DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ



tải về 2.8 Mb.
trang7/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22

1. Khái niệm cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó).

Có rất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống, thành thị nông thôn…Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số của một địa phương. Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính. Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng của bất kỳ nhóm dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân trong nước và quốc tế, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân thuần túy, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội.

Cơ cấu dân số theo tuổi được thể hiện thông qua sự phân chia dân số theo từng độ tuổi, nhóm 5 độ tuổi hoặc 10 độ tuổi hoặc các nhóm tuổi trẻ em (0-14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 tuổi), nhóm tuổi già (trên 60 tuổi). Cơ cấu giới tính là sự phân chia dân số thành hai nhóm nam và nữ.


Bảng 2.3: Dân số Việt Nam và tốc độ tăng trung bình hàng năm

giai đoạn 1921-2010


Năm

Tổng số

(1.000 người)

Tốc độ tăng tăng dân số trung bình hàng năm (%)

1921*

15.548

-

1926

17.100

1,86

1931

17.702

0,69

1936

18.972

1,39

1939

19.600

1,09

1943

22.150

3,06

1951

23.061

0,50

1954

23.835

1,10

1960

30.172

3,93

1965

34.929

2,93

1970

41.036

3,24

1976

49.160

3,00

1979

52.742

2,16

1989

64.412

2,10

1995***

71.509

1,65

1999

76.596

1,51

2002

79.727

1,32

2004

82.032

1,40

2005

83.106

1,31

2006

84.155

1,26

2009****

85.790

1,20

2010*****

86.747

1,05

Nguồn: * Phân tích kết quả điều tra mẫu, TCTK. Hà Nội. 1991, tr 2
** Báo cáo phân tích. NXB Thống kê. Hà Nội. 1996, tr 9
*** Niên giám thống kê 2004. Tr 41. Niên Giám thống kê 2006, tr 39.


**** Năm 2009: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Hà Nội 8.2009, tr 25.

***** Năm 2010: Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình ngày 1.4.2010. NXB Thống kê. Hà Nội 2.2011, tr 16.

2. Cơ cấu tuổi của dân số

Tuổi là khoảng thời gian được tính từ lúc một người được sinh ra đến thời điểm thống kê. Có thể phân thành 3 loại tuổi:

Tuổi đúng là độ tuổi được tính chính xác theo ngày, tháng, năm sinh, ví dụ 3 tuổi 2 tháng và 26 ngày.

Tuổi tròn là độ tuổi tính theo số lần sinh nhật đã qua, cứ mỗi lần sinh nhật qua đi thì người đó lại được tính thêm một tuổi.

Tuổi lịch là độ tuổi được tính bằng cách lấy năm thống kê trừ năm sinh. Trong dân số học, thông thường người ta tính theo tuổi tròn.

2.1. Tỷ trọng dân số ba nhóm tuổi cơ bản

Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi trong tổng số dân (t1)

Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi trong tổng số dân (t2)

Tỷ trọng người già trên 65 tuổi trong tổng số dân (t3)

Tỷ trọng dân số ở các nhóm tuổi được tính toán theo công thức sau:

Trong đó: Pi: Số dân thuộc nhóm tuổi i

P: Tổng số dân

ti : Tỷ trọng dân số thuộc nhóm tuổi i trong tổng số dân


Ví dụ: Số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009, Dân số của Tỉnh Nghệ An là 2.912 nghìn người, trong đó dân số nhóm từ 0-14 tuổi là 749 nghìn người, dân số nhóm từ 15-64 là 1.951 nghìn người, dân số nhóm trên 65 là 212 nghìn người. Vậy tỷ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 của dân số Nghệ An là:


t1

=

P0-14

* 100

=

749

* 100 = 25,7%

P

2912

Tương tự, ta tính được tỷ trọng (t1) của nhóm 15-64 tuổi là 67,0% và tỷ trọng nhóm tuổi trên 65 là 7,3%.

2.2. Tỷ số phụ thuộc của dân số

Tỷ số phụ thuộc của dân số biểu hiện quan hệ so sánh giữa dân số dưới 15 và trên 65 tuổi với tổng số người trong khoảng 15-64. Công thức để tính tỷ số phụ thuộc của dân số như sau:



DR

=

P0-14 + P65+

* 100

P15-64

Trong đó: DR : Tỷ số phụ thuộc chung

P0-14 : Dân số trẻ em từ 0-14 tuổi

P65+ : Dân số trên 65 tuổi

P15-64: Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15 – 64 (dân số lao động) có bao nhiêu người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi (dân số phụ thuộc)

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số có thể chia ra thành tỷ số phụ thuộc trẻ và tỷ số phụ thuộc già:



  • Tỷ số phụ thuộc trẻ

DRC

=

P0-14

* 100

P15-64

Trong đó: DRC: Tỷ số phụ thuộc trẻ

P0-14 : Dân số trẻ em từ 0-14 tuổi

P15-64 : Dân số từ 15-64 tuổi

Tố phụ thuộc trẻ cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15-64 (dân số lao

Tỷ số phụ thuộc già


DRA

=

P65+

* 100

P15-64

Trong đó: DRA: Tỷ số phụ thuộc già

P65+ : Dân số trên 65 tuổi

P15-64 : Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc già cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15-64 (dân số lao động) có bao nhiêu người từ 65 tuổi trở lên.

Ví dụ, với số liệu của dân số Nghệ An nêu trên ta tính được tỷ số phụ thuộc của dân số Nghệ An như sau:



DR

=

749 + 212

* 100 = 49,3

1951

Với cách tính tương tự, ta tính được tỷ số phụ thuộc trẻ của dân số Nghệ An là 38,4 và tỷ số phụ thuộc già của dân số Nghệ An là 10,9.

Ở Việt Nam, cơ cấu dân số trẻ nên tỷ số phụ thuộc trẻ em lớn hơn tỷ số phụ thuộc người già. Tuy nhiên, tỷ số phụ thuộc trẻ em đang giảm dần vì mức sinh của Việt Nam đã giảm thấp trong những năm gần đây (bảng 2.4).



Bảng 2.4: Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam giai đoạn 1989-2010

Đơn vị: %

Năm

1979

1989

1999

2009

Tỷ số phụ thuộc trẻ (0-14)

81,3

69,8

54,2

36,6

Tỷ số phụ thuộc già (65+)

13,6

8,4

9,4

9,7

Tỷ số phụ thuộc chung

95,0

78,2

63,6

46,3

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009. Tổng cục Thống kê. Tháng 6.2010. Hà Nội, Việt Nam: trang 42.
2.3. Tuổi trung vị của dân số

Tuổi trung vị của một dân số là độ tuổi chia dân số đó thành hai nửa bằng nhau. Một nửa trẻ hơn và một nửa già hơn tuổi trung vị. Công thức tính tuổi trung vị như sau:



Trong đó: Md: Tuổi trung vị của dân số

Lmd: Giới hạn dưới của nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị

n: Khoảng cách tuổi của nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị

∑Pn: Số cộng dồn dân số từ nhóm tuổi nhỏ nhất cho đến nhóm tuổi sát trước nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị

Pmd: Dân số của nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị

Ví dụ: Tính tuổi trung vị của dân số tỉnh A năm 2009 với số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi như sau:


Nhóm tuổi

Dân số trung bình

(1000 người)





0-4

513

513

5-9

520

1033

10-14

465

1499

15-19

404

1902

20-24

380

2282

25-29

338

2620

30-34

256

2870

35-39

171

3024

40-44

148

3150

45-49

126

3235

50-54

45

3587

55-59

40




60 trở lên

352



Áp dụng công thức

Trước hết xác định P/2 (một nửa số dân) = 3.758/2 = 1.879 nghìn người

Xác định , bởi vì ta có 1.499< 1.879 < 1.902

Nhóm 15 đến 19 tuổi là nhóm có chưa trung vị. Do đó Lmd = 15

N = 5 (khoảng cách tổ của nhóm có chưa trung vị)

Pmd = 404

Md = 15 + 5 (1.879-1.499)/405 = 19,7

Tuổi trung vị của dân số tỉnh A là 19,7. Điều này có nghĩa là có một nửa số dân của tỉnh A có tuổi thấp hơn 19,7 tuổi và một nửa dân số tỉnh A có tuổi cao hơn tuổi trung vị 19,7.

2.4. Khái niệm dân số trẻ, dân số già

Một dân số được gọi là dân số trẻ hoặc dân số già nếu có cơ cấu dân số theo tuổi đảm bảo tiêu chuẩn trong bảng 2.5 dưới đây:



Bảng 2.5: Tiêu chuẩn cho phép xác định cơ cấu dân số là trẻ hay già

Đơn vị: %

Chỉ báo

Dân số trẻ

Dân số già

Dân số trung gian

giữa trẻ và già

Tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi

>= 40

< 30

30-40

Tỷ trọng nguời trên 64 tuổi

< 5

>= 10

5-10

Tuổi trung vị của dân số (tuổi)

< 20

>= 30

20-29

Tỷ số ông - bà/ cháu

< 15

> 30

15-30

Nguồn: The methods and materials of demography, Henry S.Shryock, Jacob S. Siegel and Associates, Condensed Edition by Edward G.Stockwell. Bowling Green University, Bowling Green, Ohio.
Dân số Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ chuyển từ dân số trung gian giữa trẻ và già sang dân số già. Số liệu bảng 2.6 sau đây cho thấy điều đó:

Bảng 2.6: Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam từ 1979 đến 2009

Đơn vị: %

Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2009

0-14

42,5

39,2

33,1

24,5

15-64

53,1

56,1

61,1

69,1

65+

4,4

4,7

5,8

6,4

Tổng số

100

100

100

100

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương