Ga lịch sử 6 gv: Nguyễn Thị Hân Trường thcs thủy Sơn Huyện Thủy Nguyên



tải về 66.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.08.2016
Kích66.33 Kb.
#14872

GA Lịch sử 6 - GV: Nguyễn Thị Hân - Trường THCS Thủy Sơn - Huyện Thủy Nguyên




Ngày dạy

Tiết dạy

Lớp

Tiến độ

Ghi chú

11.12.2014

1

6D






Ngày soạn: 6.12.2014

BÀI 14. : NƯỚC ÂU LẠC

TIẾT 15

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:

- Hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc

- Sự phát triển trong kinh tế, xã hội Âu Lạc ( sử dụng công cụ bằng đồng,bằng sắt, chăn nuôi ,trồng trọt, các nghề thủ công, sự phân hoá xã hội..)
2. Kĩ năng,năng lực:

a. Rèn kĩ năng: Quan sát , miêu tả, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử qua kênh hình, lược đồ, sơ đồ...

b.Năng lực cần hình thành: Tái hiện sự kiện lịch sử

3. Tư tưởng

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào truyền thống đánh giặc , ý thức lao động sáng tao

của cha ông

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : - GSK, SGK, Chuẩn kiến thức kĩ năng

- Lược đồ nước Văn Lang - Âu Lạc , tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược, tranh ảnh phục vụ cho bài học, máy chiếu



2. Học sinh: - SGK, 1 số câu chuyện về thời An Dương Vương.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I. Kiểm tra bài cũ.

Thi trả lời nhanh:

1. Nền kinh tế của cư dân Văn Lang là:

- nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với các nghề thủ công



2. Nghề thủ công phát triển nhất của cư dân Văn Lang là:

- đúc đồng



3. Cư dân Văn Lang có thói quen ở:

- nhà sàn



4. Việc đi lại của cư dân Văn Lang chủ yếu bằng:

- thuyền


6. Di sản được coi là bảo vật quốc gia của nước ta thời Văn Lang là

- Trống đồng Đông Sơn



II. Giới thiệu bài mới

Ở thời kì nước Văn Lang đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Lạc Việt đã ổn định, có bước phát triển nhưng sau đó xảy ra nhiều nhiều biến cố. Vì sao vậy? Nước Âu Lạc đã ra đời và có tổ chức, tiến bộ gì, bài học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu...



III. Dạy và học bài mới .


Hoạt động của GV


Hoạt động của HS dưới sự hướng dẫn của GV( Rèn kĩ năng, năng lực)

Chuẩn kiến thức cần đạt

Hoạt động 1

- Thời gian: 10-12 phút

-Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, tường thuật, đàm thoại, nhóm

- Hình thức hoạt động: ( cá nhân, nhóm HS)
GV hướng dẫn HS nhớ lại địa bàn sinh sống của cư dân Văn Lang trên lược đồ vùng Bắc Bộ- Bắc Trung Bộ

GV Trình bày:

- Địa bàn sinh sống chủ yếu của người Lạc Việt tập trung ở Trung du, đồng bằng sông Hồng, sông Mã...

- Địa bàn sinh sống của người Tây Âu tập trung ở vùng núi phía Băc nước Văn Lang, ( chủ yếu là các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam ngày nay )

=> Người Tâu Âu và Lạc Việt sống xen kẽ với nhau( Họ đều là người Việt) có quan hệ gần gũi từ lâu đời. Cùng làm ăn, chung sống, khi có xung đột thì cùng nhau giải quyết.

GV: Chiếu đoạn tư liệu SGK

- Đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa

+ Vua không chăm lao sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi

+ Lụt lội xảy ra liên tiếp. đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn

H. Đoạn tư liệu giúp em hiểu gì về tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ III (TCN)?

H. Trong khi đất nước Văn Lang gặp khó khăn như vây, thì ở phương Bắc có biến cố gì?

- Nhà Tần thống nhất Trung Nguyên ..... (Trung Quốc)



GV : Giới thiệu sự thống nhất TQ của Tần Thủy Hoàng

Trung Quốc là một nước ở phía Bắc Văn lang, Tần Thủy Hoàng đã dùng lực lượng quân sự, qui phục được 6 nước: Tấn - Sở- Triêu- Hàn- Yên -Tề, thống nhất Trung Nguyên vào năm 221 TCN, và có ý đồ mở rộng, bành trướng xuống phương Nam

H. Qua nghe, đọc các câu chuyện lịch sử, em biết gì về nhà Tần?

- Là nhà nước hùng mạnh, chuyên có tư tưởng bành trướng



H. Vậy Văn Lang đứng trước nguy cơ gì?

- Sự xâm lược của nhà Tần

=> GV kết luận: Yêu cầu kháng chiến bảo vệ đất nước=> ghi bảng

H. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần diễn ra trong hoàn cảnh nào?

H. So sánh lực lượng của quân Tần với lực lượng của nước Văn Lang?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu diễn biến của kháng chiến trên lược đồ kháng chiến chống xâm lược Tần




- Giáo viên hướng dân HS hiểu lược đồ- tường thuật diễn biến

-Năm 218 TCN ......

-Năm 214 TCN.......

- 6 năm sau.....

H. Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tần?
GV: tổ chức HS thảo luận nhóm ( cặp đôi )

- Thời gian 3 phút

- ND:

1 . Vì sao quân Tần mạnh như vậy mà vẫn bị quân ta đánh bại?

2. Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi có ý nghĩa gì?

GV bổ sung, kết luận

Nhấn mạnh lối đánh du kích: Đây là cách đánh sáng tạo, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa hình, lực lượng của ta và trở thành truyền thống đánh giặc của cha ông ta, và tiếp nối truyền thống đánh giặc đó, DTVN đã đánh bại quân Mông Nguyên- TK 13, và sau này là Đế quốc Pháp và Mỹ.

GV liên hệ biển đảo..

- Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc


=> Chuyển: Kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục phán đã thành lập nước Âu Lạc ntn?



HS quan sát,xác định vị trí của cư dân Lạc Việt

HS quan sát

- Hs tìm hiểu tư liệu trả lời

HS phân tích, nhận xét

-HS tìm hiểu SGK trình bày

HS kết hợp SGK trình bày:

-Quân Tần đông, hiếu chiến

- Quân ta yếu hơn nhiều

- HS theo dõi diễn biến
-HS kết hợp SGK nêu kết quả

-HS thảo luận, so sánh, nhận xét,đánh giá,phân tích nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử

-HS vận dụng kiến thức để liên hệ, trình bày

Rèn kĩ năng quan sát lược đồ,trình bày hiểu biết nhận xét sự kiện lịch sử



1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?

a. Hoàn cảnh:

- Thế kỉ III Tc CN nước Văn Lang gặp nhiều khó khăn

- Năm 214TCN, nhà Tần xâm lược Văn Lang

b. Diễn biến


Hoạt động 2

-Thời gian: 12-15’

- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, nhóm, KWL

-Hình thức hoạt động: ( cá nhân, nhóm HS)

GV tổ chức HS theo kĩ thuật KWL

* Về sự TL nước Âu Lạc, các em đã biết điều gì? muốn biết điều gì => Dự kiến câu hỏi, nội dung trả lời, kết luận

- Tên nước, kinh đô, tổ chức nhà nước...
GV nhận xét, khái quát:

- Năm 207 TCN, buộc Vua Hùng nhường ngôi cho mình

- Xưng An Dương Vương

- Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt, hợp thành nước mới, có tên Âu Lạc

- Kinh đô: Phong Khê (nay là Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội )

Câu hỏi phân tích sâu:

1,Bộ máy nhà nước Âu Lạc có tổ chức như thế nào? gống, khác nhà nước Văn Lang?



2. Tại sao An Dương Vương lại chọn đóng đô ở Phong Khê?

3.Việc đặt tên nước là Âu Lạc có ý nghĩa gì?



Câu 1:

GV hướng dẫn HS giảỉ thích tổ chức nhà nước Âu Lạc

Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì đổi khác so với thời Văn Lang của các Vua Hùng.

- Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).
- GV chiếu lược đồ giới thiệu vùng đất Phong Khê( Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội ngày nay)

+ Phong là đầu mối quan trọng của giao thông đường thủy.

+ Vùng đồng bằng đông dân, kinh tế phát đạt

+ Nằm ở vùng đồng bằng giáp trung du của lưu vực sông Hồng, trên bờ Bắc sông Hoàng

+ Từ phong Khê ngược sông Hồng có thể lên miền núi phía Bắc, có thể xuống vùng dồng bằng và ra biển

Câu 2,3: Tiếp tục thảo luận nhóm (bàn ) tìm câu trả lời các nội dung còn lại
1.Tại sao An Dương Vương lại chọn đóng đô ở Phong Khê?

- Đông dân cư, trung tâm đất nước, thuận tiên giao thông



=> Chứng tỏ nhu cầu phát triển mới của đất nước Âu Lạc

GV: Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu.

2. Ý nghĩa của việc đặt tên nước Âu Lạc: sự kết hợp 2 bộ tộc Tây Âu-Lạc Việt

- Tinh thần đoàn kết giũa các dân tộc là vẻ đẹp ngàn đời của dân tộc ta

- Ngày nay chúng ta có trên 54 DT anh em, nhưng các dân tộc vẫn đoàn kết, sống hòa thuận, chung vai sát cánh cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc



- HS nêu điều đã biết, cần hỏi

HS quan sát tìm hiểu trên sơ đồ

HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời

Các nhóm trình bày, bổ sung, đánh giá

HS dựa vào SGK trả lời

Rèn kĩ năng quan sát, hiểu sự kiện SGK, tranh ảnh, nhận xét sự kiện lịch sử


2. Nước Âu Lạc ra đời

- Thời gian: 207 (TCN)


- Tên nước: Âu Lạc


- Vua: Thục Phán ( ADV ) PpppPhánPPhán( hiệu An Dương Vương)
- Kinh đô: Phong Khê ( Cổ Loa – Hà Nội).


GV chuyển: Từ khi nước Văn Lang thành lập cho đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua 4 thế kỉ - qua thời gian, đất nước Âu Lạc có sự thay đổi như thế nào, chuyển phần 3 ?
Hoạt động 3

- Thời gian: 10 – 13 phút

- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, nhóm

-Hình thức hoạt động: cá nhân
chiếu lưỡi cày đồng Cổ Loa- Đông Sơn
GV chiếu mũi tên đồngCổ Loa

- GV cho học sinh quan sát, mô tả
+ So với Thời kì trước, thời kì này như thế nào?


H. Kinh tế như vậy, còn xã hội thời Âu Lạc? -Dân số tăng lên.

- Sự phân biệt giàu nghèo giữa tầng lớp sâu sắc hơn.




- HS quan sát miêu tả

-HS so sánh, đối chiếu, nhận xét, đánh giá sự tiến bộ

HS dựa tư liệu SGK

* Rèn kĩ năng quan sát, hiểu sự kiện SGK, tranh ảnh, trình bày hiểu biết, nhận xét sự kiện lịch sử

=> Năng lực cần hình thành: Thực hành bộ môn lịch sử.


3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi ?

a. Kinh tế:

- Nông nghiệp : công cụ bằng đồng được cải tiến-> năng suất cao
- Thủ công nghiệp: NGhề luyện kim đặc biệt phát triển


b) Xã hội

- Phân biệt giàu > < nghèo => giai cấp xuất hiện.



* Sơ kết bài học: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần thắng lợi đã thể hiện tinh thần mưu trí, dũng cảm, đoàn kết chống ngoại xâm của cha ông ta, được hun đúc, phát triển không chỉ trong chiến đấu mà còn trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Nước Âu Lạc là sự tiếp nối nước Văn Lang, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của dân tộc Việt nam, tạo nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc: Văn minh Sông Hồng...

IV. Củng cố bài học

Bài tập 1. Hãy chọn ph­ương án đúng nhất trong các ph­ương án sau:


  1. C­ư dân Tây Âu – Lạc Việt đánh thắng quân Tần bằng:




  1. tập trung lực l­ượng để chống giặc.

  2. chủ động tấn công địch.

  3. chiến thuật v­ườn không nhà trống, đêm đánh ngày nghỉ.

  4. phục kích tiêu diệt quân Tần.



2. Âu Lạc là nhà nứ­ớc của cư­ dân bộ tộc

  1. Âu Lạc.

  2. Tây Âu.

  3. Các bộ tộc nông nghiệp vùng ven biển.

  4. Sự liên kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt.(X )

3. Sự tiến bộ về kinh tế của nhà n­ước Âu Lạc là do

  1. dân số tăng nhanh.

  2. công cụ bằng đồng, được cải tiến

  3. nghề thủ công đa dạng và chuyên môn hóa.(X )

  4. sử dụng phổ biến các công cụ đồ đồng, đồ sắt.


Bài tập 3:
- Trò chơi giải ô chữ
V. Hướng dẫn về nhà

- Học bài và nắm chắc về:

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu- Lạc Việt chống quân xâm lược Tần

+ Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc

+ Những thay đổi về kinh tế, xã hội.-

- Đọc và soạn nội dung bài 15 theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài nước Âu Lạc (tiếp theo)



- Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài .

Năm học 2014-2015

Каталог: sitefolders
sitefolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
sitefolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
sitefolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sitefolders -> Ban hành kèm theo Thông
sitefolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
sitefolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
sitefolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
sitefolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
sitefolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
sitefolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 66.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương