Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2014 1436 ولو بشق تمرة «باللغة الفيتنامية»


Này hỡi quí anh em đồng đạo Muslim thân hữu! Chúng ta đang ở đâu trong số những người này?!



tải về 1.04 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích1.04 Mb.
#39193
1   2   3   4

Này hỡi quí anh em đồng đạo Muslim thân hữu! Chúng ta đang ở đâu trong số những người này?!

Ông Muhammad bin Al-Munkadari thuật lại lời bà Ummu Durrah – từng là người giúp việc cho bà A’ishah  rằng Mu’awiyah gởi đến cho bà hai túi tiền trong đó có cả thảy 180 ngàn đồng bạc, bà lấy một cái mâm và đổ tiền ra phân phát cho mọi người. Đến chiều, bà nói: Này cô bé, hãy mang đến cho ta bữa sáng. Thế là cô bé mang đến cho bà bánh mì và dầu. Bà Ummu Durrah nói với cô bé: Chẳng lẽ cô không thể dùng một đồng bạc của ngày hôm nay mua thịt cho ta để dùng bữa hay sao? Cô bé nói: Nếu bà nhắc tôi thì tôi đã làm thế.(41)

Và Sa’ad bin Iba-dah mỗi đêm đều mang thức ăn đến cho tám mươi người Ahlu Assifah (những người từ Makkah đến Madinah chưa có chỗ ở đã ở tạm trong Masjid).(42)

Việc nuôi ăn trong thời buổi ngày nay thật hiếm thấy, chúng ta không thấy hình ảnh đó ngay cả giữa những người bạn thân thích với nhau, giữa những người hàng xóm láng giềng. Còn đối với những người nghèo, những người túng thiếu thì hầu như không hề nghe thấy một ai nấu thức ăn cho họ hoặc biếu tặng họ bữa ăn trưa hay bữa ăn tối.

* Maymune bin Mihran nói: Ibnu Umar t được mang đến cho 12 ngàn đồng vàng trong một buổi tọa đàm, ông đã không đứng dậy cho tới khi đã phân phát xong số tiền đó.(43)

Bakr Azzujaaj đã di chúc lại khi ông trên giường bệnh, ông nói: Khi nào ta chết, các người hãy mang áo này của ta đi Sadaqah, bởi quả thật ta muốn rời khỏi trần gian này trần truồng giống như ta đã đi vào nó trần truồng.(44)

Al-Wa-qidi qua đời nhưng ông không có vải liệm, Al-Ma’mune đã mang đến những miếng vải liệm cho ông.(45)

Abdurrahan bin Awf nói: Mus’ab bin Umair bị giết và cậu ta tốt hơn tôi, cậu ta được liệm với cái áo nếu phủ kín đầu thì hở chân nếu phủ kín chân thì hở đầu.

Quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Ông Ibnu Mas’ud t nói: Một đồng bạc mà ai đó trong các người chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah I lúc y còn khỏe mạnh và eo hẹp tốt hơn cả 100 đồng bạc được di chúc lại lúc y lâm chung.(46)

Cũng chính vì lẽ này, những người tốt nhất trong cộng đồng này là những người chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah I khi họ còn khỏe mạnh trước khi họ sắp lìa đời và trước khi mặt trời mọc ở hướng Tây.

Ông Abu Ja’far bin Ali cháu của Al-Husain thuật lại rằng cha của ông chia tài sản của ông hai lần, và ông nói: quả thật, Allah I yêu thương người mắc tội sám hối.(47)

Một trong những văn hóa của Sadaqah, sự thành tâm trong Sadaqah cũng như hy vọng những phần thưởng nơi Allah I là lời khuyên của Awn bin Abdullah: Khi ngươi cho người nghèo một thứ gì đó, người nghèo đó nói: cầu xin Allah ban phúc cho anh thì ngươi hãy nói: cầu xin Allah ban ân phúc cho anh, mục đích để việc làm Sadaqah của ngươi được thành tâm vì Allah I.(48)

Bởi lẽ ông muốn việc Sadaqah trở thành việc làm toàn tâm toàn ý vì Allah Tối Cao chứ không muốn có một thứ tri ân nào từ con người; và có lời ghi chép lại rằng bà A’ishah  và những vị Sahabah khác cũng nói như thế.

Điều này giống như lời của Arrabi’a bin Khuthaiyam đã nói: Tất cả những gì được thực hiện không vì Allah I thì sẽ tan biến.(49)

Al-Hasan nói: Người có đức tin là người tốt nhất trong việc làm và sợ Allah I nhiều nhất. Dù y đã chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah I với một núi vàng bằng núi Uhud thì y vẫn thấy không an tâm mà ý sẽ cố gắng thêm nữa cho đến khi rời khỏi thế gian.(50)

Một người ăn xin đến xin Ibnu Umar t, Ibnu Umar bảo con trai của ông: Hãy đưa cho ông ta một đồng tiền vàng. Khi người ăn xin rời đi thì con của Ibnu Umar nói với ông: cầu xin Allah I chấp nhận từ người, thưa cha của con. Ông nói: Con có biết Ngài chấp nhận từ ai không? Quả thật, Ngài chỉ chấp nhận từ những người ngoan đạo mà thôi.

Allayth bin Sa’ad thu được mỗi năm 20 ngàn đồng vàng và ông nói: Tôi không phải xuất Zakah bất cứ một đồng nào (do ông đã làm Sadaqah cho đến khi tới thời điểm xuất Zakah thì tài sản của ông trở nên dưới mức qui định phải xuất).(51)

Khi có người ăn xin tìm đến Arrabi’a bin Khuthaiyam thì ông nói: các người hãy cho người ăn xin đường bởi thật Rabi’a thích đường.(52)

Quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Chúng ta hãy suy ngẫm: họ đã chi dùng những gì cho con đường chính nghĩa của Allah I?

Họ chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah I với những thứ mà họ yêu thích nhất trong những gì họ có được, với những gì có giá trị nhất đối với họ, và họ cho đi bằng cả tấm lòng. Còn trong chúng ta, người chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah I thường có sự tính toán kỹ lưỡng, thường cho đi những gì dư thừa, những gì mà bản thân không cần nữa, hoặc cho đi trong tâm trạng do dự và phân vân, họ để dành cho cuộc sống Đời Sau với những thứ vứt đi, những thứ họ thực sự không cần trên thế gian, hoặc có thể họ chi ra những thứ thực sự có giá trị nhưng trong sự gượng ép, gò bó và họ thường chi rất ít; ngược lại, họ sẳn sàng chi dùng mạnh tay trong việc mua sắm những món hàng xa xỉ, những thứ đắt tiền, họ có thể mua một chiếc giường ngủ cao cấp có giá trị tương đương với một căn nhà, họ có thể mua một đôi giày hàng hiệu có giá bằng mấy năm lương của một người. Một số người, nam hay nữ đã mua cho mình 20, 50 và đến hơn cả trăm đôi giày đắt tiền, hàng trăm bộ quần áo đủ loại, .., và rồi đây, có một ngày, tất cả những thứ xa hoa đó sẽ bị hạch hỏi ..

Thiên sứ của Allah e nói:

« لَيْسَ لاِبْنِ آدَمَ حَقٌّ فِى سِوَى هَذِهِ الْخِصَالِ بَيْتٌ يَسْكُنُهُ وَثَوْبٌ يُوَارِى عَوْرَتَهُ وَجِلْفُ الْخُبْزِ وَالْمَاءِ » رواه الترمذي.

Người con Adam không có gì đáng để lưu tâm ngoài những thứ này: ngôi nhà để y ở, quần áo để y che phần kín của cơ thể y, bánh mì khô và nước.” (Tirmizdi).

Malik bin Dinar nói: Quả thật, tôi ghen tị với người có cuộc sống vừa đủ và luôn cảm thấy hài lòng những gì mình đang có.

Muhammad bin Wa-si’a nói: Thề bởi Allah, tôi ghen tị với người buổi sáng thì đói, buổi chiều thì lo sợ nhưng đối với Allah thì y luôn hài lòng.(53)

Hỡi người chi dùng!

Mười điều đưa người bề tôi đạt được vị trí của những người ngoan đạo và đức hạnh, và đạt được bậc cấp cao nơi Allah I:



Thứ nhất: Nhiều Sadaqah.

Thứ hai: Đọc nhiều Qur’an.

Thứ ba: Ngồi cùng với người nhắc nhở y nghĩ về cuộc sống Đời Sau, sống đời sống giản dị trên thế gian và không quá quan tâm đến cuộc sống vật chất.

Thứ tư: Hàn gắn tình máu mủ ruột thịt.

Thứ năm: Thăm viếng người bệnh.

Thứ sáu: Ít đồng hành với những người giàu chỉ toàn bận rộn với sự giàu có của họ mà quên lãng cuộc sống Đời Sau.

Thứ bảy: Suy nghĩ nhiều về những gì sẽ xảy ra cho y vào ngày mai.

Thứ tám: It tham vọng, nghĩ nhiều đến cái chết.

Thứ chín: Thường xuyên giữ im lặng, hạn chế lời nói.

Thứ mười: Khiêm tốn, ăn mặc giản dị, thương người nghèo và hòa đồng với họ, gần gủi với trẻ em mồ côi nghèo khó và xoa đầu của chúng.(54)

* Bảy điều nuôi dưỡng và tôn vinh Sadaqah:



Thứ nhất: Làm Sadaqah từ nguồn tài sản Halal, bởi vì Allah Tối Cao đã phán:

﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ﴾ [سورة البقرة: 267]

{Hỡi những ai có đức tin! Hãy bố thí những bổng lộc tốt mà các ngươi đã tìm kiếm} (Chương 2 – Albaraqah, câu 267).



Thứ hai: Làm Sadaqah trong sự cố gắng, tức không dư dả và giàu có, cho từ số tiền không nhiều.

Thứ ba: Khẩn trương làm Sadaqah vì sợ mất cơ hội.

Thứ tư: Thanh lọc bản thân khỏi sự keo kiệt, có nghĩa là làm Sadaqah với thứ tốt đẹp nhất trong nguồn tài sản có được, không cho đi từ những thứ không tốt lành và khiếm khuyết; bởi Allah Tối Cao đã phán:

﴿وَلَا تَيَمَّمُواْ ٱلۡخَبِيثَ مِنۡهُ تُنفِقُونَ وَلَسۡتُم بِ‍َٔاخِذِيهِ إِلَّآ أَن تُغۡمِضُواْ فِيهِۚ وَٱعۡلَمُوٓاْ أَنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ حَمِيدٌ ٢٦٧﴾ [سورة البقرة: 267]

{Và chớ tìm vật nào xấu của nó mà chi ra (cho người khác), vật mà chính các ngươi cũng không muốn nhận trừ phi các ngươi nhắm mắt làm ngơ; và hãy biết rằng Allah là Đấng Giàu Có đáng ca tụng.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 267).



Thứ năm: Làm Sadaqah trong âm thầm và kín đáo, sợ Riya’ (phô trương, không toàn tâm toàn y vì Allah).

Thứ sáu: Tránh xa việc kể lể những thứ đã cho, vì lo sợ mất đi ân phước và công đức.

Thứ bảy: Không làm tổn thương và đau lòng người nhận Sadaqah qua những lời nói hay hành động vì sợ mang tội; bởi Allah Tối Cao phán:

﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تُبۡطِلُواْ صَدَقَٰتِكُم بِٱلۡمَنِّ وَٱلۡأَذَىٰ﴾ [سورة البقرة: 264]

{Hỡi những người có đức tin! Chớ làm cho việc Sadaqah của các ngươi thành vô nghĩa bằng cách nhắc khéo về lòng rộng rãi của mình và với lời lẽ làm tổn thương danh dự của người khác.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 264).

Bà A’ishah  kể rằng có một ngày nọ khi bà đang ngồi thì có một người phụ nữ đến gặp bà, tay cô ta giấu trong tay áo. Thế là bà A’ishah  nói với người phụ nữ đó: cô bị sao thế lại không để tay ra ngoài khỏi tay áo? Người phù nữ nói: đừng hỏi tôi thưa người mẹ của những người có đức tin. Bà A’ishah  nói: cô phải nói cho tôi biết. Người phụ nữ nói: Thưa người mẹ của những người có đức tin! Cha mẹ của tôi, lúc còn sống, cha tôi thích làm Saqadah còn mẹ tôi thì ghét làm Sadaqah, tôi chưa từng thấy bà làm Sadaqah bất cứ thứ gì ngoại trừ một miếng mỡ và một cái áo đã cũ rách. Khi hai người họ qua đời, tôi nằm mộng thấy như thể là ngày Phục Sinh đã diễn ra, tôi thấy mẹ tôi đứng giữa bao nhiêu người, trên cơ thể của bà có một miếng giẻ rách che phần kín của bà, và tôi nhìn thấy một miếng mỡ trên tay bà và bà đang liếm nó đồng thời kêu la: tôi khát quá. Tôi thấy cha tôi ngồi trên bờ hồ Al-Hawdh và đang uống nước từ hồ đó. Và cha tôi lúc còn sống, ông thích nhất là bố thí nước cho người ta uống. Trước cảnh tượng đó, tôi đã lấy một cái nồi nước và đưa cho mẹ tôi uống, bổng có tiếng gọi từ bên trên: Há kẻ cho bà ta uống nước, tay của hắn không bị tê liệt ư? Lúc đó, tôi tỉnh giấc và quả thật tay tôi đã bị tê liệt.(55)

Và chúng ta có ở nơi Thiên sứ của Allah e một tấm gương tốt đẹp về hành động và lời nói cho những ai hy vọng trở về gặp Allah I và hy vọng điều tốt đẹp ở cuộc sống cõi Đời Sau.

Ông Sahl bin Sa’ad t thuật lại rằng có một người phụ nữ mang đến cho Thiên sứ của Allah e một cái áo vải và nói: Chính tay tôi đã may nó để cho Người mặc. Thế là Thiên sứ của Allah e đã nhận lấy nó một cách rất cần đến nó. Người mặc chiếc áo đó đi ra gặp chúng tôi. Có một người nói: Chiếc áo thật đẹp, hãy mặc nó cho tôi. Người e nói: “Được”. Thế là Thiên sứ của Allah e vẫn ngồi trong buổi thuyết giảng. Sau đó, người đó ra về. Xong buổi nói chuyện, Thiên sứ của Allah e đã gởi chiếc áo cho người đàn ông đó. Mọi người đã nói với người đàn ông đó: Anh làm tốt lắm, Thiên sứ của Allah e cần mặc chiếc áo đó, rồi anh đã xin Người và anh biết rằng Người không bao giờ từ chối người xin. Người đàn ông đó nói: Thề bởi Allah, quả thật tôi không xin để mặc nó mà tôi xin chỉ để làm vải liệm cho tôi mà thôi. Sahl nói: Chiếc áo đó đã trở vải liệm cho y. (Hadith do Albukhari ghi lại).

Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

)) مَنْ كَسَا مُسْلِمًا ثَوْبًا لَمْ يَزَلْ فِي سِتْرِ اللهِ مَا دَامَ عَلَيْهِ مِنْهُ خَيْطٌ أَوْ سِلْكٌ(( رواه الترمذي والحاكم.

Ai cho người Muslim một cái áo để mặc thì y sẽ vẫn luôn ở trong sự che chắn của Allah khi đường may của chiếc áo vẫn còn” (Tirmizdi và Al-Hakim).

Và ai được ở trong sự che chắn của Allah I thì quả thật người đó đang ở trong bóng mát vĩ đại và sự phúc lành vô số kể của Ngài.

Quả thật, Sadaqah và việc hành thiện mang lại sự ảnh hưởng không ngờ trong việc làm thông thoáng lòng ngực, đẩy lùi tai họa và điều xấu, và gặp được những điều phúc cũng như có được các ân huệ một cách liên tục.

Có lời kể rằng người buôn nô lệ cùng với một nữ nô lệ đi ngang qua Al-Hasan, ông đã nói với người buôn nô lệ: Chẳng lẽ anh hài lòng giá trị của cô ta với vài đồng bạc ư? Người buôn nô lệ nói: Không. Ông nói: thế thì hãy biếu tặng bởi quả thật Allah I sẽ hài lòng và ban cho anh nàng trinh nữ Hur Ain thay cho những đồng tiền và miếng ăn kia.(56)

Quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Hãy ghi nhớ lời của Imam Ahmad khi quí đạo hữu đang đi với những bước chân nhất định trong thế giới trần gian này.

Imam Ahmad bin Hambal  nói: Thức ăn chỉ là thức ăn, quần áo chỉ là quần áo và thế giời trần gian chỉ những chuỗi ngày ít ỏi.(57)

Al-Hasan nói: Tôi kịp nhìn thấy những người mà nếu một ai đó trong số họ chi dùng tài sản to bằng cả trái đất thì người đó vẫn chưa an tâm cho tội lỗi của bản thân mình.(58)

Đúng vậy, những người đó luôn lo sợ cho ngày mà trái tim và cặp mắt bị đảo lộn (trước sự kinh hoàng khủng khiếp diễn ra trong ngày hôm đó). Vì lẽ này, Allah I đã mô tả các bề tôi ngoan đạo và đức hạnh của Ngài với lời phán:

﴿وَيُطۡعِمُونَ ٱلطَّعَامَ عَلَىٰ حُبِّهِۦ مِسۡكِينٗا وَيَتِيمٗا وَأَسِيرًا ٨ إِنَّمَا نُطۡعِمُكُمۡ لِوَجۡهِ ٱللَّهِ لَا نُرِيدُ مِنكُمۡ جَزَآءٗ وَلَا شُكُورًا ٩ إِنَّا نَخَافُ مِن رَّبِّنَا يَوۡمًا عَبُوسٗا قَمۡطَرِيرٗا ١٠ فَوَقَىٰهُمُ ٱللَّهُ شَرَّ ذَٰلِكَ ٱلۡيَوۡمِ وَلَقَّىٰهُمۡ نَضۡرَةٗ وَسُرُورٗا ١١ وَجَزَىٰهُم بِمَا صَبَرُواْ جَنَّةٗ وَحَرِيرٗا ١٢﴾ [الإنسان: 8- 12]

{Và vì thương yêu Ngài, họ chu cấp thực phẩm cho người nghèo, trẻ mồ côi và tù binh. Họ bảo: “Chúng tôi chu cấp cho quí vị là vì Allah thôi chứ chúng tôi không mong quí vị nhớ ơn và đáp trả. Chúng tôi chỉ sợ một Ngày phải cau mặt nhăn nhó buồn thê thảm khi đứng trước Thượng Đế của chúng tôi”. Bởi thế, Allah sẽ giải cứu họ khỏi sự xấu xa của Ngày đó và làm cho họ sáng rỡ và vui sướng. Và vì đã kiên nhẫn chịu đựng nên Ngài sẽ ban thưởng họ Thiên Đàng và lụa là.} (Chương 76 – Al-Insan, câu 8 – 12).

Allah I đặc biệt mô tả họ với việc làm Sadaqah và Ngài hứa sẽ ban thưởng cho họ {Bởi thế, Allah sẽ giải cứu họ khỏi sự xấu xa của Ngày đó và làm cho họ sáng rỡ và vui sướng. Và vì đã kiên nhẫn chịu đựng nên Ngài sẽ ban thưởng họ Thiên Đàng và lụa là}.

Những cư dân nghèo ở Madinah đã từng nằm trong sự trợ giúp của Abdurrahman bin Awf t, một trong mười người được báo tin mừng về Thiên Đàng: ông dùng 1/3 tài sản để cho họ mượn, 1/3 tài sản để trả nợ cho họ và 1/3 để hàn gắn tình máu mủ.

Abdul-Malik bin Marwan nói với Asma’ con gái của Kharijah: Truyền đến tai ta những điều tốt đẹp về bà, bà hãy nói cho ta biết về nó? Bà Asma’ nói: những điều tốt đẹp của người khác còn tốt đẹp hơn những điều của tôi rất nhiều. Abdul-Malik nói: tôi quyết nghe những điều tốt đẹp từ nơi bà. Bà Asma’ nói: Thưa thủ lĩnh của những người có đức tin! Tôi chưa từng ngồi duỗi thẳng chân mình ra trước mặt (để nghỉ ngơi) vì tôi phải làm thức ăn và mời một nhóm người đến ăn, và tôi chưa từng để một người ngước mặt lên xin tôi một thứ gì đó mà tôi không cho ngoại trừ tôi cho y nhiều hơn thế.(59)

Một trong những lễ nghĩa và văn hóa Sadaqah là có thái đố ứng xử từ tốn và nhẹ nhàng với người ăn xin, nên nói với họ bằng lời lẽ tốt đẹp cùng với những cử chỉ ân cần và lịch sự. Quả thật, ông Ali bin Al-Hasan khi ông Sadaqah cho người đến xin thì ông hôn người đó rồi mới cho.(60)

Một người đàn ông đến từ xứ Sham nói: Làm ơn chỉ cho tôi Safwan bin Sulaim, bởi quả thật tôi đã nhìn thấy ông vào Thiên Đàng. Có lời hỏi: Ông ấy vào Thiên Đàng với điều gì? Người đàn ông nói: với chiếc áo ông ấy đã cho một người mặc.

Một số người nói: Chúng tôi hỏi Safwan bin Sulaim về câu chuyện chiếc áo thì ông kể: Vào một đêm rét, tôi từ Masjid trở ra thì nhìn thấy một người đàn ông trên người không quần áo, tôi đã cởi chiếc áo của mình mặc cho người đó.(61)

Nếu chúng ta mất nhà cửa mỗi sáu tháng thì chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta rất cần đến những quần áo mà chúng ta không còn cần nữa. Vậy tại sao chúng ta còn trễ nải trong việc mang những quần áo chúng ta không cần nữa cho những người nghèo, những người cần?! Thề bởi Allah I, thật đáng lo sợ cho chúng ta gặp phải sự trừng phạt nơi Allah I về vấn đề này, có thể Allah I sẽ giáng họa xuống lên chúng ta để rồi chúng ta không tìm thấy một mảnh vải che thân.

Thật sự đáng buồn và đáng lo ngại cho một số người được Allah I ban cho nhiều bổng lộc nhưng lại phung phí và không biết chia sớt.

Salim bin Abu Al-Ja’d nói: Một người phụ nữ đi ra ngoài cùng một đứa trẻ, bất chợt bị sói tấn công và tha đứa trẻ đi mất. Người phụ nữ cố lần theo dấu vết của con sói và trên tay của cô ta cầm một ổ bánh mì, trên đường đi thì gặp một người ăn xin thì cô ta đã đưa ổ bánh mì cho người ăn xin đó. Sau đó, bổng con sói tha đứa trẻ đến trả lại cho người phụ nữ này, và có tiếng nói từ đâu vọng lại: Đây là miếng trả miếng.(62)

Ông Ali bin Al-Hasan cháu nội của Ali t thường vác bánh mì trên lưng của mình đi trong đêm tối để phân phát cho người nghèo, người túng thiếu và ông nói: Quả thật làm Sadaqah trong đêm sẽ dập tắt cơn thịnh nộ của Thượng Đế.(63)

Các học giả đều đồng thuận rằng việc làm Sadaqah một cách kín đạo và thầm lặng tốt hơn làm một cách công khai, bởi vì điều đó sẽ tránh xa được sự Riya’ (phô trương và không hoàn toàn thành tâm vì Allah) và gần với sự Ikhlaas (toàn tâm toàn ý vì Allah) hơn. Hơn nữa, việc làm Sadaqah một cách kín đáo không làm người thực hiện cảm thấy tự đắc, không làm cho y trở nên tự cao và có thái độ hãnh diện và kiêu ngạo trước người khác; đồng thời sẽ làm cho người nghèo khi nhận Sadaqah cảm thấy không bị thấp hèn và e ngại trước người khác và họ càng yêu thương và quí mến hơn người đã cho họ.(64)

Sự thành tâm vì Allah I là bản chất đích thực của tôn giáo, là chìa khóa của sứ mạng kêu gọi và tuyên truyền của các vị Thiên sứ. Thiên sứ của Allah e nói:

))مَنْ صَلَّى يُرَائِى فَقَدْ أَشْرَكَ وَمَنْ صَامَ يُرَائِى فَقَدْ أَشْرَكَ وَمَنْ تَصَدَّقَ يُرَائِى فَقَدْ أَشْرَكَ(( رواه أحمد.

Ai dâng lễ nguyện Salah một cách chỉ để thiên hạ nhìn thấy thì y đã Shirk, và ai nhịn chay một cách chỉ để thiên hạ nhìn thấy thì y đã Shirk, và ai làm Sadaqah một cách chỉ để thiên hạ nhìn thấy thì y đã Shirk” (Ahmad).

Và người Ikhlaas là người kín đáo việc làm thiện tốt của y giống như kín đáo những điều xấu của y.

Ibrahim bin Bashshaar nói: Tôi đã trải qua thời gian cùng với Ibrahim bin Adam ở một thành phố mang tên Tarabalus (Tripoli – thủ đô của Libya). Và trong khoảng thời gian đó, bữa ăn của chúng tôi không có gì khác ngoài hai ổ bánh mì. Rồi có một ngày một người ăn xin đến, ông bảo tôi: Hãy đưa cho y những gì anh có. Nhưng tôi đã ngồi im. Ông lại bảo: Anh sao thế? Hãy mau đưa cho người ăn xin đi. Thế là tôi đã cho người ăn xin đó, và tôi thật ngạc nhiên cho hành động của ông Ibrahim bin Adam. Ông nói với tôi: “Này Abu Is-haaq! Quả thật anh ném bỏ cho ngày mai thứ mà anh chưa từng ném bỏ bao giờ, anh hãy biết rằng anh đã ném bỏ thứ ở dưới đáy chứ anh không ném bỏ thứ chừa lại cho mai sau, cho nên, anh hãy dễ dàng với bản thân bởi vì anh thực sự không biết khi nào mệnh lệnh Thượng Đế của anh bất chợt được phán xuống với anh”. Lời nói của ông đã làm tôi khóc và nó làm tôi không còn bận tâm nhiều đến cuộc sống trần gian nữa.(65)

Vấn đề thức ăn đồ uống đã trở thành vấn đề quan trong đối với chúng ta ngày nay, chúng ta ăn mỗi ngày ba bữa ăn thật trọn vẹn, mỗi bữa ăn của chúng ta không phải còn đơn thuần là một món ăn mà là nhiều món ăn khác nhau rất phong phú và đa dạng nhờ Allah I ban cho, và các bữa ăn của chúng ta không còn là những bữa ăn thiếu thốn, chỉ vừa đủ cho một người mà là những bữa ăn rất hoành tráng, có một số người mỗi một bữa ăn của họ bằng cả một đám tiệc .. Subhanallah, thiết nghĩ con người chúng ta ngày nay chỉ biết mãi mê chăm sóc cho cái bụng của mình mà quên đi lời phán của Allah I:

﴿ثُمَّ لَتُسۡ‍َٔلُنَّ يَوۡمَئِذٍ عَنِ ٱلنَّعِيمِ ٨﴾ [سورة التكاثر: 8]

{Rồi đây chắc chắn vào Ngày đó (Ngày Phục Sinh) các ngươi sẽ bị hạch hỏi về những hưỡng thụ và lạc thú”} (Chương 102 – Attaka-thur).

Các vị Sahabah y đã hỏi Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah! Sự hưởng thụ và lạc thú nào mà chúng ta bị tra hỏi vậy? Chẳng phải chúng ta chẳng có gì ngoài nước lã và chà là khô, rồi những thanh kiếm đang treo trên cổ chúng ta và kẻ thù thì đang đến, vậy có sự lạc thú và hưởng thụ nào mà chúng ta sẽ bị tra hỏi chứ? Thiên sứ của Allah e nói:

))أَمَا إِنَّ ذَلِكَ سَيَكُونُ(( رواه البخاري ومسلم.

Rồi đây điều đó (sự hưởng thụ và lạc thú) sẽ xảy ra” (Fat-hul-Qadir 5/607).

Thiên sứ của Allah, một vị Nabi của tất cả nhân loại e, những bữa ăn của Người ra sao? Bà A’ishah  nói: “Từ khi Người đặt chân đến Madinah thì Người chưa từng được no với bánh mì trong ba ngày liền cho đến khi Người qua đời” (Albukhari, Muslim).

Al-Hasan nói: Thề bởi Đấng mà linh hồn tôi nằm trong tay Ngài, tôi đã từng kịp nhìn thấy những người mà không một ai trong số họ bảo vợ của mình nấu ăn cả, nếu họ được mang đến một thứ gì đó thì họ ăn hoặc là họ im lặng, họ cũng không hề bận tâm thức ăn nóng hay nguội; không ai trong số họ trải xuống đất một tấm trải để lót người họ trên nền đất mà họ thường ngủ trên cánh tay của mình trong đêm, và trong đêm họ thường thức dậy dâng lễ nguyện Salah vì mong được Allah I giải thoát họ khỏi sự trừng phạt của Ngài.

Hỡi những anh em đạo hữu, hãy suy ngẫm về những lời Bilal bin Sa’ad nói: Có thể một người cứ vui cười ăn uống thỏa thích và hượng lạc nhưng y được định đoạt trong Kinh Sách của Allah I rằng y sẽ là chất đốt của Hỏa Ngục.(66)

Jareer bin Abdul-Hameed kể rằng chưa có một giờ nào nhìn thấy Sulayman Attaymi không làm Sadaqah, ông luôn làm Sadaqah với một thứ gì đó, nếu ông không có gì để Sadaqah thì ông dâng lễ nguyện Salah.(67)

Ông Uqbah bin Ameer thuật t lại rằng tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:

« كُلُّ امْرِئٍ فِى ظِلِّ صَدَقَتِهِ حَتَّى يُقْضَى بَيْنَ النَّاسِ »

Mỗi một người sẽ ở dưới bóng mát việc làm Sadaqah của y (vào Ngày Phục Sinh) cho đến khi y được phán xét trước mọi người”.

Yazeed nói: Abu Khair không một ngày nào ông làm lỗi mà ông không làm Sadaqah một thứ gì đó dù chỉ với một cái bánh ngọt hoặc một củ hành. (Hadith do Ahmad, Ibnu Khuzaimah, và Ibnu Hibban ghi lại).

Allahu-Akbar – Allah vĩ đại nhất! .. họ làm Sadaqah với bất cứ thứ gì họ có được .. quả thật, họ đã ra đi và những thứ họ đã chi ra cũng đã đi mất nhưng công đức và ân phước cho việc làm Sadaqah của họ vẫn mãi còn ...

Quả thật có nhiều người cảm thấy khó khăn và không hình dung được: làm sao mình có thể làm Sadaqah mỗi ngày vào thời buổi này?! Giải pháp thật dễ dàng và đơn giản, chúng ta có thể đặt một cái hộp ở một góc nhà và mỗi ngày chúng ta và vợ, con cái của chúng ta để vào trong cái hộp đó những gì chúng ta có được dù nhiều hay ít, và khi cuối tháng chúng ta mở hộp lấy ra để làm từ thiện.

Sulaim bin Mansur bin Ammaar nói: cha của tôi nói: ta đến gặp Al-Layth và lúc đó ông ta ở một mình, ông đã lôi ra dưới chân của ông một cái túi trong đó có 1000 đồng Dinar và nói: “Này Abu Assara, đừng cho con trai tôi biết về nó, hãy tạo điều kiện dễ dàng cho nó”. Và ta biết ai đã là người đi làm Sadaqah vào buổi sáng của những ngày Ramadan vì đó là giờ mọi người thường đang ngủ nên có thể tránh được những cặp mắt.

Mu’awiyah hỏi Al-Hasan bin Ali về tính hào hiệp, tinh thần dũng cảm, và sự rộng lượng thì Al-Hasan nói: Sự hào hiệp là người đàn ông biết giữ gìn và bảo vệ tôn giáo của y, luôn biết đánh thức bản thân, cư xử tử tế với khách viếng của y, lịch sự và văn hóa trong tranh luận, và dám đương đầu khó khăn để can thiệp chuyện bất bình; tinh thần dũng cảm là sẵn sàng ra sức bảo vệ người láng giềng (bao hàm người cùng đồng hành) và kiên nhẫn trong mọi tình huống; sự rộng lượng là cho trước khi xin, cho bằng tấm lòng thương xót và nhân hậu và cho những thứ tốt nhất.

Ibnu Assimaak nói: Tôi lấy làm lạ cho người dùng tài sản của y để mua những nô lệ nhưng y lại không mua để chuộc giải phóng nô lệ bằng sự từ thiện của y.

Một người đàn ông tìm đến người bạn của mình, người bạn mở cửa cho anh ta và nói: điều gì đưa anh đến đây? Anh ta nói: Tôi đang nợ bốn trăm đồng bạc Dirham. Lập tức, người bạn đó vào nhà soạn đủ bốn trăm đồng bạc Dirham và đưa cho anh ta. Anh ta trở về nhà và khóc. Vợ anh ta hỏi: Chẳng lẽ người bạn của anh không cho anh khi anh gặp khó khăn ư? Anh ta nói: Không, anh khóc chỉ vì anh đã không đến viếng và hỏi thăm hoàn cảnh của anh ấy cho đến khi anh cần sự giúp đỡ của anh ấy.(68)

Zubair bin Al-Awaam có tới 1000 tá điền nạp tiền cho ông, và mỗi đêm ông thường dùng nó phân phát rồi khi ông trở về nhà thì ông không còn gì nữa.

Một người đàn ông nói: Trong lúc tôi đi cùng với Sufyan bin Uyainah thì một người ăn xin đến xin ông ta, ông ta không có bất cứ thứ gì trong người để cho người ăn xin đó thì ông ta đã khóc. Tôi hỏi: Này Abu Muhammad! Điều gì làm cho ông khóc? Còn có điều nào tồi tệ hơn việc một người đến hy vọng điều tốt đẹp ở nơi anh nhưng y đã không tìm thấy?(69)

Quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Một trong sự tinh tế trong những ân huệ mà Allah I ban cho người bề tôi là Ngài đóng lại một cánh cửa đối với y rồi Ngài gởi đến cho y một người gỏ cửa nhà của y và xin y một thứ gì đó để y nhận biết ân huệ của Ngài dành cho y.(70)

Và một trong sự thiêng liêng về ân huệ mà Allah I ban cho người bề tôi là Ngài ban cho y nhiều tiền của và tài sản sau đó Ngài mang đến cho y người mà y cần cho từ nguồn tài sản và của cái đó của y để y có thể tìm được tấm chắn che chắn y khỏi Hỏa Ngục.

Ông Ali bin Ysa nói: Tôi kiếm được 100 ngàn đồng Dinar và tôi đã xuất làm từ thiện 680 ngàn.(71)

Một câu hỏi đặt ra cho bạn hỡi quí độc giả thân hữu: Nếu bạn có trong tay với số tiền như thế thì bạn sẽ chi bao nhiêu cho việc làm từ thiện và chừa lại bao nhiều?!

Abu Safwan Arruayni khi được hỏi: “Điều gì ở trên thế gian bị Allah chê trách trong Qur’an và điều gì mà người có trí tuệ khôn ngoan nên tránh xa”. Ông nói: Tất cả những gì anh thương yêu nhất trên thế gian này, anh chỉ mong muốn điều đó trên thế gian thì đó là thứ bị chê trách; còn tất cả những gì anh yêu thích cho Ngày Sau thì đó không thuộc những thứ bị chê trách.(72)

Ali bin Abu Talib t nói mô ta trần gian: Những thứ Halal của nó bị tra hỏi và thanh toán còn những thứ Haram của nó bị đày vào Hỏa Ngục.

Có người hỏi Sufyan bin Uyainah: Sự rộng lượng là gì? Ông nói: Sự rộng lượng là tử tế với các anh em đồng đạo và hào phóng trong tiền bạc và tài sản.

Ông nói: Cha tôi kế thừa 50 ngàn Dirham, ông đã gởi số tiến đó cho tất cả các anh em của ông. Ông nói: Tôi thường cầu xin Allah I trong lễ nguyện Salah của tôi thu nhận anh em của tôi vào Thiên Đàng, chẳng lẽ tôi lại keo kiệt với họ tiền bạc sao?

Yahya bin Mu’azd nói như thể là ông đang nói với nhiều người thời nay của chúng ta: Người con của Adam, nếu y sợ Hỏa Ngục giống như sợ cái nghèo thì y sẽ vào Thiên Đàng.(73)

Al-Hasan nói: Cho đi với sự nỗ lực là đỉnh cao của sự rộng lượng.

Một số học giả khi được hỏi ai là người yêu thương nhất đối với ngài thì họ nói: người có sự giúp đỡ nhiều đối với tôi; khi được hỏi nếu không phải là người thượng giúp đỡ ngài thì họ nói: người mà tôi thường giúp đỡ họ.

Ông Abdul-Aziz bin Marwan nói: Nếu một người có thể làm cho tôi đặt việc làm từ thiện ở nơi anh ta thì sự giúp đỡ của y ở nơi tôi giống như sự giúp đỡ của tôi ở nơi y.

Al-Mahdi nói Ash-Shubaib bin Shabah: Anh thấy mọi người vào nhà tôi thế nào? Ash-Shubaib nói: Thưa thủ lĩnh của những người có đức tin, quả thật họ vào với niềm hy vọng và họ trở ra một cách hài lòng.

Nói về lời khuyên nhủ của họ dành cho cộng đồng Islam thì vô vàn, họ luôn hướng tới cuộc sống Đời Sau và luôn vội vã và khẩn trương cho những ngày mai sau đó.

Một người đã nói với Sufyan Ath-Thawri nói: Hãy cho tôi lời khuyên! Sufyan nói: Anh hãy làm cho cuộc sống của anh trên gian này vừa đủ để tồn tại trong nó và hãy làm cho cuộc sống Đời Sau của anh đủ để tồn tại nơi đó và bằng an.(74)

Giá chúng ta biết dành cho cuộc sống của chúng ta trên trần gian một cách vừa đủ để tồn tại trong đó và dành cho cuộc sống của chúng ta ở cõi Đời Sau một cách đủ để tồn tại nơi đó thì chắc chắn chúng ta sẽ thay đổi lối sống của chúng ta, việc làm của chúng ta sẽ có sự thay đổi, tuy nhiên, đâu rồi những người nỗ lực phấn đấu bản thân mình và cố gắng làm cho cuộc sống Vĩnh Hằng ở Đời Sau?!

Qutaibah nói: Al-Layth bin Sa’ad thường thu nhập được mỗi năm hai mươi ngàn Dinar và ông nói: tôi chưa từng phải làm Zakah bắt buộc(75) (trước khi đến thời điểm phải xuất Zakah thì ông đã không còn đủ số lượng phải xuất nữa vì ông đã làm Sadaqah trước đó rất nhiều).

Ali bin Al-Hasan nói: Ai bố thí tiền của cho những người xin y thì y chưa phải là người rộng lượng, mà người rộng lượng đích thực là người thực hiện nghĩa vụ đối với Allah I từ ngay lúc đầu (không đợi xin mới cho) đến những người tuân lệnh Ngài, và bản thân y không yêu thích được tri ân từ những người đó mà y chỉ hy vọng với niềm tin kiên định nơi phần thưởng của Allah I.

Có lời hỏi Al-Hasan: Sự rộng lượng là thế nào? Ông nói: Anh hào phóng trong việc chi tài sản của anh vì Allah Tối Cao. Có lời hỏi: Thế nào là buột chặt? Ông nói: Anh ngăn tài sản của mình cho con đường chính nghĩa của Allah I. Và khi ông được hỏi thế nào hoang phí thì ông nói: chi dùng tài sản vì yêu thích chức sắc, địa vị và danh vọng.

Và một trong nét văn hóa ăn uống của Islam mà chúng ta đã thờ ơ và xao lãng, đó là mời những người nghèo, trẻ mồ côi đến cùng ăn với chúng ta trong những bữa ăn. Quả thật, Abdullah bin Umar t thường không ăn trừ phi trong bữa ăn của ông có trẻ mồ côi cùng ăn với ông.

Những đứa trẻ mồ côi thuộc cộng đồng tín đồ Islam đang được những tổ chức Thiên Chúa giáo, những binh lính của những kẻ ngoại đạo chiếu cố hầu lôi kéo chúng rời bỏ tôn giáo thì chúng ta đang ở đâu, chúng ta đang làm gì trong việc giúp đỡ, tài trợ, giáo dục và bảo vệ chúng?!

Quí anh em đạo hữu Muslim, quí anh em đang ở đâu trong việc giúp đỡ và hỗ trợ những trẻ em mồ côi?!

Xin báo tin vui cho những ai đang hỗ trợ và chăm sóc trẻ mồ côi rằng họ sẽ được ở rất gần với Thiên sứ của Allah e trong Thiên Đàng bởi vì Người đã nói:

« أَنَا وَكَافِلُ الْيَتِيمِ فِى الْجَنَّةِ هَكَذَا »

Ta và người tài trợ và chăm sóc trẻ mồ côi ở trong Thiên Đàng như thế này”. Rồi Người ra dấu hai ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa và cử động hai ngón qua lại; ý nói sự gần kề giống như hai ngón này. (Albukhari)

Ông Anas bin Malik t nói: Abu Talhah là người có nhiều tiền của nhất trong số ngươi dân Al-Ansaar tại Madinah, ông có một cái giếng nước được gọi là Bi’run Ha’, ông rất quý cái giếng này, nó là tài sản mà ông yêu quý nhất trong các tài sản ông có được, và cái giếng nằm đối diện với Masjid và Thiên sứ của Allah e thường vào trong ngôi vườn của ông ta và uống nguồn nước ngọt từ cái giếng đó. Khi Allah mặc khải xuống câu Kinh:



﴿لَن تَنَالُواْ ٱلۡبِرَّ حَتَّىٰ تُنفِقُواْ مِمَّا تُحِبُّونَۚ وَمَا تُنفِقُواْ مِن شَيۡءٖ فَإِنَّ ٱللَّهَ بِهِۦ عَلِيمٞ ٩٢﴾ [سورة آل عمران : 92]

{Các ngươi sẽ không bao giờ đạt đến mức đạo đức trừ phi các ngươi chi dùng (cho chính nghĩa của Allah) những vật mà các ngươi yêu thích nhất; và bất cứ vật gì các ngươi chi ra thì quả thật Allah đều biết rõ.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 92).

Abu Talhah nói: Thưa Thiên sứ của Allah! Quả thật, Allah phán: {Các ngươi sẽ không bao giờ đạt đến mức đạo đức trừ phi các ngươi chi dùng (cho chính nghĩa của Allah) những vật mà các ngươi yêu thích nhất}, lạy Allah, quả thật tài sản mà bề tôi yêu quý nhất là giếng Bi’run Ha’, bề tôi xin làm Sadaqah cho Allah, bề tôi hy vọng sẽ đạt được mức đạo đức và bề tôi xin giữ nó ở nơi Allah I. Thưa Thiên sứ của Allah, xin Ngài hãy đặt nó vào chỗ nào phù hợp mà Allah I cho Người nhìn thấy điều đó. Thế là Thiên sứ của Allah e nói:

« بَخٍ ذَلِكَ مَالٌ رَابِحٌ ذَاكَ مَالٌ رَابِحٌ وَقَدْ سَمِعْتُ وَأَنَا أَرَى أَنْ تَجْعَلَهَا فِى الأَقْرَبِينَ »

Tốt lắm, tài sản đó mang lại lợi nhuận, tài sản đó mang lại lợi nhuận, quả thật Ta đã nghe, và Ta thấy rằng anh nên để nó cho bà con ruột thịt”.

Abu Talhah nói: Tôi sẽ làm vậy thưa Thiên sứ của Allah. Rồi Abu Talhah đã để cái giếng nước đó cho bà con ruôt thịt của ông. (Hadith do Ahmad ghi lại).


Bayaan người Ai Cập nói: Tôi đang ngồi ở Makkah, một cậu thanh niên ở đằng trước mặt tôi, rồi một người mang đến một túi tiền Dirham đặt trước mặt cậu ta nhưng cậu ta nói: tôi không cần số tiền này. Người đó nói: vậy anh hãy phân phát cho người nghèo. Cậu thanh niên mang đi phân phát. Vào giờ I’sha tôi nhìn thấy cậu ta ở chỗ thung lũng đang xin một thứ gì đó cho bản thân mình. Tôi nói: Phải chi anh chừa lại một thứ gì đó cho anh từ túi tiền kia? Cậu ta nói: Tôi không biết mình sẽ sống đến thời điểm này.

Một người dân sa mạc đã đến xin Sa’eed bin Al’Ass, ông ra lệnh cho y ta 500. Người hầu hỏi: 500 đồng bạc hay 500 đồng vàng? Ông nói: Ta chỉ bảo cậu đưa cho y ta 500 đồng bạc thôi, nhưng trong bản thân cậu lại nghĩ đến có thể nó là đồng vàng, cho nên cậu hay đưa cho y ta 500 đồng vàng. Khi người đàn ông sa mạc đó đã lấy số tiền đó thì y ta ngồi xuống khóc. Ông Sa’eed nói với y ta: Có chuyện gì xảy ra với anh sao? Chẳng lẽ anh chưa nhận phần quà của anh sao? Người đàn ông sa mạc nói: Không phải, thề bởi Allah tôi đã nhận rồi, nhưng tôi khóc vì tại sao đất có thể ăn một người giống như ông.(76)

Ali bin Rukn, một vị vua của một vương triều lấy làm tự hào nói: Tôi đã tích lũy cho con cái tôi những gì đủ cho chúng và đủ cho đoàn quân binh của chúng trong 15 năm. Rồi ông chết trong tòa lầu đài, và các chìa khóa kho tài sản ở nơi con trai của ông, đứa con không đến, nên không có gì để liệm cho ông .. ông đã để lại hai triệu tám trăm sáu mươi lăm ngàn Dinar, và trong kho tài sản của ông có nhiều châu báu, ngọc ngà, ngọc trai, kim cương với tổng giá trị một triệu Dinar .. và những vật dụng bằng bạc với trọng lượng hàng tấn .. còn đồ đạc thì có đến ba ngàn công-te-nơ, vũ khí một ngàn công-te-nơ, những chiếc giường, nệm và những vật dụng cho phòng ngủ có đến hai ngàn năm trăm công-te-nơ.(77)

Còn vị Khalif giản dị Umar bin Abdul-Aziz, quả thật, Musallamah bin Abdul-Malik nói với ông: Này hỡi thủ lĩnh của những người có đức tin, quả thật ông đã để cho con cái của ông đói từ những tài sản này và ông để lại cho sự nghèo khổ không có bất cứ thứ gì. Umar bin Abdul-Aziz nói: Này Musallamah, có phải ngươi đang hù dọa ta bởi cái nghèo chăng? Còn về câu nói của ngươi rằng ta đã để cho con cái ta đói từ nguồn tài sản này thì ta thề bởi Allah ta không hề cấm chúng những gì thuộc về quyền lợi của chúng và quả thật con cái của ta sẽ là một trong hai dạng người: hoặc là một người kính sợ Allah thì Allah sẽ ban cho y bổng lộc; hoặc là một người làm điều tội lỗi thì quả thật ta không có khả năng tiếp sức nó trên con đường nghịch lại Allah.

Và quả thật, con cái của Umar bin Abdul-Aziz  đã sống một cuộc sống ấm no không cần đến bất cứ ai và không hề phải đi xin ai sau khi ông qua đời.

Những người ngoan đạo và đức hạnh, họ thực sự khồng màng tới địa vị cao trọng ở trên thế gian này, họ nhìn cuộc sống trần gian này chỉ là những bước đi cần phải đi qua, ban đêm họ dâng lễ cầu nguyện, thờ phượng Allah I và ban ngày họ tuân lệnh theo giáo luật của Ngài.

Ali bin Zaid nói: Al-Hasan đã đi hành hương Hajj mười lăm lần đều là đi bộ.

Maymune in Mihran thuật lại rằng một người đàn ông thuộc dòng họ Abdullah bin Umar t, có một người đến xin y chiếc Izar (mảnh quấn thân dưới) nói: Izar của tôi đã rách rồi. Người đàn ông đó nói: hãy vá lại Izar rồi mặc. Abdullah bin Umar t không thích điều đó nên đã nói với người đàn ông đó: Thật tệ cho cậu quá, cậu hãy kính sợ Allah I và chớ đừng giống như nhóm người chỉ biết để những bổng lộc mà Allah I đã ban bổng lộc cho họ trong bụng của họ và gánh nó trên lưng của họ.(78)

Người ta Salman Al-Farisy mặc một cái áo choàng len được làm từ lông cừu thì nói với ông: Sao ông không mặc loại mịn hơn? Ông nói: Tôi chỉ là một người bề tôi, tôi mặc giống như một người bề tôi bình thương khác.(79)

Nhận xét về các vị Sahabah, những vị Tabi’een ngoan đạo và đức hạnh, Al-Hasan nói: thề bởi Allah, quả thật tôi kịp nhìn thấy những nhóm người mà không một ai trong số họ có một chiếc áo lành lặn trong nhà, không một ai trong số họ bảo vợ mình nấu ăn và không một ai trong số họ trải hay đặt một thứ gì đó để lót lên nên đất khi nằm ngủ.(80)

Ông Hakim bin Hizaam, ngày nào mà ông không tìm thấy người cần sự giúp đỡ để ông thực hiện sự giúp đỡ thì ông buồn rầu nói: Ngày nào mà tôi không thấy ai đứng ở cửa nhà tôi xin hay nhờ một điều gì đó thì tôi biết rằng đó là điều không tốt đối với tôi, cầu xin Allah I ban điều tốt đẹp cho điều không tốt đẹp đó.

Malik bin Dinar, có một ngày nọ, khi ông đang ngồi thì có một ăn xin đến xin ông một thứ gì đó, lúc đó ở chỗ ông có một rỗ chà là khô, ông nói với vợ của ông: hãy đưa rổ chà là cho tôi. Malik lấy đưa cho người ăn xin phân nửa và còn lại phân nửa ông đưa lại cho vợ của mình. Vợ của ông nói với ông: Hình ảnh của ông như thế được gọi là người không quan tâm đến thế gian sao? Ông có thấy người nào gởi quà đến biếu vua không trọn vẹn thế kia không? Thế là Malik gọi người ăn xin quay lại và đưa nốt phần chà là còn lại cho y, rồi ông trở vào gặp vợ và nói: này em, hãy cố gắng phấn đấu, hãy thật cố gắng phấn đấu, bởi quả thật Allah I phán:



﴿خُذُوهُ فَغُلُّوهُ ٣٠ ثُمَّ ٱلۡجَحِيمَ صَلُّوهُ ٣١ ثُمَّ فِي سِلۡسِلَةٖ ذَرۡعُهَا سَبۡعُونَ ذِرَاعٗا فَٱسۡلُكُوهُ ٣٢ إِنَّهُۥ كَانَ لَا يُؤۡمِنُ بِٱللَّهِ ٱلۡعَظِيمِ ٣٣ وَلَا يَحُضُّ عَلَىٰ طَعَامِ ٱلۡمِسۡكِينِ﴾ [سورة الحاقة: 30 - 34]

{Hãy túm bắt và trói hắn lại! Hãy thiêu đốt hắn trong Hỏa ngục! Rồi sau đó, hãy xiềng hắn bằng sợi dây xích dài bảy mươi khuỷu tay. Bởi quả thật, hắn đã không tin nơi Allah, Đấng vĩ đại và hắn cũng không nuôi ăn những người túng thiếu.} (Chương 69 – Al-Haqqah, câu 30 – 34).

Nguyên nhân bị trừng phạt nghiêm khắc như thế chỉ bởi vì đã không tin nơi Allah, Đấng Vĩ Đại, và đã không nuôi ăn những người nghèo và khó khăn.

Như vậy, đức tin Iman nơi Allah I là giải thoát được một nửa khỏi sự trừng phạt, còn một nửa còn lại được giải thoát bằng việc làm Sadaqah.

Và một trong những hệ quả tốt đẹp mà việc làm Sadaqah mang lại trên thế gian là những gì chúng ta sẽ nhìn thấy một thực tế đã xãy ra với Abdullah bin Ja’far khi ông đi thăm một làng quê của ông. Ông đã ghé tại một khu vườn chà là của một gia đình, trong đó có một cậu bé da đen đang làm việc. Và cậu bé thường mang theo lương thực của mình. Ông đi vào khu vườn và tiến gần đến cậu bé, lúc đó cậu bé đang ném thức ăn cho con chó, ném một cái bánh thì nó ăn hết, rồi cậu ném cái thứ hai rồi cái thứ ba và con chó ăn hết. Abdullah nhìn cậu bé nói: Này cậu bé, lương thực của cậu hàng ngày là bao nhiêu? Cậu bé trả lời: Như ông đã nhìn thấy đó. Abdullah hỏi: Tại sao cậu lại thích con chó này? Cậu bé trả lời: Thật ra nó không phải là chó ở vùng này, nó đến từ nơi rất xa và bị đói, tôi ghét việc tôi ăn no còn nó thì đói. Abdullah lại hỏi: Cậu sẽ làm gì trong ngày hôm nay khi thức ăn không đủ cho cả ngày? Cậu bé trả lời: Tôi sẽ gấp lại ngày này của tôi (ý nói bữa ăn sẽ giảm lại). Abdullah bin Ja’far nói: Đúng là một sự rộng lượng! Quả thật, cấu bé này rộng lượng hơn tôi nhiều.

Thế là, ông đã mua lại khu vườn chà là đó và mua cả cậu bé cùng tất cả nhưng công cụ làm vườn, rồi ông trả tự do cho cậu bé và tặng cậu bé khu vườn đó.(81)

Allah I là Đấng Rộng Lượng và Quảng Đại, Ngài ban phát nhiều hơn những gì đã làm vì Ngài, ngay cả việc đối xử tốt với loài vật.

Một hadith Sahih được Albukhari lại:

عَنْ أَبِي هُرَيْرَةَ أَنَّ رَسُولَ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ قَالَ: ))بَيْنَمَا رَجُلٌ يَمْشِي بِطَرِيقٍ، اشْتَدَّ عَلَيْهِ العَطَشُ، فَوَجَدَ بِئْرًا فَنَزَلَ فِيهَا، فَشَرِبَ ثُمَّ خَرَجَ، فَإِذَا كَلْبٌ يَلْهَثُ، يَأْكُلُ الثَّرَى مِنَ العَطَشِ، فَقَالَ الرَّجُلُ: لَقَدْ بَلَغَ هَذَا الكَلْبَ مِنَ العَطَشِ مِثْلُ الَّذِي كَانَ بَلَغَ بِي، فَنَزَلَ البِئْرَ فَمَلَأَ خُفَّهُ ثُمَّ أَمْسَكَهُ بِفِيهِ، فَسَقَى الكَلْبَ فَشَكَرَ اللهُ لَهُ فَغَفَرَ لَهُ(( قَالُوا: يَا رَسُولَ اللهِ وَإِنَّ لَنَا فِي البَهَائِمِ أَجْرًا؟ فَقَالَ:))نَعَمْ، فِي كُلِّ ذَاتِ كَبِدٍ رَطْبَةٍ أَجْرٌ((

Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói: “Có một người đàn ông trong lúc đang đi bộ trên đường thì rất khát nước, anh ta nhìn thấy một giếng nước và liền đi xuống để uống, uống xong anh ta trở lên thì bỗng nhìn thấy một con đang lè lưỡi vì quá khát. Người đàn ông đó nói: quả thật, con chó này đang khát giống như mình lúc nãy. Thế là, anh ta trở lại xuống giếng và múc nước bằng chiếc giày của mình mang lên cho con chó uống. Tri ân cho hành động của người đàn ông đó Allah đã tha thứ tội lỗi cho anh ta”. Các Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật ngay cả đối với loài vật chúng ta cũng được ban ân phước nữa sao? Thiên sứ của Allah e nói: “Đối với mỗi sinh vật có gan ướt đều được ban cho ân phước và công đức”.

Và trong một lời dẫn khác được ghi lại rằng có một con chó đang rất khát nước và cơn khát gần như muốn giết chết con chó, rồi một người phụ nữ phạm tội Zina thuộc dân Isra’il nhìn thấy con chó trong tình trạng như thế đã lấy nước cho nó uống, và Allah I đã tha thứ tội lỗi cho cô ta vì hành động thiện tốt đó. (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).

Ja’far bin Muhammad bin Ali, do đức tin kiên định nơi Allah I và sự khao khát mãnh liệt phần thưởng ở nơi Ngài, ông đã nuôi ăn người nghèo tất cả thức ăn mà không chừa lại gì cho gia đình của ông cả.(82)

Anas bin Sireen thường tiếp đãi đồ xả chay mỗi ngày của Ramadan cho năm trăm người.(83)

Sadaqah quần áo là một việc đóng góp mang nhiều ý nghĩa cao đẹp, nó giúp mọi người kém may mắn có cái để che đậy phần kín của thân thể đồng thời giúp họ có cái để mặc tươm tất và để bảo vệ cơ thể họ. Đó là một sự biểu hiện của lòng nhân ái và ấm áp tình người.

Qiraad Abu Nuh nói: Shu’bah nhìn thấy tôi mặc một cái áo thì ông nói: anh mua cái áo này bao nhiêu tiền? Tôi nói: tám đồng bạc. Ông ta bảo tôi: thật tệ cho anh, chẳng lẽ anh không sợ Allah ư? Anh nên mua chiếc áo với giá bốn đồng và nên Sadaqah bốn đồng, điều đó tốt hơn cho anh. Tôi nói: Này Abu Sattaam, tôi cùng với nhóm người mà chúng ta làm đẹp cho họ xem. Ông nói: Chúng ta làm đẹp cho họ xem bởi diều gì?(84)

Ông Amru bin Qais Al-Mala-i nói: khi nào bạn nghe một điều gì đó thuộc việc làm từ thiện thì hãy làm dù chỉ một lần, với việc làm đó bạn sẽ trở thành người của nó.

Muhammad bin Ishaaq nói: Một số người dân Madinah từng sống cuộc sống mà không biết nguồn thức ăn của họ có từ đâu, nhưng rồi khi Ali bin Al-Hasan qua đời thì họ không còn thấy điều đó nữa, nguồn thức ăn hàng đêm họ có được không còn nữa.(85)

Một người phụ nữ đến gặp Al-Layth bin Sa’ad nói: Này Abu Al-Harith! Quả thật, con trai tôi bị bệnh và nó thèm mật ong. Ông Al-Layth nói với người giúp việc: này cậu bé, hãy đưa cho bà ta một Martan mật ong. (một Martan bằng 120 Rolt, một Rolt xê dịch từ 0,45 đến 2,25 kí lô).

Ahmad bin Ibrahim là người làm Sadaqah rất nhiều. Một người ăn xin đến xin ông ta thì ông cho người ăn xin đó hai đồng Dirham, y nói Alhamdulillah thì ông cho y thêm năm đồng, người ăn xin đó lại nói Alhamdulillah thì ông cho y thêm mười đồng, và ông cứ cho thêm mỗi khi người ăn xin nói Alhamdulillah, và người ăn xin nói Alhamdulillah cho đến khi được một trăm đồng Dirham, và người ăn xin nói: Allah sẽ phù hộ cho ông những gì còn lại. Ông nói với người ăn xin đó: Thề bởi Allah, nếu anh vẫn nói Alhamdulillah thì chắc chắn tôi sẽ đưa thêm cho anh cho dù phải thêm đến mười ngàn Dirham.(86)

Khi ông Al-Hasan bin Sahl bị chỉ trích bởi vì ông đã cho quá nhiều với lời: “Trong sự phung phí không có điều tốt” thì ông nói: “Đúng vậy, trong điều tốt không có sự phung phí”.(87)

Quả thật, Khalid Attahhaan đã mua bản thân mình từ Allah I bốn lần và đã làm Sadaqah với số bạc bằng trọng lượng của cơ thể mình, ông đã làm Sadaqah như vậy bốn lần.

Một trong những hình ảnh về lòng tốt của những người được cho là có lòng tốt đích thực là hình ảnh họ chỉ chu cấp và chi ra cho con cái và gia đình của họ với lượng vừa đủ cho cuộc sống nhưng khi họ chi ra để làm từ thiện cho xã hội, cho cộng đồng thì chúng ta thấy họ vô cùng rộng lượng và hào phóng không thể diễn tả thành lời. Điều đó được cho là hình ảnh thực sự của lòng tốt cao đẹp trong thế giới văn minh hôm nay: có nghĩa rằng một người chi tiêu cho bản thân mình một cách tiết kiệm gần như hà tiện, mặc dù y là người giàu có nhưng ăn mặc áo quần rất giản dị, không cao sang quí phái, như y chi ra hàng triệu và hàng tỉ cho việc xây dựng trường học, hỗ trợ trẻ mồ côi, tài trợ cho những ham học ..

Quả thật, hình ảnh cao đẹp này đã có trong Islam, những tín đồ của Islam đã đi trước họ về mặt này. Abu Bakr t là một hình ảnh tiêu biểu, ông là một người sống rất giản dị, ông mặc quần áo đơn giản, ăn thức ăn đạm bạc nhưng khi những người Muslim cần sự hỗ trợ thì ông vô cùng hào phóng trong chi dùng cho việc làm chính nghĩa của Allah. Trong trận chiến Tabuk, ông đã dùng hết toàn bộ tài sản của ông để đóng góp cho trận chinh chiến đó. Tương tự, Uthman t là một người rất giàu có, vào thời dưới sự lãnh đạo của Umar t, người dân gặp phải trời hạn hán rất nặng, một đoàn buôn của Uthman từ xứ Sham mang đến cho Uthman một ngàn con lạc đà, trên lưng của chúng chuyên chở rất nhiều loại lương thực và quần áo không thể ước tính hết giá trị đích thực của nguồn tài sản này là bao nhiêu. Những người thương buôn đã đến gặp Uthman t đòi ông chuyển nhượng tất cả số hàng hóa này lại cho họ. Uthman t nói: các ông trả tôi bao nhiêu lợi nhuận? Họ nói: 5 %. Uthman t nói: quả thật, có người đã trả tôi nhiều hơn thế. Thế là cuộc thương lượng tiếp tục diễn ra, họ tiếp tục tăng thêm mức lợi nhuận cho Uthman t lên đến 10 %. Uthman t nói với họ: quả thật, tôi đã tìm thấy người cho tôi lợi nhuận cao nhất. Rồi ông đã Sadaqah hết tất cả toàn bộ hàng hóa đó.(88)

Hãy tốt với linh hồn của mình mà dang tay rộng lượng, bởi vì trong việc làm đó sẽ những đóng góp thiết thực dành cho những người nghèo, những người cận nghèo, những người láng giếng, và bà con thân thích, đồng thời việc làm đó làm gia tăng thêm bổng lộc.

Hãy nghĩ đến cho một ngày mai khi cõi mộ sẽ bao trùm lấy tất cả mọi thành phần trong nhân loại: những người ăn uống no nê và hả hê, những người chỉ tạm đủ ăn, những người bữa đói bữa no, những người ăn mặc sang trọng quí phái, những người ăn mặc giản dị và những người áo quần bần hàn, ... tất cả đều sẽ ở trong cõi mộ tối tăm với hai bàn tay trắng, không thể mang theo bất cứ những thứ gì, tài sản, tiền bạc, danh vọng lúc đó trở nên vô nghĩa .. chỉ có việc làm thiện tốt sẽ là người bạn đồng hành với họ nơi cõi mộ và sẽ cho họ ánh sáng nơi tăm tối ngột ngạt đó.

Sa’een bin Abdul-Aziz khi được hỏi về cuộc sống tạm đủ là như thế nào thì ông nói: một ngay no và một ngày đói.(89)

Sau đây là những lời kêu gọi dành riêng cho phụ nữ:

Thiên sứ của Allah e nói:

))تَصَدَّقْنَ يَا مَعْشَرَ النِّسَاءِ وَلَوْ مِنْ حُلِيِّكُنَّ(( رواه مسلم.

Hỡi toàn thể phụ nữ, hãy làm Sadaqah cho dù với nữ trang của các nàng!” (Muslim).

))يَا مَعْشَرَ النِّسَاءِ تَصَدَّقْنَ ، فَإِنِّى رَأَيْتُكُنَّ أَكْثَرَ أَهْلِ النَّارِ(( رواه البخاري ومسلم.

Hỡi toàn thể phụ nữ, hãy làm Sadaqah, bởi quả thật Ta đã thấy các nàng là những người chiếm đa số cư dân nơi Hỏa Ngục” (Albukhari, Muslim).

Bà A’ishah thuật lại rằng Thiên sứ của Allah nói:

))إِذَا أَنْفَقَتِ الْمَرْأَةُ مِنْ طَعَامِ بَيْتِهَا غَيْرَ مُفْسِدَةٍ كَانَ لَهَا أَجْرُهَا بِمَا أَنْفَقَتْ وَلِزَوْجِهَا أَجْرُهُ بِمَا كَسَبَ ، وَلِلْخَازِنِ مِثْلُ ذَلِكَ ، لاَ يَنْقُصُ بَعْضُهُمْ أَجْرَ بَعْضٍ شَيْئًا(( رواه البخاري ومسلم.

Nếu một người phụ nữ bố thí thức ăn từ thức ăn nhà của cô ta và thức ăn đó không bị hư thì cô ta được ban cho công đức và ân phước với những gì mà cô ta đã bố thí, và chồng của cô ta sẽ được ban cho ân phước với những gì mà y đã làm, và người giữ kho cũng giống như vậy, người này không bị cắt xén đi bởi người kia bất cứ điều gì từ ân phước và công đức của họ” (Albukhari, Muslim).

Một trong những hình ảnh đáp lại lời kêu gọi của Thiên sứ e trong thời của Người từ những người phụ nữ là những gì được bà Ummu Sinan Al-Aslamiyah  thuật lại về trận chiến Tabuk khi bà nói: “Quả thật tôi đã nhìn thấy một cái áo được trải ra trước mặt của Nabi e trong nhà của bà A’ishah, trên đó là lương thực, các dụng cụ sinh hoạt, những chiến vòng chân, những đôi bông tai, những chiếc nhẫn, được chất đầy do những người phụ nữ gởi đến để đóng góp ủng hộ cho những người Muslim chuẩn bị trong hành trang cho trận chiến đó”.(90)

Lời kêu gọi chung dành cho cả nam lẫn nữ, Allah Tối Cao phán về ân phước mà Ngài sẽ dành cho những ai làm Sadaqah cho con đường chính nghĩa của Allah:

﴿مَّثَلُ ٱلَّذِينَ يُنفِقُونَ أَمۡوَٰلَهُمۡ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ كَمَثَلِ حَبَّةٍ أَنۢبَتَتۡ سَبۡعَ سَنَابِلَ فِي كُلِّ سُنۢبُلَةٖ مِّاْئَةُ حَبَّةٖۗ وَٱللَّهُ يُضَٰعِفُ لِمَن يَشَآءُۚ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٌ ٢٦١﴾ [سورة البقرة: 261]

{Hình ảnh của những người chi dùng tiền của và tài sản của họ cho con đường chính nghĩa của Allah giống như một hạt giống trổ ra bảy nhánh bông, mỗi nhánh bông trổ ra một trăm hạt. Và Allah sẽ nhân lên thêm nữa cho những ai Ngài muốn bởi vì Allah là Đấng Quảng Đại, Bao La và Biết hết mọi việc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 261).

Allah I ví việc chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah của làm bố thí – dù là với ý nghĩa chiến đấu nơi chiến trường hay tất con đường thiện tốt – giống như họ gieo xuống những hạt mầm rồi mỗi hạt mọc ra bảy nhánh bông và trong mỗi nhánh bông có đến một trăm hạt, và phần ân phước và công đức của việc làm này không dừng lại đó mà sẽ được Ngài nhân thêm và nhân thêm nhiều hơn nữa đối với ai Ngài muốn tùy theo hoàn cảnh bố thí, đức tin Iman và lòng thành tâm của người bố thí và làm Sadaqah.

Quả thật, phần thưởng dành cho việc bố thí sẽ khác nhau tùy theo tâm niệm và lòng thành của một người.

Quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Chúng ta hãy suy ngẫm về những lời phán của Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc:



﴿مَا عِندَكُمۡ يَنفَدُ وَمَا عِندَ ٱللَّهِ بَاقٖۗ وَلَنَجۡزِيَنَّ ٱلَّذِينَ صَبَرُوٓاْ أَجۡرَهُم بِأَحۡسَنِ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٩٦﴾ [سورة النحل: 96]

{Những gì ở nơi các ngươi sẽ cạn kiệt còn những gì ở nơi Allah thì sẽ còn mãi, và chắc chắn TA (Allah) sẽ ban thưởng cho những ai kiên nhẫn phần thưởng tùy theo việc tốt nhất mà họ đã làm.} (Chương 16 – Annahl, câu 96).



﴿مَنۡ عَمِلَ صَٰلِحٗا مِّن ذَكَرٍ أَوۡ أُنثَىٰ وَهُوَ مُؤۡمِنٞ فَلَنُحۡيِيَنَّهُۥ حَيَوٰةٗ طَيِّبَةٗۖ وَلَنَجۡزِيَنَّهُمۡ أَجۡرَهُم بِأَحۡسَنِ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٩٧ ﴾ [سورة النحل: 97]

{Ai làm việc thiện, dù nam hay nữ, và là một người có đức tin thì chắc chắn TA sẽ cho y sống một đời sống lành mạnh và tốt đẹp, và chắc chắn TA sẽ ban cho họ phần thưởng tùy theo điều tốt nhất mà họ đã làm.} (Chương 16 – Annaml, câu 97).



﴿هَٰٓأَنتُمۡ هَٰٓؤُلَآءِ تُدۡعَوۡنَ لِتُنفِقُواْ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَمِنكُم مَّن يَبۡخَلُۖ وَمَن يَبۡخَلۡ فَإِنَّمَا يَبۡخَلُ عَن نَّفۡسِهِۦۚ وَٱللَّهُ ٱلۡغَنِيُّ وَأَنتُمُ ٱلۡفُقَرَآءُۚ وَإِن تَتَوَلَّوۡاْ يَسۡتَبۡدِلۡ قَوۡمًا غَيۡرَكُمۡ ثُمَّ لَا يَكُونُوٓاْ أَمۡثَٰلَكُم ٣٨﴾ [سورة محمد: 38]

{Này các ngươi, các ngươi là những người được kêu gọi chi dùng tài sản của các ngươi cho chính nghĩa của Allah nhưng trong các ngươi có một số keo kiệt. Và ai keo kiệt thì quả thật chỉ keo kiệt với chính bản thân y mà thôi bởi vì Allah là Đấng Giàu Có và Đầy Đủ còn các ngươi mới là những kẻ n nghèo khó. Và nếu các ngươi quay lưng thì Ngài sẽ đưa một đám người khác đến thay thế các ngươi rồi họ sẽ không giống như các ngươi.} (Chương 47 – Muhammad, câu 38).



﴿ٱلَّذِينَ يَبۡخَلُونَ وَيَأۡمُرُونَ ٱلنَّاسَ بِٱلۡبُخۡلِ وَيَكۡتُمُونَ مَآ ءَاتَىٰهُمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ وَأَعۡتَدۡنَا لِلۡكَٰفِرِينَ عَذَابٗا مُّهِينٗا ٣٧﴾ [سورة النساء: 37]

{Những kẻ mang tâm tính keo kiệt và xúi giúc thiên hạ keo kiệt như mình và thường che giấu những thiên lộc được Allah ban cho. Và TA đã chuẩn bị cho những kẻ không có đức tin một sự trừng phạt nhục nhã.} (Chương 4 – Annisa’, câu 37).

Thề bởi Allah, quả thật chúng ta giống như những gì Arrabi’a bin Khathim đã nói: Chúng ta đã trở thành những người yếu đuối và tội lỗi, chúng ta chỉ biết ăn bổng lộc của chúng ta và chờ hết tuổi đời của chúng ta.(91)

Không chỉ thế, chúng ta cũng giống như những gì Al-Mughirah đã nói: Chúng ta trở nên chìm đắm trong ân huệ và thiên lộc, chúng ta không biết tri ân Allah I, chúng ta thực sự cần đến Ngài nhưng chúng ta lại càng ngày càng trở nên cách xa Ngài.(92)

Quí đồng đạo Muslim thân hữu!

Quả thật, tiền bạc và tài sản là ân huệ mà Allah I đã gởi đến cho chúng ta và Ngài đặt chúng ở nơi chúng ta như là một tín vật mang lại sự phúc lành, tuy nhiên, không biết cách chi dùng có thể những ân huệ đó sẽ trở thành thứ khiến chúng ta bị nguyền rủa khi mà chúng ta không biết dùng nó để hỗ trợ việc tuân lệnh Ngài, và có thể chúng sẽ ngăn cản chúng ta trên con đường tiến đến Thiên Đàng của Ngài. Chúng ta chớ đừng tỏ thái độ như một kẻ phụ ơn và cho rằng những ân huệ được ban cho là do chính sự nỗ lực của bản thân thu hái được. Quả thật, Qarun đã nói như thế, Allah I phán về lời của hắn:



﴿قَالَ إِنَّمَآ أُوتِيتُهُۥ عَلَىٰ عِلۡمٍ عِندِيٓۚ أَوَ لَمۡ يَعۡلَمۡ أَنَّ ٱللَّهَ قَدۡ أَهۡلَكَ مِن قَبۡلِهِۦ مِنَ ٱلۡقُرُونِ مَنۡ هُوَ أَشَدُّ مِنۡهُ قُوَّةٗ وَأَكۡثَرُ جَمۡعٗاۚ وَلَا يُسۡ‍َٔلُ عَن ذُنُوبِهِمُ ٱلۡمُجۡرِمُونَ ٧٨﴾ [سورة القصص: 78]

{Y nói: “Ta được giàu có là do sự hiểu biết của ta mà thôi”. Phải chăng y đã không biết việc Allah đã tiêu diệt ai là người đã có nhiều quyền lực và giàu có hơn y ở những thế hệ trước ý hay sao? Và những kẻ tội lỗi sẽ không bị hỏi (ngay) về tội lỗi của chúng.} (Chương 28 – AlQasas, câu 78).

Quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Nếu chúng ta đang bước đi trên con đường làm Sadaqah, thì chúng ta đừng để Shaytan ngăn cản chúng ta trên bước đường thiện tốt đó, chúng ta hãy luôn ghi nhớ mọi lúc mọi nơi lời phán của Allah I:



﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِمَّا رَزَقۡنَٰكُم مِّن قَبۡلِ أَن يَأۡتِيَ يَوۡمٞ لَّا بَيۡعٞ فِيهِ وَلَا خُلَّةٞ وَلَا شَفَٰعَةٞۗ وَٱلۡكَٰفِرُونَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٢٥٤﴾ [سورة البقرة: 254]

{Hỡi những người có đức tin! Hãy chi dùng tài sản mà TA (Allah) đã cung cấp cho các ngươi (để làm việc thiện) trước khi xảy ra Ngày mà sẽ không có việc mua bán đổi chác, sẽ không có tình bạn hữu nghị (bao che cho nhau) và cũng sẽ không có sự can thiệp nào. Và những kẻ không có đức tin là những kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 254).

Và chúng ta chớ đừng bao giờ nghĩ rằng việc Sadaqah chỉ gói gọn trong phạm vi tài sản và tiền bạc của chúng ta mà thật ra việc làm Sadaqah là một phạm vi rộng lớn, chúng ta có thể làm Sadaqah mà không cần đến tiền bạc và tài sản. Thiên sứ của Allah e nói:

))لاَ تَحْقِرَنَّ مِنَ الْمَعْرُوفِ شَيْئًا وَلَوْ أَنْ تَلْقَى أَخَاكَ بِوَجْهٍ طَلْقٍ(( رواه مسلم.

Chớ đừng xem thường bất cứ việc làm thiện tốt nào cho dù chỉ là việc nhìn người anh em của mình với gương mặt vui vẻ (thì cũng không xem thường)” (Muslim).

Ông Abu Zdar Jundub bin Jana-dah t thuật lại: tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah! Việc làm nào tốt nhất? Thiên sứ của Allah e nói:

))إِيمَانٌ بِاللهِ وَجِهَادٌ فِي سَبِيلِهِ((

Đức tin Iman nơi Allah và chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Ngài”.

Tôi nói: việc giải phóng nữ nô lệ nào là tốt nhất thì Người nói:

))أَغْلاهَا ثَمَنًا، وَأَنْفَسُهَا عِنْدَ أَهْلِهَا((

Nữ nô lệ có giá đắt nhất và được người chủ nhân của cô ta yêu thích nhất”.

Tôi nói: Nếu tôi không thể làm điều đó? Thiên sứ của Allah e nói:

))تُعِينُ صَانِعًا، أَوْ تَصْنَعُ لأَخْرَقَ((

Giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn hoặc phụ giúp những người tật nguyền

Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, nếu tôi không thể cả những điều nhỏ nhặt đó thì như thế nào? Người e nói:

))تَكُفُّ شَرَّكَ عَنِ النَّاسِ فَإِنَّهَا صَدَقَةٌ مِنْكَ عَلَى نَفْسِكَ((

Ngăn lại điều xấu của bản thân mình khỏi mọi người bởi quả thật đó là việc làm Sadaqah từ bản thân cho chính mình” (Muslim).

Trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah e tập hợp nhiều hình thức Sadaqah, Người nói:

))كُلُّ سُلاَمَى مِنَ النَّاسِ عَلَيْهِ صَدَقَةٌ كُلَّ يَوْمٍ تَطْلُعُ فِيهِ الشَّمْسُ ، يَعْدِلُ بَيْنَ الاِثْنَيْنِ صَدَقَةٌ ، وَيُعِينُ الرَّجُلَ عَلَى دَابَّتِهِ ، فَيَحْمِلُ عَلَيْهَا ، أَوْ يَرْفَعُ عَلَيْهَا مَتَاعَهُ صَدَقَةٌ ، وَالْكَلِمَةُ الطَّيِّبَةُ صَدَقَةٌ ، وَكُلُّ خَطْوَةٍ يَخْطُوهَا إِلَى الصَّلاَةِ صَدَقَةٌ ، وَيُمِيطُ الأَذَى عَنِ الطَّرِيقِ صَدَقَةٌ(( متفق عليه.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương