ÑEÀ taøI: vaän duïng moät soá kyõ thuaät daïy hoïC



tải về 205.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích205.04 Kb.
#25772

GV: Nguyễn Thị Hồng Vân Trường THPT Lý Tự Trọng


ÑEÀ TAØI: VAÄN DUÏNG MOÄT SOÁ KYÕ THUAÄT DAÏY HOÏC

ÑEÅ THIEÁT KEÁ BAØI TAÄP VEÀ NHAØ CHO TIEÁT ÑOÏC HIEÅU

TIEÁNG ANH LÔÙP 11 NHAÈM CUÛNG COÁ KIEÁN THÖÙC VAØ

PHAÙT TRIEÅN TÖ DUY NGOÂN NGÖÕ CUÛA HOÏC SINH


MỤC LỤC

Trang
A. MỞ ĐẦU 2

I. Đặt vấn đề 2

  1. Thực trạng vấn đề 2

  2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 2

  3. Phạm vi nghiên cứu 3

II. Phương pháp tiến hành 3

  1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 3

1.1. Cơ sở lí luận 3

    1. . Cơ sở thực tiễn 4

  1. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 4

2.1. Biện pháp tiến hành 4

2.2. Thời gian tạo ra giải pháp 4

B. NỘI DUNG 5

I. Mục tiêu 5

II. Mô tả giải pháp của đề tài 5

  1. Thuyết minh tính mới 5

  2. Khả năng áp dụng 30

  3. Lợi ích kinh tế - xã hội 30

C. KẾT LUẬN 31

Tài liệu tham khảo 32

A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề

1. Thực trạng vấn đề

Trong những năm gần đây việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, đã có nhiều phương pháp mới được áp dụng và phổ biến rộng rãi nên yêu cầu người dạy phải vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp và các thủ thuật vào các hoạt động trên lớp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển tư duy và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, đa phần giáo viên đầu tư nhiều vào việc thiết kế các hoạt động trên lớp mà ít đầu tư cho bài tập về nhà. Trong khi bài tập về nhà cũng không kém phần quan trọng vì nó là bước chuyển tiếp giữa nhà trường và gia đình, mà phần nhiều thời gian học sinh tự học ở nhà chứ không phải ở trường. Từ đó, nội dung học và cách học ở nhà càng quan trọng. Điều này đặt ra yêu cầu cho người giáo viên: giao bài tập về nhà cho học sinh phải thật hợp lí sau mỗi tiết lên lớp, đảm bảo được bài tập về nhà là một thiết bị giảng dạy hiệu quả.

Khi mới vào nghề sư phạm, một câu nói của Frederick William Robertson mà tôi rất tâm đắc đó là: “Mục tiêu đích thực của bất kì ai mong muốn trở thành người thầy không phải là truyền đạt ý kiến của mình mà khơi dậy tư duy”

Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 11 trong nhiều năm qua, tôi luôn băn khoăn nhiều về vấn đề rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh không chỉ trên lớp mà cả về nhà. Làm thế nào để học sinh nắm vững các ý chính trong bài Reading, nắm được chủ đề bài học, phát triển tư duy ngôn ngữ và vận dụng tốt vào các bài đọc hiểu có chủ đề tương tự trong các kì thi tốt nghiệp, đại học?

Sau nhiều năm góp nhặt kinh nghiệm và đã vận dụng thành công, năm học 2011 – 2012 tôi đã giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Vận dụng một số kỹ thuật dạy học thiết kế bài tập về nhà cho tiết đọc hiểu Tiếng Anh lớp 12 nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh” được hội đồng khoa học sở công nhận đề tài SKKN loại C. Đề tài của tôi cũng đã được bạn bè đồng nghiệp gần xa vận dụng đánh giá cao; và đó cũng là động lực để tôi đầu tư, đi sâu hơn, mở rộng và phát triển với đề tài: “Vận dụng một số kỹ thuật dạy học thiết kế bài tập về nhà cho tiết đọc hiểu Tiếng Anh lớp 11 nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh”.

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới

Thiết kế bài tập về nhà giúp học sinh: hệ thống kiến thức các bài đọc hiểu có hiệu quả, phát triển tư duy ngôn ngữ, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

Học sinh phải đọc lại các bài reading, không lạm dụng sách học tốt, học sinh học nhóm có hiệu quả, giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp, đại học có kết quả cao, đồng thời lôi cuốn được tất cả học sinh trong giờ kiểm tra bài cũ.

3. Phạm vi nghiên cứu

Thiết kế bài tập về nhà sau mỗi tiết Reading sách giáo khoa lớp 11 chương trình chuẩn.



II. Phương pháp tiến hành

1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài

1.1. Cơ sở lí luận

Bài tập về nhà là phần quan trọng bổ sung cần thiết của việc học tại lớp. Nó giúp củng cố những kiến thức học sinh đã học ở trường (hoặc cần được học), giúp các kiến thức đó được hiểu sâu sắc hơn và mở rộng kiến thức.

Giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh vì 3 lí do cơ bản sau đây:

- Yêu cầu học sinh thực hành những kĩ năng, học lại những kiến thức mà các em đã học trên lớp.

- Giúp học sinh có thêm kiến thức nền cho bài học sau.

- Cho học sinh làm quen với việc làm việc theo các chủ đề lớn, cần nhiều thời gian và cần tìm kiếm các nguồn thông tin bên ngoài (như thông tin trên thư viện, trên mạng điện tử, hoặc thông tin từ chính các vị phụ huynh)



Bài tập về nhà đã là một phần của cuộc sống của học sinh. Tác động tích cực trực tiếp nhất của bài tập về nhà là nó có thể cải thiện trí nhớ và sự hiểu biết. Gián tiếp, bài tập về nhà có thể cải thiện kỹ năng học tập và thái độ của học sinh đối với trường học, à dạy học sinh rằng việc học có thể diễn ra bất cứ nơi nào, không chỉ trong trường học. 


    1. . Cơ sở thực tiễn

Theo như những gì tôi quan sát, cách giao và kiểm tra bài tập về nhà hiện nay có một số hạn chế sau:

Một là, sau mỗi tiết Reading, giáo viên thường giao bài tập về nhà: học thuộc từ vựng, làm lại các Tasks, đọc kĩ bài, dịch bài đọc. Với những dạng bài tập và yêu cầu này, học sinh làm bài thụ động, chưa phát triển tư duy ngôn ngữ, lạm dụng sách học tốt để đối phó, hoặc học sinh sử dụng sách cũ có đáp án sẵn.

Hai là, giáo viên chưa vận dụng đa dạng các dạng bài tập về nhà, đặc biệt để đáp ứng yêu cầu thi trắc nghiệm hiện nay, giáo viên thường sử dụng các dạng bài tập trắc nghiệm trong sách tham khảo hoặc tải trên mạng Internet làm bài tập về nhà.

Ba là, đôi lúc giáo viên giao bài tập về nhà nhưng lại không kiểm tra, không cho điểm, hoặc kiểm tra bài tập về nhà chưa thu hút được tất cả học sinh.

Bốn là, giáo viên chưa áp dụng phương pháp mới khi giao bài tập về nhà, ít yêu cầu các em làm việc theo nhóm ở nhà để các em hổ trợ nhau. Chúng ta e ngại việc các em yếu sẽ sao chép bài của học sinh khá giỏi. Điều này khắc phục được thôi vì chúng ta có thể gọi học sinh yếu của nhóm lên trả bài và lấy điểm cho cả nhóm. Như vậy các em sẽ phải giúp nhau làm tốt bài tập về nhà và nắm thật tốt kiến thức.

Cuối cùng là, một trong những nội dung thi tốt nghiệp và đại học làm học sinh lo lắng là các bài đọc hiểu. Mà muốn làm tốt các bài đọc hiểu, ngoài kĩ năng, các em cần có kiến thức nền, đó chính là các bài đọc hiểu trong chương trình sách giáo khoa vì các bài đọc hiểu thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng có chủ đề liên quan với các bài đọc hiểu trong chương trình.



2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp

2.1. Biện pháp tiến hành

+ Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa.

+ Đọc các tài liệu liên quan.

+ Thiết kế một số hoạt động bài tập về nhà.

+ Thực hành trên lớp dạy, quan sát.

+ Lấy ý kiến phản hồi từ học sinh.

+ Dựa vào kết quả đạt được, rút kinh nghiệm.

2.2. Thời gian tạo ra giải pháp

Qua thời gian giảng dạy lớp 11 chương trình mới 5 năm.


B. NỘI DUNG

I. Mục tiêu

Cách thiết kế bài tập về nhà của tôi nhằm mục tiêu:

+ Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

+ Tăng thời lượng nói của học sinh (students’ talking time) trong giờ kiểm tra bài cũ.

+ Học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của chủ đề các bài đọc hiểu trong chương trình, có thể nhớ và nói về các vấn đề này một cách logic.

+ Cải thiện kĩ năng đọc hiểu của học sinh.

+ Phát huy được vài trò trung tâm của người học.

+ Phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh không chỉ trong học tiếng Anh mà trong các hoạt động học tập và những hoạt động khác của cuộc sống.


II. Mô tả giải pháp của đề tài

1. Thuyết minh tính mới

Thay vì giao bài tập về nhà là các bài tập trong sách giáo khoa, tôi thiết kế một số hoạt động khác như:



+ Lập bản đồ tư duy (Mind map): Bản đồ tư duy là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, tạo cho học sinh một cái nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn, giúp học sinh tổ chức các sự kiện, các suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con người, và giúp các em dễ dàng nhớ và gợi lại thông tin.

Trên cơ sở nội dung đã nắm được trong bài đọc hiểu, học sinh học nhóm ở nhà, đọc lại bài, tự thiết kế sơ đồ tư duy hoặc thiết kế theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên, hệ thống lại kiến thức trong bài một cách logic, tập thuyết minh trong nhóm. Khi kiểm tra bài cũ, học sinh vẽ được sơ đồ tư duy, thuyết minh được nội dung bài học một cách chi tiết hoặc chỉ những ý chính, tùy vào đối tượng học sinh mà giáo viên yêu cầu. Giáo viên cho điểm cá nhân hoặc cả nhóm.



+ Hệ thống câu hỏi và trả lời (Ask and answer): giáo viên cho từ gợi ý hoặc cho câu hỏi hoàn chỉnh, học sinh đọc lại bài đọc trả lời, khi kiểm tra bài cũ, giáo viên mời các cặp hỏi và trả lời dựa trên câu hỏi đã đưa ra. Khuyến khích học sinh hỏi thêm những câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
+ Thảo luận (Discussion): giáo viên đưa ra nội dung thảo luận, học sinh học nhóm ở nhà, đọc lại bài đọc, dựa vào nội dung trong bài và chính kiến của các em để viết bài trả lời, đảm bảo lượng từ giáo viên yêu cầu, sau đó luyện tập nói trong nhóm để trình bày miệng được cho cả lớp nghe được.
+ Hoàn thành bảng (Complete a table): với những bài có nội dung so sánh tương phản hoặc các mốc thời gian và sự kiện…, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại bài và hoàn thành bảng giáo viên đưa ra, dựa vào bảng học sinh nói được nội dung.
+ Hoàn thành sơ đồ (Complete a chart): giáo viên đưa ra sơ đồ, học sinh đọc bài, hoàn thành sơ đồ, dựa vào sơ đồ nói được đầy đủ ý.
+ Nói về các con số (Talk about the figures): với những bài có những con số liên quan đến các sự kiện, giáo viên liệt kê các con số, yêu cầu các em đọc lại bài viết và nói được những sự kiện liên quan đến những con số này.
+ Miêu tả tranh/ tìm từ qua tranh (Describing pictures): với những bài có các môn thể thao, sở thích, lễ kỉ niệm …giáo viên đưa ra nhiều hình ảnh, học sinh về nhà tìm từ qua tranh, giáo viên dùng tranh kiểm tra bài cũ rất trực quan sinh động, dễ nhớ và lôi cuốn được tất cả các học sinh vào giờ kiểm tra bài.
+ Vẽ và mô tả biểu đồ (Draw and describe a chart): với nội dung gia tăng dân số, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ và mô tả biểu đồ, vừa trực quan vừa rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho học sinh.
+ Điền từ (Gap-filling): Giáo viên cho một số bài tập điền từ nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu; giúp học sinh hiểu và vận dụng đúng từ vào ngữ cảnh.
Cụ thể với mỗi tiết đọc hiểu lớp 11 như sau:


Unit 1: FRIENDSHIP

  • Định hướng cho bài học

Nội dung bài đọc này là về các đức tính, phẩm chất cần có của một tình bạn chân chính. Vì vậy tôi yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy để khái quát hóa các đức tính, phẩm chất do. Dựa vào đó các em giới thiệu được về các đức tính đó, các nội dung liên quan. Ngoài ra tôi yêu cầu các em thảo luận các câu hỏi liên quan đến tình bạn. Thông qua việc thảo luận này, các em sẽ hiểu hơn vai trò của tình bạn, ý thức hơn trách nhiệm của mình đối với bạn, đồng thời giúp các em xây dựng cho mình những tình bạn tốt đẹp trong cuộc sống.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

  • Sử dụng sơ đồ tư duy (mind map)

Tùy vào đối tượng học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh tự vẽ theo tư duy của các em, hoặc cho gợi ý các em vẽ, hoặc cho sườn phát họa và từ vựng riêng để các em ghép vào cho phù hợp, hoặc phát luôn sơ đồ tư duy hoàn chỉnh để các em chép lại vào vở học. Khi kiểm tra bài cũ, học sinh vẽ được sơ đồ tư duy, thuyết minh được nội dung bài học một cách chi tiết hoặc chỉ những ý chính, tùy vào đối tượng học sinh mà giáo viên yêu cầu. Giáo viên cho điểm cá nhân hoặc cả nhóm. (yêu cầu này áp dụng cho tất cả các sơ đồ tư duy khác đề cập trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này)




  • Sử dụng thảo luận (discussion)

(hoặc yêu cầu học sinh luyện tập dịch các câu gợi ý sang tiếng Việt):

  • What do you think about friendship/ true friendship?

  • How to be a good friend?

  • Why do we need to have friends?

  • Can you be a good friend?

  • Which of the qualities mentioned in the reading text do you have? Which don’t you have?

Some suggestions:

  • Friendship is necessary/ important. We need it/ we can’t live without it.

  • We need to have friends because friends are the people we can trust and share our interests, feelings, sorrows and happiness and who completely sympathize with us.

  • The true meaning of friendship is when you consider the other person's well-being to be as valuable as your own.  If you feel this way about a person, you are truly their friend.

  • Friendship is that relationship in which two people may share openly and equally with each other

  • True friendship is unconditional. It is when you care for and love a person whatever their faults and failings, and they treat you in the same way.

  • Aristotle declared that "Friendship is a single soul dwelling in two bodies."  It is the most unselfish of all loves, for it seeks only the happiness and good of the other.

  • The true meaning of friendship is that you both give and take. However, you give without expecting anything in return.

  • It is said if you laugh uncontrollably and don't care about how you look, you are probably with a friend.

  • You can be yourself and don't need to pretend anything.

  • A true friend knows your weakness but he'll emphasize your strong qualities.



  • A true friend feels your fears but he'll try to build your confidence in you, each day passing by.

  • A true friend knows all your worries but he'll free your spirit.

  • A true friend recognizes your faults but he'll make you aware of your possibilities.

  • A true friend is the one that wants all the best for us, even if nobody knows about this.

  • A true friend is the most precious gift that you can receive in your life



  • HOW TO BE A GOOD FRIEND” LIST:

To have good friends you must be a good friend. Here are some of the ways good friends treat each other:

• Listen to each other.

• Don't put each other down or hurt each other's feelings.

• Try to understand each other's feelings and moods.

• Help each other solve problems.

• Give each other compliments.

• Can disagree without hurting each other.

• Be dependable.

• Respect each other.

• Be trustworthy.

• Give each other room to change.

• Care about each other.



Unit 2: PERSONAL EXPERIENCES

  • Định hướng cho bài học

Nội dung bài đọc này kể lại một câu chuyện đáng xấu hổ của một cô gái. Tôi sử dụng các bức tranh trong sách giáo khoa, yêu cầu các em nhìn tranh kể được câu chuyện, đồng thời yêu cầu các em thảo luận rút ra bài học cho bản thân qua câu chuyện này. Những yêu cầu này rèn luyện kĩ năng nói, viết, kể chuyện của học sinh, giáo dục học sinh suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động tránh những sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

  • Sử dụng hoạt động kể chuyện qua tranh (Telling a story through pictures):



1 2 3





4 5 6

Picture 1: Her most embarrassing experience happened a few years ago, when she was a grade 9 student. Her biggest dream was a floppy cotton hat like the one her pop star idol wore.

Picture 2: Her father knew this, so on her birthday he gave her some money so that she could buy the hat for myself.

Picture 3: She got on the bus and sat down next to a schoolboy. Because of misunderstanding and careless thinking, she took the money from the boy’s bag.

Picture 4: With the money she bought the pretty hat of her dreams.

Picture 5: When she got home, she learned that she forgot the money at home.

Picture 6: She felt very embarrassed.

  • Sử dụng thảo luận (Discussion):

What lessons can you draw from the story?”

 Let this be a lesson to you to think carefully before making a decision.



 Certainly, she is still absorbing the lesson of this premature decision.




Unit 3: A


  • Định hướng cho bài học

Bài đọc này nói về tiệc sinh nhật và tiệc kỉ niệm 50 năm ngày cưới. Nội dung bài học tương đối đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ, vì vậy để mở rộng kiến thức cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tìm thông tin từ sách và internet, tôi yêu cầu học sinh tìm tên các dịp lễ kỉ niệm đề cập trong các bức tranh đưa ra và giới thiệu sơ lược về các lễ kỉ niệm đó.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

  • Kể tên các lễ kỉ niệm trong tranh và giới thiệu về các lễ kỉ niệm đó:




1 2 3



4 5 6




7 8 9
Picture 1: VALENTINE’S DAY – On Valentine’s day people often send cards and buy chocolates for the ones they love.

Picture 2: MOTHER’S DAY – It is the celebration that honors mothers. On this day people often send cards and gifts to their mothers to show how they love and appreciate their mothers.

Picture 3: WEDDING - This picture show a wedding horseshoe. It is the symbol of good fortune and ability to have many children. So on wedding days many Western brides carry a replica of a horseshoe for good luck.

Picture 4: CHRISTMAS - To celebrate Chrismas day Western families often buy Chrismas trees, which are often real or plastic pine trees and decorate them with ornaments and gift boxes.

Picture 5: EASTER – This picture shows Easter eggs. It’s a custom to eat eggs on this day because eggs are symbol of life. Today people often eat chocolate eggs instead of real eggs.

Picture 6: THANKSGIVING – Thanksgiving is the celebration that exists only in America. On this day people pray to God and eat roasted turkey.

Picture 7: HALLOWEEN - October 31 - On Halloween night children often dress in costumes and go door-to-door to collect sweets and fruits. Houses are decorated with pumpkins which are carved into scary faces and decorated with lights and candles.

Picture 8: BIRTHDAY - A birthday is a day when a person celebrates the anniversary of his or her birth. Birthdays are celebrated in numerous cultures, often with a gift, party, or rite of passage. The celebration of a birthday usually is thought to mark how old a person is, traditionally stopping when death occurs. 

Picture 9: GRADUATION is the action of receiving or conferring an academic degree or the ceremony that is sometimes associated, where students become graduates. Before the graduation, candidates are referred to as graduands. The date of graduation is often called graduation day. The graduation itself is also called  commencement, convocation or invocation.

Unit 4: VOLUNTEER WORK

  • Định hướng cho bài học

Bài đọc này giới thiệu khái quát về công việc tình nguyện ở Mỹ mà đối tượng tình nguyện đa phần là học sinh trung học và sinh viên các trường cao đẳng, đại học. Họ làm các công việc tình nguyện đơn giản thiết thực trong cuộc sống. Dựa vào sơ đồ, học sinh hệ thống được nội dung bài học dễ dàng, thấy rõ được việc làm tình nguyện thiết thực đối với từng đối tượng cần được giúp đỡ. Sơ đồ này làm rõ mục tiêu bài học, giáo dục học sinh hiểu được ý nghĩa của công việc tình nguyện và hướng các em vào các hoạt động tình nguyện phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế địa phương, đồng thời sơ đồ còn thể hiện rõ thông điệp bài học có ý nghĩa nhân văn cao cả: “ Người hạnh phúc nhất trên thế giới là người góp phần đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Việc tìm tên các hoạt động tình nguyện qua tranh giúp học sinh có thêm ngôn từ chuẩn bị cho các nội dung tiếp theo.

    • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

  • Sử dụng “Complete a chart”:



Keys: (0) without being forced

(1) homes for the aged

(2) play games with them/listen to their problems

(3) their houses/do their shopping/now theis lawns

(4) no langer have fathers

(5) helps them to know things boy usually learn from their father

(6) handicapped children

(7) and comfort help them overcome their difficult

(8) wars or natural disasters

(9) education for children

(10) short trips to places of interest

(11) and share their problems



(12) bringing happiness to other makes them the happinest people

  • Sử dụng hoạt động: tìm tên các hoạt động tình nguyện qua tranh:



1 2 3




4 5 6

Keys: Picture 1: Helping old or sick people

Picture 2: Teaching children to read and write.

Picture 3: Directing the traffic.

Picture 4: Taking care of the families of martyrs.

Picture 5: Helping disadvantaged children.

Picture 6: Helping people in remote and mountainous areas
Unit 6: COMPETITIONS


  • Định hướng cho bài học

Bài đọc giới thiệu một cuộc thi chung kết tiếng Anh hàng năm. Sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống được nội dung bài một các logic và nhớ lâu, đồng thời sơ đồ còn thể hiện rõ thông điệp bài học “Điều quan trọng nhất trong mỗi cuộc thi là chúng ta được tham gia vào cuộc thi và niềm vui khi tham gia nó”.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

    • Sử dụng “ mind map”




Unit 7
WORLD POPULATION


  • Định hướng cho bài học

Bài đọc giới thiệu về chủ đề dân số. Dân số thế giới đã và đang tăng ngày càng nhanh, và câu hỏi đặt ra là liệu trái đất có đủ tài nguyên để nuôi sống từng đó người không khi các nguồn tài nguyên của chúng ta có giới hạn. Vì vậy đã đến lúc các chính phủ và các tổ chức quốc tế làm gì đó để dân số thế giới có thể bắt đầu giảm thay vì cứ tiếp tục tăng. Tôi yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ hình cột, mô tả biểu đồ, nhận xét tình hình gia tăng dân số; đồng thời học sinh đọc lại bài hoàn thành sơ đồ cho sẵn, và làm bài tập từ vựng để hiểu thêm các khái niêm liên quan đến dân số. Thông qua những hoạt động đó học sinh vừa nắm được nội dung bài, tăng vốn từ vừa rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, mô tả biểu đồ, kĩ năng thuyết trình và ý thức được vấn đề bùng nổ dân số là vấn đề toàn cầu.

      • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

    • Draw and describe a chart”







    • Complete a chart”





    • Gap-filling”

population metropolis town megalopolises

cities hamlet world village

1. The number of people in one place is its ……………….

2. The smallest kind of settlement is called a …………………...

3. A ……………………is always smaller than a town.

4. In the UK, a …………………..usually has a market.

5. A city with more than 1 million people is a “……………….”

6. The biggest cities in the world are called “…………………”

7. There are 34 ………………with a population over 8 million.

8. By 2010, more than half the ……………….. will live in cities.

Keys: 1. population 2. hamlet 3. village 4. town

5. metropolis 6. megalopolises 7. cities 8. world



Unit 8: CELEBRATIONS


  • Định hướng cho bài học

Bài đọc giới thiệu về Tết cổ truyền ở Việt Nam. Sử sụng sơ đồ tư duy như sau sẽ giúp học sinh hệ thống được nội dung bài học, nhớ và giới thiệu về Tết dễ dàng.


  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này




    • Sử dụng “mind map”



Unit 9: THE POST OFFICE

  • Định hướng cho bài học

Bài đọc giới thiệu về các dịch vụ do bưu điện Thanh Ba cung cấp. Nội dung bài học tương đối đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ, vì vậy tôi cung cấp thêm bài tập từ vựng để học sinh hiểu và làm giàu vốn từ của mình.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Sử dụng “Gap-filling”

spacious original subscribe delivered secure

transfer service notify parcel competitive

transmitted press advanced office convenient

regular speedy equipped courteous thoughtful

  1. Leaflets have been…………………… to every household.

  2. We wish you a ……………………… recovery .

  3. The room still has many of its …………………….. features.

  4. We …………………………. to several sports channels.

  5. He …………………………….himself with a street plan.

  6. The hotel rooms are …………………….. and comfortable.

  7. They know me—I'm a ………………… customer .

  8. The hotel staff are friendly and …………………...

  9. They sat in ………………… silence.

  10. Fruit is a …………………. source of vitamins and energy.

  11. We need to work harder to remain …………………… with other companies.

  12. At last they were able to feel ……………………. about the future.

  13. How can I …………………. money from my bank account to his?

  14. The food was good but the ………………… was very slow.

  15. You must …………… us in writing if you wish to cancel your subscription.

  16. There's a ………………….. and some letters for you.

  17. The ceremony was …………………. live by satellite to over fifty countries.

  18. The story was reported in the ……………….. and on television.

  19. There were only three of us on the ……………… course.

  20. The company is moving to a new ……………… on the other side of town.

Keys:

1. delivered 2. speedy 3. original 4. subscribe 5. equipped 6. spacious

7. regular 8. courteous 9. thoughtful 10. convenient 11. competitive 12. secure 13. transfer 14.service 15. notify 16. parcel 17. transmitted 18. press 19. advanced 20. office
Unit 10: NATURE IN DANGER


  • Định hướng cho bài học

Bài này giới thiệu về thiên nhiên bị đe dọa, nêu rõ những ảnh hưởng của con người đối với thiên nhiên, những hậu quả, những nổ lực đã, đang thực hiện và đúc kết lại là điều kiện cho việc cùng tồn tại hòa bình. Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống được kiến thức một cách logic đầy đủ, làm rõ toàn bộ nội dung bài học, phát triển tư duy, nâng cao kĩ năng nói, kĩ năng thuyết trình, cũng như giáo dục ý thức bảo tồn thiên nhiên.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Sử dụng “Mind map”



Unit 11: SOURCES OF ENERGY

  • Định hướng cho bài học

Bài đọc giới thiệu về vấn đề nguồn năng lượng chính của chúng ta - nhiên liệu hóa thạch - đang dần cạn kiệt; những thuận lợi, bất lợi của các nguồn năng lượng thay thế. Sách giáo khoa đã giới thiệu một bài tập hoàn thành bảng về thuận lợi – bất lợi, vì vậy về nhà tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy để khái quát hóa nội dung bài và rút ra thông điệp bài đọc: phát triển các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và tận dụng triệt để các nguồn năng lượng thay thế.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này: Sử dụng “Mind map”


Unit 12: THE ASIAN GAMES


  • Định hướng cho bài học

Bài đọc về Á Vận hội. Trong bài miêu tả một số sự kiện liên quan đến các con số, vì vậy việc yêu cầu học sinh nói về những sự kiện liên quan đến những con số này giúp học sinh nhớ kiến thức sâu hơn và phát triền tư duy ngôn ngữ cho các em. Đồng thời việc tìm tên các môn thể thao trong tranh giúp học sinh tự tìm tòi đào sâu kiến thức. Khi kiểm tra bài cũ giáo viên chia lớp thành 2 đội cho học sinh chơi trò chơi với những con số và bức tranh vừa thay đổi không khí, vừa trực quan sinh động và lôi cuốn được tất cả các học sinh.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

    • Talk about the events in the passage, using the figures as cues:


1951 11 489 6 2002

9919 44 427 38 4 16
1951 is the year when the 1st Asian Games were held in New Delhi, India.

11 is the number of countries taking part in the 1st Asian Games in New Delhi, India.

489 is the number of athletes taking part in the 1st Asian Games in New Delhi, India.

6 is the number of sports at the 1st Asian Games in New Delhi, India.

2002 is the year when the 14th Asian Games were held in Busan, Korea.

9,919 is the number of athletes taking part in the 14th Asian Games in Busan, Korea.

44 is the number of countries taking part in the 14th Asian Games in Busan, Korea.

38 is the number of sports at the 14th Asian Games in Busan, Korea.

427 is the number of gold medals which were won at the 14th Asian Games Korea.

4 is the number of gold medals the Vietnamese athletes won at the 14th Asian Games

16 is the number of Asian Games that were held up to 2010



  • Sử dụng hoạt động: tìm tên các môn thể thao qua tranh


Archery Athletics Boxing Canoeing Cycling


Fencing Football Gymnastics Handball Hockey



Judo Sailing Tennis Rhythmic gym Weightlifting

Wrestling Badminton Synchronized swimming Water polo Equestrian sports



Unit 13: HOBBIES

  • Định hướng cho bài học

Bài đọc giới thiệu về các sở thích của một người. Chủ đề tương đối đơn giản và dễ hiểu, vì vậy tôi sử dụng bài tập điền từ để học sinh nắm rõ hơn nghĩa và cách dùng của các từ vựng trong bài, yêu cầu học sinh phải đọc lại bài ở nhà tôi cho một đoạn văn tóm tắt nội dung bài, đồng thời để tăng tính trực quan sinh động tôi sử dụng một số hình ảnh để học sinh tìm tên các sở thích trong ảnh và nói về sở thích của mình, giúp học sinh có thêm vốn từ chuẩn bị cho các kĩ năng tiếp theo.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

  • Gap-filling: discarded avid indulges in modest accomplished keeps __occupied accompanying

  1. The room is dirty because it is filled with ……………. newspapers.

  2. She has taken an …………………..interest in painting.

  3. He does nothing but ……………………drinking all day.

  4. The hero was very ……………………….about his great deals.

  5. Van Cao was an ……………………………musician.

  6. My mum rarely goes out because housework ………..her ……….

  7. The guitarist was ………………his daughter singing with his guitar.

Keys:

1. discarded 2. avid 3. indulges in 4. modest 5. accomplished 6. keeps _occupied 7. accompanying



    • Gap- filling: (The summary)

The writer has three (1)……….in the passage. The first hobby is playing (2)………. His (3) ………taught him how to play it. The second hobby is (4)…… He collected them from the (5)………… or (6)…………..them from the shop. The third one is (7)……. He collects them from (8)……….envelopes. He isn’t an (9) ……. All his hobbies keep him (10)…………

Keys:

1. hobbies 2. the guitar 3. uncle 4. keeping fish 5. rice field 6. bought 7. collecting stamps 8. discarded 9. avid stamp collector 10. occupied

    • Find the hobbies mentioned in the pictures and tell how much you like each:

  • I love ………………

  • I enjoy ……………………….

  • I like ………………………very much.

  • I don’t like ……………………….very much.

  • I don’t like ………………………at all.

  • I am interested in……………………….

  • What l love best is………………………..

  • I dislike ………………………………….

  • I hate ……………………………………

  • I don’t enjoy …………………………………

  • I am bored with ………………………………………



Unit 15: SPACE CONQUEST

  • Định hướng cho bài học

Bài đọc này giới thiệu về Yuri Gagarin và chuyến bay lịch sử của Gagarin vào không gian. Thành công của chuyến bay có ý nghĩa hết sức quan trọng: đã chấm dứt những nỗi hoài nghi lớn rằng điều gì sẽ xảy ra với một con người trong không gian vũ trụ; đồng thời đã đánh bước du ngoạn đầu tiên của con người vào vũ trụ. Sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức chi tiết dễ khắc sâu.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này




    • Sử dụng “ mind map”



Unit 16: THE WONDERS OF THE WORLD



  • Định hướng cho bài học

Bài đọc giới thiệu khái quát về Đại Kim tự tháp Giza. Rõ ràng là không kỹ thuật dạy học nào có thể củng cố kiến thức bài này khoa học, chi tiết và dễ nhớ hơn sơ dồ tư duy. Đồng thời việc giới thiệu một số hình ảnh về 7 kì quan thế giới cổ đại và một số câu hỏi liên quan tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi mở rộng kiến thức bài khóa.

  • Kỹ thuật dạy học áp dụng cho bài này

    • Sử dụng “ mind map”





    • Tìm tên các kì quan thế giới cổ đại trong tranh, giới thiệu sơ lược và trả lời các câu hỏi:




1. The Pyramids of Giza



The oldest wonder of the world

Took 20 years to build

Made of 2.5 million blocks

Is situated outside Cairo, Egypt



2. The Hanging Gardens of Babylon



Built by King Nebuchadnezzar for his wife

Finished in 562 BC

They don’t exist today

Was situated in Iraq



3. The Statue of Zeus at Olympia



Made from ivory and gold

Zeus was a Greek god

The statue’s head was 13 meters high

Was situated in Greece



4. The  Temple of  Artemis at Ephesus



Made of marble

Was destroyed and rebuilt

Only one column remains today

Is situated in Turkey



5. The Mausoleum of Halicarnassus



A tomb made of marble

Built by Artemisia for her dead husband

Some statues from the tomb are in the British Museum today

Is situated in Turkey




6. The Colossus of Rhodes



Took 12 years to finish

35 meters high

Destroyed by an earthquake

Rhodes is an island near Greece




7. The Lighthouse of Alexandria



Was the tallest building in the world

Built for Ptolemy, ruler of Egypt

Destroyed by an earthquake

Situated in Alexandria, Egypt






* Answer these questions about the 7 wonders of the ancient world.

1. How many of the wonders are there in Egypt?

2. What is marble?

3. Which is the oldest wonder?

4. How many wonders were destroyed by earthquakes?

5. What is a lighthouse?

6. Which is the tallest wonder?

7. Which wonder took the longest time to build?

8. What is a tomb?

9. Which word means “build again”?



Keys:

1. There are two.

2. Marble is a very hard type of rock

3. The oldest wonder is the Pyramids

4. Two wonders were destroyed by earthquakes.

5. A lighthouse is a tall building by the sea which shines a light to warn sailors

6. The tallest wonder is the Lighthouse of Alexandria

7. The pyramids took the longest time to build

8. A tomb is a building which holds a dead body

9. Rebuild means build again.

2. Khả năng áp dụng

Tôi đã áp dụng 3 năm trong qua trình giảng dạy, học sinh hứng thú hơn, nắm được nội dung, ý nghĩa, mục tiêu sau mỗi bài đọc hiểu, lượng từ vựng của học sinh tăng lên đáng kể.

Với dạng bài tập này, chúng ta có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh. Tùy vào nội dung bài học là đơn giản hay phức tập, chúng ta yêu cầu các em làm việc ở nhà theo nhóm, cặp hay cá nhân. Tùy vào đối tượng học sinh, chúng ta có những gợi ý khác nhau và yêu cầu cũng khác nhau. Chẳng hạn, khi dạng sử dụng sơ đồ tư duy:

+ Với học sinh giỏi, có thể cho các em tự đọc lại bài và thiết kế theo tư duy của các em và dựa vào sơ đồ yêu cầu các em nói về nội dung bài một cách lưu loát, đầy đủ các ý, đúng ngữ pháp và logic.

+ Với học sinh trung bình- khá, ta gợi ý một số ý chính, yêu cầu học sinh vẽ được, nói đầy đủ ý.

+ Còn với học sinh yếu gợi ý kĩ hơn, hoặc cho sơ đồ riêng, từ vựng riêng, các em ghép từ vào các nhánh của sơ đồ cho phù hợp, và cũng chỉ yêu cầu các em vẽ lại được sơ đồ tư duy, trả lời bài theo câu hỏi của giaó viên…



3. Lợi ích kinh tế - xã hội

Cách thiết kế bài tập về nhà mới này giúp học sinh phát triển tư duy, cải thiện kĩ năng đọc hiểu, nhớ lượng từ vựng nhiều nhờ các em nhớ kiến thức một cách logic, khoa học.

Khi thi tốt nghiệp, đại học, học sinh rất có lợi thế khi làm các bài đọc hiểu và từ vựng vì chủ đề liên quan.

Qua thời gian áp dụng giải pháp mới, chất lượng bộ môn cũng đã được nâng cao, thể hiện rõ trong kết quả thi tốt nghiệp các năm 2011, 2012, kết quả chi tiêu bộ môn cũng như kết quả thi HSG vừa qua:




Năm học 2009 – 2010

(chưa áp dụng giải pháp)

Năm học 2010 – 2011

(áp dụng giải pháp)

Năm học 2011 – 2012

(áp dụng giải pháp)

Lớp dạy

Tỉ lệ đậu TN

Lớp dạy

Tỉ lệ đậu TN

Lớp dạy

Tỉ lệ đậu TN

12A3

68,2 %

12A1

97,8 %

12A4

100 %

12A9

45,7 %

12A12

73,5 %

12A7

95,7 %

12A10

29,2 %

12A14

71,4 %

12A12

91,5 %

Năm học 2009 – 2010

(chưa áp dụng giải pháp)

Năm học 2010 – 2011

(áp dụng giải pháp)

Năm học 2011 – 2012

(áp dụng giải pháp)

Lớp dạy

Tỉ lệ TB trở lên

Lớp dạy

Tỉ lệ TB trở lên

Lớp dạy

Tỉ lệ TB trở lên

11A1

91,1 %

11A4

93,8 %

11A1

95,2 %

11A10

62,3 %

11A6

80,5 %

11A6

85,7 %

11A14

45,6 %

11A12

61,4 %

11A9

70,5 %

Kết quả HSG 11 năm học 2012–2013: có 3 học sinh đạt giải khuyến khích cấp tỉnh:

      1. Bành Thị Khánh Trâm

      2. Nguyễn Huệ

      3. Huỳnh Phạm Diễm Linh

Đồng thời cách hệ thống bài học với các thủ thuật dạy học này không chỉ áp dụng làm bài tập về nhà mà còn áp dụng cho các hoạt động khác như Lead-in, Production, Consoliadation…., và cũng không chỉ áp dụng với phần đọc hiểu mà với các phần khác và các môn học khác hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống.

Hơn thế nữa, các dạng bài tập này tương đối đơn giản và gọn, nếu không dùng đèn chiếu, ta có thể in trên giấy A4, A3, photo ghép 2 mặt, ép plastic, sử dụng nhiều năm. Có thể yêu cầu các em viết chữ lớn trên giấy A0, A1 dán trên phòng học, các em hay nhìn dễ nhớ và khắc sâu kiến thức.



C. KẾT LUẬN

Tóm lại, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, ngoài các dạng bài tập trong sách giáo khoa, sách tham khảo, trên các trang web, chúng ta cần thiết kế các hoạt động ngoài sách giáo khoa cho phù hợp với đối tượng học sinh, phát triển được tư duy nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu thi cử.

Với cách thiết kế này, chúng ta có thể xây dựng một số đề tài SKKN khác như:


  • Vận dụng một số kỹ thuật dạy học thiết kế bài tập về nhà cho tiết đọc hiểu Tiếng Anh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh”

  • Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức ngữ pháp cho học sinh

Hãy cho các em cơ hội để các em thể hiện tư duy, tính tích cực sáng tạo của các em.

Chức năng cao nhất của người thầy không phải là truyền đạt kiến thức, mà là khuyến khích học sinh yêu kiến thức và mưu cầu kiến thức”



(Henri Frederic Amiel)

Tài liệu tham khảo

1. Tony Buzan, “How to mind map”, NXB Lao động Hà Nội, Phạm Thế Anh dịch.

2. “Trái tim người Thầy”, NXB Trẻ, Trần Tiển Cao Đăng dịch.

3.Sử dụng Bản đồ tư duy (Mind Map) trong công tác, giảng dạy và học tập”

[Bài viết của Mr Trần Văn Cơ- chuyên viên Tiếng Anh Sở GD-ĐT Bình Định giới thiệu trong diễn đàn SREM] (http//binhdinhteacher.com)



4. SGK tiếng Anh 11 (Chương trình chuẩn) do Hoàng Văn Vân làm tổng chủ biên, NXBGD.

5. Một số tài liệu qua dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

  1. Http://www.teachingenglish.edu.vn



Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 - 2013


tải về 205.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương