GIÁ trị VĂn hóa trong tín ngưỠng thờ quan thánh đẾ quân của cộng đỒng ngưỜi hoa tại quậN 5, tp. HỒ chí minh



tải về 43.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích43.77 Kb.
#22104
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TẠI QUẬN 5, TP. HỒ CHÍ MINH

MỞ ĐẦU



  1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam ta là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng với hơn 54 tộc người khác nhau cùng sinh sống chung trên một lãnh thổ. Các tộc người ấy có những nét văn hóa, tín ngưỡng mang dấu ấn riêng, gắn liền với đời sống tâm linh của một cộng đồng, góp phần làm phong phú và đa dạng cho nền văn hóa chung của đất nước. Vì lẽ đó mà tất cả chúng ta, ai là người con đất Việt hãy cùng nhau chung tay xây dựng đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc.

Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt đã có tục thờ thần linh và người Hoa sống ở Nam bộ cũng không ngoại lệ. Là những lưu dân đi tìm đất sống, người Hoa đã gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong chuyến đi. Vì vậy mà niềm tin tâm linh họ mang theo từ quê nhà trở thành nguồn động lực lớn đối với họ, là chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi gặp điều không may. Chính vì thế mà dù trước kia hay bây giờ, tín ngưỡng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng người Hoa sống xa quê và được thể hiện đậm nét ở các quận 5, 6, 11 thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó quận 5 là nơi người Hoa đến định cư từ khá sớm, là nơi mang nhiều dấu ấn văn hóa tín ngưỡng đặc sắc đậm giá trị văn hóa bản địa cả mặt nội dung lẫn hình thức, gắn liền với làng Minh Hương nổi tiếng khi xưa. Và tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân là một trong những tín ngưỡng bản địa tiêu biểu, mang giá trị văn hóa cao. Quan Thánh Đế Quân là thần vị của Quan Công được mọi người phong cho vì những hiển tích mà ngài gây dựng mà tiêu biểu trên hết là đức tính của người quân tử: tín, nghĩa, trí, dũng. Việc thờ cúng ông rất phổ biến ở nhóm người Hoa theo phương ngữ. Trong quan niệm của cộng đồng người Hoa, giới buôn bán thờ Quan Thánh Đế Quân như một thần tài, kẻ Sĩ coi ngài như thần văn học, còn giới quân sư coi ngài như vị thần bảo hộ bổn mạng của họ. Chính vì lẻ đó mà ở quận 5, có rất nhiều miếu thờ Quan Thánh Đế Quân hay trong mỗi gia đình dù là người Hoa hay người Việt miễn là có niềm tin vào ông thì điều thờ cúng. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Quan Công thờ tại gia đình là vị thần phù hộ cho gia chủ (nam giới), thờ ở đền miếu là vị thần phù hộ cho cộng đồng, thờ ở đạo quán là một trong ba mươi sáu tướng của Huyền Thiên Thượng Đế chuyên trừ tà ma cứu độ chúng sinh, thờ ở chùa là Già Lam Bồ tác hộ trì Tam Bảo” (theo sổ tay hành hương đất phương Nam, TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Tp.HCM, 2003, trang 215).

Với ngần ấy giá trị mà Quan Công tạo dựng trong lòng người dân thì ông thật xứng đáng với thần vị và lòng kính trọng của người dân đối với mình. Qua đó còn làm tăng sức thẩm thấu tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân đến mọi người mặc dù nó đã có lịch sử lâu đời, đây cũng là một đề tài hay để các nhà khoa học nghiên cứu. Như tình hình đã tìm hiểu, vì tín ngưỡng này có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, lại có niên đại khá lâu cho nên trong quá trình truyền và phát triển ở nước ta, tín ngưỡng này cũng đã bị mai một và bị pha trộn đi ít nhiều. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có biện pháp bảo tồn và duy trì, đó cũng là một trong những việc làm hữu hiệu góp phần xây dựng văn hóa nước nhà thêm giàu đẹp. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân chưa được các cấp đề cập kĩ lưỡng vì nhiều nguyên nhân như kinh tế, xã hội và nhận thức con người bất cập nên việc phát huy các giấ trị văn hóa ấy còn nhiều hạn chế. Ngoài ra còn phải xét đến tình hình trong nước và thế giới hiện nay cũng là một phần tác động không nhỏ đến các giá trị văn hóa tín ngưỡng này. Trong tìn hình đất nước đang trong thời kì hội nhập quốc tế, dưới tác động của sự giao lưu văn hóa phần nào đã làm mai một dần văn hóa truyền thống.

Cùng với tinh thần thực hiện theo nghị quyết trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mang tư cách là một sinh viên học chuyên ngành Văn hóa học trường Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, muốn góp sức nhỏ của mình để làm phong phú thêm cho nền văn hóa của đất nước qua việc tìm hiểu làm sáng tỏ những giá trị văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân của nhóm người Hoa sống tại thành phố Hồ Chí Minh nên tôi chọn “giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân của cộng đồng người Hoa tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khóa luận.



  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

  • Tìm hiểu khái quát về tín ngưỡng thờ Quanh Thánh Đế Quân của cộng đồng người Hoa nói chung và của cộng đồng người Hoa sống tại quận 5, tp. HCM nói riêng.

  • Làm sáng rõ những giá trị văn hóa nằm sâu bên trong tín ngưỡng thờ Quanh Thánh Đế Quân.

  • Đưa ra các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Quanh Thánh Đế Quân của người Hoa tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Đi sâu nghiên cứu những đặc trưng văn hóa trong tín ngưỡng thờ Quan Thánh.

  • Tìm hiểu những khía cạnh nhìn nhận khác nhau từ người dân tại khu vực nghiên cứu xoay quanh vấn đề về ông Quan Công và việc tôn thờ ông.

  • Khảo sát một số địa điểm thờ Quan Thánh Đế Quân ở quận 5 về cách thờ cúng và ngày dân hương, …

  • Từ các bước hoạch định trên, ta đưa ra nhận định chung, thấy rõ những giá trị quan trọng cần được bảo tồn và phát huy.

  1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhìn tổng thể tình hình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đang trên đường phát triển, có nhiều đề tài nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa trí thức của nước nhà. Trong số đó phải kể đến những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu về văn hóa người Hoa tại Việt Nam. Đây là một trong số những đề tài tiêu biểu được đa số các tác giả chọn nghiên cứu như có ông Ngô Đức Thịnh, Phan An, Trần Hồng Liên, Châu Hải, … là những tên tuổi gắn với những công trình nghiên cứu có giá trị và được mọi người công nhận. sau đây tôi xin đưa ra tên công trình khoa học của một số tác giả tiêu biểu như sau:

  • Các công trình đã được xuất bản:

    • GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm với công trình: “tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh (1996/2004) và cuốn “cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb. Giáo dục (1999). Đây là hai trong số những công trình khoa học có giá trị lớn, chứa đựng tâm huyết của tác giả về cội nguồn văn hóa của dân tộc, trong đó có đề cập đến tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam nói chung.

    • GS.TS Ngô Đức Thịnh với công trình: “tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội (2001). Đây là công trình nghiên cứu sâu về văn hóa tín ngưỡng và các hình thức tín ngưỡng chung.

    • PGS.TS Phan An với công trình: “người Hoa ở Nam Bộ”, Nxb khoa học xã hội (2005). Gắn với nội dung đề cập sơ lược về người Hoa và tín ngưỡng thờ Quan Công, trang 203_210.

    • TS. Trần Hồng Liên (chủ biên) công trình: “văn hóa người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội và “văn hóa ngưỡng Hoa ở Nam Bộ- tín ngưỡng &tôn giáo”, Nxb. KH-XH.

  • Và một số bài nghiên cứu:

  • Tín ngưỡng thờ Quan Công ở Nam Bộ (từ góc nhìn giao lưu văn hóa), Dương Hoàng Lộc.

  • Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt- Hoa trong lịch sử, trung tâm nghiên cứu xã hội và phát triển (Việt Nam).

  • Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, Châu Hải, viện Đông Nam Á (Việt Nam), Nxb. KHXH.

Tuy số tài liệu tham khảo đây mà tôi tìm được còn hạn chế nhưng qua đó ta cũng nhận thấy rõ một điều, đa số các tác giả tập trung chủ yếu vào nghiên cứu một vấn đề chung mang tính khách quan. Họ đưa ra góc nhìn bao quát chung vấn đề vì thế mà một số khía cạnh tiêu biểu chưa được quan tâm đúng mức. Ở các góc độ khác, vấn đề về tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân tại quận 5 cũng có một số nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên nhìn từ góc độ văn hóa học theo tôi được biết thì còn đang bỏ ngõ. Vì thế mà thông qua khóa luận này cũng như nhờ vào một số công trình nghiên cứu lớn của các tác gia nêu trên để làm cơ sở cho tôi hoàn chỉnh quá trình nghiên cứu đề tài: “giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân của cộng đồng người Hoa tại quận 5, Tp. Hồ Chí Minh”.

  1. Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là cộng đồng người Hoa và cơ sở thờ tự Quanh Thánh Đế Quân tại quận 5.

  • Nghiên cứu giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Quanh Thánh Đế Quân.

  1. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Để nghiên cứu đề tài theo đúng hướng đề ra đạt hiệu quả tốt, tôi chọn phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử và phương pháp phân tích tổng hợp. Ngoài ra còn dựa theo quan điểm của chủ nghĩa Mac- lenin và tư tưởng chủ đạo Hồ Chí Minh, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu


  • Phương pháp tổng hợp tài liệu

  • Phương pháp điền dã dân tộc học, trong đó có sử dụng:

    • Nghiên cứu thực tế

    • Phỏng vấn sâu

  • Phương pháp điểm, phương pháp diện

  • Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại

  • Phương pháp liên ngành: ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của ngành văn hóa học thì đề tài này có sử dụng các phương pháp của một số liên ngành có mối quan hệ với nhau như: lịch sử học, xã hội học, dân tộc học và địa lý học.

  1. Phạm vi nghiên cứu

Tín ngưỡng thờ Quanh Thánh Đế Quân của người Hoa tại quận 5, thành phố Hồ CHí Minh.

  1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Tín ngưỡng là những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất mà đân tộc nào cũng có được. Nó tạo nên những nét riêng, khu biệt giữa tộc người này với các tộc người khác, từ đó góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa sắc thái văn hóa.

Về mặt khoa học, khóa luận “giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân của cộng đồng người Hoa tại quận 5, Tp. Hồ Chí Minh” sẽ góp phần cung cấp thêm cho bạn đọc tư liệu thực tế, rút ra những giá trị văn hóa trong tín ngường thờ cúng Quan Thánh của nhóm người Hoa ở quận 5 từ đó góp phần kiến thức vào việc hiểu thêm văn hóa tộc người.

Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Quan Thánh từ góc nhìn văn hóa không những là quá trình đi sâu tìm hiểu và làm sáng tỏ đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của người Hoa sống tại Việt Nam mà quá đó còn thấy được những giá trị văn hóa tiêu biểu để cùng nhau gìn giữ và phát huy. Đồng thời thông qua vấn đề này sẽ đề xuất ra một số giải pháp góp phần vào cụ thể hóa chính sách bảo vệ văn hóa của Đảng, của các cấp chính quyền nhằm phát huy những nét văn hóa của tín ngưỡng dân gian vào xây dựng địa bàn dân cư và rút ra những kiến nghị về việc bảo tồn và phát triển văn hóa tín ngưỡng thờ thần của người Hoa.


  1. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương:

CHƯƠNG1:

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA Ở QUẬN 5 VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN


    1. Giới thiệu khái quát về quận 5, TP. Hồ Chí Minh

      1. Điều kiện tự nhiên

        1. Vị trí địa lý

        2. Đặc điểm khí hậu

      2. Điều kiện kinh tế

      3. Về văn hóa và xã hội

        1. Cư dân

        2. Văn hóa

    2. Khái quát về người Hoa ở quận 5, TP. Hồ Chí Minh

      1. Về lịch sử hình thành nhóm cộng đồng người Hoa

      2. Dân cư

      3. Văn hóa

      4. Tín ngưỡng

    3. Tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân của người Hoa

      1. Sơ lược về tiểu sử Quan Thánh Đế Quân

      2. Quan niệm của người dân về Quanh Thánh Đế Quân



Tiểu kết

CHƯƠNG 2:

MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG VIỆC THỜ CÚNG QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN CỦA NGƯỜI HOA TẠI QUẬN 5
2.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về văn hóa

2.1.2 Giá trị văn hóa

2.1.3 Tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian

2.2 Tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân nhóm người Hoa tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh.


      1. Địa điểm diễn ra lễ thờ cúng

      2. Cách bài trí trong cơ sở tín ngưỡng

      3. Các nghi thức khi thực hiện nghi lễ thờ cúng

2..3 Các giá trị văn hóa tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân

2.3.1 Giá trị văn hóa tâm linh

2.3.2 Giá trị gắn kết cộng đồng

2.3.3 Giá trị giáo dục

2.3.4 Giá trị nghệ thuật

2.4 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong thờ cúng Quan Thánh Đế Quân tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh



Tiểu kết

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TIÊU BIỂU TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ QUAN THÁNH DẾ QUÂN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TẠI QUẬN 5


    1. Định hướng của cơ quan thẩm quyền

      1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tín ngưỡng dân gian.

      2.  Kế hoạch của huyện, của tỉnh về vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân

    2. Giải pháp bảo tồn và phát

      1. Giải pháp bảo tồn

        1. Nguyên tắc bảo tồn

        2. Phương án bảo tồn

        3. Các giải pháp cụ thể để bảo tồn

      2. Giải pháp phát huy

    3. Một số kiến nghị

      1. Đối với Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch

      2. Đối với UBNN thành phố

      3. Đối với người dân sinh sống tại khu vực



Tiểu kết
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

tải về 43.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương