DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ



tải về 2.8 Mb.
trang16/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22

2. Trường phái Malthus mới

Cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện thuyết Malthus mới ở Anh, Pháp và Thụy Điển. Đại diện cho phái Mathus mới ở Pháp là Paul Robin (1837-1912) và Octave Mirbeau (1848-1917). Khi phân tích tư tưởng của chủ nghĩa Malthus, những người theo chủ nghĩa Malthus mới đã phê phán chủ nghĩa Malthus cũ là duy lý và ích kỷ, chỉ bảo vệ quyền lợi cho những người giàu có bằng cách đưa ra ý tưởng rằng những người nghèo phải chịu trách nhiệm về tình trạng của mình và các công ty, xí nghiệp hoạt động phải vì mục đích lợi nhuận và mục đích lợi nhuận của các công ty không hề làm tổn hại đến cuộc sống của người dân nghèo.

Mặt khác, những người theo chủ nghĩa Malthus mới cũng phản đối trường phái theo chủ nghĩa ưu sinh (chủ trương sinh nhiều con). Họ cho rằng, những người theo chủ nghĩa ưu sinh là những người dùng những người dân nghèo để chuẩn bị “thịt người” cho “lò nướng chiến tranh”. Hơn nữa, những người theo chủ nghĩa Malthus mới cho rằng, việc những người nghèo sinh nhiều con chỉ có lợi cho các nhà tư sản sản xuất, bởi vì khi lao động dư thừa trên thị trường lao động, các nhà tư sản có thể thuê nhân công với giá rẻ mạt, đặc biệt là lao động trẻ em.

Những người theo chủ nghĩa Malthus tán thành tư tưởng của Malthus là cần hạn chế mức sinh để đảm bảo sự gia tăng dân số không vượt khỏi giới hạn của sự gia tăng lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, những người này phản đối giải pháp phòng ngừa của Malthus (giữ gìn độc thân trinh tiết, không nạo phá thai và không sử dụng các biện pháp tránh thai). Trong khi Malthus đề xuất giải pháp rằng những người nghèo cần chậm kết hôn cho đến khi nào cá nhân đó có thể có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình, và những người nghèo nên hoãn kết hôn cho đến khi nào họ có mức lương có thể đủ tiền để mua lương thực nuôi sống những đứa con mà cặp vợ chồng muốn sinh ra. Những người theo chủ nghĩa Malthus mới lại đặt ra câu hỏi là: Liệu những người vô sản có thể tính toán nổi số tiền cần thiết mà họ cần để nuôi sống gia đình mình không ? Giá của lương thực là chỉ báo tốt, nhưng liệu có thể tính được sự biến động của giá lương thực này khi có thiên tai mất mùa không? Ngược lại, giữ sự trinh tiết trước khi cưới có thể lại làm cho một số người có cuộc sống khổ cực hơn. Họ cho rằng cần tôn trọng quyền tự do lựa chọn (phụ nữ có quyền tự do về thân thể và có quyền quyết định số con mong muốn đẻ ra) và chú trọng đến phúc lợi của đại bộ phận nhân dân. Họ đề xuất giải pháp kiểm soát sinh thông qua sử dụng các biện pháp tránh thai và phá thai, đòi hỏi quyền được phá thai nhằm mục đích cho phép trẻ em được sống trong điều kiện tốt nhất về thể chất, trí tuệ và tình cảm.

Place FRANCIS (1771-1854), cũng là một trong những người tán thành chủ nghĩa Malthus mới ở Anh. Năm 1822, ông cũng xuất bản tờ rơi về nguyên tắc dân số. Ông là một trong những người đầu tiên đề xuất ý tưởng cần kiểm soát mức sinh bằng phương pháp ngừa thai.


  1. Khuynh hướng chống Malthus

Có rất nhiều học thuyết về dân số chống lại Malthus, giáo trình này chỉ đề cập đến một học thuyết tiêu biểu nhất: đó là học thuyết của chủ nghĩa Mác- Lê Nin.

Karl Marx (1818-1883) là người đưa ra quan điểm chống lại quan điểm của Malthus. Theo quan điểm của Marx, “Dân số là cơ sở và là chủ thể của nền sản suất xã hội” và cùng với phương thức sản xuất, hoàn cảnh địa lý tạo nên “tồn tại xã hội”. Chính vì vậy, quá trình sản xuất dân số có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất. Nhưng bản thân sự sản xuất lại có hai loại: một là sản xuất tư liệu sinh hoạt ra thức ăn, quần áo nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ nêu trên. Mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người”. Con người là do hai quá trình sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình.

Marx cho rằng, tái sản xuất dân số có bản chất kinh tế-xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sinh học như quan điểm của Malthus. Do vậy, mỗi hình thái kinh tế xã hội có quy luật sống riêng. Ông viết: “mỗi phương thức sản xuất xã hội đều có quy luật dân số riêng của nó. Quy luật chỉ áp dụng riêng cho phương thức sản xuất đó và vì vậy chỉ có một giá trị lịch sử mà thôi”.

Ông phân tích và khái quát quy luật dân số dưới chủ nghĩa tư bản là thất nghiệp, sự nghèo khổ của người lao động là do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định.

TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Biến động tự nhiên dân số là biến động do ảnh hưởng chỉ bởi hai yếu tố của quá trình dân số là sinh và chết.

2. Lịch sử cho biết, các tư tưởng và học thuyết về dân số rất đa dạng và phong phú. Giáo trình này chỉ đề cập đến một số học thuyết cơ bản, trong đó có Học thuyết quá độ dân số.

3. Về tinh thần cơ bản, học thuyết quá độ dân số chia sự phát triển dân số thành 5 thời kỳ:

- Thứ nhất là Thời kỳ tiền quá độ được đặc trưng bởi mức sinh cao, mức chết cao, tăng trưởng tự nhiên dân số thấp hoặc bằng 0. Thời kỳ này còn được gọi là cân bằng cao, cân bằng lãng phí về dân số.

- Thời kỳ đầu của quá độ được đánh giá bằng mức sinh cao và tăng, mức chết đã bắt đầu giảm chậm. Thời kỳ này bắt đầu đánh dấu sự gia tăng dân số.

- Thời kỳ giữa quá độ, mức sinh cao nhưng bắt đầu có xu hướng giảm. Mức chết giảm nhanh hơn mức sinh, tăng trưởng tự nhiên dân số diễn ra mạnh (thời kỳ bùng nổ dân số).

- Thời kỳ cuối quá độ được đánh giá bằng Tỷ suất sinh thấp, Tỷ suất chết thấp, tăng trưởng tự nhiên dân số chậm.

- Thời kỳ hậu quá độ được đặc trưng bởi mức sinh thấp, mức chất thấp nhưng có xu thế tăng nhẹ. Tăng trưởng tự nhiên dân số thấp, thậm chí một số quốc gia có tăng trưởng dân số “âm”.

4. Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn thứ 4 của quá độ dân số với mức sinh thấp và mức chết thấp.

5. Thuyết quá độ dân số có ý nghĩa là dự báo xu hướng phát triển dân số qua các thời kỳ phát triển của kinh tế - xã hội. Từ đó các nhà quản lý nhà nước về dân số có thể xây dựng những sách lược điều tiết mức sinh cho phù hợp với sự phát triển.


CÂU HỎI THẢO LUẬN


  1. Biến động tự nhiên dân số là gì, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới biến động tự nhiên dân số?

  2. Phân tích học thuyết quá độ dân số?

  3. Tại sao nói hiện nay nước ta đã kết thúc giai đoạn quá độ dân số, đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn hậu quá độ dân số? Điều này gợi ý cho các nhà quản lý dân số và quản lý kinh tế-xã hội những điều gì?

******************************************


Chương 6

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. HÔN NHÂN

1. Khái niệm

Hôn nhân: Hôn nhân là khái niệm được sử dụng để mô tả sự hình thành và phá vỡ liên kết giữa các cá nhân trong “cặp đôi”. Theo tình trạng hôn nhân, người ta chia dân số từ 13 tuổi trở lên thành các nhóm dân số như sau:

  1. Chưa vợ/chồng (dân số chưa bao giờ lấy vợ, lấy chồng);

  2. Có vợ/chồng (người được pháp luật hoặc phong tục thừa nhận là có vợ, có chồng hoặc sống với người khác giới tính như vợ/ chồng tại thời điểm điều tra);

  3. Goá (người có vợ/ chồng đã bị chết mà chưa tái hôn tại thời điểm điều tra);

  4. Ly hôn (người trước đây đã kết hôn nhưng nay đã được toà án xử cho ly hôn và hiện vẫn chưa kết hôn lại);

  5. Ly thân (người đã kết hôn nhưng vì lý do nào đó đã không còn sống chung như vợ/ chồng tại thời điểm điều tra);

  6. Không xác định (số người còn lại).

Thông thường, khi xuất hiện yếu tố này hay yếu tố khác trong 6 yếu tố trên thường có sự thay đổi trong gia đình và thường ảnh hưởng đến biến động dân số: cụ thể là ảnh hưởng đến sinh, chết và cơ cấu tuổi và giới tính của dân số. Hôn nhân và gia đình có liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi hành vi hôn nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kiểu gia đình, quy mô gia đình. Ở các nước phát triển, thanh niên nam nữ có xu hướng không muốn kết hôn với các thủ tục nghi lễ phức tạp, mà họ có xu hướng lựa chọn việc cùng chung sống không cần phải kết hôn. Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với nước ta kết hôn vẫn còn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển không phải bất kì cuộc kết hôn nào cũng được đăng kí tại cơ quan hành chính địa phương hay nhà thờ thiên chúa giáo. Vì vậy, khi nghiên cứu hôn nhân chỉ dựa vào số liệu đăng kí chính thức tại các cơ quan hành chính địa phương hay các nhà thờ là không đầy đủ.

Kết hôn: Theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Thực tế, việc xác lập quan hệ vợ chồng được thực hiện theo quy định của pháp luật, quy định của tôn giáo, quy định của cộng đồng.

Tuổi kết hôn là độ tuổi được pháp luật công nhận là đủ điều kiện về tuổi để kết hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, nam giới từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện về tuổi để kết hôn.

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

Chưa có vợ/chồng: là những người chưa bao giờ lấy vợ hoặc chồng, chưa bao giờ sống với người khác giới tính như vợ chồng.

Có vợ/chồng: là những người đã được luật pháp hoặc phong tục, tập quán thừa nhận là có vợ hoặc có chồng, hoặc chung sống với người khác giới tính như vợ chồng.

Goá: là những người mà vợ hoặc chồng của họ đã chết và hiện tại chưa tái kết hôn.

Ly hôn: là những người trước đây đã kết hôn nhưng được pháp luật giải quyết cho ly hôn và hiện tại chưa tái kết hôn.

Ly thân: là những người đã kết hôn nhưng hiện tại không sống chung với nhau như vợ chồng.

2. Các thước đo tình trạng hôn nhân của dân số

2.1. Tỷ suất kết hôn thô - CMR

Trong đó: CMR: tỷ suất kết hôn thô

M: số cuộc kết hôn trong năm

: Dân số trung bình trong năm nghiên cứu

Tỷ suất kết hôn thô cho biết trong một năm cứ 1000 người dân có bao nhiêu cuộc kết hôn. Tỷ suất này được tính theo số cuộc kết hôn chứ không phải theo số người kết hôn, bao gồm cả cuộc kết hôn lần đầu và tái kết hôn.

Ví dụ: Tỉnh A có 22.000 cuộc kết hôn trong năm 2009, dân số trung bình của tỉnh này năm 2009 là 2.900.000 người. Tỷ suất kết hôn thô của tỉnh A năm 2009 là:


Tỷ suất kết hôn thô

=

22.000

* 1000

= 7,58%0

2.900.000

Năm 2009, ở tỉnh A, cứ 1000 người dân thì có 7,6 cuộc kết hôn.

Đây là thước đo đơn giản dễ tính toán. Nhưng nó so sánh số cuộc kết hôn trong năm với dân số trung bình của năm ấy làm cho chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào số cuộc kết hôn trong năm mà còn phụ thuộc vào cơ cấu dân số. Kết hôn là hiện tượng có sự khác biệt về giới tính rất rõ rệt. Ví dụ, cùng một thế hệ nam thường kết hôn muộn hơn nữ; nam giới có tỷ lệ tái hôn cao hơn nữ giới. Chính vì vậy, chỉ tiêu này ít được dùng trong nghiên cứu hôn nhân.



2.2. Tỷ suất kết hôn lần đầu

Trong số cuộc kết hôn trong năm có thể có những cuộc kết hôn lần đầu, nhưng cũng có những cuộc tái hôn. Trong một cặp kết hôn cũng có thể xảy ra trường hợp một người (phụ nữ hoặc nam giới) là người kết hôn lần đầu, còn người kia là người tái hôn. Vì vậy, khi tính tỷ suất kết hôn lần đầu cần tính chung cho cả nam và nữ, sau đó cần tính riêng cho từng giới.



Tỷ suất kết hôn lần đầu chung

=

Số nam giới và phụ nữ kết hôn lần đầu trong năm

* 1000

(phần nghìn)

Số phụ nữ và nam giới ở độ tuổi kết hôn hợp pháp chưa từng kết hôn bao giờ




Tỷ suất kết hôn lần đầu của nam giới

=

Số nam giới kết hôn lần đầu trong năm

* 1000

(phần nghìn)

Số nam giới ở độ tuổi kết hôn hợp pháp chưa từng kết hôn bao giờ




Tỷ suất kết hôn lần đầu của phụ nữ

=

Số phụ nữ kết hôn lần đầu trong năm

* 1000

(phần nghìn)

Số phụ nữ ở độ tuổi kết hôn hợp pháp chưa từng kết hôn bao giờ

Ví dụ: Ở tỉnh H, năm 2009 có 12.000 phụ nữ đủ 18 tuổi trở lên kết hôn lần đầu. Số phụ nữ chưa từng kết hôn lần nào ở độ tuổi từ 18 trở lên là 1.400.000 người. Cũng ở tỉnh này số nam giới đủ 20 tuổi trở lên kết hôn lần đầu là 10.000 người. Số nam giới đủ 20 tuổi trở lên chưa bao giờ kết hôn là 1.200.000 người. Tính tỷ suất kết hôn lần đầu của phụ nữ và nam giới tỉnh H năm 2009.




Tỷ suất kết hôn lần đầu

của phụ nữ đủ 18 tuổi trở lên



=

12.000

* 1000

= 8,6%0

1.400.000




Tỷ suất kết hôn lần đầu

của nam giới đủ 20 tuổi trở lên



=

10.000

* 1000

= 8,3%0

1.200.000

Kết quả trên cho thấy ở tỉnh H trong năm 2009 cứ 1000 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên chưa kết hôn, có 8,6 người kết hôn lần đầu. Con số này đối với nam giới là 8,3.



2.3. Tuổi kết hôn trung bình

Tuổi kết hôn trung bình có thể tính cho cả hai giới, các lần kết hôn (lần đầu, lần hai, lần ba…). Khi tính tuổi kết hôn cũng cần tách riêng cho từng giới tính và số lần kết hôn. Phương pháp tính tuổi kết hôn đơn giản theo công thức sau:



Trong đó: : Tuổi kết hôn trung bình (lần đầu, lần 2, lần 3)

Px: Số người kết hôn (lần đầu, lần 2, lần 3 ở các nhóm tuổi)

: Độ tuổi trung bình của các nhóm tuổi.

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính riêng biệt cho nam giới và phụ nữ. Nó cho biết trong một năm nhất định nào đó tuổi kết hôn trung bình của nam giới hoặc nữ giới của một địa phương là bao nhiêu.

Ví dụ: Có số liệu sau của phụ nữ đủ 18 tuổi trở lên chưa từng kết hôn và kết hôn lần đầu ở tỉnh A năm 2009. Hãy tính tuổi trung bình kết hôn lần đầu của phụ nữ tỉnh A năm 2009.


Nhóm tuổi

Số phụ nữ

Tuổi trung bình của nhóm tuổi

20-24

20

22,5

25-29

30

27,5

30-34

10

32,5

Ta có công thức:



Tuổi trung bình

kết hôn lần đầu của phụ nữ tỉnh A



=

20 * 22,5+ 30 * 27,5 + 10 * 32,5

= 26,6

20 + 30 + 10

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của phụ nữ tỉnh A năm 2009 là 26,6.

2.4. Tỷ suất ly hôn thô (CDiR)

Cũng giống như kết hôn, có nhiều thước đo để đo lường mức độ ly hôn trong dân số. Trong tài liệu này, chúng tôi chỉ trình bày 2 thước đo cơ bản và đơn giản nhất là Tỷ suất ly hôn thô và Tỷ số ly hôn.



* 1000

Trong đó: CDiR: Tỷ suất ly hôn thô

Di: là số vụ ly hôn

: Dân số trung bình.

Tỷ suất ly hôn thô phản ảnh số vụ ly hôn tính trên 1000 người dân trong một năm nhất định. Tỷ suất này được tính theo số vụ ly hôn, chứ không theo số người ly hôn.

Ví dụ: Ở tỉnh A, năm 2009, có 4.611 vụ ly hôn, dân số trung bình của tỉnh này năm 2009 là 3.100.000 người. Tính tỷ suất ly hôn thô của dân số tỉnh A năm 2009:


CDiR

=

4.611

* 1000

= 1,48 %0

3.100.000

Ở tỉnh A, năm 2009, có gần 1,5 vụ ly hôn tính trên 1000 dân.

Tỷ suất ly hôn thô không phản ánh chính xác mức độ ly hôn. Bởi vì mẫu số của chỉ tiêu bao gồm cả những người không ở độ tuổi kết hôn hợp pháp.



2.5. Tỷ số ly hôn

Ngoài ra người ta còn tính tỷ số ly hôn so với các cuộc kết hôn trong năm. Công thức tính như sau:




Tỷ số ly hôn

=

Số cuộc ly hôn

*

100

Số cuộc kết hôn

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ thấp hơn của nam 3,4 năm (22,8 tuổi so với 26,2 tuổi). Tuy nhiên, qua các Tổng điều tra năm 1989, 1999, 2009, tuổi kết kôn trung bình lần đầu của nữ có xu hướng giảm chút ít (tương ứng là 23,2 – 22,8 – 22,8 tuổi), ngược lại tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới có xu hướng tăng lên (tương ứng là 24,4 – 25,4 – 26,2 tuổi). Vì vậy, trong hơn 20 năm qua, khoảng cách chênh lệch tuổi kết hôn giữa nam giới và phụ nữ cho xu hướng giãn rộng hơn (1,2 – 2,6 – 3,4 năm).



Bảng 6.1: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính,

thành thị - nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, năm 2009


Nơi cư trú/vùng kinh tế - xã hội

Nam

Nữ

Chênh lệch

Nam – Nữ

Toàn quốc

Thành thị

Nông thôn

Vùng kinh tế - xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc trung bộ, duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long


26,2

27,7


25,6
24,2

26,2


26,8

25,2


27,4

26,1


22,8

24,4


22,0
21,3

22,5


23,5

21,8


24,2

22,6


3,4

3,3


3,6
2,9

3,7


3,8

3,4


3,2

3,5


Nguồn: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, tháng 6 năm 2010: trang 49.
Trong nhiều năm qua, tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên hiện đang có vợ, có chồng ở nước ta là tương đối cao. Kết hôn ở Việt Nam là khá phổ biến. Số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009 cho thấy 67% nam giới hiện đang có vợ và 64% phụ nữ hiện đang có chồng. Hầu như toàn bộ nam giới đều đã từng kết hôn trong cuộc đời của mình. Ở nhóm 50-54, chỉ có 1% nam giới chưa từng kết hôn trong khi đó 6% nữ giới ở nhóm tuổi này chưa từng kết hôn. Tuy nhiên, vì phụ nữ thường lấy chồng sớm nên tỷ trọng nam giới từ 15 tuổi trở lên chưa vợ cao hơn gần 8% so với tỷ trọng này của nữ chưa chồng (30,5% so với 23,3%).

Bảng 6.2: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân,

giới tính, thành thị - nông thôn, năm 2009

Đơn vị: %o

Chỉ báo

Tình trạng hôn nhân

Chưa vợ/chồng

Có vợ/chồng

Góa

Ly hôn

Ly thân

Tổng số 15+

Thành thị

Nam


Nữ

Nông thôn

Nam


Nữ

26,6

30,6


33,5

27,9


25,1

29,2


21,3

65,3

61,9


63,8

60,3


66,8

68,0


65,5

6,4

5,6


1,6

9,3


6,8

1,9


11,4

1,0

1,4


0,9

2,0


0,8

0,5


1,2

0,4

0,4


0,3

0,5


0,5

0,3


0,6

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, tháng 6 năm 2010: trang 49.
II. GIA ĐÌNH

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương