Danh mục luậN ÁN ĐÃ BẢo vệ NĂM 2012



tải về 59.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích59.36 Kb.
#30525
DANH MỤC LUẬN ÁN ĐÃ BẢO VỆ NĂM 2012


TT

TÊN ĐỀ TÀI

ABSTRACT

MÃ SỐ

CHUYÊN NGÀNH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

NGƯỜI THỰC HIỆN

THỜI GIAN BẢO VỆ



Élaboration d’une approche pédagogique au regard de la compréhension écrite des messages publicitaires pour les étudiants vietnamiens de FLE (Xây dựng một đường hướng sư phạm đối với việc đọc hiểu văn bản quảng cáo cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp)

Luận án đã đề xuất một đường hướng sư phạm dạy đọc hiểu văn bản quảng cáo áp dụng cho sinh viên Việt nam học tiếng Pháp. Đường hướng sư phạm này được đưa ra dựa trên cơ sở đường hướng giao tiếp - hành động, các đặc trưng của văn bản quảng cáo, xu hướng hình ảnh - chữ viết của sinh viên. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 1. Đào Thị Thanh Phượng (2004), “Rôle du contexte linguistique dans l’accès au sens - Application pour l’enseignement de la compréhension écrite» , Kỷ yếu hội thảo khu vực châu Á thái bình dương, Nha Trang, tr. 234-237.2. Đào Thị Thanh Phượng (2005), “L’enseignement de la compréhension écrite à l’université de Danang - Quelques propositions pédagogiques pour la classe de française de 1ere année», Kỷ yếu hội thảo khu vực châu Á thái bình dương, Nha Trang, tr.56-59. 3. Đào Thị Thanh Phượng (2008), «L’apport du message publicitaire en cours de FLE – Exemple d’analyse sémio-linguistique de la publicité Evian», Acte du séminaire régional d’Asie Pacifique, Danang, tr.170-173. 4. Đào Thị Thanh Phượng (2008), «So sánh và ẩn dụ trong thông điệp quảng cáo – Bước đầu sử dụng ngôn ngữ quảng cáo trong việc dạy và học tiếng Pháp», Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng 4(27), tr.160-164. 5. Đào Thị Thanh Phượng (2009), «Message publicitaire et son utilisation dans la classe de français», Kỷ yếu hội thảo khu vực châu Á thái bình dương, Dalat, tr. 95-99. 6. Đào Thị Thanh Phượng (2010), «Nghiên cứu giá trị sư phạm của văn bản quảng cáo trong việc dạy và học ngoại ngữ» , Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng 5(40), tr.184- 189. 7. Đào Thị Thanh Phượng (2011), «Văn bản thực trong giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành: một ứng dụng vào môn tiếng Pháp du lịch», Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng 3(44), tr.252-259.




Lý luận và Phương pháp dạy học tiếng Pháp

PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn; TS.Lê Viết Dũng

Đào Thị Thanh Phượng

29/6/2012



An Investigation into the Structure and Meaning of Geological Textbooks as a Genre in English and Vietnamese (Nghiên cứu cấu trúc và ngữ nghĩa các giáo trình địa chất như một thể loại trong tiếng Anh và Tiếng Việt)

The dissertation deals with the research question: “What are the generic structure and linguistic features of English and Vietnamese geological textbooks?” Three major methods namely descriptive, analytic, and contrastive are used in the study. The samples are taken five Introduction Parts and five Body Parts in the four English and Vietnamese geological textbooks. The total number of samples accounts for 1428 clauses. Based on the findings, some conclusions have been drawn: (i) a high percentage of unmarked Theme; (ii) a large number of declarative clauses; (iii) a large number of relational and material processes; (iv) a small percentage of modality; (v) a minor rate of passive voice constructions; (vi) the Subject “anticipatory It” functions as unmarked Theme in English but it isn’t found in Vietnamese; (vii) vocatives and the finite can function as the interpersonal Theme in English geological textbooks but they are not found in Vietnamese geological textbooks; (viii) fronted Predicators function as the marked Themes in Vietnamese declarative clauses but this kind of marked Themes is absent in English declarative clauses; (ix) place-denoting nominal groups acting as adjunct Theme can only be found in Vietnamese but they are not found in English.

62 22 15 01

Ngôn ngữ Anh

GS.TS. Hoàng Văn Vân

Đỗ Kim Phương

17/7/2012



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CẤU TRÚC VĂN BẢN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP

EFFETS DE LA STRUCTURE DE TEXTES SUR LA COMPRÉHENSION ÉCRITE CHEZ DES ÉTUDIANTS VIETNAMIENS APPRENANT LE FRANCAIS COMME LANGUE ÉTRANGÈRE




Các kết quả mới của luận án: Thông qua tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc văn bản đến khả năng đọc hiểu của sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp cho phép kết luận rằng cấu trúc của văn bản đọc ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đọc hiểu của họ dù ở trình độ ngôn ngữ nào. Những sinh viên có kiến thức về cấu trúc văn bản tốt hơn đạt hiệu suất đọc hiểu và ghi nhớ nội dung thông tin văn bản tốt hơn so với những sinh viên có ít kiến thức về cấu trúc văn bản. Kết quả này khẳng định một lần nữa kết quả của các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của cấu trúc văn bản đến khả năng đọc hiểu trên các đối tượng người học khác nhau. Từ kết luận đó, cần thiết phải giảng dạy tường minh cho sinh viên ngoại ngữ các kiến thức về cấu trúc văn bản và phương pháp sử dụng chúng vào quá trình đọc hiểu văn bản. Một số đường hướng lớn được đề xuất để giảng dạy và áp dụng các kiến thức về cấu trúc văn bản vào quá trình đọc hiểu của người học.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Áp dụng các phương pháp, đường hướng sư phạm vào giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp thông qua khai thác các loại cấu trúc văn bản

Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Xây dựng đường hướng sư phạm dạy kĩ năng đọc hiểu thông qua sử dụng các loại cấu trúc văn bản cho sinh viên Việt Nam học ngoại ngữ.





Lí luận và Phương pháp dạy học tiếng Pháp

PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

Hoàng Văn Tiến

30/8/2012



GIẢNG DẠY CÁC CẤU TRÚC NGỮ ĐIỆU BIỂU ĐẠT GIÁ TRỊ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG PHÁP CHO SINH VIÊN VIỆT NAM (ENSEIGMENT DES COURBES INTONATIVES EXPRIMANT LES VALEURS MODALES EN FRANÇAIS AUX ÉTUDIANTS VIETNAMIENS

Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã đưa ra được mẫu một số cấu trúc ngữ điệu biểu đạt giá trị tình thái trong tiếng Pháp như các cấu trúc ngữ điệu biểu đạt sự khẳng định, phủ định, nghi ngờ, cáu giận, ngạc nhiên, trách móc và khuyên bảo.

- Dựa trên các mẫu cấu trúc ngữ điệu tìm được, luận án đã đưa ra được khung chương trình giảng dạy các cấu trúc ngữ điệu biểu đạt giá trị tình thái.

- Luận án đưa ra được một số kỹ thuật và các công cụ đa phương tiện có thể áp dụng vào việc giảng dạy các cấu trúc ngữ điệu biểu đạt giá trị tình thái.

- Luận án đã biên soạn được một số mẫu các bài tập áp dụng trong việc giảng dạy các cấu trúc ngữ điệu biểu đạt giá trị tình thái. Ngoài ra, luận án cũng đề ra một số các hoạt động bổ trợ nhằm tạo tâm lý thoải mái cho người học trong những giờ học luyện ngữ điệu.

- Luận án đã đề cập đến những vấn đề về kiểm tra đánh giá các cấu trúc ngữ điệu biểu đạt giá trị tình thái như các công cụ và cách biên soạn bài kiểm tra đánh giá.



Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những đề nghị sư phạm của luận án có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp đặc biệt là việc giảng dạy các yếu tố ngữ điệu cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp.

Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận án có thể gợi mở ra hướng nghiên cứu ngữ điệu của nhiều dạng tình thái khác nhau và xây dựng các bài tập luyện ngữ điệu trên cơ sở các dạng bài tập mẫu của luận án trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp nói riêng và giảng dạy ngoại ngữ nói chung.

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Trần Thị Minh Thục (2010), “Winpitch et le renouvellement de l’enseignement des éléments prosodiques d’une langue étrangère” (Phần mềm Winpitch LTL một công cụ hữu ích trong việc đổi mới phương pháp dạy các hiện tượng ngôn điệu), Tạp chí Khoa học Tập 26 (4), tr.246-251.

- Trần Thị Minh Thục (2010), “Ứng dụng một số phần mềm để hỗ trợ việc giảng dạy học phần ngữ âm học tiếng Pháp”, Nội san Ngoại ngữ Quân sự (5), tr. 47-51.

- Trần Thị Minh Thục (2011), “Ngữ điệu tiếng Pháp và một vài gợi ý về cách sửa lỗi ngữ điệu cho sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp”, Nội san Ngoại ngữ Quân sự (6), tr.70-74.







Lí luận và Phương pháp dạy học tiếng Pháp


PGS.TS. Nguyễn Lân Trung


Trần Thị Minh Thục

18/9/2012



Hệ hình cấu tạo từ của danh từ chỉ động vật trong tiếng Nga và tiếng Việt

Словообразовательная парадигма слов-названий животных в русском и вьетнамском языках




Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án đã hệ thống hóa những luận điểm về hệ hình cấu tạo từ trong tiếng Nga. Luận án là công trình đầu tiên trong Nga ngữ học ở Việt Nam xem xét, đối chiếu nhóm danh từ chỉ động vật trong tiếng Nga với những thành tố tương ứng trong tiếng Việt từ góc độ cấu tạo từ, trên cơ sở đó bước đầu tiếp cận với khái niệm hệ hình trong tiếng Việt.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cũng như ngữ liệu luận án có thể sử dụng làm chuyên đề về cấu tạo từ tiếng Nga, ứng dụng trong việc dạy - học lý thuyết tiếng Nga (phần cấu tạo từ), có thể ứng dụng trong dịch thuật Nga - Việt và biên soạn từ điển. Nắm vững các quy tắc cấu tạo từ nói chung và hệ hình cấu tạo từ nói riêng có thể giúp người học tự mở rộng vốn từ, dễ dàng ghi nhớ từ mới tiếng Nga. Những kết luận rút ra từ đề tài nghiên cứu có thể có ích trong việc xem xét hệ hình cấu tạo từ của các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa khác trong tiếng Nga và tiếng Việt.

Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Ngôn ngữ học đối chiếu (Nga - Việt)

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), “Hệ hình trong tiếng Nga hiện đại”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - Trường Đại học Hà Nội (21), tr.41-45.

Nguyễn Thị Thanh Hà (2010), “Nghĩa của từ красный và những từ phái sinh đối chiếu với các từ vựng tương ứng trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - Trường Đại học Hà Nội (22), tr. 25 - 30.

Nguyễn Thị Thanh Hà (2011), “Hệ hình cấu tạo từ các từ chỉ động vật trong tiếng Nga”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - Trường Đại học Hà Nội (28), tr. 3 - 11.

Nguyễn Thị Thanh Hà (2011), “So sánh hệ hình cấu tạo từ trong tiếng Nga và tiếng Việt (trên ngữ liệu các từ chỉ động vật)”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - Trường Đại học Hà Nội (29) (đã nhận đăng).

Nguyễn Thị Thanh Hà, Vũ Đình Giáp (2012), “Về hệ thống cấu tạo từ tiếng Nga đương đại”, Tạp chí Khoa học – ĐHQG HN (1) (đã nhận đăng).




62.22.05.01

Ngôn ngữ Nga

PGS.TS. Nguyễn Hữu Chinh ; TS. Vũ Đình Giáp


Nguyễn Thị Thanh Hà

21/9/2012



XÂY DỰNG KHUNG THAM CHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VIẾT CỦA SINH VIÊN TIẾNG PHÁP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Ở VIỆT NAM THEO ĐƯỜNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

ELABORATION D’UN REFERENTIEL D’EVALUATION DE LA COMPETENCE DE PRODUCTION ECRITE, SELON L’APPROCHE PAR COMPETENCES, DES ETUDIANTS EN PRANCAIS DES UNIVERSITES DE LANGUES ETRANGERES AU VIETNAM




Tóm tắt các kết quả của luận án:
- Về phương diện lý luận: Luận án đóng góp thêm một cách quan niệm, một hướng tiếp cận khác cho khái niệm « năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ » nói chung và « năng lực viết » tiếng Pháp nói riêng. Luận án cũng góp phần nghiên cứu bản chất và đặc trưng của năng lực viết cũng như kiểm tra đánh giá năng lực này theo đường hướng phát triển năng lực.

- Về phương diện thực tiễn: Luận án đã xây dựng được một điển mẫu (prototype) khung tham chiếu đánh giá năng lực viết của sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp ở các trường đại học ngoại ngữ. Khung tham chiếu này gồm 48 trang, được chia thành 3 phần, xác định các nguyên tắc của kiểm tra đánh giá theo đường hướng phát triển năng lực, các bước thực hiện cũng như các mẫu đánh giá năng lực viết tiếng Pháp của sinh viên các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Nghiên cứu góp phần xác định hiện trạng của việc kiểm tra đánh giá năng lực viết tiếng Pháp ở các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam, từ đó xây dựng một khung tham chiếu đánh giá kỹ năng viết, theo đường hướng phát triển năng lực.

- Các kết quả của nghiên cứu có thể giúp ích cho các giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá, gợi ý cho các nhà quản lý và biên soạn chương trình, giáo trình những đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy/học tập và kiểm tra đánh giá năng lực giao tiếp viết bằng tiếng Pháp của sinh viên Việt Nam.

- Các kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần giúp sinh viên Việt Nam khắc phục khó khăn trong việc tự đánh giá năng lực viết của mình.



Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Xây dựng khung tham chiếu đánh giá cho cả ba năng lực ngôn ngữ còn lại (nghe, nói và đọc) của sinh viên tiếng Pháp trong các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam theo đường hướng phát triển năng lực.



Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Việt Anh (2005), «Vers un cadre de référence d’évaluation pour les compétences des étudiants vietnamiens apprenant le français», Actes du Séminaire régional francophone de recherche-action «Contact des langues et innovations pédagogiques», Hanoi, tr. 249-253.

- Nguyễn Việt Anh (2009), «Evaluation dans l’approche par compétences », Actes du Séminaire régional francophone de recherche-action «Recherches francophones en Asie du Sud-est : dynamique, formation et professionnalisation», Dalat, tr. 275-278.

- Nguyễn Việt Anh (2011), «Lỗi trong dạy và học ngoại ngữ», Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, trường Đại học Hà Nội (27), tr. 28-36.



- Nguyễn Việt Anh (2011), «La compétence de production écrite dans l’approche par compétences», Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - ĐHQGHN Tập 27(4), tr. 256-264.





Lí luận và Phương pháp dạy học tiếng Pháp


PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn ; PGS.TS. Vũ Văn Đại

Nguyễn Việt Anh

11/10/2012






Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 59.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương