Danh mục các chữ viết tắT IV danh mục bảng biểu sơ ĐỒ V



tải về 392.39 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích392.39 Kb.
#9271
  1   2   3   4   5
MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ v

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.3 CÁCH TIẾP CẬN 4

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ 6

THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

2.1.1 Nhu cầu là gì? 6

2.1.2. Phân loại nhu cầu 6

2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng 8

2.1.4. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn 11

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 15

2.2.1. Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới 15

2.2.2. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam 17

2.2.3.Các công trình nghiên cứu liên quan 18

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm. 25

3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRÂU QUỲ 26

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên 26

3.2.2. Tình hình dân số và phân bố lao động trên địa bàn 27

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 31

3.3.3 Phương pháp phân tích 32

PHẦN IV: 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

4.1.1. Độ tuổi của chủ hộ điều tra 33

4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra 34

4.1.3 Tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân của chủ hộ điều tra 34

4.3.1. Thực trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình điều tra. 37

4.3.2. Các yếu tố ảnh tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ điều tra. 38

4.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa mức thu nhập và nhu cầu sẵn sàng chi trả cao hơn mức bình thường đối với các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn. 50

5.1. KẾT LUẬN 55

5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58




Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tôi ngoài sự nỗ lực, phấn đấu bản thân chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường.

Nhân dịp này xin cho nhóm nghiên cứu chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong nhà trường nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình hợp tác Đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Hội đồng liên Đại học pháp ngữ - Bỉ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Viết Đăng, Cô Lê Thị Thanh Loan và Thầy Nguyễn Quốc Oánh những người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình nhóm chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài để nhóm chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất.

Nhóm chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các hộ gia đình thuộc các khu vực thôn Đào Nguyên, Kiên Thành, tổ dân phố Vườn Dâu, Nông Lâm, thôn An Đào, Chính Trung, Bình Minh thuộc địa bàn Thị trấn Trâu Quỳ đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tôi để chúng tôi hoàn thành đề tài này.

Cuối cùng nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và người thân của chúng tôi, những người đã tạo điều kiện cho chúng tôi học tập, nghiên cứu và luôn động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài vừa qua.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày …Tháng…Năm 2011

Thay mặt nhóm sinh viên

Nguyễn Công Hiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

RAT : Rau an toàn

WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture Organization)

CIRAD : Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông học vì sự phát triển

BVTV : Bảo vệ thực vật

NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

EU : Liên minh các nước Châu Âu (European Union)

TB  : Trung Bình

CNXH  : Chủ Nghĩa Xã Hội

TT  : Thị Trấn

QĐ  : Quyết Định

UBND  : Ủy Ban Nhân Dân

VNĐ  : Việt Nam Đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Biểu 1 : Cơ cấu hộ của thị trấn Trâu Quỳ năm 2008

Bảng 2.1 : Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau ( Theo qui định của WHO)

Bảng 2.2 : Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO)

Bảng 3.1 : Phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh của thị trấn Trâu Quỳ

Bảng 4.1 : Thông tin về chủ hộ gia đình

Bảng 4.2 : Bảng thông tin thu nhập bình quân của các hộ

Bảng 4.3 : loại rau mà gia đình hay ăn nhất.

Bảng 4.4 : Bảng tiêu chí quan trọng để quyết định chọn mua rau.

Bảng 4.5 : Tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn cửa hàng, quầy hàng bán rau

Bảng 4.6 : Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau an toàn so với rau thường

Bảng 4.7 : Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ so với rau thường

Bảng 4.8 : Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵn sàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau an toàn

Bảng 4.9 : Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵn sàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau hữu cơ


PHẦN I: MỞ ĐẦU




1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Rau là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế được trong đời sống hàng ngày của con người trên khắp hành tinh, cây rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như các loại vitamin, chất khoáng…

Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu lương thực và các thức ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh không chỉ đơn thuần là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về chất lượng.

Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng đáng báo động, hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu của Cục Quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy, các vụ ngộ độc thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản là 217 vụ với 5.230 người mắc và 142 người chết; Ngộ độc do cá nóc là 125 vụ với 726 người mắc và 120 người chết. Đặc biệt tỷ lệ ngộ độc do rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nguyên nhân do hóa chất bảo vệ thực vật, cũng do thói quen của người dân hay ăn các thức ăn rau tươi sống chính vì thế hàm lượng chất bảo vệ thực vật tồn dư trong các loại rau là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm do rau củ quả là 168 vụ với 3.082 người mắc và 16 người chết; ngộ độc do nấm độc là 99 vụ với 473 người mắc phải và 81 người chết. Số liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cho thấy 86,6% việc chế biến thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình, cá thể, trong đó chiếm 86,7% không đạt yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ( chủ yếu về điều kiện cơ sở và con người )

Thực tế hiện nay nhu cầu về sản phẩm rau hoa quả của người dân là ngày càng tăng, các sản phẩm rau, hoa quả được bán tràn lan trên thị trường mà không có sự quản lý và kiểm định chất lượng của các nhà khoa học. Các cơ sở sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã xuất hiện nhưng còn mang tính nhỏ lẻ và chưa phổ biến một cách rộng rãi. vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm.

Trước tình hình trên, các địa phương sản xuất rau an toàn cũng khá phổ biến, đã có rất nhiều vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nhưng có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng sản phẩm này của người dân, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn trong sản phẩm tiêu dùng của họ và quá trình bán hàng của các cơ sở sản xuất rau an toàn.

Tuy nhu cầu tiêu dùng rau an toàn ngày càng tăng nhưng có đến 74% lượng rau an toàn sản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường, chỉ 24% bán trong các của hàng siêu thị rau an toàn.

Thị trấn Trâu Quỳ là một thị trấn nhỏ nằm phía đông thành phố Hà Nội thuộc huyện ngoài thành Hà Nội, huyện Gia Lâm. Với dân số khoảng 21053 người (nguồn: ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ), nhu cầu tiêu dùng rau, củ, quả hàng ngày là rất lớn. Hiện nay có khá nhiều các tầng lớp dân cư sống trên địa bàn do đó nhu cầu tiêu dùng rau là rất đa dạng và phức tạp, bên cạnh đó với hệ thống cung ứng các loại rau, củ, quả chưa thành một hệ thống cho việc quản lý đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng đang là một mối lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Vì vậy, trước tình hình trên nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội” nhằm nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu rau an toàn của người dân trong khu vực và từ đó đưa ra một số các khuyến nghị, giải pháp cho các bên liên quan tới vấn đề.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 392.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương