DỊch phần dạy pháp của ngài pa-auk ngàY 9/4/2006 TẠi florida



tải về 119.97 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích119.97 Kb.
#28016
  1   2   3
DỊCH PHẦN DẠY PHÁP CỦA NGÀI PA-AUK NGÀY 9/4/2006 TẠI FLORIDA
Mục tiêu của chúng ta là chứng ngộ Niết Bàn (NB), đạt đến NB và chỉ có một. Nếu qúy vị muốn đạt đến NB, qúy vị nên nổ lực làm gì?
Đầu tiên qúy vị nên chứng ngộ Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là gì?

  1. Sự thật tối thượng về Khổ (hay Khổ Đế),

  2. Sự thật tối thượng về Nguồn gốc của khổ (Khổ Tập),

  3. Sự thật tối thượng về sự chấm dứt khổ (Khổ Diệt),

  4. Sự thật tối thượng về con đường đưa đến chấm dứt khổ (Đạo Đế).

Bốn sự thật tối thượng này là vô cùng quan trọng đối với mỗi người Phật tử. Nếu qúy vị chứng ngộ Tứ Diệu Đế, lúc Tuệ giác của qúy vị chín mùi, qúy vị có thể chứng ngộ NB bằng Đạo, Quả Tuệ. Nếu qúy vị chứng ngộ Niết bàn theo từng giai đọan với Bốn Đạo và Bốn Qủa, qúy vị có thể trở thành một vị A-la-hán đọan tuyệt mọi phiền não, đọan tuyệt luôn cả sự dính mắc với bất kỳ đời sống mới nào. Để thành một vị A-la-hán, qúy vị nên nổ lực làm gì? Qúy vị phải thực hành Bát Chánh Đạo. qúy vị có thể đã hiểu Bát Chánh Đạo :



  1. Thứ nhất : Chánh Kiến (Sammā diṭṭhi ),

  2. Thứ hai : Chánh Tư Duy (Sammā Sankappa)

  3. Thứ ba : Chánh Ngữ ( Sammā Vācā )

  4. Thứ tư : Chánh Nghiệp (Sammā Kammanta)

  5. Thứ năm : Chánh Mạng (Sammā Ājīva )

  6. Thứ sáu : Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma)

  7. Thứ bảy : Chánh Niệm (Sammā Sati)

  8. Thứ tám : Chánh Định (Sammā Samādhi)

Trong số Tám chi phần Bát Chánh Đạo này, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, ba chi phần này cùng nhau, đựơc gọi là Giới Học. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, ba chi phần này cùng nhau, được gọi là Định Học. Hai chi phần Chánh Kiến và Chánh Tư Duy cùng nhau, được gọi là Tuệ Học.


Qúy vị phải thực hành Định Học trên nền tảng Giới hạnh trong sạch. Chánh Định là gì? Theo bài Kinh “Đại Niệm Xứ” Mahāsatipaṭṭhāna sutta, bốn tầng thiền được gọi là Chánh Định, Sammā Samādhi. Một tâm định có thể tạo ra ánh sáng rất sáng và rất mạnh, gọi là Ánh Sáng Trí Tuệ. Với sự hiện hữu của Ánh Sáng Trí Tuệ qúy vị mới có thể thực hành Tuệ Học là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.
Chánh Kiến là gì?

  1. Hiểu biết chơn chánh sự thật về Khổ (hay Khổ Đế),

  2. Hiểu biết chơn chánh sự thật về Nguồn gốc của Khổ (hay Khổ Tập),

  3. Hiểu biết chơn chánh sự thật về chấm dứt Khổ (hay Khổ Diệt),

  4. Hiểu biết chơn chánh sự thật về con đường đưa đến chấm dứt Khổ (hay Đạo đế),

Bốn sự Hiểu biết chơn chánh này được gọi là Chánh Kiến. Vậy Hiểu biết chơn chánh Tứ Diệu Đế là Chánh Kiến.

Trong số Tứ Diệu Đế, Khổ Đế và Tập Đế là đối tượng của các Minh Sát Tuệ. Qúy vị phải quán sát chúng là vô thường, khổ vô ngã. Hai Đế này đựợc gọi là các Hành (Saṅkhāra). Ngay khi vừa khởi sinh, các hành biến diệt rất rất nhanh, vì vậy các hành là là vô thường. Chúng luôn bị đàn áp bởi sự sanh, diệt, nên chúng là khổ, vậy chúng là vô thường và khổ. Không có chủ thể hay vật thể thường hằng, nên chúng là vô ngã. Nếu qúy vị quán sát các Hành này là vô thường, khổ và vô ngã, sự quán sát như vậy gọi là Minh sát Tuệ.


Nếu qúy vị muốn thực hành Thiền Minh Sát theo lời dạy của Đức Phật, qúy vị cần giác tri Khổ đế Tập đế. Khổ đế là gì?

Sakhitena Pañcuppādānakkhandhā dukkhā” “Tóm lại, chấp thủ vào thân ngủ uẩn (hay Ngủ Uẩn Thủ) là Sự Thật về Khổ”



Ngủ Uẩn Thủ là gì ?

  1. Sắc thủ uẩn,

  2. Thọ thủ uẩn,

  3. Tưởng thủ uẩn,

  4. Hành thủ uẩn,

  5. Và Thức thủ uẩn.

Sự tồn tại 5 nhóm (hay ngủ uẩn) đeo bám (thủ) này được gọi là sự thật về Khổ (Khổ đế).
Theo Gíao lý của Đức Phật, Sắc thủ uẩn được gọi là Sắc (Rùpa);

Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn và Thức thủ uẩn được gọi là Danh (Nàma)

5 uẩn thực chất chỉ là danh và sắc. Nếu muốn hành thiền Minh Sát theo hệ thống, trước tiên qúy vị nên cố gắng thấy biết bằng Trí Tuệ Minh Sát Danh và Sắc.

Theo lời dạy của Đức Phật, thân chúng ta bao gồm các Hạt Tổng Hợp Sắt Nhỏ Li Ti, (còn gọi là Kalāpa). Các Kalāpa này chưa phải là Sắc Chân Đế. Chúng là một nhóm các Sắc Chân Đế, nếu phân tích tiếp các Kalāpa này, quý vị sẽ liễu tri các Sắc Chân Đế, gồm Tám sắc tố: Đất, Nước, Lửa, Gió, Màu, Mùi, Vị, Dưỡng Chất; số Kalāpa khác có thể có đến 9 sắc tố; số Kalāpa khác có thể có đến mười sắc tố. Lúc đó quý vị liễu tri đựơc Sắc Chân Đế. Để liễu tri các Sắc Chân Đế, đầu tiên qúy vị nên cố gắng hành thiền Định. Qúy vị nên thực hành thiền Định dựa vào việc giữ giới trong sạch. Qúy vị nên cố gắng đạt đến Sơ, Nhị, Tam, Tứ Thiền. Để đạt đến các tầng thiền này, có đến bốn mươi đề mục thiền định, trong số đó có ba mưoi đề mục đạt đến an chỉ định (tầng thiền) nếu quý vị thực hành có hệ thống. Trong số bốn mươi đề mục này, chúng tôi thường dạy Ānāpānasati, Niệm hơi thở hoặc là Thiền Tứ Đại. Nếu quý vị thực hành Ānāpāna một cách có hệ thống, quý vị có thể đạt đến Tứ Thiền. Dựa vào Tứ Thiền này, nếu quý vị thực hành mười Biến xứ (hay Kasiṇa), Bát Thiền, hay Tứ Vô Lượng Tâm, v.v cũng dễ dàng.


Khi đang thực hành Ānāpāna, Niệm hơi thở, đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, hơi thở xúc chạm quanh lỗ mũi hay ở đỉnh môi trên. quý vị nên tập trung vào hơi thở trong khi xúc chạm. quý vị không nên chú tâm vào cảm giác xúc chạm, mà chỉ chú trọng vào hơi thở tại điểm hơi thở xúc chạm. Đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, không phải là cảm giác xúc chạm. Nhưng khi tập trung vào hơi thở, khi định của quý vị sâu hơn, quý vị có thể không còn thấy cảm giác xúc chạm, quý vị có thể chỉ thấy hơi thở, không vấn đề gì, lúc đó hãy tập trung vào đối tựơng hơi thở thôi. Lại nữa, khi định của quý vị trở nên sâu hơn nữa, quý vị có thể không còn cảm giác mũi, mặt.. Tâm sẽ ở chỉ với hơi thở thì rất tốt, không sao cả, hãy tiếp tục tập trung chỉ trên hơi thở, không lâu sau đó, Nimitta sẽ xuất hiện. Khi hơi thở trở thành Nimitta, quý vị nên tập trung vào Nimitta đó. Nimitta là gì? Nimitta là định tướng, hay là nhân của định. Định tướng là gì? Khi định tâm trên đối tựơng hơi thở trở nên sâu hơn, hởi thở sẽ trở nên có màu, thông thường đối với nhiều thiền sinh, hơi thở có màu khói, hơi thở khi đi ra từ lỗ mũi có màu khói. Màu khói đó và hơi thở một khi hợp nhất lại với nhau, phải trở thành như nhau, hơi thở trở thành màu khói và màu khói trở thành hơi thở, hơi thở và màu khói phải nhất như. Vào lúc ấy, tâm sẽ tự động bám vào Nimitta. Nếu quý vị có thể tập trung trên Nimitta, khi định tâm dần trở nên sâu hơn, màu khói đó sẽ chuyển dần sang màu trắng, hay màu bông gòn. Nimitta màu bông gòn đó được gọi là Uggaha Nimitta, hay Học Tướng, còn màu khói được gọi là Parikamma Nimitta hay Sơ Tướng. Nếu quý vị có thể tập trung trên Học Tướng, khi định của quý vị trở nên sâu hơn, Học tướng đó sẽ chuyển sang màu sáng trong như sao mai. Nimitta sáng trong đó gọi là Tợ Tướng (hay Quang Tướng), PaṭibhāgaNimitta. Quý vị phải tập trung trên Nimitta Tợ Tướng (hay Quang Tướng) ấy. Khi quý vị có thể tập trung hòan tòan trên Nimitta Tợ Tướng (hay Quang Tướng), dần dần khi định của quý vị sẽ trở nên sâu hơn, rồi trạng thái An Chỉ Định, hay định thấm nhuần sẽ xuất hiện. Trạng thái an chỉ định ấy là định của bậc thiền, Jhāna. Quý vị có thể đạt đến Tứ thiền nếu quý vị thực hành có hệ thống theo cách này. Vậy, Nimitta này gọi là Định tướng, tâm định có thể tạo ra Nimitta này, nên nó được gọi là định tướng. Nhưng nó còn là nhân của định, nếu quý vị chỉ tập trung trên hơi thở tự nhiên, định của quý vị không thể trở nên sâu hơn được. Nhưng khi định của quý vị trở nên sâu và ổn định, hơi thở sẽ trở thành Nimitta. Nếu quý vị có thể tập trung trên Nimitta một cách hệ thống, định của quý vị sẽ phát triển, vì vậy Nimitta đựơc gọi là nhân của định.

Hôm nay tôi sẽ ngừng ở đây. Nhưng các quý vị có thể thảo luận những về những khó khăn của quý vị, cứ hỏi. Có câu hỏi nào không?


Gịong nữ: Nimitta là do tâm sinh ra ạ?

Sayadaw: Tâm định có thể sinh ra Nimitta, vì hơi thở vào và hơi thở ra là do tâm sinh. Khi tâm trở nên định, tâm định đó sẽ sinh ra Nimitta này. Vì tâm sinh ra hơi thở, cũng như vậy tâm định sinh ra Nimitta này. Nimitta đó và hơi thở là một. Theo lời dạy Đức Phật, hơi thở do tâm sanh. Mọi cái tâm khi khởi sanh, nương nhờ nơi sắc ý căn, có thể tạo ra các Kalāpa-do-tâm-sanh. Nếu quý vị có thể phân biệt tứ đại trong hơi thở theo hệ thống, quý vị sẽ thấy hơi thở không là gì ngòai một nhóm các hạt li ti, Kalāpa. Nếu phân tích tiếp tục các Kalāpa này, sẽ có Tám yếu tố Sắc Chân Đế.Trong số tám yếu tố này có yếu tố màu. Màu của Kalāpa này và màu của Kalāpa kia hợp lại thành Nimitta.

Gịong nữ: Vậy Nimitta là một lọai sắc, phải không ạ?

Sayadaw: Vâng, nó thuộc phần Sắc. Nhưng trước khi phá vỡ tính khối kết của nó, lúc đó nó thuộc về khái niệm, Paññatti, bao gồm một nhóm các hạt, như một khối kết đặc nên ta thấy như là Nimitta.

Gịong nam: Con có một câu hỏi. Tứ đại lại liên hệ đến hơi thở như thế nào ạ?Như thế nào Tứ đại lại liên hệ đến hơi thở ạ?

Sayadaw: Không chỉ có hơi thở, cả cơ thể này đều liên hệ đến tứ đại. Cơ thể chúng ta bao gồm Tứ đại sắc hay bốn đại chủng và các sắc do tứ đại sinh ra. Đây, hãy thử nhìn (lúc này Ngài chỉ vào cánh tay), bạn có thấy màu không? Trong cánh tay tôi, bạn có thấy màu không?

Gịong nam : Thưa có.

Sayadaw: Màu là gì? Màu này là màu của tứ đại. Hãy sờ vào cánh tạy bạn. Bạn có thể cảm giác: cứng, nhám, nặng hay mềm, trơn, nhẹ, chảy, kết dính, nóng, lạnh, nâng đỡ và đẩy. Chúng là tứ đại. Cứng, nhám, nặng hay mềm, trơn, nhẹ là yếu tố Đất. Chảy, kết dính là yếu tố Nước. Nóng, lạnh là yếu tố Lửa. Nâng đỡ, đẩy là yếu tố Gió. Chúng là tứ đại. Nếu quý vị thực hành thiền tứ đại, khi định phát triển, quý vị có thể thấy những hạt nhỏ li ti gọi là Kalāpa. Lúc đó không có tay hay không có thân, chỉ là một nhóm các Kalāpa. Nếu phân tích các Kalāpa này, có ít nhất Tám yếu tố Sắc Chân Đế: đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất. Trong số Tám yếu tố này, tứ đại là vô cùng quan trọng, là các sắc cơ sở.

Còn có màu. Màu là gì ? Là màu của tứ đại.

Còn có mùi. Mùi là gì ? Là mùi của tứ đại

Còn có vị. Vị là gì ? Là vị của tứ đại



Còn có dưỡng chất. Dưỡng chất là gì? Là dưỡng chất của tứ đại.
Vậy tứ đại là các sắc cơ sở, làm nên cơ thể chúng ta. Hơi thở chỉ là một phần của cơ thể chúng ta. Vì vậy nếu chúng ta có thể phân biệt được tứ đại trong hơi thở một cách có hệ thống, chúng ta sẽ thấy hơi thở không là gì ngòai một nhóm các hạt nhỏ li ti, gọi là Kalāpa. Trong số các Kalāpa này, có số có Tám yếu tố sắc, có số có 9 yếu tố sắc trong mỗi Kalāpa, có cả sắc mạng căn. Trong số 9 yếu tố sắc này, tứ đại là các yếu tố cơ sở, chúng rất quan trọng.

Gịong nam: Con đang nghĩ đến…lửa, đất, gió… và liên hệ với tướng. Khi Ngài khiến hơi thở biến đổi sang các hạt nhỏ.., con nghĩ Ngài đang liên hệ đến sơ tướng màu khói, với không khí và đất, lúc đó có phải đất trong hơi thở đổi sang màu của nước?

Sayadaw: Không phải vậy, chúng không bao giờ biến đổi như vậy. Xin nghe kỹ ý của tôi. Hiện tại quý vị đang thực hành Ānāpāna, lúc chưa đủ định, quý vị có thể thấy hơi thở trở thành màu khói. Nhưng màu thì vẫn có ở đó, tuy nhiên quý vị không thể thấy vì quý vị chưa có tâm định. Khi định của quý vị phát triển, lúc ấy quý vị có thể thấy hơi thở của quý vị trở thành màu khói, không phải do cái gì khác biến đổi mà thành, mà màu thực sự luôn có sẵn, nhưng qúy vị không thể thấy bằng tâm bình thường của qúy vị. Khi tâm của quý vị có định, lúc ấy qúy vị mới thấy được màu. Lại nữa, khi định của qúy vị trở nên sâu hơn, lúc ấy qúy vị có thể thấy màu lúc này trắng. Và khi tâm của qúy vị định sâu hơn nữa, qúy vị thấy màu lúc này trở nên sáng trong như sao Mai, nhưng hơi thở qúy vị có màu đó, chỉ có tâm định mới sinh ra màu như vậy thôi.

Gịong nam: Cảm ơn Sayadaw.

Gịong nữ: Thưa Sayadaw, cái màu đó có sẵn ạ, hay tâm định sinh ra màu trắng?

Sayadaw: Nó có màu, nhưng lúc ấy, màu này chưa sáng. Khi định trở nên sâu hơn, lúc ấy tâm định sinh ra màu này.

Gịong nam: Thưa Thiền Sư, có giai đọan nào dẫn đến Sơ tướng trong định không ạ, có giai đọan tập trung nào trước khi mình thấy được Sơ Tướng không ạ?

Sayadaw: Có thể có những màu khác nhau. Màu khác nhau, tại sao khác nhau trong khi chỉ có một đề mục thiền? Bởi do Tưởng khác nhau : “Saññajahi etaṁ saññanidānaṁ saññapabhavaṁ”)- Thanh Tịnh Đạo có đề cập như vậy. Tâm định luôn tương ưng với Tưởng. Khi định trở nên sâu hơn, lúc đó nếu Tưởng, tương ưng với tâm định, thay đổi, màu đó cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt khi đạt đến giai đọan cận định, Nimitta trở nên rất sáng. Lúc đó nếu quý vị có thể duy trì định này hơn 1 giờ, hai giờ hay ba giờ, v.v.. trong nhiều ngày, khi ấy Nimitta cũng trở nên ổn định, định cũng trở nên ổn định và sâu. Lúc đó nếu Tưởng thay đổi, Nimitta cũng sẽ bị thay đổi, ví dụ, nếu qúy vị muốn Nimitta của quý vị đỏ, nó sẽ trở thành màu đỏ như ruby, nếu quý vị muốn nó màu vàng, nó sẽ là màu vàng, muốn nó tròn nó sẽ trở thành tròn, muốn thấy nó dài, nó sẽ thành dài. Nó sẽ luôn thay đổi tùy thuộc Tưởng của qúy vị. Nếu Nimitta thường xuyên thay đổi như thế, qúy vị không thể nhập thiền vì qúy vị không thể hòan tòan định trên Nimitta của qúy vị. Vì vậy mà với những người mới bắt đầu, khi Nimitta lần đầu xuất hiện, qúy vị không nên chú trọng đến màu, không nên chú trọng đến đối tượng tứ đại trong Nimitta. Nếu qúy vị chú ý đến tứ đại trong Nimitta, đây không phải là đề mục thiền của Ānāpāna, nó là đề mục của thiền Tứ đại, đối tượng thiền bị thay đổi. Nếu qúy vị chú trọng đến màu, chúng là đề mục của biến xứ màu, mà trong số mười biến xứ, màu của Nimitta không phải là đối tượng của thiền biến xứ màu. Điều này hơi khó gỉai thích một chút. Bởi lý do này, qúy vị không nên chú trọng đến màu, hay hình thù, hay Tứ Đại trong Nimitta. qúy vị nên hành như thế nào đây? Chỉ có Nimitta là qúy vị cần tập trung dù cho nó đỏ, trắng hay bất kỳ màu gì, không sao cả. Cùng cách ấy, trước khi qúy vị thấy Học Tướng (Uggaha Nimitta) và Tợ Tướng (hay Quang Tướng) (PaṭibhāgaNimitta), ở giai đọan Sơ tướng (Parikamma Nimitta), nếu lúc ấy Tưởng của qúy vị thay đổi, Nimitta sẽ thay đổi theo, nhưng chỉ với những thiền sinh đã thực hành lâu năm thôi.

Gịong nam: Con thắc mắc liệu trước khi Sơ Tướng màu khói xuất hiện, có phải qua giai đọan tập trung nào để phát triển cho có Sơ Tướng không ạ?

Sayadaw: Có chứ. Có bốn giai đọan:

Thứ nhất là hơi thở dài,

Thứ hai là hơi thở ngắn,

Thứ ba là tòan bộ hơi thở,

Thứ tư là hơi thở vi tế hay hơi thở biến mất.

Vậy có bốn giai đọan. Khi qúy vị đang hành Ānāpāna, Niệm hơi thở, qúy vị nên cố gắng hiểu rõ hơi thở của qúy vị, khi nó là dài, qúy vị nên cố gắng hiểu hơi thở dài của qúy vị; khi nó là ngắn, qúy vị nên cố gắng hiểu hơi thở ngắn của qúy vị. Qúy vị không nên cố tình làm cho hơi thở dài hay ngắn, hãy thở một cách tự nhiên. Nếu qúy vị có thể tập trung hòan tòan vào vào hơi thở dài hay hơi thở ngắn của qúy vị, lúc ấy nếu định trở nên ổn định, qúy vị có thể quan sát tòan bộ thân hơi thở. Khi nó là dài, qúy vị cố gắng hiểu rõ tòan bộ thân của hơi thở, khi nó là ngắn, qúy vị cố gắng hiểu rõ tòan bộ thân của hơi thở. Tòan bộ thân của hơi thở là gì ? Hơi thở nằm trên điểm chạm, từ đầu cho đến cuối mỗi hơi thở, qúy vị nên cố gắng hiểu rõ hơi thở của qúy vị. Từ đầu đến cuối mỗi hơi thở được gọi là tòan bộ thân hơi thở. Không cần thiết phải theo hơi thở vào trong và ra ngòai, chỉ nhìn nó ở một chỗ, chỗ chạm của hơi thở. Tại vị trí xúc chạm, từ đầu đến cuối mỗi hơi thở qúy vị đều nên cố gắng hiểu rõ hơi thở. Thực hành như thế, khi định của qúy vị trở nên sâu hơn, hơi thở sẽ trở nên rất vi tế, rất nhẹ nhàng và rất sáng. Lúc ấy, không nên làm cho hơi thở rõ thành tiếng (lúc này Sayadaw hít thở mạnh thành tiếng vài cái), không nên làm như vầy. Hãy cố gắng tập trung trên hơi thở vi tế mà thôi. Hơi thở vi tế là rất tốt, đấy là dấu hiệu của định sâu hơn, khi định trở nên sâu hơn, hơi thở trở nên vi tế hơn. Nếu qúy vị có thể tập trung vào hơi thở vi tế ấy là rất tốt. Vì sao? Không lâu, Nimitta sẽ xuất hiện. Khi Nimitta xuất hiện, qúy vị phải tập trung vào Nimitta. Lúc hơi thở trở thành Nimitta, qúy vị phải tập trung vào Nimitta. Khi tập trung vào Nimitta mà hơi thở của qúy vị thô tháo, rõ ràng; có lúc qúy vị chú ý đến đối tượng hơi thở, lúc thì chú ý đến Nimitta; vậy có tới hai đối tượng. Nếu có hai đối tượng, định không thể phát triển cao được. Bởi lý do này, hơi thở vi tế là rất tốt. Nếu hơi thở trở thành Nimitta, lúc đó nếu qúy vị có thể tập trung vào Nimitta, qúy vị có thể quên đi đối tượng hơi thở.



Gịong nam: Trong Bộ Thanh Tịnh Đạo, trong phần Ānāpānasati, có nói rằng, vào giai đọan này, sẽ đến khi ta có thể tập trung trên hơi thở và Nimitta. Làm cách nào Ngài có thể so sánh giai đọan mà Ngài hướng dẫn cho thiền sinh kia về… Nimitta cũng như hơi thở vi tế. (TIẾP 1 CÂU NGHE KHÔNG RA) vì con đang hỏi về việc khi Nimitta xuất hiện, Ngài nói, sơ khởi nếu chúng ta cố gắng tập trung vào Nimitta, thì nó sẽ biến mất. Vậy, với giai đọan này mình nên cố gắng chú tâm vào Nimitta thay vì hơi thở vào và hơi thở ra ạ?

Sayadaw: Khi Nimitta xuất hiện, qúy vị phải chú tâm đến chỉ Nimitta thôi. Lúc ấy, hơi thở vẫn còn đó, nó hòan tòan dừng lại chỉ khi qúy vị đạt đến giai đọan Tứ thiền. Chừng nào mà qúy vị chưa đạt đến Tứ thiền, hơi thở vẫn còn đó, nhưng hơi thở đó trở nên rất vi tế, nhẹ nhàng và rất sáng. Bởi nó vi tế, nên qúy vị có thể dễ dàng tập trung trên một mình Nimitta. Nimitta mới là đối tuợng thiền an chỉ định của qúy vị, chứ không phải là hơi thở tự nhiên. “Assāsapassāse nissāya uppannanimittampi ettha assāsapassāsa sāmaññavasena”. Nghĩa là gì? Dựa vào hơi thở vào tự nhiên và hơi thở ra tự nhiên mà Nimitta xuất hiện, vậy Nimitta có thể đựơc xem là hơi thở vào, hơi thở ra; hay hơi thở vào, hơi thở ra và Nimitta là như nhau. Nimitta là assāsa, passāsa; và assāsa, passāsa là Nimitta. Vậy chúng cùng một thứ. Vì nguyên nhân này, chúng ta có thể nói khi qúy vị tập trung vào Nimitta, quý vị đang thực hành Ānāpānasati, thiền niệm hơi thở. Có thể khi Nimitta và hơi thở hợp nhất (unify together), thông thường tâm sẽ tự động bám vào Nimitta, lúc ấy qúy vị chú trọng đến Nimitta thì tốt hơn.
Đối với người mới bắt đầu, ngay khi Nimitta xuất hiện, nó chưa thực ổn định, lúc đó mà tập trung vào Nimitta, nó sẽ nhanh chóng biến mất. Lúc này qúy vị phải chú tâm lại trên hơi thở. Dần già, khi định tâm của qúy vị trở nên sâu hơn, lúc ấy Nimitta sẽ xuất hiện. Lúc đó nếu qúy vị nhanh chóng chuyển sự tập trung sang Nimitta, nó sẽ biến mất. Chính vì lý do này, chúng tôi thường dạy không nên vội vàng tập trung vào Nimitta. Qúy vị chỉ nên chú tâm đến hơi thở tự nhiên. Khi hơi thở trở thành Nimitta, Nimitta và hơi thở hòa lẫn vào nhau, tâm lúc ấy sẽ tự động bám vào Nimitta. Lúc này nếu qúy vị chú tâm vào Nimitta, Nimitta trở nên ổn định. Thông thường người mới bắt đầu có thể duy trì sự chú tâm trên Nimitta trong khỏang 5 hay mười phút thôi, khi Nimitta biến mất, họ phải chú tâm trở lại trên hơi thở. Khi họ có thể chú tâm trên hơi thở trở lại, rồi Nimitta sẽ xuất hiện. Vì thế nó phụ thuộc vào sự định tâm, khi định của qúy vị trở nên sâu hơn và ổn định, Nimitta cũng sẽ ổn định, lúc đó qúy vị chỉ nên tập trung vào Nimitta mà thôi.

Gịong nam: Thưa Thầy, với một người bắt đầu thực hành Ānāpāna, trước tiên chúng ta cố gắng thiết lập để có thể cảm nhận đối tượng Ānāpāna tại điểm chạm, và rồi chúng ta cố gắng quan sát hơi thở dài là dài, hơi thở ngắn là ngắn bằng cách theo sát việc thở tại điểm chạm, không đi theo hơi thở, mà ở tại điểm đó thôi. Giai đọan kế tiếp là trọn vẹn hơi thở có phải có nghĩa là giờ đây sự tập trung của mình có thể theo dõi thơi thở từ đầu cho đến cuối không dán đọan? Đó có phải là điều nói về phần trọn vẹn hơi thở không ạ?

Sayadaw: Đúng vậy.

Gịong nam: Và Khi chúng ta có thể thiết lập để theo dõi trọn vẹn hơi thở từ đầu đến cuối không dán đọan, và rồi chúng ta sẽ có hơi thở vi tế, khi hơi thở trở nên vi tế đến mức có thể chúng ta không còn ghi nhận được nó ạ?

Sayadaw: Thông thường khi họ thực hành để hiểu rõ hơi thở dài và hơi thở ngắn, lúc ấy hơi thở trở nên vi tế đối với một số thiền sinh. Khi họ thực hành để hiểu rõ trọn vẹn thân hơi thở, khi định trở nên sâu hơn, hơi thở lúc đó cũng trở nên vi tế. Vì ba giai đọan này được kết hợp cùng lúc, nên khi họ đang tập trung trên hơi thở dài lúc đó họ có khả năng tập trung trọn vẹn thân của hơi thở dài không gián đọan; khi họ đang tập trung trên hơi thở ngắn, lúc đó họ có khả năng tập trung trọn vẹn thân của hơi thở ngắn không gián đọan. Vậy lúc đó ba giai đọan được kết hợp cùng lúc. Bởi nguyên nhân này, khi họ đang thực hành hơi thở dài, hơi thở ngắn, trọn vẹn hơi thở, lúc ấy hơi thở của họ có thể trở nên vi tế.

Gịong nam: Và với người mới bắt đầu, trật tự này cần được quay lại, như có lúc mình kinh nghiệm đến hơi thở vi tế rồi, nhưng nó mất đi, vậy là phải quay lại nhìn hơi thở dài, hơi thở ngắn và tòan bộ thân hơi thở để tái thiết. Thực hành như vậy ạ?

Sayadaw: Vâng.

Gịong nam: Và còn về một cách khác để nhìn nó? Khi tâm đang nhìn điểm chạm của hơi thở, nếu chúng ta có thể chắc chắn là chúng ta luôn thiết lập được sự chánh niệm về điểm đó, liệu điều này có phải là chúng ta đang quan sát tòan bộ hơi thở không ạ?

Sayadaw: Lúc đó, qúy vị không nên chú trọng đến điểm chạm, mà nên chú trọng đến hơi thở tại điểm chạm thì tốt hơn. Rồi từ từ, qúy vị có thể bỏ quên điểm chạm, qúy vị có thể duy trì được sự tập trung chỉ trên hơi thở. Đối với một vài thiền sinh, họ có thể theo hơi thở vào bên trong lỗ mũi hay ra ngòai đỉnh môi. Chỉ vì lý do này mà chúng tôi mới cố định điểm chạm.

Gịong nam: Luôn tập trung tại điểm chạm ạ?

Sayadaw: Đúng vậy.

Gịong nam: Đối với người mới bắt đầu, ngay cả nếu chúng con cố gắng rất cao để duy trì sự tập trung, tâm vẫn trôi đi. Cách nào là tốt nhất để kéo nó lại ạ?

Sayadaw: Có thể dùng cách đếm, đếm hơi thở là cách tốt nhất. Với rất nhiều thiền sinh, lúc bắt đầu, tâm họ thường phóng đi lang thang, điều này tự nhiên thôi. Họ phải kéo nó trở lại. Kéo nó trở lại,… kéo nó trở lại…, bằng cách này họ phải cố gắng! Lúc ấy đếm hơi thở là cần thiết. Khi đi, khi ngồi, khi đứng, khi nằm, ở mọi oai nghi, nếu họ tập trung vào hơi thở của họ, từ từ rồi tâm của họ sẽ ở cùng hơi thở.

Gịong nam: Thưa Thầy, liệu có thể hữu ích để dùng nổ lực, chẳng hạn như “tôi sẽ không để mất tập trung” và cố gắng với hết sức lực để trụ tại điểm chạm?

Sayadaw: Với một số thiền sinh, chúng tôi dạy thực hành “Adhitthana” – chúng tôi gọi là “Sự Quyết Tâm Mạnh Mẽ”. Khi qúy vị muốn định tâm trên hơi thở kéo dài 5 phút, theo cách như vầy: “Tôi sẽ cố gắng được 5 phút”. Sau khi ngồi xuống, trước khi chú ý đến đối tượng hơi thở, qúy vị nên quyết định “Tôi sẽ cố gắng. Điều này rất tốt.

Gịong nam : Xin cảm ơn Thầy.

Gịong nữ: Con thực sự không hiểu sự khác nhau giữa cảm thọ về hơi thở và chính hơi thở. Vì trong thời trình pháp trước, Ngài bảo con chỉ chú ý vào chính hơi thở thay vì chú ý đến những cảm thọ về hơi thở. Nhưng có đúng vậy không ạ? Vì hơi thở chỉ là gió vô hình (idle wind). Đúng chăng do bởi cảm thọ về hơi thở mà con có thể nhận biết được sự hiện hữu của chính hơi thở? Vì thế, nếu không chú ý đến các cảm thọ về hơi thở, con không biết làm cách nào để cảm nhận chính hơi thở.

Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 119.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương