Frank m. Moore r. Douglas samples



tải về 1.72 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.72 Mb.
#5769
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22


Copyright 2005

By Nazarene Publishing House
Published by the authority of

The Twenty-sixth General Assembly

Held in Indianapolis, Indiana, U.S.A.

June 26-30, 2005


Editing Committee
DEAN G. BLEVINS

CURTIS LEWIS JR.

FRANK M. MOORE

R. DOUGLAS SAMPLES

JACK STONE
Bản quyền Năm 2005

Bởi: Nhà Xuất Bản Sống Thật


Ấn hành theo sự ủy nhiệm của

Đại Hội Đồng Tổng Hội Lần Thứ Hai Mươi Sáu

tổ chức tại Indianapolis, Indiana, Hoa Kỳ

Tứ 26 đến 30 tháng 6, năm 2005


Ủy Ban Hiệu Đính
DEAN G. BLEVINS

CURTIS LEWIS JR.

FRANK M. MOORE

R. DOUGLAS SAMPLES

JACK STONE

Tất cả những phần trích dẫn Kinh Thánh xuất phát từ Kinh Thánh Bản Dịch Mới.



HIẾN CHƯƠNG CỦA HỘI THÁNH

VÀ GIAO ƯỚC CHO HẠNH KIỂM CƠ ĐỐC

(Loạt Điều 1-99)


TỔ CHỨC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

(Loạt Điều 100)


TỔ CHỨC CỦA GIÁO HẠT

(Loạt Điều 200)


TỔ CHỨC CỦA TỔNG HỘI

(Loạt Điều 300)


GIÁO DỤC BẬC CAO ĐẲNG/ĐẠI HỌC

(Loạt Điều 38O)


CÔNG TÁC VÀ SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN

(Loạt Điều 400)


BIỆN PHÁP KỶ LUẬT HÀNH CHÁNH

(Loạt Điều 500)


NGHI LỄ

(Loạt Điều 800)


NHỮNG HIẾN CHƯƠNG PHỤ

(Loạt Điều 800)


CÁC BIỂU MẪU

(Loạt Điều 800)


PHỤ LỤC

(Loạt Điều 900)

LỜI NÓI ĐẦU
“Sứ mênh của Giáo Hội Nazarene (hay Hội thánh Người Na xa rét trích từ Ma-thi-ơ 2:23 ND) là lời đáp ứng về Đại Mạng Lịnh ‘hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta’” (Ma-thi-ơ 28:19) “Mục tiêu chủ yếu của Giáo Hội Nazarene là mở mang Vương Quốc của Đức Chúa Trời bằng cách duy trì và phổ biến sự thánh khiết của Cơ đốcnhân theo lời dạy của Kinh Thánh.”

“Những mục tiêu quan trọng nhất của Giáo Hội Nazarene là ‘sự thông công Cơ đốcthánh khiết, sự qui đạo của tội nhân, sự nên thánh toàn vẹn của tín hữu, được gây dựng trong sự thánh khiết, và sự đơn giản cùng quyền năng thuộc linh đã bày tỏ trong Hội thánh đầu tiên thời Tân Ước, cùng với sự rao giảng Phúc âm cho mọi người.’” (25)

Giáo Hội Nazarene hiện hữu để làm một dụng cụ mở mang Vương Quốc của Đức Chúa Trời qua sự truyền giảng và dạy dỗ Phúc âm khắp nơi trên thế giới. Công tác được khẳng định rõ ràng của chúng tôi là duy trì và phổ biến sự thánh khiết của Cơ đốcnhân theo lời dạy của Kinh Thánh qua sự qui đạo của tội nhân, sự giác ngộ chân lý của những người thối lui, và sự nên thánh toàn vẹn của tín hữu.

Mục tiêu của chúng tôi là vấn đề thuộc linh, tức là truyền giảng theo Mạng Lịnh Trọng Đại của Cứu Chúa chúng ta “…hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta” (Mathiơ 28: 19, xem thêm Giăng 20:21, Mác 16:15). Chúng tôi tin rằng mục đích nầy có thể nhìn nhận qua những nguyên tắc và những chính sách đã được công nhận, bao gồm những giáo lý về niềm tin Cơ Đốc, và những tiêu chuẩn luân lý cùng phong cách sống được thử nghiệm qua thời gian.

Cuốn Cẩm nang ấn bản năm 2005-2009 nầy gồm co: phần tóm tắt trình bày về lịch sử Giáo Hội; Hiến Chương của Hội thánh, trong đó có phần định nghĩa về Bản Tuyên Xưng Đức Tin, về sự hiểu biết của chúng tôi về Hội thánh, Giao Ước của Phẩm Hạnh Cơ đốcvề nếp sống thnh khiết, những nguyn tắc về tổ chức và hành chánh; Giao Ước cho Hạnh Kiểm Cơ Đốc, trình bày những vấn đề chủ chốt của xã hội hiện thời; và những nguyên tắc về sự quản trị Hội thánh liên quan đến tổ chức địa phương, Giáo hạt và Tổng liên hội.

Đại Hội Đồng Tổng Hội là cơ quan cao nhất trong việc nhất trí về giáo lý và làm luật cho Giáo Hội Nazarene. Cuốn Cẩm nang nầy gồm có những quyết định và những phán quyết của các đại biểu Mục sư và tín hữu của Đại Hội Đồng Tổng Hội Lần Thứ Hai Mươi Sáu, họp tại Indianapolis, Indiana, từ ngày 26 đến 30 tháng 6 năm 2005, nên được xem là có thẩm quyền làm nguyên tắc chỉ đạo cho hành động. Vì đây là lời công bố chính thức của đức tin và sự hành đạo của Giáo Hội, phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh nên chúng tôi mong đợi tín hữu Nazarene ở khắp mọi nơi chấp nhận tín lý nầy và những nguyên tắc cũng như sự giúp đỡ để sống thánh khiết vốn đã được ghi trong cuốn Cẩm nang nầy. Sau khi chấp nhận lời hứa nguyện làm thành viên của một Hội thánh Nazarene nếu người nào không làm tròn những lời hứa nguyện, người đó làm tổn hại đến lời chứng của Hội thánh, xâm phạm lương tâm con người và phá tan mối thông công của một dân sự được gọi là những Người Nazarene.

Tổ chức hành chánh của Giáo Hội Nazarene mang tính riêng biệt. Về tổ chức, Giáo Hội Nazarene không phải thuần tuý thuộc hàng giáo phẩm hay thuộc hội chúng mà thuộc về những người đại diện. Vì giáo hữu và Mục sư đều bình đẳng về quyền hành trong việc cân nhắc và đề xuất những qui tắc, luật lệ của Giáo Hội nên sẽ có sự quân bình quyền hành hiệu quả (và trôi chảy). Chúng tôi nhận thấy điều nầy không chỉ là cơ hội cho sự góp phần phục vụ trong Hội thánh mà còn là bổn phận của giáo hữu và Mục sư.

Thuận phục và có mục đích rõ ràng là những điều quan trọng. Nhưng chúng ta cần nắm vững và hiểu rõ các nguyên tắc và hoạt động đã được thống nhất để cùng nhau làm chứng về Đấng Christ và mở rộng Vương Quốc. Vì thế, bổn phận của mỗi thành viên của Giáo Hội Nazarene là làm quen với cuốn Cẩm nang - lịch sử Giáo Hội, giáo lý và những hành vi đạo đức của Người Nazarene. Sự tôn trọng triệt để các qui định trong những trang nầy sẽ nuôi dưỡng lòng trung thành và sự trung tín với Đức Chúa Trời và cả đối với Giáo Hội cũng như làm sẽ tăng tính hiệu năng cùng hiệu quả của những công sức thuộc linh của chúng ta.

Bên cạnh Kinh Thánh vốn được Thánh Linh soi sáng, là Kim Chỉ Nam tối thượng của chúng tôi thi cuốn Cẩm nang là bản văn được chính thức công nhận về tín lý, nếp sống đạo, cơ chế tổ chức vàchúng ta hướng đến bốn năm tới trong niềm vui và đức tin không dời đổi nơi Đức Chúa Giê su Christ.

ỦY BAN TỔNG QUẢN NHIỆM

JAMES H. DIEHL JESSE C.MIDDENDORF

PAUL. G. CUNNINGHAM NINA G. GUNTER

JERRY D. PORTER J.K. WARRICK



NỘI DUNG
Lời nói đầu 6.
PHẦN I

Trình bày về Lịch sử 13.


PHẦN II

HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI

Lời Mớ Đâu 21.

Bản Tuyên Xưng Đức Tin 21.

Hội thánh 28.

Những Điều Khoản Của Tổ Chức Và Chính Thể 29.

Tu Chính 31.


PHẦN III

GIAO ƯỚC CHO HẠNH KIỂM CƠ ĐỐC

A. Đời Sống Cơ Đốc 33.

B. Hôn Nhân và Li dị hay/và Bãi Bỏ Hôn Nhân 34.

C. Tính Thiêng Liêng của Đời Sống 35.

D. Tính Dục của Con Người 37.

E. Quản Gia Cơ Đốc 37.

F. Những Chức Viên của Hội thánh 38.

G. Nguyên Tắc Hội Nghị 38.

H. Tu Chính Giao Ước Hạnh Kiểm Cơ Đốc 38.
PHẦN IV

TỔ CHỨC

Tựa 40.


I. HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

A.Tổ chức, Tên gọi, Sáp nhập, Tài Sản, Những Hạn chế, Hợp nhất Các Hội chúng, sư Giải tán Tổ chức. 41.

B. Thành viên 44.

C. Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên 45.

D. Thành Viên Thuyên Chuyển 45.

E. Rút Tên Thành Viên 46.

F. Những Cuộc Họp của Hội thánh 46.

G. Năm Hành Chánh của Hội thánh 48.

H. Mời Mục sư 48.

I. Quan Hệ Giữa Hội thánh/Mục sư 49.

J. Nhận Định Quan Hệ giữa Hội thánh/Mục sư 50.

K. Ban Chấp Hành của Hội thánh 51.

L. Những Ủy Viên Linh Vụ 55.

M. Những Ủy Viên Quản Trị 56.

N. Ban Trường Chúa Nhật 56.

O. Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene/Tiểu Ban ĐTNQN 58.

P. Nhà Trẻ/Trường Mẫu Giáo-Trường Trung Học Nazarene 60.

Q.Đoàn Truyền Giáo QuốcTế Nazarene tại Hội thánh Địa Phương 61.

R. Cấm Việc Lạc Quyên Tiền Bạc 61.

S. Sử Dụng Danh Xưng của Hội thánh 62.

T. Đoàn Thể Được Hội thánh Bảo Trợ 62.

U. Những Phụ Tá trong Hội thánh Địa Phủỏng. 62.


II. HỘI ĐỒNG GIÁO HẠT

A. Biên Giới và Tên Gọi 64.

B. Thành Viên và Thì Gian Hội Họp 66.

C. Nhiệm Vụ của Hội dồng Giáo hạt 67.

D. Biên Bản của Hội dồng Giáo hạt 69.

E. Quản nhiệm Giáo hạt 69.

F. Thư ký Giáo hạt 72.

G. Thủ quỹ Giáo hạt 72.

H. Ban Cố vấn Giáo hạt 73.

I. Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt 74.

J. Ban Giáo Dục Mục Vụ Giáo hạt 75.

K. Ban Truyền Giảng của Giáo hạt hay Giám Đốc Truyền Giảng 76.

L. Ban Tài Sản Hội thánh của Giáo hạt 76.

M. Ủy Ban Tài Chánh của Hội dồng Giáo hạt 77.

N. Mục sư Tuyên Úy Chính của Giáo hạt 77.

O. Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt 77.

P. Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt 79.

Q. Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt 79.

R. Những Phụ Tá Hưởng Lương của Giáo hạt 79.

S. Giải Tán một Giáo hạt 80.



III. ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG HỘI

A. Những Chức Năng và Tổ Chức 81.

B. Những Thành Viên của Đại Hội Đồng Tổng Hội 81.

C. Thời Điểm và Địa Điểm Họp 82.

D. Những Kỳ Họp Đặc Biệt 82.

E. Ủy Ban Trù Bị Đại Hội Đồng Tổng Hội 82.

F. Công Tác của Đại Hội Đồng Tổng Hội 82.

G. Những Vị Tổng Quản nhiệm 83.

H. Những Vị Tổng Quản nhiệm Danh Dự và Hưu Trí 84.

I. Ban Tổng Quản nhiệm 84.

J. Tổng Thư ký 85.

K. Tổng Thủ Quĩ 86.

L. Ban Chấp Hành Tổng Hội 87.

M. Những Ban Ngành Liên Quan đến Hội thánh Chung 90.

N. Những Ủy Ban Hành Động Cơ Đốc 91.

O. Ủy Ban Phụ Trách Những Nhà Truyền Giáo Được Đức Chúa Trời Kêu Gọi 91.

P. Ủy Ban Cố Vấn Chương Trình Học Vấn Mục Vụ Quốc Tế 92.

Q. Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene 92.

R. Tổng Hội Đồng của Tổng Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene 92.

S. Ban Điều Hành của Những Quốc Gia 93.

T. Khu Vực 93.

IV. GIÁO DỤC BẬC CAO ĐẲNG/ĐẠI HỌ

A. Hội thánh và Trường Cao Đẳng / Đại Học 96.

B. Hội Đồng Giáo Dục Bậc Cao Đẳng/Đại Học Quốc Tế 96.

C. Ban Giáo Dục Quốc Tế 96.

D. Ủy Viên Giáo Dục 97.

PHẦN V

CHỨC VỤ VÀ SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN

I. SỰ KÊU GỌI VÀ PHẨM CHẤT CỦA MỤC SƯ 99.

II. NHỮNG CHỨC VỤ KHÁC NHAU TRONG SỰ PHỤC VỤ 101.

A. Mục sư Địa phương 101.

B. Mục vụ của Hàng Giáo Phẩm 101.

C. Quản Trị Viên 102.

D. Tuyên Uy 102.

E. Nữ Chấp Sự 102.

F. Nhà Giáo Dục 102.

G. Nhà Truyền Giảng 102.

H. Mục sư Ngành Giáo Dục Cơ Đốc 103.

I. Mục sư Ngành Am Nhạc 103.

J. Giáo Sĩ 103.

K. Mục sư Quản Nhiệm 104.

L. Nhà Truyền Giảng Bằng Am Nhạc 105.

M. Công Tác Đặc Biệt 106.



III. HỌC VẤN MỤC VỤ

A. Đối với Mục sư 107.

B. Nguyên Tắc Chỉ Đạo Chung Cho Việc Chuẩn Bị Phục Vụ Chúa 108.

IV. CÁC CHỨNG THƯ VÀ NỘI QUI CỦA MỤC SƯ

A. Mục sư Địa Phương 110.

B. Mục sư Nhiệm chực 110.

C. Chấp sự 112.

D. Trưởng Lão 113.

E. Công Nhận những Chứng Thư Mục sư 113.

F. Mục sư Hưu Trí 114.

G. Sự Thuyên Chuyển của Mục sư 114.

H. Nội Qui Chung 114.

I. Từ Chức hay Rời Khỏi Chức Vụ 117.

J. Phục Hồi Lại Địa Vị Thành Viên và Chức Vụ Mục sư 118.

PHẦN VI

BIỆN PHÁP KỶ LUẬT HÀNH CHÁNH


  1. KHẢO SÁT NHỮNG HÀNH VI SAI TRÁI VÀ PHƯƠNG CÁCH KỶ LUẬT CỦA

hỘI THÁNH 121.

  1. PhẢN ưNG VHÀNH VI SAI TRÁI 121.

  2. XỬ LÝ HÀNH VI SAI TRẬT CỦA NGƯỜI CÓ ĐỊA VỊ QUYỀN HÀNH VÀ VỊ TRÍ

ĐƯỢC TÍN NHIỆM 122.

  1. CHỐNG ÁN THI HÀNH KỶ LUẬT VỚI MỘT GIÁO HỮU 122.

  2. CHỐNG ÁN THI HÀNH KỶ LUẬT VỚI MỘT THÀNH VIÊN CỦA HÀNG

GIÁO PHẨM 123.

  1. Nhng Nguyên Tc Tin hÀNH 124.

  2. ỦY BAN CHỐNG ÁN cỦa Giáo hẠt 125.

  3. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA TỔNG HỘI 125.

  4. ỦY BAN CHỐNG ÁN Khu Vc 125.

  5. BẢo ĐẢm Quyn Li 125.

PHẦN VII

cÁC NGHI lỄ

I. LỄ BÁP TÊM 128.



A. Lễ Báp Têm Dành Cho Tín Hữu 128.

b. Lễ Báp Têm Dành Cho Trẻ Em 129.

c. Lễ Dâng Con 130.

D. Lễ Dâng Con (dành cho người cha/mẹ độc thân hoặc người giám hộ) 131.

ii. LỄ TIẾP NHẬN THÀNH VIÊN VÀO HỘI THÁNH 132.

III. LỄ TIỆC THÁNH 134.

IV. LỄ THÀNH HÔN 135.

V. TANG LỄ 137.

VI. LỄ CÔNG NHẬN NHỮNG CHỨC VIÊN 139.

VII. LỄ DÂNG HIẾN NHÀ THỜ 141.




PHẦN VIII

NHỮNG HIẾN CHƯƠNG PHỤ

I. hIẾN CHƯƠNG CHO ĐOÀN THANH NIÊN NAZARENE Quc Tế

II. HiẾN CHƯƠNG CHO đOÀN tRUYỀN GIÁO NAZARENE Quc tế

III.NỘI QUI TRƯỜNG CHÚA NHẬT 143.



PHẦN IX

CÁC BIỂU MẪU

I. HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG 153.

ii. hỘI ĐỒNG GIÁO HẠT 156.

iii. mẪU ĐƠN THƯA KIỆN 156.



PHẦN X

PHỤ LỤC

I. NHỮNG CHỨC VIÊN CỦA TỔNG HỘI 158.

II. BAN HÀNH CHÁNH, NHỮNG HỘI ĐỒNG, VÀ CÁC VIỆN GIÁO DỤC 159.

III. NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH 165.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LUÂN LÝ VÀ XÃ HỘI HIỆN NAY 168.

PHẦN 1

Trình Bày Về Lịch Sử

TRÌNH BÀY VỀ LỊCH SỬ

LỊCH SỬ CƠ ĐỐC GIÁO

VÀ DI SẢN TƯ TƯỞNG CỦA J. WESLEY VỀ SỰ THÁNH KHIẾT

Một Đức Tin Thánh. Giáo Hội Nazarene, từ lúc ban đầu, đã công bố mình là một nhánh của Hội thánh “độc nhất, thánh khiết, phổ thông và thuộc các sứ đồ”, và đã tìm mọi cách để trung thành với điều đó. Hội thánh chúng tôi nhìn nhận mình có chung lịch sử với dân sự của Đức Chúa Trời được ghi lại trong Cựu Ước và Tân Ước, và cùng một lịch sử kéo dài từ ngày các sứ đồ đến thời đại chúng ta. Vốn thuộc về Hội thánh phổ thông, chúng tôi được kể chung với dân sự của Đức Chúa Trời thuộc mọi thời đại, tức là những người được cứu chuộc qua Chúa Giê su Christ. Hội thánh chúng tôi tiếp nhận những tín điều của giáo hội toàn thế giới thuộc năm thế kỷ đầu tiên của Cơ đốcGiáo để diễn đạt đức tin của mình. Tuy Giáo Hội Nazarene đáp ứng với sự kêu gọi để công bố giáo lý và kinh nghiệm về sự nên thánh trọn vẹn, nhưng chúng tôi vẫn gìn giữ và hiệp một với lịch sử của Hội thánh chung trong việc truyền bá Lời Chúa, thực hiện các thánh lễ, quan tâm đến việc động viên và duy trì sự phục vụ thuộc linh thuần tuý của thời các sứ đồ trong đức tin và hành động, đồng thời vẫn khắc ghi tinh thần kỷ luật để sống giống Đấng Christ và phục vụ người khác.

Thời Kỳ Phục Hưng của Tư tưởng J. Wesley. Đức tin Cơ đốcnầy đã được truyền thụ cho những con dân Người Na xa rét/Nazarene qua những giai đoạn lịch sử tôn giáo và đặc biệt qua cuộc phục hưng của J. Wesley vào thế kỷ 18. Vào thập niên 1730, một cuộc phục hưng của Giáo Hội Tin Lành xảy ra tại Anh Quốc dưới sự lãnh đạo của John Wesley, Charles Wesley và George Whitefield, thuộc hàng giáo phẩm Anh Giáo. Qua công cụ những con người nầy, nhiều người nam, người nữ xây bỏ tội lỗi và nhận lãnh quyền năng để phục vụ Đức Chúa Trời. Phong trào nầy có đặc điểm nổi bật là các tín hữu thực hiện sự giảng dạy, làm chứng, cùng đào tạo môn đệ và họ có những tập thể môn đệ nhiệt tình được gọi là “những cộng đoàn”, “những lớp học” và “những toán”. Là một phong trào khôi phục đời sống thuộc linh, những người tiên phong gồm có Phong trào Mộ Đạo của người Đức (German Pietism), tiêu biểu là Philip Jacob Spener; những người Thanh Giáo ở Anh thuộc thế kỷ 17; và thời kỳ phục hưng ở New England, Hoa Kỳ, như Mục sư-thần học gia Jonathan Edwards đã mô tả.

Giai đoạn phục hưng vĩ đại thời Wesley được biểu tượng bằng ba cột mốc thần học: sự tái sanh bởi ân điển qua đức tin; sự nên thánh trọn vẹn, cũng do ân điển qua đức tin; và sự làm chứng của Thánh Linh về sự bảo đảm của ân điển. Một trong những điều góp phần đáng kể của Wesley là sự nhấn mạnh về sự nên thánh trọn vẹn trong đời nầy như là sự cung ứng của ân điển của Đức Chúa Trời cho Cơ đốcNhân. Hiệp hội giáo sĩ đầu tiên của Hội Giám Lý Anh Quốc đã bắt đầu phổ biến những sự nhấn mạnh nầy trên toàn thế giới. Ở Bắc Mỹ Hội Giám Lý được thành lập năm 1784. Mục đích rõ ràng của họ la “phục hưng Lục Địa và truyền bá sự Thánh Khiết của Kinh Thánh cho Những Phần Đất nầy”.



Phong trào Thánh Khiết của Thế Kỷ 19. Vào thế kỷ 19, có sự nhấn mạnh tươi mới về sự thánh khiết của Cơ đốcNhân bắt đầu ở Miền Đông Hoa Kỳ và trải rộng khắp đất nước. Một Mục sư của Hội Giám Lý và Chủ bút sáng lập tờ Guide to Christian Perfection (Chỉ dẫn Vào Sự Trọn Vẹn của Cơ đốcNhân), Ông Timothy Merrit là một trong những người lãnh đạo khôi phục Sự Thánh Khiết. Nhân vật nổi bật của phong trào nầy là Phoebe Palmer của Thành Phố New York, người hướng dẫn Buổi Nhóm Ngày Thứ Ba hướng về sự Đẩy Mạnh sự Thánh Khiết, tại đó những giám mục của Hội Giám Lý, các nhà giáo dục học và những Mục sư cùng tham gia với một nhóm phụ nữ để tìm kiếm sự thánh khiết. Trải qua 4 thập niên, bà Palmer đã đẩy mạnh Phong Trào Thánh Khiết trong Hội Giám Lý qua việc bà đi diễn thuyết và viết sách, đặc biệt qua tờ báo ảnh hưởng lớn thời bấy giờ là Guide to Holiness (Chỉ Dẫn Vào Sự Thánh Khiết) do bà làm chủ bút.

Giai đoạn phục hưng về sự thánh khiết lan ra ngoài biên giới của Hội Giám Lý. Charles G. Finney và Asa Mahan, vốn thuộc Đại Học Oberlin, đã nhấn mạnh cách tươi mới về sự thánh khiết trong Hội Trưởng Lão, và trong tập thể những người thuộc Nhóm Hội Chúng giống như sứ giả phục hưng William Boardman đã làm. A.B. Earle, nhà Truyền giáo thuộc Hội Báp Tít, là một trong số những người lãnh đạo phong trào thánh khiết ở trong giáo phái ông. Bà Hannah Whitall Smith, một người Quaker và sứ giả phục hưng của Phong Trào Thánh Khiết, đã xuất bản cuốn The Christian’s Secret of a Happy Life (Sng Phước Vô Tận)(1875), một trong số những tác phẩm thuộc linh cổ điển.

Vào năm 1867, những Mục sư của Hội Giám Lý như John A. Wood, John Inskip và những vị khác bắt đầu ở Vineland, New Jersey, Hoa Kỳ, buổi cắm trại đầu tiên của một loạt những cuộc cắm trại trên toàn quốc. Bấy giờ họ cũng tổ chức The National Holiness Association for the Promotion of Holiness (Hiệp Hội Cắm Trại Toàn Quốc để Đẩy Mạnh Sự Thánh Khiết), thường gọi là National Christian Holiness Association (Hiệp Hội Cơ đốcNhân Thánh Khiết Toàn Quốc)(Bây giờ gọi là Christian Holiness Partnership-HợpTtác Thánh Khiết Cơ Đốc). Cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, tổ chức nầy bảo trợ cho những chương trình cắm trại đẩy mạnh sự thánh khiết được tổ chức ở khắp nước Hoa Kỳ. Những Hội Đoàn Thánh Khiết tại địa phương và từng vùng cũng xuất hiện, và những ấn phẩm về Sự Thánh Khiết được xuất bản trong nhiều tờ báo định kỳ và sách.

Lời chứng về sự thánh khiết của Cơ đốcNhân góp nhiều vai trò có ý nghĩa khác nhau trong việc sáng lập Hội thánh Giám Lý Wesley (1843), Hội thánh Giám Lý Tự Do (1860), và Cứu Thế Quân ở Anh (1865). Trong thập niên 1880, nhiều Hội thánh nhấn mạnh về sự thánh khiết bắt đầu xuất hiện, gồm có Hội thánh của Đức Chúa Trời (Anderson, Indiana) và Hội thánh của Đức Chúa Trời (Thánh Khiết). Vài nhóm tôn giáo truyền thống cổ điển cũng chịu ảnh hưởng của phong trào thánh khiết nầy, kể cả một số nhóm tín hữu ở Hội Mennonite, Brethren (Hội thánh Huynh đệ), và Friends đều chấp nhận quan điểm nên thánh trọn vẹn của J. Wesley. The Brethren in Christ Church (Hội thánh Anh Em trong Christ) và Evangelical Friends Alliance (Hội Liên Kết Những Bạn Hữu Tin Lành) là các ví dụ về sự hòa hợp những truyền thống thuộc linh nầy.


THỐNG NHẤT NHỮNG NHÓM THÁNH KHIẾT

Trong thập niên 1890, một làn sóng mới của những nhóm Thánh Khiết độc lập xuất hiện. Những nhóm nầy gồm có các Hội thánh độc lập, đoàn truyền giáo thành phố, những ngôi nhà giải cứu, các hiệp hội giáo sĩ và truyền đạo. Một số người quan tâm đến những tổ chức nầy nhiệt tình mong mỏi có sự thống nhất một Hội thánh thánh khiết toàn quốc. Từ động cơ ấy, Giáo Hội Nazarene đã được hình thành.



Hiệp Hội Những Hội thánh Ngũ Tuần của Mỹ. Vào ngày 21 tháng 7 năm 1887, People’s Evangelical Church (Hội thánh Tin Lành của Giới Bình Dân) được thành lập với 51 thành viên tại Providence, Rhode Island, do ông Fred A. Hillery làm Mục sư. Sau đó một năm, Mission church (Hội thánh Truyền Giáo) được thành lập tại Lynn, Massachusetts, do ông C. Howard Davis làm Mục sư. Vào ngày 13 và 14 tháng 3 năm 1890, các đại biểu từ những hội chúng nầy và những hội chúng Thánh khiết độc lập khác họp tại Rock, Massachusetts và thành lập Central Evangelical Holiness Association (Hội Đoàn Thánh Khiết Tin Lành Miền Trung) cùng với những Hội thánh ở Rhode Island, New Hampshire và Massachusetts. Vào năm 1892, Hội Đoàn Thánh Khiết Tin Lành Miền Trung tấn phong cho bà Anna S. Hanscombe làm Mục sư, và người ta tin rằng bà là phụ nữ đầu tiên trong nhiều phụ nữ được tấn phong để phục vụ trong các nhà thờ đầu tiên của Giáo Hội Nazarene.

Vào tháng Giêng năm 1894, thương gia William Howard Hoople thành lập Đoàn Truyền Giáo Brooklyn, đến tháng 5 cùng năm đó, Đoàn Truyền Giáo nầy được tổ chức lại lấy tên Utica Avenue Pentecostal Tabernacle (Hội Thành Ngũ Tuần tại Đường Phố Utica). Cuối năm sau, Bedford Avenue Pentecostal Church (Hội Thành Ngũ Tuần tại Đường Phố Bedford)Emmanuel Pentecostal Tabernacle (Hội thánh Ngũ Tuần Emmanuel) cũng được thành lập. Vào tháng 12 năm 1895, những đại biểu của ba hội chúng nầy chấp nhận một bản hiến chương, bản tóm tắt giáo lý và nội qui để thành lập Association of Pentecostal Churches of America (Hiệp Hội Những Hội thánh Ngũ Tuần của Mỹ).



Vào ngày 12 tháng 11 năm 1896, một Ủy Ban kết hợp của Hội Đoàn Thánh Khiết Tin Lành Miền Trung và Hiệp Hội những Hội thánh Ngũ Tuần của Mỹ họp lại tại Brooklyn và lên kế hoạch thống nhất, vẫn giữ tên Hiệp Hội những Hội thánh Ngũ Tuần của Mỹ làm tên thống nhất cho tổ chức. Những nhân vật nổi bật trong giáo phái nầy là Hiram F. Reynolds, H. B. Hosley, C. Howard Davis, William Howard Hoople và về sau có E.E. Angell. Vài người có nguồn gốc là tín hữu có ơn rao giảng, sau đo, họ được hội chúng của họ phong chức Mục sư. Điểm nổi bật của giáo phái nầy là tinh thần truyền giáo và ở dưới sự điều động của Ong Hiram F. Reynold, Thư ký Hội Truyền Giáo; Đoàn Truyền Giáo nầy tích cực làm chứng cho Đấng Christ đa’ đến những Hòn Đảo ở Mũi Verde, An Độ và những nơi khác. Tờ báo The Beulah Christian (Cơ đốcNhân Hữu Hôn Phu) được xuất bản làm tờ báo chính thức của Hội.

The Holiness Church of Christ (Hội thánh Thánh Khiết của Đấng Christ). Vào tháng 7 năm 1894, Ông R.L. Harris thành lập The New Testament Church of Christ (Hội thánh Thời Tân Ước của Đấng Christ) ở Milan, Tennessee, sau đó một thời gian ngắn thì ông qua đời. Vợ ông, bà Mary Lee Cagle, tiếp tục công việc và trở thành người lãnh đạo nổi bật trong thời kỳ đầu tiên. Hội thánh nầy với sự tổ chức dựa theo ý kiến của hội chúng, đã lan tràn khắp Arkansas và miền tây Texas với cáê(hội chúng rải rác khắp Alabma và Missouri. Bà Mary Cagle và người bạn đồng công, bà E. J. Sheeks, được phong chức Mục sư vào năm 1899 trong hàng ngũ những người đầu tiên được tấn phong.

Đầu năm 1888, có một số hội chúng đếm trên đầu ngón tay mang tên Giáo Hội thánh Khiết được tổ chức tại Texas do các Mục sư Thomas và Dennis Rogers từ California đến.

Vào năm 1901, hội chúng đầu tiên của Independence Holiness Church (Giáo Hội thánh Khiết Độc Lập) được thành lập , do Charles B. Jernigan, ở Van Alstyne, Texas. Chẳng bao lâu sau đó, James B. Chapman đã tham dự vào giáo phái nầy, vốn là giáo phái phát triển mạnh và tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, những hội chúng do Dennis Rogers dẫn dắt cũng sát nhập vào Giáo Hội thánh Khiết Độc Lậă(

Vào tháng 11 năm 1904, những đại biểu của Giáo Hội Thời Tân Ước của Đấng Christ và Giáo Hội thánh Khiết Độc Lập gặp nhau tại Rising Star, Texas. Tại đấy, họ nhất trí về những nguyên tắc hiệp nhất, chấp nhận một bản Cẩm Nang, và chọn danh xưng là Holiness Church of Christ (Giáo Hội thánh Khiết của Đấng Christ). Sự hiệp nhất nầy được chính thức công nhận vào hội đồng đại biểu họp tại Pilot Point, Texas, vào năm sau đó. Tờ báo Holiness Evangel (Phúc Am Thánh Khiết) là tờ báo chính thức của Hội thánh. Những Mục sư lãnh đạo khác gồm có William E. Fisher; J.D. Scott và J.T. Upchurch. Trong những nhà lãnh đạo chủ chốt có Edwin H. Sheeks, R.B. Mitchum và bà Donie Mitchum.

Vài nhà lãnh đạo của giáo hội nầy là những người rất tích cực ở Holiness Association of Texas (Hiệp Hội thánh Khiết ở Texas), một tổ chức liên giáo phái năng động bảo trợ cho một Đại Học ở Peniel, gần Greenville, Texas. Hiệp hội nầy còn bảo trợ cho tờ Pentecostal Advocate (Người Ung Hộ Ngũ Tuần), tờ báo nổi tiếng về sự thánh khiết ở miền Tây Nam, sau trở thành cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Nazarene vào năm 1910. Mục sư E. C. DeJernett, và ông C.A. Mcáconnell, là những người cộng sự nổi bật trong tổ chức nầy.

Giáo Hội Nazarene. Vào tháng 10, 1895, Tiến sĩ Thần học Phineas F Bresee, cùng Bác sĩ Joseph P. Widney, với khoảng 100 người khác kể cả Alice P. Baldwin, Leslie F. Gay, W.S và Lucy P. Knott, C. E. McKee, và thành viên của những gia đình Bresee và Widney, tổ chức Giáo Hội Nazarene tại Los Angeles. Từ lúc bắt đầu, họ đã nhận thấy Hội thánh này là điểm khởi đầu cho một giáo phái mới để rao giảng thực tế sự nên thánh trọn vẹn được tiếp nhận qua đức tin nơi Đấng Christ. Họ chủ trương rằng Cơ đốcnhân được nên thánh trọn vẹn do đức tin phải theo gương mẫu của Đấng Christ và rao giảng phúc âm cho người nghèo. Họ cảm thấy mình được kêu gọi đặc biệt cho công tác nầy. Họ tin rằng sự trang hoàng và sự hào nhoáng không cần thiết của những ngôi nhà dành cho sự thờ phượng không tiêu biểu cho tinh thần của Đấng Christ, nhưng là tinh thần của thế gian và sự đầu tư thì giờ và tiền bạc của họ nên dành cho những công tác phục vụ giống như Đấng Christ trong sự cứu rỗi linh hồn và an ủi những người có nhu cầu. Họ thành lập Hội thánh dựa trên cơ sở đó. Họ chấp nhận những qui tắc chung, bản tuyên xưng đức tin, một chính sách dựa trên sự quản nhiệm hạn chế, những cách tiến hành lễ phong chức cho các nữ chấp sự và tấn phong những trưởng lão và các lễ nghi. Những điều nầy được ghi trong cuốn Cẩm Nang, xuất bản bắt đầu năm 1898. Họ xuất bản một tờ báo lấy tên là The Nazarene (Người Nazarét) và sau đổi là The Nazarene Messenger (Sứ giả Ngươi Naxarét). Giáo Hội Nazarene lan rộng chủ yếu dọc theo miền Duyên Hải Phía Tây (West Coast), với những hội chúng rải rác ở phía Đông Núi Rocky xa đến tận Illinois.

H.D. Brown, W.E Shepard, C.W. Ruth, L.B. Kent, Isaiah Reid, J.B. Creighton, C.E. Cornell, Robert Pierce và W.C.Wilson là những Mục sư đầu tiên gắn liền số phận mình với Giáo Hội mới. Joseph P. Widney, Elsie và Delance Wallace, Lucy P. Knott và E.A. Girvin là một số trong những người được Hội thánh mới tấn phong đầu tiên.

Ông Phineas F. Bresee, với kinh nghiệm 38 năm làm Mục sư, Mục sư quản nhiệm, chủ bút, thành viên của Ban Chấp Hành Đại Học, và diễn giả của những buổi cắm trại ở Hội Giám Lý, cùng với sự thu hút cá nhân, đã cống hiến tài năng quản lý của mình để đem những hội chúng thánh khiết tự phát cách đỏn lẻ thành một tập thể thống nhất toàn quốc.

Năm Thống Nhất : 1907-1908. Ong C.W. Ruth, phụ tá Tổng Quản nhiệm của Hội thánh Nazarene, người có mối quan hệ rộng rãi với Phong Trào Thánh Khiết của Wesley, đã mời Hiệp Hội những Hội thánh Ngũ Tuần của Mỹ, Giáo Hội Nazarene, và Giáo Hội thánh Khiết của Christ ngồi lại với nhau. Những đại biểu của Hiệp Hội Những Hội thánh Ngũ Tuần Mỹ và Hội thánh Nazarene đã họp Đại Hội Đồng Tổng Hội tại Chicago từ ngày 10 đến 17 tháng 10 năm 1907. Những nhóm nầy đã nhất trí là phải có một tổ chức Hội thánh để giữ cho cân đối nhu cầu quản nhiệm với sự độc lập của từng Hội thánh địa phương. Những Mục sư quản nhiệm phải bồi dưỡng và chăm sóc những Hội thánh đã thành lập và phải khuyến khích mở thêm nhiều Hội thánh mới khắp nơi nhưng không dùng thẩm quyền của mình để can thiệp vào những hoạt động độc lập của Hội thánh đã được tổ chức thực thụ. Hơn nữa, Đại Hội Đồng Tổng Hội chấp thuận danh xưng cho tập thể thống nhất rút ra từ 2 tổ chức là: The Pentecostal Church of the Nazarene (Hội thánh Ngũ Tuần Người Na xa ret/Nazarene). Các ông Phineas F. Bresee và Hiram F. Reynold được bầu cử làm những vị Tổng Quản nhiệm. Một đòan đại biểu quan sát viên của Giáo Hội thánh Khiết của Đấng Christ đã có mặt và cộng tác trong công việc chung.

Trong năm tới , hai hội đoàn khác cũng gia nhập. Vào tháng 4 năm 1908, ông P.F. Bresee tổ chức một hội chúng của Hội thánh Ngũ Tuần Nazarene tại Peniel, Texas. Sau đó những nhận vật lãnh đạo trong Hội thánh Thánh Khiết tại Texas tham dự vào giáo hội, đồng thời cũng mở đường cho các thành viên khác gia nhập. Vào tháng 9, tại Hội nghị Pennsylvania của Giáo Hội Cơ đốcNhân Thánh Khiết, sau khi nhận được sự chấp thuận từ Tổng Liên Hội tự giải tán, và dưới sự lãnh đạo của ông H.G. Trumbaur, các tín hữu gia nhập vào Hội thánh Ngũ Tuần Nazarene.

Đại Hội Đồng Tổng Hội lần thứ hai của Hội thánh Ngũ Tuần Nazarene họp chung với Đại Hội Đồng của Giáo Hội thánh Khiết của Đấng Christ từ ngày 8 đến 14 tháng 10, năm 1908 tại Pilot Point, Texas. Năm thống nhất kết thúc vào sáng Thứ Ba ngày 13 tháng 10 năm 1908, khi hai ông R.B. Mitchum và C.W. Ruth tán thành đề nghị: “Sự hiệp nhất hai giáo hội bắt đầu từ đây”. Vài người khác cũng tán thành đề nghị nầy. Ông Phineas phải liên tục vận dụng mọi cố gắng để đạt được sự thắng lợi dự kiến. Đến 10:40 sáng hôm đó, trong niềm vui phấn khởi, sự hiệp nhất được mọi người chấp thuận với phiếu tuyệt đối.

Thay Đổi Tên Gọi Của Giáo Phái. Đại Hội Đồng Tổng Hội năm 1919, thể theo nguyện vọng của 35 Hội dồng Giáo hạt, tên của tổ chức được thay đổi chính thức là Church of the Nazarene (Hội thánh Người Na xa rét/Nazarene) vì những ý nghĩa mới đã kết hợp với từ “Ngũ Tuần”.


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương