DỰ thảo lầN 4 (Ngày 28/5/2013)


Những vấn đề cần thực hiện trong giai đoạn chiến lược tới



tải về 1.07 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.07 Mb.
#39299
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

1.6. Những vấn đề cần thực hiện trong giai đoạn chiến lược tới.


Trong thời gian qua, công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã thu được nhiều kết quả quan trọng, hệ thống các KBT rừng, biển, đất ngập nước và vùng nước nội địa đã được xác lập và dần đi vào quản lý ổn định. Tuy nhiên, để giải quyết các thách thức, tháo gỡ các khó khăn đã nói trên, để công tác bảo tồn thiên nhiên trong thời gian tới được tiến hành có hiệu quả tốt hơn, một số vấn đề sau cần được tập trung giải quyết:

- Quy hoạch, xây dựng hệ thống KBTTN quốc gia thống nhất, bao gồm: hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước và vùng nước nội địa.

- Xây dựng và từng bước hoàn thiện khung pháp lý về quản lý hệ thống KBTTN quốc gia. Đồng thời chú trọng xây dựng các thể chế thứ yếu cụ thể hơn liên quan tới tổ chức và quản lý các KBTTN, như: KBTB, KBT VNNĐ. Thí dụ, hiện nay chưa có quy định nào về thay đổi phân loại, giải thể, kiểm tra, giám sát các KBTB và KBT VNNĐ.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý các KBTTN quốc gia từ Trung ương xuống địa phương.

- Xây dựng, đổi mới cơ chế đầu tư, cung cấp tài chính ổn định cho các KBTTN quốc gia. Mở rộng hệ thống chi trả các dịch vụ môi trường cho các KBTB dựa trên kinh nghiệm của các khu RĐD và chú trọng các đặc tính độc đáo của HST biển.

- Do nhu cầu ngày càng cao đối với các nguồn tài nguyên biển và mặc dù mục tiêu chính của hệ thống KBTB là bảo tồn ĐDSH, nhưng vẫn cần xây dựng các biện pháp quản lý đối với việc sử dụng bền vững và hợp lý những giá trị mà ĐDSH biển mang lại cho con người và cho nền kinh tế biển.

- Thành lập và đưa vào hoạt động hệ thống các KBT VNNĐ. Quy hoạch chi tiết giai đoạn 2009-2011 đã được thực hiện, sau thời điểm này cần tiếp tục thành lập các KBT VNNĐ theo kế hoạch đã được Chính phủ thông qua.

- Xây dựng các tiêu chí rõ ràng được quy định pháp lý đối với việc xác định phân khu chức năng của KBTB, KBT VNNĐ và RĐD theo cách thống nhất. Đảm bảo đầu tư nhiều hơn vào hoạt động giám sát các HST và các loài nguy cấp trong KBTTN, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các KBTTN quốc gia với các hình thức đa dạng và lồng ghép với vấn đề giới.

- Thực hiện tốt công tác thông tin, giáo dục, truyền thông và thu hút cộng đồng tham gia công tác bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý có sự tham gia của cộng đồng và dựa vào HST cũng như phương thức chia sẻ lợi ích, đặc biệt với các hoạt động liên quan tới du lịch, giải trí và nghiên cứu khoa học trong các KBTTN.

- Thiết lập các cơ chế quản lý liên tỉnh đối với KBT VNNĐ nằm trên địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.

- Cải thiện công tác quản lý du lịch trong các KBTTN hướng tới du lịch bền vững.

PHẦN 2 . QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU CHIEN LƯỢC




    1. Quan điểm Chiến lược

2.1.1 Các khu bảo tồn của Việt Nam là tài sản vô cùng quý giá, và có tầm quan trọng quốc gia và toàn cầu; là đại diện cho các HST điển hình của các vùng khác nhau trên cả nước; Có chức năng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, là những nguồn lực tạo nền tảng bền vững, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội và trường tồn của đất nước.

2.1.2 Chiến lược Quản lý hệ thống KBT phải phù hợp với Chiến lược của các ngành liên quan (về phát triển kinh tế - Văn hóa - xã hội - môi trường - đa dạng sinh học) của quốc gia tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030. Đồng thời phải được lồng ghép trong các chính sách, luật pháp, các Chương trình mục tiêu, ưu tiên của Nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội.

2.1.3 Phải bảo đảm quản lý hệ thống KBT được áp dụng các phương thức xã hội hóa, thực hiện các giải pháp bảo tồn ĐDSH của KBT có sự tham gia của cộng đồng, quản lý khai thác bền vững (tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích thu từ DVHST, DVMTR, đồng quản lý,... ); ưu tiên mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.

2.1.4 Phải đạt được một cơ chế điều hành quản lý thống nhất đối với hệ thống KBT, áp dụng các tiêu chí phân loại, phân hạng chung; các quy chế, quy tắc, biện pháp quản lý trong việc quy hoạch, quản trị, kiểm tra giám sát và báo cáo đối với các KBT theo các HST (Rừng, Biển, Đất NN).

2.1.5. Nhà nước đảm bảo việc cung cấp các nguồn lực (về nhân lực, kỹ thuật, vật tư và tài chính) cho việc thực hiện hiệu quả về quy hoạch, tổ chức, đầu tư và quản lý hệ thống khu bảo tồn. Đồng thời Nhà nước tạo điều kiện huy động các nguồn lực khác để tham gia quản lý, khai thác bền vững tài nguyên ĐDSH thuộc hệ thống KBT.


2.2 Tầm nhìn tới năm 2030.

Đến năm 2030, Các hệ thống KBT được sáp nhập thành một Hệ thống KBT chung. Được quy hoạch, xác định rõ ràng về quy mô diện tích và ranh giới (trên cạn, trên Biển và vùng nước nội địa), được vẽ trên bản đồ và cắm mốc, phao ranh giới rõ ràng trên hiện trường (thực địa). Có đủ điều kiện để bảo tồn vững chắc các di sản tự nhiên, các hệ sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam. Phải được bảo vệ, bảo tồn, quản lý thống nhất theo các công cụ pháp lý thống nhất và toàn diện về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả.



2.3 Các mục tiêu của chiến lược (tới năm 2020)



2.3.1. Mục tiêu một (thiết lập hệ thống khu bảo tồn tăng diện tích, tỷ lệ bao phủ và điều kiện của hệ thống, bảo tồn để quản lý có hiệu quả các hệ sinh thái, loài, nguồn gen thuộc hệ thống KBT)
Thiết lập một tổ chức bộ máy hệ thống KBT chung; thống nhất quản lý, chỉ đạo hoạt động của các khu bảo tồn thuộc các HST (Rừng, Biển, Đất NN NĐ) để đáp ứng nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái, tài nguyên đa dạng sinh học tại Việt Nam. Quy hoạch, xác ranh giới, cắm mốc ổn định trên bản đồ, trên thực địa và tăng quy mô diện tích hệ thống KBT ít nhất bằng 10% diện tích lãnh thổ trên cạn và 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam, bao gồm các vùng đại diện thuộc các HST (rừng, biển, đất ngập nước, đảo và ven biển), đặc biệt là những vùng có tầm quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học; duy trì sinh cảnh của các loài quý hiếm điển hình và có tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Nâng cao chất lượng hệ thống các KBTTN, đặc biệt chú trọng tăng số lượng và nâng cao chất lượng đối với các KBTTN được công nhận các danh hiệu Quốc tế (Ramsar; Khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên Thế giới....); Tăng số lượng cho: 6 khu Ramsar, 2 khu Dự trữ sinh quyển, 3 khu Di sản thiên nhiên Thế giới, 6 khu Di sản ASEAN. Ngăn chặn hiệu quả các loài ngoại lai xâm hại và ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài có tầm quan trọng về bảo tồn; tăng cường cải thiện hiệu quả các hoạt động bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm. Cung cấp các DVHST; thực hiện có hiệu quả chính sách CTDVMTR và được vận dụng, nghiên cứu, áp dụng cho các HSTB và HST ĐNN; góp phần thích nghi, giảm thiểu biến đổi khí hậu.



      1. Mục tiêu hai. Cơ sở pháp lý

Đến năm 2020, các văn bản luật pháp, chính sách và những quy định về quy chế, thể chế ..liên quan tới công tác quản lý hệ thống KBTTN được sửa đổi hoàn thiện thành các công cụ pháp lý thống nhất và toàn diện (về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, quản lý); được cập nhật, sử dụng hiệu quả và phù hợp, hài hòa với các luật và chính sách ở các lĩnh vực khác về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế, đảm bảo việc thành lập, bảo vệ quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống khu bảo tồn. Các định nghĩa, các tiêu chí phân hạng, phân loại ...đối với các KBT theo các HST (Rừng, Biển, Đất NN) sẽ được xác định hoàn thiện, thống nhất và được phổ cập trong tất cả văn bản pháp lý liên quan.

      1. Mục tiêu ba. Quản lý và quản trị (cơ chế điều hành)

Đến năm 2020, hệ thống KBT phải được quản lý và quản trị bởi các cơ quan chuyên trách nằm trong một hệ thống tổ chức thống nhất. Tất cả các KBT trong hệ thống KBT TN Việt Nam được áp dụng quy định chung về các tiêu chí phân hạng, phân loại, quy hoạch, kiểm tra và chế độ báo cáo định kỳ theo mẫu chuẩn. Đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu thông tin sẽ được thành lập, duy trì cập nhật thông suốt. Các cơ chế điều hành (Vị trí công tác, phân cấp quản lý điều hành, tự chủ), quản lý, quản trị KBTTN được áp dụng chính thức và thống nhất trong hệ thống KBT. sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý hệ thống KBT; khai thác, bảo vệ và sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm và tập quán, văn hóa của địa phương vào công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học thuộc KBT cho lợi ích cộng đồng; góp phần thực hiện chính sách Luật pháp của Nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia về xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho đồng bảo dân tộc bản địa.



      1. Mục tiêu bốn. Các nguồn lực tài chính

Đến năm 2020, tất cả các khu bảo tồn đều được tiếp nhận nguồn lực tài chính phù hợp với điều kiện thực tế; được Nhà nước bảo đảm cung cấp các nguồn lực (nhân lực, tài chính, vật tư thiết bị, khoa học kỹ thuật, chính sách luật pháp...) để thực hiện trách nhiệm pháp lý nhằm quản lý hiệu quả hệ thống KBTTN. Đồng thời với nguồn kinh phí đầu tư tài trợ từ ngân sách Nhà nước, hệ tống KBT TN còn được tiếp nhận các nguồn tài trợ khác như: tài trợ từ các nguồn thu nhập tại địa phương, chi trả dịch vụ hệ sinh thái và thông qua hợp tác quốc tế.

Các hoạt động DVHST, VDMTR (PFES) được áp dụng triển khai trên tất cả các HST (Rừng, biển, đất ngập nước nội địa...) trong toàn hệ thống KBTH, đạt được nguồn thu mạnh mẽ hợp pháp và thống suốt để quản lý hệ thống KBT hiệu quả nhất.



      1. Mục tiêu 5 chia sẻ lợi ích từ KBT

Đến năm 2020, Hệ thống các KBT có đóng góp hiệu quả vào việc thực thi các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, trong công tác hỗ trợ và tạo ra sinh kế, cải thiện điều kiện sống về kinh tế - văn hóa, bình đẳng giới đối với người dân tại địa phương; đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc bản địa, người nghèo và các đối tượng dễ bị tồn thương khác. Khai thác tiềm năng các HST của KBT cung ứng các DVHST, DVMTR để góp phần tích cực trong việc thích ứng và hạn chế tác hại của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra ( như: điều tiết, cân bằng khí hậu môi trường, hấp thụ và lưu trữ carbon, bảo vệ nguồn nước, phòng chống thiên tai (như mưa bão, lũ lụt, lũ quét, xói lở đất, sa mạc hóa, bệnh tật đối với con người, vật nuôi và cây trồng).

2.3.6. Quản lý các KBT có HST khác nhau (Rừng, Biển, vùng nước nội địa) trong hệ thống khu bảo tồn quốc gia.

a) Đến năm 2020, Các kế hoạch đầu tư, quản lý hoạt động và liên kết, liên doanh, cung ứng các DVHST, DVMTR (PFES) của cả các KBT có các HST khác nhau (Rừng, ĐNN NĐ, Biển) phải được xây dựng theo một mẫu chung, báo cáo định kỳ theo quy chế, được cơ quan quản lý (cấp trên hoặc BQL KBT) phê duyệt thông qua và chịu trách nhiệm giám sát, thực hiện.

b) Hệ thống KBTTN phải được cải thiện đáng kể về số lượng cán bộ nhân viên, và về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học của cán bộ ở cấp trung ương, địa phương và cấp cơ sở (cấp KBT). Đồng thời các cộng đồng địa phương, những người có liên quan với KBT có các HST khác nhau (Rừng, ĐNN NĐ, Biển) cũng được cải thiện và nâng cao nhận thức về ranh giới, chức năng và các quy định pháp luật liên quan tới KBTTN; có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp, tham gia và chia sẻ lợi ích từ việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH tại các KBT thông qua các hoạt động giao khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài (bảo vệ các hệ sinh thái), các hoạt động liên doanh liên kết DVHST, DVMTR (PFES). Được tham gia các chương trình hỗ trợ đời sống của người dân địa phương với trọng tâm cụ thể là nơi cư trú lâu dài trong khu bảo tồn, người bản địa, người nghèo và những bên liên quan có thể bị tổn thường;

c) Tại các KBT thuộc các HST khác nhau (Rừng, Biển; Vùng nước nội địa) sẽ giảm khoảng 50% (so với năm 2012) các vụ vi phạm xâm hại trái phép (như: đốt rừng làm rẫy, săn bắn, bẫy bắt, khai thác lâm sản và các tài nguyên thiên nhiên). Đồng thời bảo vệ ổn định, kiểm tra giám sát thường xuyên đối với quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm, các loài ngoại lai xâm hại.





tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương