DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)



tải về 18.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích18.19 Kb.
#685
DẠY ÂM NHẠC SAU 4 NĂM NHÌN LẠI


(Phan Thành Hảo - GV Âm nhạc trường TH A Bình Phú, Châu Phú, An Giang)
Để thực hiện toàn diện cho học sinh, nhà trường có thể thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau, nhưng nhất thiết phải thông qua hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy và học là đặc thù của nhà trường, nó giữ vị trí trung tâm và chi phí các hoạt động khác. Trong trường tiểu học ngoài 2 môn học công cụ là Tiếng Việt và Toán thì còn một số môn học khác, trong đó môn Âm nhạc là môn học hỗ trợ cho những môn học còn lại. Do đó việc dạy học môn Âm nhạc trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

Học sinh tiểu học hiện nay rất thích học môn Âm nhạc cả trong và ngoài nhà trường. Vì thế nếu giáo viên kích thích đúng đắn thì khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học sẽ phát triển phong phú. Vì Âm nhạc là môn năng khiếu nên một số giáo viên và học sinh còn gặp khó khăn khi dạy và học môn này.

Tôi là giáo viên được phân công dạy Âm nhạc từ năm học 2006-2007 đến nay, sau 4 năm dạy Âm nhạc nhìn lại như sau:
Trong một tiết học Âm nhạc để học sinh học tốt thì không thể thiếu các điều kiện sau đây:
Giọng hát mẫu của giáo viên:

- Theo quan điểm chủ quan của tôi thì khi dạy môn Âm nhạc ở tiểu học mà nhất là các lớp nhỏ như lớp một, lớp hai thì giọng hát mẫu của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành công của một tiết dạy. Đối với lớp một, vì phần lớn thời gian ở học kì một, các em chưa đọc chữ được nên giáo viên sẽ dạy theo lối truyền khẩu. Do vậy giọng hát của giáo viên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giọng hát của học sinh. Vì vậy trước khi dạy bài hát nào đó tôi cần tìm hiểu kĩ nội dung, hát trước nhiều lần khi lên lớp dạy dù đó là bài hát rất dễ.

- Tùy theo lớp học, tùy theo đối tượng học sinh mà giáo viên có thể hát nhanh hay chậm, cao hay thấp để học sinh cảm nhận tốt hơn.
Nhạc cụ:

- Chúng ta đã biết trước đây khi dạy hát ở tiểu học, khi giáo viên lên lớp chỉ dạy hát, giáo viên hát trước và hướng dẫn học sinh hát theo miễn sao đến cuối tiết học mà học sinh hát được bài hát là xem như thành công của tiết dạy.

- Ngày nay khi giáo viên đến lớp còn có những nhạc cụ hỗ trợ như máy hát, đàn organ, kèn melodion, mõ, thanh phách, song loan… Những nhạc cụ này giúp cho tiết học thêm sinh động học sinh hứng thú hơn khi học nhạc.
*Máy hát: Sử dụng máy hát như một giọng chuẩn để học sinh học tập và hát theo. Quan trọng hơn máy giúp giáo viên không chuyên, ít năng khiếu có được giọng hát chuẩn, hát đúng để hướng dẫn học sinh hát theo. Ngoài ra máy còn giúp học sinh nghe và cảm thụ âm nhạc. Trong đĩa nhạc còn có phần nhạc đệm sau phần lời để học sinh hát theo. Do đó máy hát là một nhạc cụ hỗ trợ khá hữu hiệu khi dạy môn Âm nhạc.
*Đàn organ: Đối với giáo viên có chút năng khiếu về đàn thì đàn organ là một nhạc cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong giờ học Âm nhạc. Đối với những bài hát có sẵn trong đàn hầu hết học sinh rất thích hát, hát đúng hát đều theo nhịp. Đối với những bài hát không có trong đàn giáo viên cần đệm đàn theo để học sinh không bị lạc giọng. Nhờ đàn mà những em học còn yếu nghe và nhớ dễ dàng hơn những câu hát. Đàn organ còn hỗ trợ việc dạy Tập đọc nhạc rất nhiều. Luyện cao độ, đọc nhạc… học sinh dễ tiếp thu hơn so với dạy không có đàn.
*Các nhạc cụ khác như: kèn, trống, mõ, thanh phách, song loan là những nhạc cụ hỗ trợ rất nhiều cho tiết dạy giúp tiết học sinh động hơn, vui nhộn hơn tạo nhiều âm sắc khác nhau từ đó các em ham thích học nhạc nhiều hơn.
Bên cạnh những nhạc cụ thì việc áp dụng phương pháp dạy học cũng góp phần không kém cho hiệu quả của một tiết dạy Âm nhạc, phải kể đến những phương pháp sau đây:
Phương pháp trực quan: Đây là phương pháp cần thiết cho tất cả các môn học, môn Âm nhạc cũng không ngoại lệ, những hình ảnh, nhũng câu hát tác động trực tiếp đến học sinh giúp các em khắc sâu hơn, dễ nhớ, dễ thuộc.
Phương pháp truyền khẩu: Trong dạy Âm nhạc thì phương pháp này không thể thiếu. Truyền khẩu là phương pháp gần gũi nhất để học sinh thuộc lời và hát đúng giai điệu lời ca. Thông qua truyền khẩu của giáo viên học sinh có thể hát tốt hơn.
Phương pháp luyện tập: Không thể thiếu trong dạy Âm nhạc, luyện tập thực hành giúp các em khắc sâu lời ca. Luyện tập để giúp các em gõ đệm đúng hơn,có luyện tập nhiều giúp các em hình thành kỹ năng cho riêng mình. Ngày nay, nếu như dạy học âm nhạc mà không kết hợp với tò chơi vận động dẫn đến học sinh dễ nhàm chán. Do đó trò chơi âm nhạc làm cho các em yêu thích Âm nhạc hơn thông qua phương pháp này giúp các em hòa đồng cùng các bạn hơn. Ngoài ra chúng ta còn linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp khác giúp cho tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
Để một tiết dạy học Âm nhạc đạt hiệu quả cao người giáo viên cần phải:
- Có đôi chút năng khiếu về âm nhạc có lòng say mê âm nhạc, thân thiện nhiệt tình với học sinh.

- Tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng nhằm giúp các em dễ dàng lặp lại bài hát, từ đó những mặc cảm trong các em sẽ không còn mà thay vào đó các em sẽ cố gắng học môn Âm nhạc hơn.

- Gần gũi, quan tâm đến học sinh, khích lệ tinh thần đúng lúc sẽ giúp các em phát huy tối đa khả năng âm nhạc của mình.

- Tạo điều kiện để tất cả học sinh trong lớp được hát, được tham gia trò chơi vận động chứ không nên chỉ tập trung vào một số em hát tốt, hát hay. Từ đó các em cảm thấy mình không bị bỏ rơi trong tiết học Âm nhạc.

- Tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả học sinh, giúp các em tự tin hơn trong học tập. Tạo điều kiện để các em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình và giáo viên nên tiếp nhận và chia sẻ cùng các em.

- Trong quá trình dạy học luôn luôn sáng tạo, tìm ra sự mới lạ để thu hút học sinh hơn trong giờ học Âm nhạc.



- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt nhu cầu các em, từ đó giáo viên có biện pháp dạy hiệu quả hơn.





Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 18.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương