DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ



tải về 2.8 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Nguồn:

- Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương. Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam, năm 2009. Các kết quả chủ yếu. Hà Nôi, 6-2010

- Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương. Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam, năm 1999. Các kết quả mẫu. NXB Thế giới .Hà Nôi, 2000

*********************************************
Chương 8

DỰ BÁO DÂN SỐ
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DỰ BÁO DÂN SỐ

1. Khái niệm

Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, dự báo là nhiệm vụ rất quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy khoa học dự báo ngày càng mở rộng và phát triển. Dự báo có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp. Sự đơn giản hay phức tạp là tùy thuộc vào mục đích yêu cầu, mức độ chính xác và tỉ mỉ của dự báo.

Dân số vừa là chủ thể, vừa là khách thể của xã hội, vừa là người tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của đời sống xã hội, vừa là yếu tố chủ yếu quyết định mọi mặt hoạt động, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống xã hội và dự báo dân số là công việc không thể thiếu được của bất kì một quốc gia, ngành hoặc địa phương nào.

Dự báo dân số là việc tính toán (xác định) dân số trong tương lai dựa vào những giả thiết nhất định về sinh, chết và di dân. Dự báo dân số không đơn giản chỉ để trả lời câu hỏi dân số của một vùng, một nước vào thời gian nào đó trong tương lai sẽ là bao nhiêu, nó còn bao gồm hàng loạt vấn đề về mối quan hệ và tác động qua lại giữa các yếu tố của dân số và giữa dân số với phát triển. Dựa vào kết quả dự báo xác định khoảng cách giữa khả năng và mong muốn của các hiện tượng dân số, từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh phù hợp, là cơ sở để xây dựng các chính sách dân số.



2. Phân loại

Dự báo dân số được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

Theo phạm vi không gian lãnh thổ, dự báo dân số phân thành hai nhóm: Một là dự báo trên phạm vi toàn lãnh thổ (thế giới, châu lục, quốc gia) nhằm xác định xu hướng biến động dân số và các yếu tố cấu thành (sinh, chết, di dân) và sự phân bố nó. Hai là dự báo cho từng vùng, từng địa phương của mỗi quốc gia.

Theo mức độ bao trùm của dự báo, chia ra dự báo đơn lẻ (cá thể) nhằm dự báo từng chỉ tiêu, từng yếu tố của hệ thống và dự báo tổng thể (đồng bộ) nhằm xác định trạng thái tương lai của cả hệ thống hay dự báo đồng bộ một nhóm chỉ tiêu có quan hệ lẫn nhau.

Theo thời hạn dự báo, phân ra dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Dự báo dài hạn (dự báo viễn cảnh) là dự báo cho khoảng thời gian dài từ 10 đến 30 năm hoặc lâu hơn. Dự báo dài hạn có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, định hướng tốc độ và cơ cấu phát triển các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, quy mô và tốc độ tăng dân số trong tương lai và những biện pháp chiến lược thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Dự báo trung hạn thường xác định cho khoảng thời gian dưới 10 năm. Đây là bước cụ thể hơn của những dự báo dài hạn. Dự báo trung hạn chủ yếu nhằm phục vụ cho việc xây dựng các kế hoạch 5 năm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trung hạn.

Dự báo ngắn hạn có thời hạn rất linh hoạt dưới 5 năm. Mục đích giúp lãnh đạo nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng các kế hoạch tác nghiệp. Dự báo ngắn hạn có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi, có mức độ chính xác cao. Các giả thiết đưa ra sát với thực tế, tính toán được các yếu tố ảnh hưởng.

Dự báo dân số phải dựa vào một số thông tin và giả định. Vì vậy, dự báo có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau. Tính chính xác của các phương án dự báo phụ thuộc vào tính chính xác của các số liệu và các giả định có phù hợp với thực tế không.

Những công việc chủ yếu của dự báo là:



  • Chuẩn bị những tư liệu có liên quan.

  • Phân tích quá trình biến động dân số của các thời kỳ trước và hiện trạng dân số.

  • Xây dựng những giả thiết, xác định xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và những yếu tố tác động đến quá trình biến động dân số trong tương lai.

  • Lựa chọn các phương pháp dự báo thích hợp.

  • Trình bày và phân tích kết quả dự báo.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO DÂN SỐ

Có nhiều phương pháp dự báo dân số khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp dự báo này hay khác tuỳ thuộc vào mục tiêu cần đạt được, nguồn số liệu có thể có và thời hạn dự báo.

Các phương pháp dự báo dân số thường được áp dụng rộng rãi là dự báo dựa vào các biểu thức toán học và phương pháp dự báo thành phần.


1. Phương pháp dự báo dựa vào các biểu thức toán học

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp dự báo tổng hợp hoặc ngoại suy theo mô hình xu thế.

Dự báo dân số bằng các biểu thức toán học được tiến hành qua các bước sau đây:


  • Sắp xếp số liệu dân số quá khứ theo dãy số với hai tiêu thức: thời gian và số lượng dân tương ứng. Dựa vào dãy số liệu này có thể diễn tả xu hướng biến động dân số. Xây dựng hàm số diễn tả sự tăng trưởng dân số.

  • Định dạng hàm số. Có rất nhiều hàm số và cần phải lựa chọn hàm số thích hợp biểu diễn sự tăng trưởng dân số của địa phương (quốc gia). Để xác định dạng hàm số có nhiều cách, nhưng thường dùng cách biểu diễn trên đồ thị và phương pháp phân tích toán học.

  • Ước lượng giá trị các tham số của hàm số.

  • Tiến hành dự báo: xác định số dân tại thời điểm dự báo. Có rất nhiều biểu thức toán học để dự báo dân số như hàm số tuyến tính, hàm số gia tăng theo cấp số nhân, hàm luỹ thừa biến đổi, hàm logicstic. Dựa vào số liệu thu được ở các bước trên để xây dựng các giả thiết về xu thế biến động dân số và xác định dạng của hàm dự báo đơn giản cần áp dụng để tính toán.

1.1. Hàm số tuyến tính

Hàm số này được áp dụng để dự báo dân số khi số dân tăng thêm hàng năm không thay đổi.

Dạng tổng quát là: Pt = P0 + a * t
Trong đó: Pt: dân số của thời điểm cần dự báo.

P0: dân số của thời điểm gốc.

a: số dân tăng thêm hàng năm.

t: khoảng cách thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo.

Dựa vào phương trình trên, a được xác định theo công thức:

Khi đã có a, thay t vào phương trình trên để tìm Pt. Giả thiết của phương pháp là với những khoảng thời gian bằng nhau (chẳng hạn một năm) thì dân số tăng thêm một lượng, nên hàm số này không áp dụng rộng rãi. Chỉ áp dụng cho những trường hợp dân số ít biến động, phạm vi dự báo hẹp (huyện hoặc xã), thời gian dự báo ngắn, thường là một năm.

Ví dụ: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Giả sử rằng dân số Việt Nam trong năm tới sẽ tăng lên với số lượng là 1,5 triệu người một năm. Hãy dự báo quy mô dân số Việt Nam năm 2015 bằng hàm số tuyến tính.

Ta có: P2015= P 2009+ 1.500.000 * 6 (thời gian từ 2009 đến 2010 là 1 năm)

P2015= 85.789.573 + 9.000.000 = 94.789.573 người

1.2. Hàm gia tăng theo cấp số nhân

Hàm số này được áp dụng để dự báo khi tốc độ gia tăng dân số hàng năm không thay đổi.


Dạng tổng quát là: Pt = P0 *(1 + r)t.

Từ hàm trên ta có: (1 + r)t =

Từ đó suy ra: 1 + r = => r = - 1

Hoặc: ln(1+r) =

Suy ra: r = anti ln A - 1.
Đây là hàm số thường được áp dụng rộng rãi để dự báo dân số vì nó phù hợp với thực tế và xác định tương đối đơn giản.

Ví dụ: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, Dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Giả sử rằng dân số Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng lên với một tỷ lệ khoảng 1,2% năm. Hãy dự báo quy mô dân số Việt Nam năm 2015 bằng hàm cấp số nhân.

Ta có: P2015= P 2009 *( 1+ 0,012)6 (thời gian từ 2009 đến 2015 là 6 năm)

P2015= 85.789.573 (1+0,012)6 = 94.379.703 người



1.3.Hàm số mũ

Dạng tổng quát là: Pt = Po *ert.

Trong đó: e là cơ số lôgarit tự nhiên = 2,718...

Và er = (1 + r). Thay vào hàm gia tăng theo cấp số nhân, ta được hàm số mũ. Như vậy, hàm số mũ là trường hợp đặc biệt của hàm gia tăng theo cấp số nhân. Và điều kiện để áp dụng hàm gia tăng theo cấp số nhân cũng là điều kiện để áp dụng hàm số mũ. Nghĩa là r (tốc độ tăng trưởng dân số) không đổi trong mọi khoảng thời gian.

Áp dụng hàm số mũ để tính thời gian dân số tăng gấp đôi:

Nếu ta gọi T là thời gian để dân số tăng gấp đôi, thì

Pt = P0 * e rt = 2 P0

Giải phương trình này ta có ert = 2 * Po

Và rt = ln 2 = 0,693 (làm tròn số = 0,7)

Như vậy, thời gian dân số tăng gấp đôi chỉ còn phụ thuộc vào r. Nếu r lớn thì t nhỏ và ngược lại. Ví dụ: Nếu tốc độ tăng dân số hàng năm là 0,02 thì sau 35 năm dân số tăng gấp đôi. Nếu tốc độ tăng dân số là 0,012 mỗi năm thì sau 58 năm dân số tăng gấp đôi.

Dự báo dân số bằng các biểu thức toán học có ưu điểm là không cần số liệu chi tiết, tính toán đơn giản. Nhưng có nhược điểm là chỉ biết quy mô, không biết cơ cấu (đặc biệt cơ cấu giới và tuổi). Đây là vấn đề cần thiết cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn các biểu thức dự báo không đơn giản. Nếu lựa chọn các biểu thức khác nhau, kết quả dự báo sẽ khác nhau.

Ví dụ: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, Dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Giả sử rằng dân số Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng lên với một tốc độ không đổi là 0,012. Hãy dự báo thời gian để quy mô dân số Việt Nam tăng gấp đôi.

Ta có: 2. P2009= P 2009* ert

Trong đó: r = 0,012 ta có

năm

Khuyến nghị của Quỹ dân số Liên hợp quốc là khi tiến hành dự báo dân số sử dụng các hàm số toàn học đơn giản thì nên áp dụng hàm số mũ. Vì đây là hàm số cho kết quả dự báo sát với thực tế nhất.



2. Dự báo dân số bằng phương pháp thành phần (hay còn gọi là phương pháp chuyển tuổi)

(Chỉ dành cho học viên tham khảo)

Trong Dân số học có phương trình cân bằng dân số là:

Pt = P0 + (B – D) + (I – O).

Trong đó:

B và D: số trẻ em sinh ra và số người chết đi trong thời gian từ năm gốc đến năm dự báo.

I và O: số người chuyển đến và chuyển đi trong khoảng thời gian đó.

Như vậy, dân số của năm dự báo (Pt) do ba bộ phận cấu thành: Dân số gốc (P0), biến động tự nhiên (B-D) và biến động cơ học (I-O). Muốn xác định dân số năm dự báo phải xác định được các bộ phận cấu thành đó, phải dự báo biến động tự nhiên và biến động cơ học. Phương pháp này đã có từ khá lâu, nhưng chỉ từ những năm 60, nhờ áp dụng công nghệ máy tính mới nên có thể tính toán nhanh và ngày càng phổ biến rộng rãi.

Dự báo dân số bằng phương pháp này, các dữ liệu dân số gốc không chỉ có quy mô mà còn phải biết cơ cấu (đặc biệt cơ cấu về tuổi và giới). Phải xác định được số lượng trẻ em sinh ra từ năm gốc đến năm dự báo (dựa vào tỷ suất sinh hoặc các bảng sinh sản) và số người chết đi trong khoảng thời gian đó (dựa vào hệ số sống trong các bảng sống). Biết các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số (kể cả biến động tự nhiên và biến động cơ học).

Để dự báo dân số theo phương pháp thành phân cần tiến hành qua các bước sau đây:

* Bước 1: Chọn vùng tiến hành dự báo và xác định thời kỳ dự báo

* Bước 2: Xác định dân số gốc theo độ tuổi và giới tính.

Trước tiên cần xác định dân số gốc và cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính:

- Chọn năm gốc phải căn cứ vào năm cần dự báo, nhóm tuổi đã cho, hệ số sống có thể biết. Đồng thời chọn năm gốc thường gần với năm tổng điều tra (để có số liệu chi tiết). Ví dụ, cần dự báo dân số cho thời điểm 31/12/2005, nhóm tuổi đã có 5 năm, hệ số sống sau 5 năm thì năm gốc nên chọn là 31/12/2000.

- Xác định quy mô dân số của năm gốc thường dựa vào số liệu thống kê đã có hoặc xác định dân số năm gốc theo công thức:

Pt= P0(1 + r)t

Chú ý : t là khoảng cách thời gian từ năm dân số đã biết (có thể dân số của tổng điều tra gần nhất) đến thời điểm gốc. Nó có thể là số nguyên hoặc số thập phân.



Bảng 8.1: Xác định dân số gốc của tỉnh A (năm 2010)

Đơn vị : Nghìn người

Nhóm tuổi

Dân số tỉnh A

thời điểm 31/12/2009

Dân số tỉnh A

thời điểm 31/12/2010

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Nam

Nữ

Nam

Nữ

0 - 4

5 - 9


10 - 14

15 - 19


20 - 24

25 - 29


30 - 34

35 - 39


40 - 44

45 - 49


50 - 54

55 - 59


60 - 64

65 - 69


70 - 74

75 - 80


80 - 84

85 +



930

820


760

690


640

570


470

350


250

210


200

180


160

120


80

50

30



20

480

420


390

350


320

290


230

170


120

100


90

80

70



50

30

20



10

5


450

400


370

340


320

280


240

180


130

110


110

100


90

70

50



30

20

15



958

845


783

711


659

587


484

361


258

216


206

186


165

124


82

52

31



21

494

433


402

361


330

299


237

175


124

103


93

82

72



52

31

21



10

5


464

412


381

350


329

288


247

185


134

113


113

104


93

72

31



31

21

16



Tổng

6.530

3.225

3.305

6.730

3.324

3.406


tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương