Dạy học theo dự Án phưƠng pháp hiệu quả trong dạy học và ĐÀo tạo kĩ NĂng mềm cho sinh viêN



tải về 0.69 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu20.09.2022
Kích0.69 Mb.
#53236
  1   2   3   4
36nguyen-anh-tuan



VJE
 
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 167-168; 155
167 
Email:
natuan@hunre.edu.vn
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC
VÀ ĐÀO TẠO KĨ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
Nguyễn Anh Tuấn - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 
Ngày nhận bài: 20/02/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018. 
Abstract: Project-based learning is a modern teaching method in line with the educational trend 
of the region and in the world. With the project, students will gain knowledge and train skills and 
techniques as well as obtain learning objectives. This teaching method also helps students develop 
the soft skills. To train the soft skills for students, however, project-based learning should be 
applied consistently with other teaching methods.
Keywords: Project-based learning, soft skills, group working, vocational orientation. 
 
1. Mở đầu 
Dạy học theo dự án (DHTDA) là phương pháp dạy 
học hiện đại, phù hợp với xu thế giáo dục của khu vực và 
trên thế giới. Điểm mạnh của phương pháp dạy học này là 
khơi dậy và phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tích cực và 
sáng tạo của sinh viên (SV); đồng thời, rèn luyện kĩ năng 
làm việc theo nhóm cho SV, giúp SV tiếp thu được hệ 
thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ theo đúng mục 
tiêu dạy học đặt ra. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng 
giảng dạy và đào tạo kĩ năng mềm, DHTDA phải được kết 
hợp hài hòa với các phương pháp dạy học khác trên quan 
điểm “lấy SV là trung tâm” của quá trình dạy học.
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số vấn đề về dạy học theo dự án 
Đầu thế kỉ XX, các nhà giáo dục Hoa Kì đã xây dựng 
cơ sở lí luận cho phương pháp DHTDA và coi đó là một 
phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm 
“dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. DHTDA cũng có 
thể được xem là một hình thức dạy học, trong đó người 
học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết 
hợp giữa lí thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm có thể 
giới thiệu, báo cáo trước giảng viên (GV). Nhiệm vụ này 
được người học thể hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ 
quá trình học tập và lí luận về phương pháp DHTDA 
cũng xác định “làm việc nhóm” là hình thức làm việc cơ 
bản của DHTDA. 
Theo một số tác giả, DHTDA có những đặc điểm cơ 
bản gồm: Định hướng thực tiễn, có ý nghĩa xã hội; định 
hướng hình thức người học; tính phức hợp, định hướng 
hành động; tính tự lực cao của người học, cộng tác làm 
việc và định hướng sản phẩm. Thực tiễn cho thấy, 
DHTDA có nhiều ưu điểm khi áp dụng vào công tác 
giảng dạy. Ví dụ, DHTDA làm cho nội dung học tập trở 
nên có ý nghĩa hơn; góp phần đổi mới phương pháp dạy 
học, thay đổi phương thức đào tạo; tạo ra môi trường 
thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển; phát huy 
tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của mọi nguồn 
lực; phát triển khả năng giao tiếp cho người học. Tuy 
nhiên, DHTDA cũng có những hạn chế nhất định: Đòi 
hỏi nhiều thời gian; không thể áp dụng tràn lan mà chỉ áp 
dụng đối với một số nội dung nhất định trong những điều 
kiện cho phép… 
Để tổ chức, triển khai áp dụng DHTDA, GV phải trải 
qua 5 bước cụ thể sau: 
- Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm. 
- Bước 2: Xây dựng đề cương dự án. 
- Bước 3: Thực hiện dự án. 
- Bước 4: Thu thập kết quả. 
- Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm. 
Từ những phân tích trên, cho chúng ta thấy: Mặc dù 
còn một số hạn chế, DHTDA vẫn là một phương pháp 
dạy học có nhiều điểm tích cực, khi được phối hợp với 
các phương pháp dạy học khác sẽ góp phần nâng cao 
hiệu quả dạy học và phát huy ở người học tính chủ động, 
tích cực và sáng tạo. 

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương