Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 7/2013



tải về 3.98 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39911
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL
ng Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang (AFA) cho biết, những ngày đầu tháng 7, giá cá tra nguyên liệu ở An Giang tiếp tục giảm mạnh khiến hàng loạt hộ nuôi gặp khó khăn.

Hiện giá cá tra loại I chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đ/kg, loại II giá 18.000 -18.200 đ/kg, với giá này người nuôi đang bị thua lỗ từ 3.000 - 3.500 đ/kg. Mặc dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán, bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Theo ông Bình, nguyên nhân đợt giảm giá này là do nguồn cung cá tra nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL vẫn dồi dào, nhưng thị trường XK gặp khó, giá xuất thấp. Với tình hình này thì cả người nuôi và DN chế biến XK đều gặp khó khăn.

An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn, lúc cao điểm lên đến gần 2.000 ha mặt nước. Thế nhưng hiện tại diện tích nuôi cá tra ở An Giang chỉ còn 779 ha, giảm 18% so với năm 2012. Nhiều khả năng diện tích nuôi cá tra của tỉnh sẽ còn tiếp tục giảm vì nông

dân thu hoạch cá tới đâu treo ao đến đó.

Chi phí đầu vào ngày càng tăng nhưng giá bán lại giảm liên tục khiến nhiều nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh nợ nần, phải treo ao. Không ít nông dân đã chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác.

Ông Tống Minh Chánh, ở xã Long Sơn, huyện Phú Tân, An Giang than thở: “Mấy năm nay nuôi cá tra đều bị thua lỗ, tui chuyển sang nuôi cá tra lồng bè để tiêu thụ nội địa nhưng cũng không khá hơn. Cá basa hiện giá 30.000-32.000 đ/kg cao hơn rất nhiều so với nuôi cá tra trong hầm, nhưng sau khi trừ hết chí phí cũng chỉ huề. Tui quyết định hết vụ cá này sẽ chuyển sang nuôi ép cá giống và nuôi cá chạch”.

Không chỉ khổ vì giá cá sụt giảm, nông dân còn gặp khó khăn khi bán cá do DN chậm thu mua. Ông Lê Văn Lộc, ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp cho biết: "Tôi có diện tích 2 ha nuôi cá tra, hiện nay cá tra đã đến lứa thu hoạch, cá đạt trọng lượng theo yêu cầu XK là từ 600 -700 g/con, giá bán ở mức 20.500 -21.000 đ/kg, nhưng mấy ngày qua gia đình ngóng dài cả cổ chưa thấy người của Cty xuống bắt cá, điện thoại thì họ chỉ hứa cho qua.

Như vậy nông dân thiệt đủ đường vừa bị mất giá vừa tốn thêm tiền thức ăn cho cá”.

Giá tôm tăng mạnh

Trái ngược với cá tra, giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL từ đầu năm đến nay liên tục tăng và hiện đang đứng ở mức giá khá cao nên người nuôi rất phấn khởi.

Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg được các DN mua vào từ 230.000-240.000 đ/kg, loại 30 con/kg giá 180.000-200.000 đ/kg, loại 40 con/kg giá 155.000 đ/kg. Không chỉ tôm sú mà tôm thẻ chân trắng cũng đang có giá khá hấp dẫn.

Thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá 90.000 đ/kg, loại 90 con/kg giá 108.000 đ/kg, loại 80 con/kg giá 110.000 đ/kg. Trung bình cứ giảm mỗi đầu con/kg giá sẽ tăng thêm 1.000 đ.

Ông Trần Thanh Tân, ở xã Đông Hòa, huyện An Minh, Kiên Giang vừa thu hoạch 2 ha tôm quảng canh được gần 600 kg tôm phấn khởi cho biết: “Tôm đang có giá nên nông dân ai cũng cảm thấy vui. Nhiều nông dân còn mua thức ăn công nghiệp về cho tôm ăn dặm thêm để mau được thu hoạch, tranh thủ bán được giá cao. Mỗi ha tôm quảng canh chỉ cần thu hoạch được chừng 250-300 kg là nông dân sống khỏe, vì nuôi theo hình thức này tốn rất ít chi phí”.

Không chỉ nông dân mà các DN đầu tư nuôi tôm công nghiệp cũng đang đẩy mạnh việc đầu tư thả nuôi. Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, đến nay các DN và nông dân trong tỉnh đã thả nuôi được 1.100/2.000 ha tôm công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên.



Nguồn: Nongnghiep.vn
Y TẾ
NGUY HIỂM KHI DÙNG GỪNG BỪA BÃI
Từ xưa, gừng được biết đến không chỉ như một trong các loại thực phẩm gia vị, mà nó còn được dùng trong y học dân gian để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, khi sử dụng gừng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi dùng gừng làm thuốc hay để ăn bạn hãy lưu ý.
Gia tăng viêm, lở, loét nội tạng

- Bệnh gan: Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.

- Bệnh trĩ, xuất huyết: Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào, bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ. 

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.



Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.

G



tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương