên thế giới. 

Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn vào các loại quỹ đầu tư, để dễ theo dõi, cần có vài hiểu biết làm cơ sở. 

Thứ nhất, bất kỳ quỹ đầu tư nào cũng có một điểm chung, chúng đều là các trung gian danh mục đầu tư portfolio intermediaries. Việc của chúng là thu nạp tiền của quần chúng góp vào và thay mặt quần chúng đem tiền đó đi đầu tư. Theo suy nghĩ của quần chúng, những nhà quản lý danh mục của một quỹ đầu tư có khả năng sẽ sắm vai giỏi hơn một nhà đầu tư trung bình trong thị trường - Đó là một trong những lý do quan trọng giải thích sự đón nhận nhiệt tình của quần chúng trước những tổ chức được xem là giỏi xoay xở" này. 

Thứ hai, khuynh hướng gọi chung chúng là "quỹ" fund. Thực ra, bản chất của các quỹ này là huy động vốn để tạo thế mạnh tập trung và lâu dài vì động cơ doanh lợi, cho nên chúng được liệt vào dạng và được chế định như các doanh nghiệp. Đây là lý do để ngay từ đầu người ta gọi chúng là "công ty đầu tư" investment company. Xin được mở ngoặc để lưu ý chúng ta không nên lẫn lộn với thuật ngữ "investment banker" là dạng ngân hàng đầu tư chuyên bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngoài ra, còn có sự khác nhau cơ bản giữa các công ty đầu tư hay quỹ đầu tư là tính có cần thiết duy trì một bộ máy quản lý management hay không. Những loại có duy trì bộ máy để quản lý công việc hằng ngày, chẳng hạn các quỹ mở và quỹ đóng - ta sẽ tìm hiểu sau - lại được gọi thêm một tên khác là "management company", hay đầy đủ hơn là "management investment company". Tiếng Việt có thể tạm dịch là "công ty đầu tư chuyên nghiệp". 

Trong quá trình tiếp cận, do thói quen và để cho thuận tiện, người ta thường gọi chung một cách phổ biến là quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư cho tất cả các loại. Nhưng khi nghe đến quỹ hỗ tương thì đó lại chỉ là một dạng đặc thù của công ty đầu tư chuyên nghiệp. 



Công ty phát hành chứng chỉ có giá mặt 

Loại công ty đầu tư này phát hành các chứng chỉ thuộc dạng nợ, chào bán theo một mức lãi mặc định. Một chứng chỉ có giá mặt face-amount certificate thể hiện bản chất như một hợp đồng giữa người đầu tư và người phát hành, trong đó người phát hành bảo đảm sẽ trả một khoản tiền cụ thể được ghi cho người đầu tư vào một ngày nhất định trong tương lai. Các chứng chỉ này thường được mua theo cách trả góp định kỳ, nhưng cũng có thể bằng cách trả trọn một lần. Người mua chứng chỉ phải trả một khoản phí bán và phí quản lý quỹ. Các chứng chỉ có thể được hoàn lại trước kỳ đáo hạn và được tính theo ngang giá bỏ cuộc surrender value – theo quy định giống như trong ngành bảo hiểm. Ngày nay do sự cạnh tranh của nhiều định chế đầu tư thay thế khác hấp dẫn và thuận lợi hơn nên loại chứng chỉ có giá mặt này không còn phát huy tác dụng trên các thị trường hiện đại. 



Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị 

Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị UIT - Unit Investment Trust là dạng được thành lập theo một khế ước indenture, hay một công cụ tương đương về mặt pháp lý và được giám sát thừa uỷ nhiệm bởi một cá nhân hay tổ chức thường là tổ chức. Việc lập quỹ chứng khoán ban đầu sẽ được một cố vấn đầu tư thu xếp gộp vào trong một danh mục, rồi phân ra thành các đơn vị unit để bán cho người đầu tư, thông qua các nhà môi giới. Các đơn vị như vậy thường được bán theo giá trị tròn 1.000 USD ở Mỹ trong lần phát hành đầu tiên. Các nhà môi giới bảo lãnh phát hành tương đồng thời là người duy trì hoạt động mua đi bán lại các đơn vị đó. Giá cả của các đơn vị lại tuỳ thuộc vào biến động giá cả chứng khoán trong danh mục mà quỹ này nắm giữ. Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị chỉ phát hành các chứng khoán khả hoàn redeemable securities - chính là các unit, mỗi unit của quỹ này mang một khoản lợi không chia tương đương với các chứng khoán cơ sở mà nó đại diện. Đó là phần mà người đầu tư được hưởng. Người mua các đơn vị đầu tư này phải trả một khoản phí ban đầu cho người môi giới bán, thường là 4%. Chính khoản phí cao như vậy mà các nhà đầu tư ngắn hạn thấy không có lợi khi đầu tư vào loại quỹ này. Danh mục đầu tư của quỹ nói chung gần như được duy trì cố định theo chiều dài tồn tại của nó, chính vì vậy sự quản lý điều hành danh mục đầu tư hằng ngày trở nên không cần thiết. Do đó thay vì phải tự xoay xở quản lý manage, người ta chỉ cần thuê giám sát supervise là đủ và việc này do các trustee đảm nhận. 

Các đặc điểm chủ yếu để các quỹ được xem là một tổ chức đầu tư uỷ thác theo đơn vị, tách biệt với dạng quỹ đầu tư khác, được xác định như sau: 

- Các UIT không có hội đồng quản trị B.O.D

- Các UIT không thuê chuyên viên phụ trách về đầu tư và

- Các UIT có danh mục đầu tư tĩnh, không mua bán chứng khoán theo cách năng động.

Danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư uỷ thác UIT thường sử dụng chứng khoán cơ sở là các trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ. 

Công ty đầu tư chuyên nghiệp 

Loại quỹ đầu tư điển hình và phổ biến nhất hiện nay là các công ty đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp management company. Có hai loại công ty đầu tư chuyên nghiệp. Loại thứ nhất để ngỏ cơ cấu vốn và cổ phần gọi là "công ty đầu tư mở" open-end. Loại quỹ mở này có đặc trưng với việc phát hành các cổ phần khả hoàn redeemable share - công ty mua lại. Loại thứ hai là công ty đầu tư đóng closed-end investment company. Các cổ phần loại quỹ đóng không thể bán lại cho công ty mà sẽ được mua bán trên thị trường như các loại chứng khoán công ty. 

Lý do để người ta gọi là "management company" bởi vì công việc đầu tư loại này được quản lý chuyên nghiệp theo một danh mục gồm những chứng khoán phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn tự thành lập. Mỗi ngày, thường là vào cuối các phiên giao dịch thị trường, công ty đầu tư chứng khoán phải xác định giá trị danh mục đầu tư của mình hoặc giá trị tài sản thuần của mỗi cổ phần NAV. 


  • Các công ty đầu tư đóng - quỹ đóng:

Các công ty đầu tư đóng closed- end investment company thường xây dựng cơ cấu vốn capitalization thông qua phát hành cổ phần một lần một. Tổ chức này có thể phát hành cổ phần thường common cổ phần ưu đãi preferred hoặc các trái phiếu bong, giống như một công ty cổ phần sản xuất kinh doanh truyền thống. 

Cơ cấu vốn trong công ty đầu tư đóng được xem là ổn định. Ngoại trừ các đợt phát hành huy động vốn tập trung, các công ty này không phát hành cổ phần dây dưa và cũng không thu lại các cổ phần đã phát hành. Các cổ phần sau khi phát hành sẽ được mua đi bán lại trên các thị trường thứ cấp, có thể là tại sàn giao dịch các exchange hoặc trên thị trường không tập trung OTC – over-the-counter market. Do đó mà nó có thể được tính thêm tiền huê hồng hay một khoản kê giá lên markup do các dealer thực hiện. 

Giá thị trường của các cổ phần loại quỹ đóng này sẽ được dựa trên các lực lượng cung cầu quyết định, theo cách như các chứng khoán thông thường khác, hơn là trực tiếp liên hệ với giá trị thuần. Bởi vậy, các cổ phần của công ty đầu tư đóng được mua bán ở mức cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thuần. Tại các nước có TTCK các công ty loại này còn được gọi một cách phổ biến hơn là "các quỹ mua bán tự do" publicly traded funds. 


  • Các công ty đầu tư mở - quỹ mở:

Các công ty đầu tư mở open- end management company, được gọi phổ biến là quỹ hỗ tương mutual fund, được phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu hồi lại các cổ phần đã phát hành tuỳ theo ý của cổ đông và ở mức giá trị thuần. Cổ phần của quỹ chỉ có một loại là cổ phần thường, về căn bản, chúng được mua tại các công ty đầu tư, và muốn bán lại cũng chỉ được bán cho nơi đó. 

Các quỹ đầu tư hỗ tương làm chủ một danh mục đầu tư các loại chứng khoán, đồng thời về nguyên tắc các cổ đông là chủ của các chứng khoán đó. Mỗi người đầu tư làm chủ một phần lợi chưa được chia, tích trong bó chứng khoán cơ sở đó. Không một cá nhân nào có một quyền lợi riêng trong bất cứ một tài sản cụ thể nào lập nên danh mục đó. 

Cơ cấu vốn của quỹ hỗ tương được để mở, và được gia tăng lượng vốn đầu tư thu nhận từ các cổ đông mới không giới hạn, vì vậy mà người ta gọi đây là quỹ mở. Các cổ phần sở hữu công ty đầu tư mở do tính chất của chúng được gọi là chứng khoán khả hoàn redeemable. Cũng do tính chất như vậy, nếu có tình huống nhiều người muốn thanh lý đầu tư của họ để lấy tiền thì vốn của quỹ hỗ tương sẽ teo lại. 


  • Đầu tư đa dạng hay không đa dạng:

Một công ty đầu tư chứng khoán có thể thuộc loại đa dạng hoá đầu tư, hay không đa dạng, được đánh giá theo một chuẩn mực nhất định. Để được xem là một công ty đa dạng - điều trở nên rất quan trọng trong việc bán các cổ phần của một quỹ mở - danh mục đầu tư đó phải thể hiện theo một tiêu chí cụ thể. Chúng có thể là loại đa dạng giữa các ngành công nghiệp hoặc giữa các công ty khác nhau trong các ngành công nghiệp tương tự, sự đa dạng cũng có thể thể hiện giữa các vùng địa lý hoặc là sự pha trộn các loại công cụ chứng khoán nhất định nào đó. Sự đa dạng, như ta có thể đã biết, là một kỹ thuật quản lý rủi ro kết hợp, đặc biệt đây còn là tiếp cận đầu tư làm cho các quỹ hỗ tương có sức hấp dẫn quần chúng đầu tư rộng rãi. 

Tuy nhiên không phải tất cả các công ty đầu tư chứng khoán đều hội đủ các yếu tố để được chính thức thừa nhận là đa dạng. Theo bộ luật về công ty đầu tư ban hành năm 1940 của Hoa Kỳ, một công ty đầu tư được đánh giá là đa dạng khi nó đáp ứng được phép thử 75 – 5 - 10 sau đây:

- 75% tổng tài sản của quỹ phải được đầu tư vào các chứng khoán do các công ty khác phát hành nằm ngoài bản thân công ty đầu tư đó hoặc các công ty có quan hệ thành viên với nó. Phần tiền mặt khả dụng nằm trong tài khoản mua bán và các giá trị đầu tư tương đương tiền mặt các chứng khoán ngắn hạn của chính phủ và trong thị trường vốn ngắn hạn được tính là một phần trong cơ cấu 75% đầu tư cần thiết này.

- Không sử dụng hơn 5% tổng số tài sản để đầu tư mua chứng khoán của bất kỳ một công ty cổ phần nào.

- Không được sở hữu cổ phần của một công ty cổ phần nào đó vượt quá 10% giá trị của công ty đó.

Các điều kiện của phép thử trên đây diễn ra chủ yếu trong môi trường có giao dịch TTCK. Giả định một quỹ hỗ tương có tổng tài sản là 100 tỷ đồng phép thử sẽ được áp dụng như sau:

- Quỹ này phải đầu tư ít nhất là 75 tỷ vào các chứng khoán công ty cổ phần sở hữu đại chúng.

- Không được đầu tư quá 5 tỷ đồng 5% của 100 tỷ vào riêng một công ty cổ phần đại chúng nào.

- Và nếu công ty cổ phần đại chúng X nào đó có quy mô cổ phần thường đang lưu hành trong công chúng với giá trị là 30 tỷ đồng chẳng hạn, thì quỹ này chỉ có thể sở hữu tối đa 3 tỷ đồng cổ phần thường tức 10% giá trị 30 tỷ đồng tại công ty X đó thôi. 

Như đã phân tích ở các phần trên đây, ta thấy quỹ đầu tư hỗ tương công ty đầu tư mở là loại hình có ưu thế hơn cả. Nhờ đáp ứng được hầu hết các mong đợi của quần chúng đầu tư nói chung. Chính vì vậy mà quỹ hỗ tương phát triển mạnh như nấm. Những thông tin tổng hợp của Mỹ gần đây cho biết, lượng quỹ hỗ tương đã leo qua con số 8.000 và chưa chịu dừng. Nhưng không phải chỉ ở con số, đáng nói hơn là các quỹ này thường hoạt động trên cơ sở chuyên ngành và chuyên nghiệp cao, sự đa dạng về chuyên môn mà mỗi quỹ đó đại diện cộng với đặc tính phấn đấu để được công nhận đạt phép thử đa dạng 75- 5- 10 đã giúp tạo ra một ấn tượng thu hút và sự chú ý đặc biệt của những thực thể mới tiếp cận TTCK. Các đội hình tập thể này còn được xem là "hiền" và làm ăn trong một hành lang có luật lệ chăm sóc kỹ nên TTCK Việt Nam đang có định hướng nghiên cứu áp dụng. Thật ra, ngay ở Hoa Kỳ, người ta cũng ưu ái chúng hơn.



Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương