Dự thảo thông tư Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản



tải về 0.86 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.86 Mb.
#31616
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

straight connector 119

Số: /2016/TT-BNNPTNT



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

straight connector 118


Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Dự thảo


THÔNG TƯ

Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:


Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 53 của Luật thú y về Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản.



Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:



1. Động vật thủy sản giống là động vật thủy sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm giống để nuôi thương phẩm, làm cảnh, giải trí hoặc sử dụng với mục đích khác.

2. Động vật thủy sản thương phẩm là động vật thủy sản còn sống sử dụng làm thực phẩm; làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản hoặc sử dụng với mục đích khác (trừ mục đích làm giống).

3. Nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản là nơi lưu giữ động vật thủy sản trong thời gian quy định để thực hiện việc kiểm dịch.

4. Nơi cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản là kho chứa hàng, phương tiện chứa đựng để bảo quản hàng hoá trong thời gian quy định để thực hiện việc kiểm dịch.
5. Lô động vật thủy sản là một số lượng xác định động vật thủy sản cùng loài, cùng thời gian sản xuất, của cùng một cơ sở sản xuất, cùng mục đích sử dụng và của một chủ hàng được giao nhận một lần.
6. Lô sản phẩm động vật thủy sản là một số lượng xác định sản phẩm động vật thủy sản cùng tên, cùng trạng thái, cùng chủng loại, cùng một cơ sở sản xuất, cùng mục đích sử dụng và của một chủ hàng được giao nhận một lần.

Điều 3. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch

Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.



Điều 4. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.



Điều 5. Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.



CHƯƠNG II

NỘI DUNG, HỒ SƠ KIỂM DỊCH

Điều 6. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch

1. Vận chuyển động vật thủy sản làm giống; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, hồ sơ gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 01TS Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kế hoạch thực hiện thu hoạch, sử dụng thủy sản mắc bệnh (đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ cơ sở có bệnh đang công bố dịch).

2. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản để tiêu thụ trong nước, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 02TS Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

c) Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quản lý về thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật thủy sản sử dụng để làm giống không có tên trong Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh; động vật thủy sản làm thực phẩm không có tên trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

3. Nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về, hồ sơ gồm:

a) Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 03TS Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp (đối với sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

c) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (trừ sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản của nước ngoài). Trường hợp gửi bản sao thì gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi hàng về cảng;

d) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến lô hàng khi xuất khẩu (Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu có, thông báo triệu hồi lô hàng của doanh nghiệp, tờ khai hải quan, bảng kê danh mục hàng hóa) đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về.

4. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 04TS Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Hợp đồng thương mại có xác nhận của doanh nghiệp;

c) Giấy phép theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

5. Xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm:

a) Đơn theo mẫu 03TS Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có).

6. Khai báo kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản:

a) Đơn theo mẫu 03TS Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản gốc hoặc bản sao Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao thì chủ hàng nộp bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch khi hàng về cảng.

7. Khai báo kiểm dịch tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản:

a) Đơn theo mẫu 03TS Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản gốc hoặc bản sao Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao thì chủ hàng xuất trình bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch khi hàng về cảng.

Điều 7. Đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản giống; vận chuyển động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Trước khi vận chuyển động vật thủy sản giống; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa).

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tiến hành xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.



Điều 8. Kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Kiểm dịch động vật thủy sản giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện kiểm dịch ngay tại nơi nuôi giữ tạm thời; bể, ao ương con giống của các cơ sở nuôi trồng; cơ sở thu gom, kinh doanh động vật thủy sản giống; nội dung kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản giống;

b) Kiểm tra lâm sàng;

c) Lấy mẫu kiểm tra các bệnh với tỷ lệ lưu hành bệnh ước tính là 10% theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 của Luật thú y;

đ) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

e) Trường hợp chỉ tiêu xét nghiệm bệnh dương tính, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.

2. Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh:

a) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lập danh sách, quản lý theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật thú y;

c) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực hiện việc thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.



Điều 9. Kiểm dịch động vật thủy sản thương phẩm xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện kiểm dịch động vật thủy sản thương phẩm như sau:

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật thủy sản;

b) Kiểm tra lâm sàng;

c) Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh đối với động vật thủy sản thương phẩm cảm nhiễm với bệnh được công bố dịch với tỷ lệ lưu hành bệnh ước tính là 10% theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thực hiện theo quy định tại điểm d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.

2. Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (xử lý nhiệt hoặc tùy từng loại bệnh có thể áp dụng biện pháp xử lý cụ thể bảo đảm tiêu diệt mầm bệnh) trước khi đưa ra khỏi vùng có công bố dịch.

Điều 10. Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Cơ quan kiểm dịch nội địa thực hiện việc kiểm dịch ngay tại cơ sở sơ chế, chế biến của chủ hàng; nội dung kiểm dịch như sau:

1. Kiểm tra số lượng, chủng loại, thực trạng sản phẩm động vật thủy sản.

2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế biến thủy sản trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch.

3. Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm động vật thủy sản.

4. Thực hiện theo quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.



Điều 11. Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận

Khi phát hiện lô hàng vận chuyển từ địa bàn tỉnh khác đến không có Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ hoặc có sự đánh tráo, thêm, bớt động vật thủy sản giống hoặc phát hiện động vật thủy sản giống có dấu hiệu bệnh lý, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi tiếp nhận tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và thực hiện kiểm dịch lô hàng, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.



Điều 12. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm

1. Đăng ký kiểm dịch:

Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Thông tư này cho Cơ quan Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu). Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc trực tiếp.

2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì đề nghị chủ hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

b) Kiểm tra lâm sàng đối với động vật thủy sản, cảm quan đối với sản phẩm động vật thủy sản;

c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có), trừ các chỉ tiêu bệnh đã được công nhận an toàn dịch đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;

d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 của Luật thú y;

4. Trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.

5. Kiểm soát động vật, sản phẩm động vật tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:

a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;

b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật thủy sản; thực trạng hàng hóa, điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật thủy sản;

c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.

Điều 13. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm

1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Thú y.

2. Trình tự, thủ tục, nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 57 của Luật thú y.

Điều 14. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước

1. Đăng ký kiểm dịch:

a) Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này đến Cục Thú y. Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc trực tiếp;

b) Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch qua thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

2. Khai báo kiểm dịch:

a) Trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 6 Điều 6 của Thông tư này cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.

3. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu:

a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;

b) Nơi cách ly kiểm dịch được bố trí tại địa điểm bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra và giám sát trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.

Trường hợp động vật thủy sản nuôi ở lồng, bè trên biển thì phải được nuôi cách ly ở lồng, bè riêng biệt cách xa khu vực nuôi trồng thủy sản; nếu động vật thủy sản nuôi tại cơ sở trên đất liền phải được nuôi cách ly ở bể, ao riêng biệt.

c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm điều kiện để cách ly kiểm dịch và thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng, Cục Thú y qua thư điện tử hoặc fax, sau đó gửi bản chính.

4. Nội dung kiểm dịch:

a) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật thú y;

b) Đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống: Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh với tỷ lệ lưu hành bệnh ước tính là 10% theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: Lấy mẫu giám sát chất tồn dư độc hại theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: Không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật gây ô nhiễm; lấy mẫu giám sát mầm bệnh, chất tồn dư độc hại theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch:

a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Ngay sau khi kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật khỏe mạnh, các xét nghiệm bệnh theo quy định đạt yêu cầu, thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan.

c) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

6. Thông báo vi phạm: Trường hợp phát hiện lô hàng vi phạm các chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu tiến hành điều tra nguyên nhân, yêu cầu có hành động khắc phục và báo cáo kết quả.

Chủ hàng có trách nhiệm thực hiện việc xử lý lô hàng vi phạm theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.



Điều 15. Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu (bao gồm cả sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài); sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về

1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi nhập hàng.

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận Đơn khai báo kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan của sản phẩm;

b) Trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện hàng hóa không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y.

3. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch:

a) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y;

b) Trường hợp lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 14 của thông tư này.

4. Kiểm tra giám sát sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; hàng bị triệu hồi hoặc trả về:



a) Lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu

Đề xuất các phương án lấy mẫu để giám sát các chỉ tiêu về mầm bệnh, chất tồn dư độc hại (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất độc hại khác) đối với động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu như sau:

* Phương án 1:

Lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

Ưu điểm:

- Thực hiện theo thông lệ quốc tế; các nước nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản đã và đang áp dụng.

- Chủ động trong việc tổ chức giám sát, cảnh báo kịp thời các nguy cơ về tác nhân gây bệnh; chất tồn dư gồm: kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất độc hại khác.

- Kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu cần giám sát trong thời gian rất ngắn, giảm thiểu kinh phí giám sát các chỉ tiêu không cần thiết.

- Bảo đảm về hàng rào kỹ thuật, ngăn chặn việc nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y từ các nước vào Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật thủy sản trong nước.

- Làm căn cứ để trao đổi, thỏa thuận việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và các mặt hàng khác từ Việt Nam sang các nước trên cơ sở có đi có lại.

- Không sử dụng nguồn kinh phí của nhà nước cho các hoạt động giám sát, chủ hàng nhập khẩu phải trả chi phí phù hợp với quy định của pháp luật phí, lệ phí.

Nhược điểm:

- Khi áp dụng việc giám sát các nguy cơ về tác nhân gây bệnh;tồn dư chất độc hại (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất độc hại khác) làm tăng chi phí của chủ hàng khi nhập khẩu.

* Phương án 2:

Hằng năm, Cục Thú y trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch giám sát để xem xét phê duyệt.

Ưu điểm:

- Chủ hàng không phải trả chi phí giám sát theo quy định.

Nhược điểm:

- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch giám sát và trình Bộ trưởng phê duyệt thì mới triển khai được.

- Việc điều chỉnh hoạt động giám sát; cảnh báo nguy cơ về mầm bệnh, tồn dư chất độc hại (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, và các chất độc hại khác) cho người tiêu dùng, doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu không chủ động nếu kế hoạch không được phê duyệt.

- Khi thực hiện giám sát nhà nước sẽ phải bỏ chi phí cho chương trình giám sát.

* Phương án 3:

Không thực hiện việc giám sát các chỉ tiêu về mầm bệnh, chất tồn dư.

Ưu điểm:

- Chủ hàng không phải trả chi phí giám sát theo quy định.

Nhược điểm:

- Không theo thông lệ quốc tế.

- Không bảo đảm về hàng rào kỹ thuật, tạo cơ hội cho việc nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y từ các nước vào Việt Nam.

- Không bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.

- Gây bất lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật thủy sản trong nước.

- Không có căn cứ để trao đổi, thỏa thuận việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và các mặt hàng khác từ Việt Nam sang các nước trên cơ sở có đi có lại.

b) Thông báo vi phạm: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 14 của Thông tư này.



Điều 16. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Thông tư này đến Cục Thú y. Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc trực tiếp.

2. Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch bằng thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

3. Trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 của Luật thú y.

4. Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản từ kho ngoại quan xuất bán vào trong nước để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; để tiêu thụ trong nước. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:

a) Thực hiện trình tự, thủ tục kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;

b) Thực hiện trình tự, thủ tục kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 14 của Thông tư này đối với sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;

c) Đối với lô hàng được xuất bán từng phần, yêu cầu chủ hàng gửi bản sao Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng, phiếu xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan có xác nhận của chủ hàng.

5. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm xuất tái nhập:

a) Kiểm dịch tạm xuất thực hiện theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu;

b) Kiểm dịch tái nhập thực hiện theo quy định về kiểm dịch nhập khẩu.



Điều 17. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; động vật thủy sản biểu diễn nghệ thuật

1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.

2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

3. Khi kết thúc hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật chất thải, nước thải phải được xử lý đạt yêu cầu trước khi xả ra môi trường.



Điều 18. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản

1. Khi có yêu cầu nhận mẫu bệnh phẩm từ nước ngoài gửi về Việt Nam hoặc gửi mẫu bệnh phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài, chủ hàng phải gửi đơnđăng ký kiểm dịch theo Mẫu 05TS ban hành kèm theo Phụ lục 4 của Thông tư nàyđến Cục Thú y.

2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký hợp lệ, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời chủ hàng không chấp thuận hoặc chấp thuận.

3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch vận chuyển mẫu bệnh phẩm như sau:

a) Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm;

b) Cấp giấy chứng nhận vận chuyển đối với mẫu bệnh phẩm có hồ sơ hợp lệ; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.



CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp

Các loại mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản đã được in ấn được phép sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017.



Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra, đánh giá năng lực và quyết định ủy quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu tại một số cửa khẩu biên giới đường bộ;

b) Chủ trì tổ chức thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 59 của Luật thú y;

c) Hướng dẫn các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định tại Thông tư này;

2. Các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền:

a) Thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất, nhập khẩu theo quy định;

b) Báo cáo Cục Thú y theo tháng, quý, năm thông tin về động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh:

a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;

b) Uỷ quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

c) Báo cáo Cục Thú y theo tháng, quý, năm thông tin về động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước.

4. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.

5. Chủ hàng có trách nhiệm:

a) Chấp hành các quy định của Thông tư này, pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

b) Thanh toán các chi phí kiểm dịch, xét nghiệm; các khoản chi phí thực tế cho việc xử lý, tiêu huỷ lô hàng không đạt yêu cầu (nếu có) theo quy định hiện hành



Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau đây:

a) Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;

b) Thông tư số 43/2010/TT-BNNPTNT ngày 14/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung Điều 16 và Điều 17 của Thông tư số 06/TT-BNN-NNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;

3. Thông tư này bãi bỏ Điều 5 của Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Điều 2 của Thông tư số 51/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Điều 2 của Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.



Nơi nhận:

  • Thủ tướng Chính phủ;

  • Các Phó thủ tướng Chính phủ;

  • Văn phòng Chính phủ;

  • Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;

  • Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;

  • UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Trung tâm trực thuộc Bộ NN&PTNT;

  • Cục Kiểm tra Văn bản – Bộ Tư pháp;

  • Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Lưu: VT, TY.

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát



PHỤ LỤC 1

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH, MIỄN KIỂM DỊCH

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A -Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch

Каталог: Lists -> appsp01 lawdocumentlist -> Attachments -> 1153
Attachments -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
Attachments -> CHÍnh phủ DỰ thảo họp ngàY 10 2015
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông
Attachments -> BỘ NÔng nghiệP
Attachments -> Danh mụC ĐỐi tưỢng kiểm dịch thực vật của nưỚc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TÓm tắt báo cáO ĐÁnh giá RỦi ro ngô chịu hạN ĐỐi với sức khoẻ con ngưỜi và VẬt nuôi sự kiện mon 87460
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương