Dạy học theo dự Án phưƠng pháp hiệu quả trong dạy học và ĐÀo tạo kĩ NĂng mềm cho sinh viêN



tải về 0.69 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu20.09.2022
Kích0.69 Mb.
#53236
1   2   3   4
36nguyen-anh-tuan

2.2. Một số vấn đề về kĩ năng mềm 
Trong thời gian qua, kĩ năng mềm đã được triển khai 
giảng dạy và đào tạo tại hầu hết các trường đại học của 
Việt Nam. Đa số các trường đã công bố Chuẩn đầu ra về 
kĩ năng mềm đối với SV trước khi tốt nghiệp. Đồng thời, 
các trường đã rất chủ động và tích cực tổ chức quản lí, 
đào tạo kĩ năng mềm trong bối cảnh rất khó khăn về việc 
làm đối với SV sau khi ra trường. 
Kĩ năng mềm được hiểu là hệ thống các kĩ năng có 
tính chất bổ sung, hỗ trợ cho các kĩ năng làm việc và các 
kĩ năng cơ bản khác của con người. Việc phân loại kĩ 
năng mềm rất đa dạng, phong phú tùy theo mỗi người, 
mỗi góc nhìn và cách thức tiếp cận vấn đề khác nhau. 
Tuy nhiên, có thể chia ra thành các kĩ năng cụ thể sau:
- Kĩ năng giao tiếp; - Kĩ năng làm việc nhóm; - Kĩ năng 
nhận diện bản thân và định hướng nghề nghiệp; - Kĩ năng 
thuyết trình; - Kĩ năng tổ chức công việc và quản lí thời 


VJE
 
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 167-168; 155
168 
gian; - Kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; - Kĩ 
năng lãnh đạo; - Kĩ năng hội nhập. 
Để cung cấp kiến thức về các kĩ năng, đặc biệt là rèn 
luyện và hình thành cho SV những kĩ năng trên, GV có 
thể lựa chọn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau; phối 
hợp giữa các phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng 
cao hiệu quả công tác giảng dạy và đào tạo kĩ năng mềm 
cho SV; khơi dậy ở họ tính chủ động, tích cực và sáng 
tạo; giúp họ thành công khi khởi nghiệp, đóng góp nhiều 
hơn cho cộng đồng và xã hội. 
2.3. Áp dụng phương pháp Dạy học theo dự án đối với 
việc giảng dạy và đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên 
các trường đại học 
Để thử nghiệm áp dụng phương pháp DHTDA, 
chúng tôi lựa chọn một trong số các kĩ năng mềm đang 
được giảng dạy và đào tạo cho SV là: Kĩ năng nhận diện 
bản thân  định hướng nghề nghiệp tại Trường Đại học 
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm học 2016-2017. 
Là GV trực tiếp giảng dạy học phần này, tôi đã chia lớp 
học thành 4 nhóm, mỗi nhóm (gồm 5 SV) thực hiện một 
tiểu dự án sau đây: 
- Nhóm 1 thực hiện dự án: Cách thức nhận diện và 
đánh giá khả năng nhận thức của bản thân. 
- Nhóm 2 thực hiện dự án: Cách thức nhận diện và 
đánh giá xúc cảm và tình cảm của bản thân. 
- Nhóm 3 thực hiện dự án: Cách thức nhận diện và 
đánh giá các phẩm chất nhân cách của bản thân. 
- Nhóm 4 thực hiện dự án: Cách thức nhận diện và 
đánh giá khả năng giao tiếp, thuyết trình, thương lượng 
và đàm phán của bản thân. 
Hợp nhất 4 tiểu dự án nêu trên sẽ tạo thành một 
chỉnh thể trọn vẹn là hệ thống trắc nghiệm khách quan 
để nhận diện và đánh giá bản thân. Sau khi giao tiểu dự 
án cho các nhóm, chúng tôi triển khai các nội dung công 
việc sau: 
- Hướng dẫn, hỗ trợ SV xây dựng và lập tiểu dự án 
theo mẫu thống nhất chung, gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Tổng quan về dự án: Mục tiêu, người thực hiện, 
chuyên gia, cố vấn, tổ chức thực hiện, phạm vi và thời 
gian thực hiện dự án. 
+ Nội dung dự án: Lí do, nhiệm vụ, điều kiện, tổ chức 
thực hiện, giới thiệu sản phẩm. 
+ Phụ lục: Tài liệu học tập và tham khảo, bài học liên 
quan, bộ câu hỏi định hướng. 
- Thiết kế bộ câu hỏi định hướng để kích thích tư duy 
và định hướng hoạt động cho SV xoay quanh các câu hỏi:
+ What: Đánh giá cái gì. 
+ Why: Tại sao đánh giá, ý nghĩa. 
+ How: Đánh giá như thế nào. 
+ When: Thời điểm đánh giá. 
+ Who: Người đánh giá. 
Bộ câu hỏi định hướng bao gồm: Các câu hỏi khái 
quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. 
- Hỗ trợ SV thiết kế nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm 
và từng thành viên của nhóm. Các nhiệm vụ phải bám sát 
nhiệm vụ học tập của học phần Kĩ năng nhận diện bản 
thân. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ này thì SV cũng 
hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
- Tổ chức cho 4 nhóm cùng triển khai các tiểu dự án 
đã được phân công và định hướng trên tinh thần bám sát 
các câu hỏi định hướng. 
- Phân công các nhóm phản biện lẫn nhau, đặt ra các 
câu hỏi cụ thể và đánh giá về kết quả của các nhóm khác. 
- Tổ chức báo cáo và nghiệm thu sản phẩm của các 
tiểu dự án theo quy trình:
+ Nhóm báo cáo: Trình bày tóm tắt những nội dung 
cơ bản của tiểu dự án, đặc biệt là các sản phẩm của tiểu 
dự án. Các sản phẩm này thể hiện bằng hệ thống các trắc 
nghiệm khả quan mà nhóm đã thiết kế và xác định được.
+ Nhóm phản biện sẽ có trách nhiệm: Đánh giá về 
kết quả, sản phẩm của tiểu dự án; đặt ra một số câu hỏi. 
+ Nhóm báo cáo tiếp thu đánh giá của nhóm phản 
biện và trả lời các câu hỏi được đặt ra. 
+ Nhóm phản biện cho ý kiến về việc trả lời các câu 
hỏi của nhóm báo cáo và cho điểm
+ GV nhận xét, đánh giá công khai kết quả, sản phẩm 
của dự án do nhóm báo cáo tổ chức thực hiện. 
+ Nhóm báo cáo phát biểu về kết quả đánh giá của 
GV. Nếu tán thành với kết quả nhận xét, đánh giá và cho 
điểm của SV thì hoạt động đánh giá kết thúc tại đây. Nếu 
không tán thành thì GV có trách nhiệm lí giải các cơ sở 
căn cứ khoa học để nhận xét, đánh giá và cho điểm đối 
với nhóm báo cáo. 
- Sản phẩm của DHTDA tại lớp học này là hệ thống 
các trắc nghiệm khách quan dùng để đánh giá, nhận diện 
bản thân. Hoàn thành được sản phẩm này tức là SV đã 
thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập do GV đặt ra. 
Sau khi kết thúc việc thử nghiệm DHTDA, chúng tôi 
đã rút ra được một số bài học sau đây: 
- Phương pháp DHTDA khá phù hợp với việc giảng dạy 
và đào tạo Kĩ năng nhận diện bản thân nói riêng và kĩ năng 
mềm nói chung. Có thể thiết kế triển khai phương pháp 
DHTDA cho việc giảng dạy và đào tạo các kĩ năng khác. 
(Xem tiếp trang 155) 



tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương