Danh mục thành phần các dân tộc việt nam lts



tải về 96.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích96.96 Kb.
#497
DANH MỤC THÀNH PHẦN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

LTS: - Sau mười năm thực hiện chỉ thị số 83 – CĐ của Hội đồng Chính phủ, cùng phối hợp tiến hành nghiên cứu xác minh thành phần dân tộc trong cả nước, ngày 22-12-1978, Liên Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Trung ương đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Căn cứ điều lệ về tổ chức và hoạt động đã được Hội đồng Chính phủ ban hành, sau khi đã được sự nhất trí của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Trung ương, ngày 2-3-1979, Tổng cục Thống kê đã ra quyết định số 121-CCTK/PPCĐ chính thức ban hành “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” để dùng thống nhất trong cuộc tổng điều tra dân số năm 1979, cũng như trong công tác thống kê thường xuyên, công tác nghiên cứu.

Được sự đồng ý của Tổng cục Thống kê, Tạp chí Dân tộc học xin giới thiệu với bạn đọc Quyết định nói trên của Tổng cục. Ngoài ra, Tạp chí Dân tộc học cũng công bố kèm theo một Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam xếp theo ngôn ngữ kết hợp theo thứ tự số lượng dân số, và một bản đồ các dân tộc Việt Nam, do Viện Dân tộc học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn.
Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 1979
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
- Căn cứ Nghị định số 72-CP ngày 5 tháng 4 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Thống kê;

- Xét yêu cầu của công tác Tổng điều tra dân số năm 1979, và công tác thống kê thường xuyên, công tác nghiên cứu;

- Sau khi đã được Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Trung ương nhất trí;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 – Nay ban hành, kèm theo quyết định này, “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” để sử dụng thống nhất trong các ngành các cấp ở trung ương và địa phương trong cuộc tổng điều tra dân số nói trên.

Điều 2 – Bản danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam này được sử dụng kể từ ngày ký quyết định. Những bản danh mục dân tộc nào trái với bản danh mục này đều bãi bỏ.

Điều 3 – Các ông Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 4 – Ông Vụ trưởng Vụ Hạch toán thống nhất và phương pháp chế độ Tổng cục Thống Kê căn cứ quyết định này giúp Tổng cục Thống kê hướng dẫn cụ thể về mặt nghiệp vụ cho các ngành, các cấp ở trung ương và địa phương có liên quan thi hành.

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ



Đã ký:

HOÀNG TRÌNH

DANH MỤC CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
Các dân tộc trong danh mục này là những cộng đồng được xác định dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản: đặc điểm ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt – văn hóa và ý thức tự giác dân tộc. Tính đến 31-12-1978, số lượng dân tộc trong toàn quốc là 54, sắp xếp thứ tự theo số lượng dân số như sau:

01 Kinh (Việt)

02 Tày


03 Thái

04 Hoa (Hán)

05 Khơ-me

06 Mường


07 Nùng

08 Hmông (Mèo)

09 Dao

10 Gia-rai



11 Ngái

12 Ê-đê


13 Ba-na

14 Xơ-đăng

15 Sán Chay (Cao Lan – Sán Chỉ)

16 Cơ-ho


17 Chăm (Chàm)

18 Sán Dìu

19 Hrê

20 Mnông


21 Ra-giai

22 Xtiêng

23 Bru – Vân Kiều

24 Thổ


25 Giáy

26 Cơ-tu


27 Gié - Triêng

28 Mạ

29 Khơ-mú

30 Co

31 Ta-ôi


32 Chơ-ro

33 Kháng


34 Xinh-mun

35 Hà Nhì

36 Chu-ru

37 Lào


38 La Chí

39 La Ha


40 Phù Lá

41 La Hủ


42 Lự

43 Lô Lô


44 Chứt

45 Mảng


46 Pà Thẻn

47 Cơ Lao

48 Cống

49 Bố Y


50 Si La

51 Pu Péo

52 Brâu

53 Ơ-đu


54 Rơ-măm

Các thành phần dân tộc trong bản danh mục này không bao gồm các ngoại kiều.


DANH MỤC CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC VIỆT NAM

(Các dân tộc được sắp xếp theo thứ tự số lượng dân số, với các chi tiết về tên gọi và địa bàn phân bố cư trú)


Mã số

Tên các thành phần dân tộc

Các tên gọi khác

Địa bàn cư trú chủ yếu

(1)

(2)

(3)

(4)

01

Kinh (Việt)

Kinh

Trong cả nước.

02

Tày

Thổ, Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dí.

Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lâm Đồng.

03

Thái

Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc.

Sơn La, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Sơn Bình, Lâm Đồng.

04

Hoa (Hán)

Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phang…

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hậu Giang, Đồng Nai, Minh Hải, Kiến Giang, Hải Phòng, Cửu Long...

05

Khơ-me

Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ-me Krôm.

Hậu Giang, Cửu Long, Kiến Giang, Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh.

06

Mường

Mol, Mual, Moi1, Mọi Bi, Ao Tá (Ậu Tá).

Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Hà Nam Ninh.

07

Nùng

Xuồng, Giang, Nùng An, Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Lồi, Quý Rìn, Khèn Lài...

Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hà Bắc, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.

08

Hmông (Mèo)

Mẹo, Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mán Trắng.

Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh

09

Dao

Mán, Động, Trại, Xá, Dìu Miền, Kiềm Miền, Quần Trắng, Dao Đỏ, Quần Chẹt, Lô Gang, Dao Tiền, Thanh Y, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu…

Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hóa, Quảng Ninh.

10

Gia-rai

Giơ-rai, Chơ-rai, Tơ-buăn, Hơ-bau, Hđrung, Chor…

Gia Lai – Công Tum.

11

Ngái

Xín, Lê, Đản, Khách Gia.

Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn.

12

Ê-đê

Ra-đê, Đê, Kpạ, A-đham, Krung, Ktul, Đliê Ruê, Blô, Ê-pan, Mđhur2, Bih…

Đắc Lắc, Phú Khánh

13

Ba-na

Gơ-lar, Tơ-lô, Giơ-lâng (Y-lăng), Rơ-ngao, Krem, Roh, Con Kđe, A-la Công, Kpăng Công, Bơ-nâm.

Gia Lai – Công Tum, Nghĩa Bình, Phú Khánh.

14

Xơ-đăng

Xơ-teng, Hđang, Tơ-đrá, Mơ-nâm, Ha-lăng, Ca-dong, Km-râng, Con Lan, Bri-la, Tang.

Gia Lai - Công Tum, Quảng Nam - Đà Nẵng.

15

Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ)

Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ (còn gọi là Sơn Tử và không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và Chợ Rã).

Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Bắc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên.

16

Cơ-ho

Xrê, Nôp (Tu-lôp), Cơ-don, Chil3, Lat (Lach), Trinh.

Lâm Đồng, Thuận Hải.

17

Chăm (Chàm)

Chiêm Thành, Hroi.

Thuận Hải, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa Bình, Phú Khánh.

18

Sán Dìu

Sán Dẻo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc.

Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Quảng Ninh, Hà Tuyên.

19

Hrê

Chăm Rê, Chom, Krẹ, Lũy...

Nghĩa Bình.

20

Mnông

Pnông, Nông, Pré, Bu-đâng, Đi Pri, Biat, Gar, Rơ-lam, Chil3.

Đắc Lắc, Lâm Đồng, Sông Bé.

21

Ra-glai

Ra-clây, Rai, Noang, La-oang.

Thuận Hải, Phú Khánh

22

Xtiêng

Xa-điêng.

Sông Bé, Tây Ninh.

23

Bru-Vân Kiều

Bru, Vân Kiều, Mang Cong, Trĩ, Khùa.

Bình Trị Thiên.

24

Thổ4

Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng5.

Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa (Như Xuân).

25

Giáy

Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn Pu, Nà, Cùi Chu6, Xa.

Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Lai Châu.

26

Cơ-tu

Ca-tu, Cao, Hạ, Phương, Ca-tang7.

Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Trị Thiên.

27

Gié - Triêng

Đgiéh, Tareh, Giang Rẫy, Pin, Triêng, Treng, Ta-riêng, Ve (Veh), La-ve, Ca-tang7

Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai – Công Tum.

28

Mạ

Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.

Lâm Đồng, Đồng Nai.

29

Khơ-mú

Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy.

Nghệ Tĩnh, Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn.

30

Co

Cor, Col, Cùa, Trầu.

Nghĩa Bình, Quảng Nam – Đà Nẵng.

31

Ta-ôi

Tôi-ôi, Pa-co, Pa-hi (Ba-hi)

Bình Trị Thiên.

32

Chơ-ro

Dơ-ro, Châu-ro

Đồng Nai.

33

Kháng

Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón… Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm.

Lai Châu, Sơn La.

34

Xinh-mun

Puộc, Pụa

Sơn La, Lai Châu.

35

Hà Nhì

U Ní, Xá U Ní

Lai Châu, Hoàng Liên Sơn

36

Chu-ru

Chơ-ru, Chu.

Lâm Đồng, Thuận Hải.

37

Lào

Lào Bốc, Lào Nọi.

Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Hoàng Liên Sơn.

38

La Chí

Cù Tê, La Quả.

Hà Tuyên.

39

La Ha

Xá Khao, Khlá Phlạo.

Lai Châu, Sơn La.

40

Phù Lá

Bồ Khô Pạ, Mù Di Pạ, Xá Phó, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang.

Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.

41

La Hủ

Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy.

Lai Châu.

42

Lự

Lừ, Nhuồn (Duồn).

Lai Châu.

43

Lô Lô

Mun Di.

Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên.

44

Chứt

Sách, Mày, Rục, Mã-liềng, A-rem, Tu-vang, Pa-leng, Xơ-lang, Tơ-hung, Chà-củi, Tắc-củi, U-mo, Xá Lá Vàng8.

Bình Trị Thiên.

45

Mảng

Mảng Ư, Xá Lá Vàng.

Lai Châu.

46

Pà Thẻn

Pà Hưng, Tống.

Hà Tuyên.

47

Cơ Lao




Hà Tuyên.

48

Cống

Xắm Khống, Mống Nhé, Xá Xeng.

Lai Châu.

49

Bố Y

Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn.

Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên.

50

Si La

Cú Dề Xừ, Khá Pé.

Lai Châu.

51

Pu Péo

Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô.

Hà Tuyên.

52

Brâu

Brao.

Gia Lai – Công Tum.

53

Ơ-đu

Tày Hạt.

Nghệ Tĩnh.

54

Rơ-măm




Gia Lai – Công Tum.



PHỤ TRƯƠNG CỦA VIỆN DÂN TỘC HỌC
DANH MỤC CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC VIỆT NAM

(Xếp thep ngôn ngữ kết hợp theo thứ tự số lượng dân số)


DÒNG NAM Á

a. Ngôn ngữ Việt – Mường:

1. Việt, 2. Mường, 3. Thổ, 4. Chứt;



b. Ngôn ngữ Môn – Khơ-me:

5. Khơ-me, 6. Ba-na, 7. Xơ-đăng, 8. Cơ-ho, 9.Hrê, 10. Mnông, 11. Xtiêng, 12. Bru – Vân Kiều, 13. Cơ-tu, 14. Gié – Triêng, 15. Mạ, 16. Khơ-mú, 17. Co, 18. Ta-ôi, 19. Chơ-ro, 20. Kháng, 21. Xinh-mun, 22. Mảng, 23. Brâu, 24. Ơ-đu, 25. Rơ-măm;



c. Ngôn ngữ Tày – Thái:

26. Tày, 27. Thái, 28. Nùng, 29. Sán Chay (Cao Lan – Sán Chỉ), 30. Giáy, 31. Lào, 32. Lự, 33. Bố Y;



d. Ngôn ngữ Mèo – Dao

34. Hmông (Mèo), 35. Dao, 36. Pà Thẻn;



e. Ngôn ngữ Nam Á khác

37. La Chí, 38. La Ha, 39. Cơ Lao, 40. Pu Péo ;



DÒNG NAM ĐẢO (MÃ LAI – PÔLINÊXIA)

41. Gia-rai, 42. Ê-đê, 43. Chăm (Chàm), 44. Ra-glai, 45. Chu-ru ;



DÒNG HÁN – TẠNG :

a. Ngôn ngữ Hán :

46. Hoa (Hán), 47. Ngái, 48. Sán Dìu ;



b. Ngôn ngữ Tạng – Miến :

49. Hà Nhì, 50. La Hủ, 51. Phù Lá, 52. Lô Lô, 53. Cống, 54. Si La.






1 Là tên người Thái chỉ người Mường.

2 Mđhur là một nhóm trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai. Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉnh Gia Lai – Công Tum ở Cheo Reo, tiếp cận với người Gia-rai, nay đã tự báo là người Gia-rai.

3 Chil là một nhóm địa phương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn người Chil di cư xuống phía Nam, cư trú lẫn với người Cơ-ho, nay đã tự báo là Cơ-ho. Còn bộ phận ở lại quê hương cũ, gắn với người Mnông, vẫn tự báo là Mnông.

4 Thổ đây là tên tự gọi, khác với tên Thổ trước kia dùng để chỉ nhóm Tày ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Đà Bắc và nhóm Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long.

5 Xá Lá Vàng: tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư ở vùng biên giới.

6 Cùi Chu (Quý Châu) có một bộ phận ở Bảo Lạc (Cao Bằng) sống xen kẽ với người Nùng, được xếp vào người Nùng.

7 Ca-tang: Tên gọi chung nhiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam – Đà Nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc.

8 Xem chú thích 5.


tải về 96.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương