Gia đÌnh văn hoá quỳnh nhấT ĐIỂm sáng làm kinh tế giỏi trần nguyễn khánh phong



tải về 26.35 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích26.35 Kb.
#29706
GIA ĐÌNH VĂN HOÁ QUỲNH NHẤT

ĐIỂM SÁNG LÀM KINH TẾ GIỎI
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Người dân huyện A Lưới nói riêng và vùng núi Thừa Thiên Huế nói chung không ai xa lạ gì cái tên Quỳnh Nhất, người dân tộc Tà ôi, sinh năm 1950 ở thôn A Bung, xã Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, người được mệnh danh là “hiệp sĩ miền núi”.

Theo lời giới thiệu của ông Hồ Viên Pưa, Chủ tịch xã Nhâm, chúng tôi tìm đến nhà Quỳnh Nhất vào đúng giữa trưa, căn nhà khá khang trang nhưng vắng ngắt, chúng tôi loay hoay mãi thì người hàng xóm cho biết, cả nhà Quỳnh Nhất đang ở lại ngoài trang trại.

Nghe đến trang trại, cứ tưởng ở đâu xa lắm nhưng không phải, mà nó ở ngay chính khu vườn nhà của ông. Chúng tôi rảo bước theo con đường nhỏ cứ lên dốc, xuống dốc theo từng bậc thang đất, cảnh vật xung quanh thật đẹp, càng đi sâu vào vườn thì càng lộ ra nào ruộng nước, ao cá, đồi quế, đồi tràm, vườn chuối, rẫy cà phê, giếng nước, suối nhỏ khe tự tạo, nước chảy róc rách từ trên cao xuống thấp qua hồ, qua ruộng, vào vườn rau, cảnh vườn theo mô hình vườn, ao, chuồng, rừng (VACR) trông thật mát mắt. Phía xa xa có chiếc chòi nhỏ, có một vài bóng người, chúng tôi gọi tên Quỳnh Nhất thì có người vẩy đến. Tiếp chúng tôi tại căn chòi này là chủ vườn mô hình VACR Quỳnh Nhất, dáng người mảnh mai, ăn mặc đơn giản cùng vợ và hai đứa con nhỏ.

Qua vài phút chào hỏi xã giao, chúng tôi đi vào vấn đề thì Quỳnh Nhất đồng ý kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng gian khổ để gầy dựng nên một cơ ngơi bề thế, một mô hình mà nhiều người dân nơi đây mơ cũng không có, một gia đình văn hoá tiêu biểu, một cựu chiến binh giỏi một người nông dân bình dị nhưng ý nghĩ lớn.

Quê gốc ông Quỳnh Nhất ở Lào, năm 1973 theo cách mạng ông chuyển về định cư ở A Lưới, lúc đầu gia đình ông chọn đất ở vùng biên giới Lào Việt, sóng theo mô hình du canh du cư, năm 1975 khi đất nước được thống nhất, theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, gia đình ông chuyển về sống ở thông A Bả (xã Nhâm) rồi chuyển về thôn Nhâm 2 (xã Nhâm).

Qua nhiều làn chuyển địa điểm sinh sống làm cho gia đình ông càng thêm khó khăn. Lúc này nhiều đồ dùng quý giá trong nhà ông đều bán sạch để trang trải cuộc sống, chỉ giữ lại chiếc giường ngủ mà thôi. Thấy vùng đất Nhâm 2 vừa bất tiện về giao thông, vừa xa trung tâm huyện, xã nên ông đã mạnh dạn kêu gọi anh em xin xã chuyển về vùng đất mới là thôn A Bung ngày nay.

Được xã và huyện cho phép, lúc đầu gia đình Quỳnh Nhất xung phong đi trước, ông chọn cho mình một khoảng đất trống 3 ha, lúc này đây từ năm 1995 vùng A Bung chỉ toàn lau lách, hố bom, vật liệu nổ chiến tranh chất độc màu da cam đã làm nản chí nhiều người, riêng Quỳnh Nhất vẫn cứ khai hoang dựng chòi rồi tiếp tục khai hoang làm nhà, khai hoang trồng chuối, sắn khoai, khai hoang đất cho bạn bè và người. Dần dần nhiều cặp vợ chồng mới cưới ra ở riêng xin về vùng đất mới A Bung cùng ông lập nên thôn mới.

Ngay từ năm 1995, được sự tín nhiệm của bà con trong thôn, ông được bầu làm thôn trưởng đến năm 2005 mới thôi giữ chức vụ này. Khi làm trưởng thôn, Quỳnh Nhất đã không ngừng đi lên huyện tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi về truyền đạt lại kinh nghiệm, kiến thức cho bà con thôn mình, vận động bà con làm đường, tìm nguồn nước, khai hoang trồng trọt, ngoài ra ông còn đi đến các thôn khác trong xã vận động đồng bào từ bỏ lối sống du canh du cư, du cư phát cốt, đốt trỉa mà bắt tay vào việc định cư lâu dài, làm cho đời sống ổn định.

Còn nhớ, khi làm trưởng thôn, có năm bà con trồng chuối làm được mùa không có ai mua, bà con đành phá chuối thì Quỳnh Nhất tập trung dân lại họp bàn và tự ông đứng ra hứa sẽ mua hết chuối cho bà con thế là phong trào trồng chuối lại rộ lên. Nhưng Quỳnh Nhất nghĩ, lúc đó mình có đủ tiền đâu mà mua hết chuối của họ, chẳng qua là để an ủi, động viên bà con thôi, thế rồi, mùa chuối năm sau các lái buôn vào tận vườn mua, bà con phán khởi lắm. Từ đó trở đi, bà con thôn A Bung luôn luôn chăm chỉ làm ăn để noi gương Quỳnh Nhất.

Cách làm ăn lúc đầu của Quỳnh Nhát thật là đơn giản, theo như ông kể thì lúc đầu phát nương xong trồng sắn, khoai xen chuối lùn, vận động bà con ổn định cuộc sống, hình thành mô hình kinh tế tập thể, mỗi hộ gia đình được huyện cấp 600.000 đồng/hộ để mua một con trâu, một con bò, để nuôi vòng vừa lấy phân bón vừa tận dụng sức kéo, các mảnh đất vừa khai hoang xong, cả thôn có 17 hộ đèu trồng sắn, khoai, chuối, có thì chia nhau ăn. Trong quá trình làm thì có phan công lao đọng rõ ràng, phụ nữ 1 tổ chuyên làm các công việc nhẹ như: làm cỏ đốt rẫy, trỉa sắn, trồng khoai, thu hoạch và bán sản vật, thanh niên 1 tổ chuyên vở đất, cày kéo, bón phân.

Trong suốt thời gian 5 năm theo mô hình đó, vùng đất đầy vết thương chiến tranh, nhiễm chất độc màu da cam, hoang vu đã thật sự đã hồi sinh trở lại, những ngọn đòi ngút ngàn sắn, khoai, vườn um tùm chuối. Cũng là lúc Quỳnh Nhất nghĩ đến việc phải giải thể mô hình làm ăn tập thể này vì ông nghĩ có một số gia đình mang tính ỷ lại, sống phụ thuộc, nếu cứ theo đà này sau này sợ họ quen thói chây lười và ông đã họp dân thẳng thắn phê bình những gia đình lười biếng và bàn bạc đi đến thống nhất chia đất cho từng hộ gia đình dựa trên vốn liến sẵn có để sản xuất.

Chính sự quyết định táo bạo đó, Quỳnh Nhất có 3 ha đất bắt đầu nghĩ cách làm giàu từ chính đôi tay mình. Năm 1997, gia đình là nơi đầu tiên của huyện A Lưới trồng cà phê theo chủ trương của Phòng Nông nghiệp huyện. Trước đó, ông được huyện tạo điều kiện cho di tham quan một số mô hình kinh tế ở trong tỉnh và ở Lạng Sơn.

Sau mỗi lần đi tham quan học hỏi kinh nghiệm về lại càng thôi thúc ông làm giàu từ mảnh vườn hiện có. Trồng cà phê chưa đủ ông trồng thêm 4.000 cây quế, đào hồ nuôi vịt sau đó tận dụng mặt nước thả cá, trồng chuối lùn có thời điểm lên đến 1000 gốc, cà phê 1,5ha, ruộng nước 8 sào, với tiềm lực kinh tế từ vườn khác dồi dào, từ năm 2000 đến nay ông luôn giữ vững vị thế dẫn đầu xã Nhâm về thu nhập kinh tế. Hiện tại với 1,5ha cà phê cho sai quả, 4 hồ thả cá các loại như: cá chép, cá rô phi, cá mè, cá trắm cỏ, cá trôi với diện tích 1ha, 10 sào ruộng nước luôn cho năng suất ổn định, 1000 gốc chuối lùn giống tốt, buồng dài, trái to tròn, chăn nuôi lợn thịt, thả gà, vịt trong vườn đã làm cho công việc trở nên bề bộn không lúc nào được nghỉ ngơi.

Nhờ có vôn kiến thức, cộng thêm tính cần cù, nhẫn nại là bản chất của Quỳnh Nhất. ông đã đào ao, dẫn nước, tạo kênh mương, mua giống, vật nuôi, chăm bón vườn tược khi mùa nắng cũng như mùa mưa. Nguồn nhân lực phục vụ cho 3ha vườn đều sử dụng nguòn lao động trong nhà, cả mẹ, vợ, con cái đều tham gia làm vườn, nhờ đó cũng tiết kiệm được phần nào về kinh tế.

Đối với Quỳnh Nhất, ông không chỉ giỏi làm kinh tế mà còn giỏi trong công tác xã hội. Dù việc nhà bề bộn song ông cũng tham gia vào công việc đoàn thể của thôn, xã, huyện, mười năm làm trưởng thôn A Bung (1995 - 2005), Bí thư chi bộ liên thôn A Bả, Nhâm 2, A Bung, Chủ tịch Hội Nông dân thôn, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh thôn, Bí thư Chi bộ thôn, Đại biểu hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2004 - 2009.

Tham gia vào các tổ chức này. Quỳnh Nhất luôn luôn đem lại quyền lợi, lợi ích chính đáng cho bà con, hướng dẫn truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất cho dân, giúp người về vốn, giống cây trồng vật nuôi, vận động bà con thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Và ngay cả gia đình ông, vợ, con cái đều luôn giữ mối quan hệ hoà đồng với mọi người, gia đình ông là gia đình văn hóa tiêu biểu nhất thôn A Bung được công nhận vào năm 2006.

Những việc làm trên đây của Quỳnh Nhất thật đáng nhân rộng ra toàn quốc, một gia đình văn hoá tiêu biểu làm kinh tế giỏi, bản thân ông và gia đình đã nhận được hơn 150 giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen từ cấp xã, huyện, tỉnh và Trung ương, trong đó tiêu biểu UBND huyện A Lưới tặng bằng khen đã có thành tích xóa đói giảm nghèo 5 năm (1995 - 1999), bằng khen có thành tích sản xuất cà phê năm 2006, Hội Nông dân huyện tặng bằng khen đã có thành tích trong phong trào thi đua 2001 - 2004, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen đạt danh hiệu “Người tốt việc tốt” (1997 - 1999 ) và (2001 - 2002)”, bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình 135 (2003), bằng khen Cựu chiến binh gương mẫu giai đoạn 2000 - 2004, Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng bằng khen có thành tích vượt qua nghèo đói đi lên từ mô hình kinh tế VAC (2002), Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng bằng khen đạt thành tích “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” (2002 - 2005).

Không chỉ với những bằng khen, giấy khen, Quỳnh Nhất cảm thấy tự hào nhất trong đời là những lần được mời tham dự đại hội diển hình Cựu chiến binh xoá đói giảm nghèo làm kinh tế giỏi năm 2003 tại Hà Nội, Hội nghị biểu dương Đại biểu nông dân các dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh giỏi năm 2005 và Đại hôi thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 3 Hôi Cựu chiến binh Việt Nam năm 2004.

Mỗi lần được đi dự hội nghị hay đại hội này, Quỳnh Nhất gặp được rất nhiều gương làm kinh tế giỏi, và ông vẫn không quên hỏi, ghi chép những kinh nghiệm của bạn bè rồi về lại A Lưới quê hương ông, ông áp dụng sao cho có kết quả.

Trời đã xế chiều mà chuyện làm ăn Quỳnh Nhất vẫn còn kể, trong đôi mắt ông là hình ảnh ngút ngàn của một màu xanh của cây cà phê, quế, tràm, chuối, lúa, ao nước và cả bầu trời. ông vẫn cầu mong có thêm sức khoẻ để làm việc. Giờ đây, cuộc sống gia đình ông thật sự là gia đình kiểu mẫu, gia đình văn hoá tiêu biểu của cộng đòng dân tộc Tà ôi. Sức làm việc của ông thật đáng khâm phục. Chia tay ông chúng tôi có quà đem về đó là buồng chuối lùn nặng trĩu, không biết nói gì hơn chúng tôi động viên ông bằng hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông rằng:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

và Quỳnh Nhất đã làm được điều đó


Địa chỉ liên lạc:



TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

Giáo viên trường THPT A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế

ĐT: 0914.500.913



Email: phongtaoi@gmail.com
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2011
TinTuc -> THÔng báo về nội dung Hội nghị liên tịch chuẩn bị Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân huyện khóa VI, sáu tháng đầu năm 2016
TinTuc -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
TinTuc -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TinTuc -> * Nội dung Nghị quyết số 15-nq/TW, ngày 1/6/2012, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 2020 a tình hình và nguyên nhâN
TinTuc -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
TinTuc -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
TinTuc -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008
2011 -> Vai trò CỦa nhà sinh hoạt cộng đỒng ở a lưỚi khánh phong

tải về 26.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương