Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2011 1432 ﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾ «باللغة الفيتنامية»



tải về 1.17 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#31282
  1   2   3   4   5   6   7   8

Fata-wa (Hỏi Đáp) Quan Trọng Liên Quan Đến Lễ Nguyện Salah

] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي [

Của Cố Imam

Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz

Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

2011 - 1432




﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾

« باللغة الفيتنامية »


الشيخ عبد العزيز بن عبد الله بن باز

ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

2011 - 1432




Mục lục
Chủ đề Trang

Lời mở đầu…………………………………………12

1- Cách thức dâng lễ nguyện Salah ở những

nơi có ban đêm hay ban ngày quá dài ................ 13

2- Giáo luật về việc người dâng lễ nguyện

Salah không có gì che đậy phần vai .................. 14

3- Ý nghĩa của lời di huấn của Nabi 

Hãy dâng lễ nguyện lúc ánh ráng đông đã ngã



vàng cho giờ Alfajr” và cách kết hợp hài hòa

nó với lời di huấn “Sự dâng lễ nguyện phải đúng



giờ giấc quy định của nó” ................................... 15

4- Giáo luật về việc ăn mặc phủ dài xuống qua

mắt cá chân .......................................................... 17

5- Giáo luật về việc người dâng lễ nguyện Salah

không đúng hướng Qiblah sau khi đã cố gắng

tìm ....................................................................... 18

6- Giáo luật về việc nói thành lời khi định tâm

vào lễ nguyện Salah ............................................. 19

7- Hỏi về ân phước của việc dâng lễ nguyện

Salah trong phạm vị Hijr Ismael ........................... 20

8- Hỏi về sự khác biệt giữa máu kinh nguyệt

và máu Istiha-dhah ................................................ 21

9- Hỏi về việc dâng lễ trả lại các lễ nguyện

đã bị bỏ lỡ và thứ tự có phải là điều kiện cần cho

việc đó không ........................................................ 23

10- Hỏi về Awrah của người phụ nữ trong lễ

nguyện Salah ....................................................... 24

11- Khi người phụ nữ sạch kinh nguyệt và giờ Asr

Hoặc giờ I’sha thì cô ta có phải thực hiện lễ

nguyện Salah Zzhuhur và Maghrib không? ......... 25

12- Giáo luật về việc dâng lễ nguyện Salah tại

Masjid có mồ mả bên trong .................................. 26

13- Hỏi về giáo luật cho những người lao động

trễ nải việc dâng lễ nguyện qua giờ giấc của nó ... 27

14- Ai phát hiện trên quần áo của mình có dính

Najis sau khi đã cho Salam xong thì y có phải

thực hiện lại lễ nguyện Salah đó không? .............. 29

15- Giáo luật việc bỏ bê thi hành lễ

nguyện Salah và .................................................... 31

16- Những ai bị bất tỉnh có phải thực hiện trả lại

các lễ nguyện đã qua không? ................................ 39

17- Giáo luật về việc trễ nải dâng lễ nguyện Salah

của người bệnh ...................................................... 40

18- Giáo luật về người bỏ dâng lễ nguyện Salah

một cách có chủ ý ................................................. 42

19- Giáo luật về việc Azan trễ sau giờ

của nó, và ở nơi hoang vắng người dâng lễ có cần

phải Azan không?................................................... 45

20- Người phụ nữ có phải Azan và Iqa-mah ........... 46

21- Trường hợp một cá nhân hay một tập thể dâng

lễ nguyện Salah mà không có Iqa-mah thì cuộc

dâng lễ nguyện đó có giá trị không? ...................... 46

22- Bằng chứng cho câu nói của Muazzin trong

Azan Fajr (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ) là gì? .......................... 47

23- Hỏi về việc nói câu "الصَّلاَةُ جَامِعَةٌ" để

thông báo dâng lễ nguyện Salah Alkusuf ............. 49

24- Giáo luật về việc đặt vật chắn ở phía trước khi

dâng lễ nguyện Salah ........................................... 50

25- Hỏi về điểm đặt tay phải lên trên tay

trái khi đứng dâng lễ nguyện Salah ...................... 53

26- Giáo luật về việc ngồi nghỉ trước khi đứng

dậy bắt đầu một Rak-at tiếp theo .......................... 54

27- Hỏi về cách dâng lễ nguyện Salah trên

tàu bay .................................................................. 54

28- Hỏi về việc có nhiều cử động không

cần thiết trong lúc dâng lễ nguyện Salah............... 56

29- Có phải khi hạ xuống Sujud tốt hơn là nên

cho hai đầu gối chạm xuống trước hay ................. 58

30- Giáo luật về việc hắng gióng để thanh lọc

cổ họng và khóc trong lễ nguyện Salah ............... 60

31- Giáo luật về sự đi ngang qua mặt người đang

dâng lễ nguyện ...................................................... 61

32- Giáo luật về việc giơ tay lên để Du-a’ ............... 64

33- Giáo luật về việc lau chùi trán sau lễ nguyện ... 67

34- Giáo luật về việc bắt tay sau lễ nguyện ............ 68

35- Hỏi về việc thay đổi vị trí để dâng lễ

nguyện Sunnah sau lễ nguyện bắt buộc.................. 70

36- Hỏi về việc nói mười lần câu

« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »

sau lễ nguyện Fajr và lễ nguyện Maghrib ............. 70

37- Giáo luật về việc lơ là lễ nguyện tập thể ......... 78

38- Hỏi về việc đọc Fatihah của người

dâng lễ theo sau Imam .......................................... 81

39- Có phải thuốc lá và tất cả những gì có mùi

hôi tương đồng với hành và tỏi là người dùng

nó nến tránh xa Masjid? ...................................... 85

40- Phía sau Imam, hàng được bắt đầu từ đâu? ..... 86

41- Giáo luật về việc người dâng lễ nguyện bắt

buộc theo sau người dâng lễ khuyến khích.......... 87

42- Hỏi về việc người dâng lễ đứng một mình phía

sau hàng ............................................................... 88

43- Hỏi về việc cần phải có định tâm trong việc

làm Imam ............................................................. 90

44- Những gì mà người đến trễ theo kịp với Imam

được xem là phần đầu hay phần cuối …………… 93

45- Giáo luật về việc dâng lễ nguyện bên ngoài

Masjid khi trong Masjid đã đầy người ................. 94

46- Hỏi việc như thế nào mới bắt kịp một Rak-at .. 95

47- Người làm Imam có cần phải đợi người đi

vào Masjid để y bắt kịp một Rak-at không?........ 96

48- Hỏi về cách sắp xếp trẻ con thế nào khi dâng

lễ nguyện ........................................................... 97

49- Giáo luật về một tập thể dâng lễ sau một tập

thể trước đó đã dâng lễ trong Masjid ................. 98

50- Hỏi về việc Imam bị hư Wudu’ thì làm

thế nào?......................................................... 99

51- Bắt kịp được ân phước tập thể bằng điều gì?.... 100

52- Hỏi về việc dâng lễ nguyện hai Rak-at Sunnah

Fajr khi lễ nguyện bắt buộc đang triển khai ......... 103

53- Hỏi về việc cho Salam một lần khi kết

thúc lễ nguyện Salah ............................................ 104

54- Hỏi về việc một người đến trễ bắt kịp Imam

hai Rak-at, và Imam đã dâng lễ thừa một Rak-at,

vậy Rak-at thừa mà y dâng lễ ................................ 105

55- Giáo luật về việc một người dâng lễ làm Imam

cho tập thể nhưng quên chưa lấy Wudu’ ................ 106

56- Giáo luật về việc người Imam là người cũng

hay phạm một số tội lỗi ......................................... 107

57- Hỏi về vị trí đứng của người dâng lễ theo sau

Imam nếu như chỉ có một mình y ......................... 108

58- Trường hợp người dâng lễ nguyện nghi ngờ

không biết đã thực hiện ba hay bốn Rak-at........... 109

59- Hỏi về việc Sujud Sahwi, phải thực hiện trước

hay sau Salam ........................................................ 110

60- Hỏi về Sujud Sahwi của người đến trễ và

người dâng lễ theo sau Imam ............................... 112

61- Hỏi về Sujud Sahwi trong một số trường hợp. 112

62- Có phải hình thức Jamu’ (gộp chung) và Qasr

(rút ngắn) là hai hình thức phải luôn đi cùng...... 116

63- Người đi đường xa khi nào được phép dâng

lễ nguyện theo cả hai hình thức Jamu’ và Qasr ... 117

64- Hỏi về khoảng bao xa của lộ trình mới được

phép Qasr và ai định tâm ở lại một nơi nào đó

hơn bốn ngày thì có được phép Qasr không? ...... 118

65- Hỏi về việc Jamu’ lễ nguyện Maghrib và

I’sha do trời mưa khi vẫn đang ở nhà................... 120

66- Định tâm có phải là điều kiện cần cho việc

muốn gộp chung Jamu’ không? ........................... 121

67- Sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện có phải là

điều kiện cần trong hình thức Jamu’ không ......... 122

68- Giáo luật về việc một người đi ngang qua

Masjid vào giờ Zzhuhur, thí dụ, có phải y sẽ dâng

lễ tập thể cùng với Imam......................................... 123

69- Giáo luật về việc người đang cư trú dâng lễ

theo sau người khách đi đường xa, có phải........... 125

70- Trường hợp xảy ra trong sự việc gộp chung

giữa lễ nguyện Maghrib và lễ nguyện I’sha

(vì trời mưa), một số người đến Masjdid lúc

Imam đang dâng lễ nguyện I’sha, họ vào cùng

dâng lễ tập thể vì nghĩ rằng ................................ 125

71- Hỏi về giáo luật thực hiện các lễ nguyện

Sunnah Rawa-tib và các lễ nguyện Sunnah khác

trong lúc đi đường .............................................. 127

72- Hỏi về một số vấn đề Sujud Tila-wah ............ 128

73- Có được phép dâng lễ Kusu-f trong giờ cấm?. 131

74- Ý nghĩa “sau lễ nguyện Salah” trong các lời ... 133

75- Giáo luật về sự tụng niệm tập thể một cách

đồng loạt sau lễ nguyện ...................................... 141

76- Trường hợp lỡ quên nói chuyện trong lễ

nguyện Salah ...................................................... 142

Cung cách dâng lễ nguyện Salah của Nabi ……. 144

بسم الله الرحمن الرحيم


Lời Mở Đầu
الحَمْدُ لِلهِ وَالصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ رَسُوْلِهِ مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وأَصْحَابِهِ وَمَنْ اِهْتَدَى بِهُدَاهُ . . . أَمَّا بَعْدُ:

Mọi lời ca ngợi kính dâng Allah, và cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Sứ giả của Ngài Muhammad, cho dòng dõi của Người, cho các vị Sahabah của Người cùng với những ai được hướng dẫn theo sự hướng dẫn của Người . . .

Đây là những câu hỏi liên quan đến lễ nguyện Salah từ một số anh em đạo hữu cùng với các giải đáp thắc mắc. Cầu xin Allah ban điều bổ ích cho toàn thể những người Muslim và xin Ngài ban tặng họ kiến thức thông hiểu giáo luật, quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và rất gần.
! ! !


Các Điều Kiện Của Lễ Nguyện Salah

1- Quả thật, có một số xứ sở, thời gian ban đêm và ban ngày rất dài nhưng một số nơi khác lại rất ngắn không đủ để chia thành năm giờ dâng lễ nguyện, vậy người dân sống ở những nơi, những xứ sở đó sẽ làm thế nào để thực hiện lễ nguyện Salah của họ?

Giải đáp: Bắt buộc những người dân của những xứ sở mà có ban ngày hay ban đêm kéo dài phải thực hiện năm cuộc lễ nguyện Salah theo thời gian ước lượng nếu như ở nơi họ mặt trời không nghiêng bóng cũng như không lặn trong hai mươi bốn giờ. Điều này được xác thực từ Nabi  (Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người) trong Hadith qua lời thuật của ông An-Nawwa-s bin Sam-an  (Cầu xin Allah hài lòng về ông) được ghi nhận trong bộ Muslim, rằng ngày đầu tiên mà Dajjal xuất hiện sẽ kéo dài bằng một năm thì các vị Sahabah có thắc mắc Sứ giả của Allah  về sự việc đó thì Người  bảo:

((اقْدُرُوا لَهُ قَدْرَهُ))



» Hãy ước lượng định thời gian cho nó«.

Và tương tự, vào ngày thứ hai của Dajjal sẽ kéo dài bằng một tháng và ngày thứ ba của nó bằng một tuần cũng được ước lượng thời gian giống như vậy.

Còn đối với những xứ sở nào mà ban đêm của nó dài hơn ban ngày hoặc ngược lại trong khoảng thời gian hai mươi bốn tiếng thì giáo luật quy định rất rõ ràng, người dân ở những nơi đó cứ thực hiện năm cuộc lễ nguyện Salah bình thường như các ngày bình thường… và cho dù đêm hay ngày rất dài đi chăng nữa thì vẫn phải tuân theo sự chung chung của giáo luật quy định. Cầu xin Allah ban sự thành công!

! ! !
2- Có một số người dâng lễ nguyện Salah bắt buộc với vai để trần tức không có gì phủ kín đôi bờ vai và đặc biệt là trong những ngày làm Hajj suốt thời gian của tình trạng Ihram, cho hỏi giáo luật quy định thế nào cho sự việc đó?



Giải đáp: Nếu như người đó không có khả năng che đậy thì y không bị gì cả bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

]فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (سورة التغابن، الأية 16)



[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).

Ông Jabir bin Abdullah  thuật lại rằng Nabi  có nói:

((فَإِنْ كَانَ وَاسِعًا فَالْتَحِفْ بِهِ وَإِنْ كَانَ ضَيِّقًا فَاتَّزِرْ بِهِ)) (متفق على صحته)

Nếu như áo rộng thì hãy quấn lên để che phủ nó còn nếu như áo chật thì hãy buộc nó lại” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

Trường hợp có khả năng che kín đôi bờ vai hoặc một trong hai thì bắt buộc người dâng lễ nguyện phải che phủ đôi bờ vai hoặc một trong hai, đây là quan điểm đúng và hợp lý nhất trong các quan điểm của giới học giả Islam, nếu ai không thực hiện lễ nguyện Salah của người đó không đúng bởi Nabi  đã nói:

((لاَ يُصَلِّى أَحَدُكُمْ فِى الثَّوْبِ الْوَاحِدِ لَيْسَ عَلَى عَاتِقَيْهِ شَىْءٌ)) (متفق على صحته)

Không một ai trong các người được phép dâng lễ nguyện Salah trong bộ trang phục mà trên vai không được che phủ bởi một thứ gì (để vai trần)” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

! ! !
3- Một số người đã trì hoãn cuộc dâng lễ Alfajr đến khi ánh rạng đông đã ngả vàng với lập luận rằng sự việc này được di huấn từ Nabi : “Hãy dâng lễ nguyện lúc ánh ráng đông đã ngã vàng cho giờ Alfajr”, xin hỏi Hadith này có đúng và xác thực không? Và làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa Hadith này với với Hadith “Sự dâng lễ nguyện phải đúng giờ giấc quy định của nó”?



Giải đáp: Hadith vừa nêu là đúng và xác thực được ông Imam Ahmad và những học giả chuyên về Hadith được gọi là Ahlul Sunnan ghi chép lại với đường dẫn truyền chính xác, qua lời thuật của ông Ra-fi’a bin Khadi-j , Hadith này không mâu thuẫn với các Hadith đúng và xác thực khác nói rằng Nabi  đã từng dâng lễ nguyện Salah Alfajr vào lúc trời tờ mờ sáng, và nó cũng không mâu thuẫn với Hadith Sự dâng lễ nguyện phải đúng giờ giấc quy định của nó”, mà thật ra ý nghĩa của nó đối với đại đa số học giả là trì hoãn cuộc dâng lễ nguyện Salah Alfajr đến khi ánh rạng đông đã hoàn toàn rõ nét, sau đó dâng lễ trước khi ánh sáng tờ mờ biến mất giống như Nabi  đã từng dâng lễ nguyện như thế, ngoại trừ ở tại Muzdalifah thì quả thật nên dâng lễ nguyện Alfajr sớm ngay khi ánh rạng đông vừa mới ló dạng là tốt nhất vì Nabi  đã làm như vậy trong lần Hajj chia tay của Người.

Vậy, các Hadith này đều được xác thực từ Nabi  và tất cả đều chỉ ra các thời điểm tốt để thực hiện cuộc lễ nguyện Salah Alfajr.

Và chúng ta cũng có thể trì hoãn lễ nguyện Alfajr đến cuối giờ của nó tức trước lúc mặt trời mọc bởi Nabi  có nói:

«وَقْتُ الفَجْرِ مِنْ طُلُوْعِ الفَجْرِ مَالَمْ تَطْلُوْعْ الشَمْسُ» (رواه الإمام مسلم في صحيح عن عبد الله بن عمرو بن العاص رضي الله عنه)

Giờ của lễ nguyện Alfajr từ lúc ánh rạng đông ló dạng cho đến lúc trước khi mặt trời mọc” (do Imam Muslim ghi chép theo lời thuật của Abdullah bin Amru bin Al-A-s ).

! ! !
4- Chúng ta chứng kiến một số người đã làm ngắn áo đi và làm quần dài thêm, vậy các ông thấy thế nào về sự việc này, cầu xin Allah ban sự thành công ?



Giải đáp: Theo Sunnah thì quần áo chỉ được phép dài phủ xuống đến khoảng giữa từ nửa cẳng chân cho đến mắt cá chân, không được phép dài xuống qua khỏi mắt cá chân bởi chiếu theo lời di huấn của Nabi :

« مَا أَسْفَلَ مِنَ الْكَعْبَيْنِ مِنَ الإِزَارِ فَفِى النَّارِ » (رواه البخاري في الصحيح)

Những gì phủ xuống phía dưới mắt cá chân từ Iza-r (loại y phục nam của thời xưa như một mảnh vải quấn quanh phần thân dưới) thì sẽ ở trong Hỏa ngục” (Ông Albukhari ghi nhận trong bộ Sahih của ông).

Và không có sự phân biệt giữa quần dài hay mảnh vải quấn hoặc áo dài mà ý nghĩa ở đây muốn nói chung cho tổng thể các loại quần áo, sở dĩ Nabi  chỉ đề cập đến Iza-r vì nó là y phục nam thường dùng cho người Ả rập lúc bấy giờ và ý của Người  là muốn lấy nó làm thí dụ tiêu biểu chứ không mang tính giới hạn trong một phạm vi cụ thể. Và tốt hơn hết là quần áo nên chỉ dài đến nửa cẳng chân vì Nabi  có nói:

« إِزْرَةُ الْمُؤْمِنِ إِلَى نِصْفِ سَاقِهِ » (ابن ماجة و أحمد)

Y phục của người tin tưởng nam chỉ đến nửa cẳng chân” (Ibnu Ma-jah, Ahmad).

! ! !
5- Điều luật quy định thế nào khi biết rõ cuộc dâng lễ nguyện vừa hoàn tất xong không đúng hướng Qiblah dù trước đó đã có sự nỗ lực trong việc xác định nó? Và trong sự việc này có sự khác biệt theo từng nơi như xứ sở của người Muslim hay của người ngoại đạo hoặc ở những nơi hoang vu không ?

Giải đáp: Khi nào người Muslim đang đi đường hoặc đang ở trong một nơi nào đó không dễ dàng định hướng chính xác Qiblah thì cuộc dâng lễ nguyện của y hoàn toàn hợp lệ, nếu như trước đó y đã có sự nỗ lực tìm cách xác định hướng Qiblah nhưng sau khi xong thì mới vỡ lẽ ra y đã sai hướng.

Còn trường hợp người Muslim đang ở trong xứ sở của người Muslim thì cuộc dâng lễ sai hướng Qiblah của y không hợp lệ bởi vì y có khả năng xác định hướng Qiblah bằng cách là hỏi thăm người dân nơi đó hoặc có thể xác định Qiblah theo các Masjid.

! ! !
6- Chúng ta đã từng nghe thấy rất nhiều người Muslim định tâm bằng cách nói thành lời mỗi khi vào cuộc dâng lễ nguyện Salah, xin hỏi sự việc đó thế nào? Và sự việc đó có bằng chứng xác thực nào trong giáo luật không ?

Giải đáp: Trong giáo luật của Islam không có quy định nào cho thấy việc định tâm phải nói bằng lời, và cũng không có một sự ghi chép xác thực nào cho thấy Nabi  cũng như các vị Sahabah  đã định tâm bằng lời mỗi khi vào cuộc dâng lễ nguyện Salah cả, và thật ra sự định tâm là ở con tim bởi Nabi  đã nói:

« إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى » (متفق على صحته من حديث أمير المؤمنين عمر بن الخطاب  )

Quả thật mọi hành động đều xuất phát từ sự định tâm và mỗi một người sẽ đạt được những gì mà y đã định tâm” (Hadith do ông Umar bin Alkhattab – vị thủ lĩnh của những người tin tưởng thuật lại, được toàn thể giới học giả thống nhất về tính xác thực của nó).

7- Chúng ta thấy một số người chen lấn nhau vì muốn được dâng lễ nguyện Salah tại Hijr Isma-il (phần trong vành hình cung gần đền Ka’bah), xin cho biết giáo luật quy định cho việc dâng lễ nguyện Salah tại đó thế nào và việc làm đó có phần ân phước gì không ?

Giải đáp: Dâng lễ nguyện tại Hijr Isma-il là một việc thờ phượng mang tính khuyến khích bởi vì chỗ đó là một phần của ngôi đền, có nguồn ghi chép được toàn thể giới học giả thống nhất về tính xác thực của nó rằng vào năm AlFath (năm mở rộng phạm vi Islam) Nabi  đã từng vào nơi đó và dâng lễ nguyện hai Rak-at. Và một Hadith khác, ông Ibu Umar thuật lại từ ông Bilal  rằng Nabi  đã nói với phu nhân của Người A’ishah khi bà muốn vào đền Ka’bah:

« صَلِّ فِيْ الحِجْرِ فَإِنَّهُ مِنَ البَيْتِ»

Hãy dâng lễ nguyện Salah trong Hijr bởi vì quả thật nó là một phần của ngôi đền Ka’bah”.

Còn đối với lễ nguyện bắt buộc thì không nên thực hiện nó trong phạm vị ngôi đền Ka’bah hay trong Hijr bởi vì Nabi  không làm như vậy và bởi vì một số vị học giả cho rằng dâng lễ nguyện Salah trong Ka’bah sẽ không đúng với giáo luật và tương tự trong Hijr cũng vậy vì nó thuộc bộ phận của ngôi đền.

Do đó, một điều rõ ràng là theo quy định của giáo luật phải dâng lễ nguyện Salah bắt buộc bên ngoài ngôi đền Ka’bah và bên ngoài Hijr để tuân thủ theo cách thức và đường lối của Nabi  nhằm tránh xa những bất đồng quan điểm của các vị học giả về việc khẳng định là không hợp lệ đối với việc dâng lễ nguyện Salah trong phạm vị Ka’bah và Hijr. Cầu xin Allah ban sự thành công.

! ! !
8- Một số chị em phụ nữ không phân biệt được giữa Haidh (máu kinh nguyệt) và Istiha-dhah (máu bệnh lý của phụ nữ) cho nên họ không dâng lễ nguyện Salah trong suốt thời gian dài theo sự tiếp diễn máu, xin hỏi giáo luật quy định thế nào cho sự việc này ?

Giải đáp: Haidh (máu kinh nguyệt) là máu mà Allah đã định cho con cháu của Adam thuộc giới nữ phải xuất hàng tháng trừ những trường hợp ngoại lệ như Nabi  đã di huấn.

Người phụ nữ có ba trường hợp để xác định máu Istiha-dhah:



Thứ nhất: Trường hợp không thể phân biệt đặc tính của máu kinh nguyệt và máu bệnh lý đồng thời chu kỳ kinh nguyệt không theo một thời gian nhất định mà cứ thay đổi liên tục theo từng tháng thì nếu như thời gian máu xuất ra trong khoảng mười lăm ngày trở lại thì không dâng lễ nguyện, không nhịn chay, và không được quan hệ vợ chồng tương ứng theo khoảng thời gian tiếp diễn của máu vì đó là kinh nguyệt, còn nếu như máu vẫn xuất ra sau mười lăm ngày thì đó là máu Istiha-dhah (bệnh lý), máu Istiha-dhah không ngăn cấm việc dâng lễ, nhịn chay hay quan hệ vợ chồng.

Thứ hai: Trường hợp người phụ nữ có thể phân biệt được sự khác nhau giữa máu kinh nguyệt và máu Istiha-dhah thì người phụ nữ đó cứ dựa trên đặc tính đó mà xác định, nếu như trong thời gian thấy máu có màu đen sậm cùng với mùi hôi tanh thì không dâng lễ nguyện, không nhịn chay và ngừng quan hệ vợ chồng miễn sao không quá mười lăm ngày.

Thứ ba: Trường hợp người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng thì cô ta không dâng lễ nguyện, không nhịn chay, không quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian mà máu xuất ra theo chu kỳ thường lệ mỗi tháng, khi đã hết thời gian của chu kỳ kinh nguyệt thường lệ thì cô ta hãy tắm rửa, còn máu tiếp diễn qua thời gian của chu kỳ hàng tháng thì cứ rửa và lấy Wudu’’ mỗi khi dâng lễ vì đó là máu Istiha-dhah.

Và đây là sự tóm tắt theo những gì được di huấn từ Nabi  về vấn đề Istiha-dhah, và vấn đề này cũng đã được tác giả bộ sách Albulugh – Ibn Hajar và tác giả bộ sách Almuntaqa Almajid – Ibn Taymiyah đề cập. Cầu xin Allah yêu thương hai người họ.

! ! !
9- Nếu một người để lỡ một lễ nguyện Salah nào đó, giả sử như lễ nguyện Zuhur, sau đó ý nhớ ra thì vừa lúc cuộc dâng lễ nguyện Asr chuẩn bị bắt đầu. Xin hỏi người đó sẽ vào dâng lễ tập thể cùng Imam với định tâm cho Zuhur hay định tâm cho Asr hay người đó phải dâng lễ Zuhur một mình trước tiên rồi sau đó mới dâng lễ nguyện Asr ?

Giải đáp: Giáo luật quy định cho người được nói đến trong câu hỏi là y phải dâng lễ nguyện tập thể của giờ hiện thời với định tâm cho Zuhur rồi y mới dâng lễ Asr tiếp sau đó bởi vì thứ tự trước sau là bắt buộc cho nên không thể bỏ thứ tự vì e lỡ mất ân phước tập thể.

Còn về câu nói của giới fuqaha’ (các vị học giả thông lãm về giáo luật) – cầu xin Allah yêu thương họ: “Nếu e sợ ra khỏi giờ của cuộc lễ nguyện hiện thời thì thứ tự không còn ý nghĩa nữa” có nghĩa là bắt buộc đối với ai đã bỏ lỡ một lễ nguyện nào đó phải dâng lễ nguyện bị bỏ lỡ trước khi dâng lễ nguyện hiện thời trừ khi nếu như thời gian của giờ lễ nguyện hiện thời eo hẹp thì nên thực hiện lễ nguyện hiện thời trước, thí dụ: Một người bỏ lỡ lễ nguyện Isha’ cho tới khi mặt trời sắp mọc thì y mới nhớ ra là mình chưa dâng lễ Isha’ nhưng lúc bấy giờ y vẫn chưa thực hiện lễ nguyện Fajr, do đó, y phải dâng lễ nguyện Fajr trước tiên trước khi hết giờ của nó rồi sau đó y mới dâng lễ nguyện bị bỏ lỡ tức Isha’.

! ! !


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương