DỰ thảo lầN 4 (Ngày 28/5/2013)


Bài học về việc thực hiện Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam 2003 - 2010



tải về 1.07 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.07 Mb.
#39299
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

1.4. Bài học về việc thực hiện Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam 2003 - 2010


Chiến lược quản lý hệ thống các KBT TN Việt Nam đến năm 2010, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 (sau đây gọi tắt là Chiến lược 2003).

1.4.1. Mức độ thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược 2003

Mục tiêu tổng thể của Chiến lược 2003 là: thiết lập, tổ chức và quản lý có hiệu quả hệ thống các KBTTN với các HST khác nhau nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên ĐDSH, cảnh quan phong phú và độc đáo của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. Đồng thời, Chiến lược 2003 đề ra 2 mục tiệu cụ thể là: Quy hoạch hệ thống KBTTN ở các vùng sinh thái khác nhau được thiết lập có căn cứ khoa học và phân loại, xếp hạng theo những tiêu chí thống nhất; Đến 2010 Quy hoạch hệ thống KBTTN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chiến lược 2003 cũng đã để ra 7 nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu đến năm 2010 là: Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn; Xây dựng khung pháp lý để quản lý hệ thống các KBT; Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSHđổi mới cơ cấu của hệ thống quản lý KBT; Những quy định đổi mới để thành lập, tài trợ và đầu tư vào các khu bảo tồn; Kiến thức và kỹ năng về bảo tồn; Tăng cường thông tin-giáo dục-truyền thông và thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo tồn ĐDSH.Tăng cường hợp tác quốc tế.

Phân tích, đánh giá chung về quá trình thực hiện Chiến lược 2003 có thể thấy rằng; Một số nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ

a) Đến nay, chưa được xây dựng quy hoạch thành lập một hệ thống KBT chung, nhưng các hệ thống KBT riêng đã được rà soát và hoàn thiện quy hoạch, xếp hạng các hệ thống KBT ở các vùng địa lý-sinh thái khác nhau (gồm trên cạn, đất ngập nước và biển), trình Thủ tướng thông qua và ra quyết định về hệ thống KBT tại Việt Nam trong bối cảnh mới.

- Bộ NN&PTNT đã hoàn thành việc rà soát hệ thống RĐD. Kết quả đã xác định được 164 khu RĐD, gồm 30 VQG, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài-sinh cảnh, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng thực nghiệm NCKH. Tuy nhiên, danh sách này tới nay chưa được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt.

- Bộ Thủy sản (cũ) đã quy hoạch hệ thống 45 KBT VNNĐ đến năm 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, chưa có khu nào được thành lập.

- Bộ Thủy sản (cũ) đã quy hoạch hệ thống 16 KBTB đến năm 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2010. Cho tới nay 5 trong số các KBTB trong quy hoạch được duyệt đã có ban quản lý.


cấp quốc gia đã hình thành khung thiết chế tổ chức bao gồm: Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ NN&PTNT), Tổng cục Môi trường và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (thuộc Bộ TNMT). Các cơ quan giúp việc cho các cơ quan nói trên về bảo tồn cũng được thành lập, như: Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp); Cục Bảo tồn ĐDSH (Tổng cục Môi trường); Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) và Cục Quản lý khai thác biển, hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam). Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước về hệ thống RĐD, hệ thống KBTB, hệ thống KBT VNNĐ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thành lập được một cơ quan đầu mối cấp quốc gia để quản lý chung các hệ thống KBT; tuy rằng, về bộ máy tổ chức thì riêng biệt nhưng đôi khi vẫn còn chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, gây ra những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

b) Đã xây dựng một khung pháp lý, tạo điều kiện cho công tác bảo vệ và quản lý ĐDSH tại các khu bảo tồn.
Các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH đã được tiến hành theo nhiều hình thức, đa dạng hơn ở các cấp khác nhau, và đã đạt hiệu quả cao hơn. Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản liên quan đến hệ thống RĐD, hệ thống KBTB, hệ thống KBT VNNĐ đã được ban hành khá đầy đủ. Tuy nhiên, dù Luật Đa dạng sinh học đã được ban hành (2008), nhưng còn thiếu các Thông tư liên tịch giữa Bộ TNMT và Bộ NN&PTNT hướng dẫn thi hành.
c) Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn đối với vùng đệm; bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách và mô hình phát triển tại vùng đệm.
d) Đã triển khai nghiên cứu và đề xuất một tổ chức phù hợp để quản lý hệ thống KBT; xây dựng và ban hành các quy định về cơ cấu tổ chức và quản lý các loại hình KBT, phân hạng; chỉ định một đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm quản lý nhà nước thống nhất các hệ thống KBT ở Việt Nam. Tuy vậy, những ý tưởng và kết quả nghiên cứu chưa được triển khai trong thực tế.
đ) Phân bổ nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của kế hoạch hoạt động, quản lý cho các KBT được quy định trong hệ thống KBT tới năm 2010.

Cho tới cuối năm 2010 đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nằm tạo điều kiện cải thiện nguồn tài trợ cho các KBT. Nghị định số 117/2010/NĐ-CP và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định BQL RĐD được tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm, doanh thu từ các dịch vụ, chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ từ các dự án hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác. Đối với hệ thống KBTB, Quyết định số 742/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ xác định các đơn vị quản lý KBTB phần lớn được tài trợ từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong nước, quốc tế. Đối với hệ thống KBT VNNĐ, Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ khẳng định BQL sẽ được tài trợ từ ngân sách nhà nước, các hỗ trợ khác từ những tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ HST thủy sinh, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động đào tạo.

Tuy nhiên những quy định về đầu tư và tài trợ cho các KBT nói trên chưa được thực hiện một cách đồng bộ, thường kéo dài dẫn tới giảm hiệu quả chi phí. Ước tính tổng ngân sách nhà nước cấp cho các KBT trực thuộc trung ương (Bộ NN&PTNT) là 33,56 tr đ/km2/năm, và tổng ngân sách nhà nước cấp cho các KBT trực thuộc tỉnh bình quân là 12,34 tr đ/km2/năm (số liệu 2006).

Một số cơ chế tài trợ được áp dụng đối với các KBT trong giai đoạn 2003-2010, như:

Nguồn ngân sách tài trợ thường xuyên từ Nhà nước thông qua phê duyệt của Bộ NN&PTNT và các địa phương (tổng chi phí thường xuyên trong giai đoạn 2003-2010 là 410,6 tỷ đồng); Nguồn chi phí đầu tư do Nhà nước cấp cho các KBT gồm chi phí đầu tư thường xuyên và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (tổng đầu tư của nhà nước trong giai đoạn 2003-2010 là 616 tỷ đồng); Nguồn tài trợ từ các chương trình của Nhà nước (Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, phòng chống cháy rừng, nghiên cứu khoa học, đề án điều tra tổng hợp biển,... Ước tính số tiền đầu tư cho các KBT khoảng 40-60 tỷ đồng/năm); Nguồn hỗ trợ từ những dự án quốc tế cho các KBT (Trong giai đoạn 2003-2010 khoảng 100 đến 120 tỷ đồng); Các nguồn đầu tư khác (Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam có tổng vốn là 300 tỷ đồng...)


e) Tổ chức các khóa đào tạo về điều tra và giám sát ĐDSH tại các KBT; các kỹ năng về phát triển và quản lý dữ liệu, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật; tăng cường các kỹ năng quản lý sinh thái thông qua sử dụng những kỹ thuật hiện đại và công cụ hiện trường để quản lý và phát triển các KBT.

Sau 8 năm thực hiện chiến lược 2003 chưa có chương trình quốc gia về giám sát và đánh giá các KBT và chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất về các KBT ở Việt Nam. Do đó không thể đánh giá hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của các KBT.

Dữ liệu về công tác đào tạo cán bộ không được xây dựng và cập nhật nên không có cơ sở để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu đề ra. Tới năm 2006 có gần 44% cán bộ của khoảng 36 KBT có bằng đại học, nhưng kỹ năng và chất lượng nghiệp vụ của cán bộ gần như chưa được nâng cao. Phần lớn cán bộ được đào tạo về bảo vệ rừng, rất ít cán bộ được đào tạo về sinh học, du lịch, kinh tế, quản lý, vi tính, ngoại ngữ là những kỹ năng đang ngày càng quan trọng cho việc lập kế hoạch, quản lý hay kiểm tra đánh giá hoạt động của KBT.

Năng lực của các cấp nói chung còn yếu, một nửa bị đánh giá là năng lực thấp hoặc rất thấp. Những lĩnh vực năng lực có thế mạnh liên quan tới quản lý các KBT như tuần tra, giám sát trên hiện trường. Những kỹ năng yếu nhất liên quan tới đánh giá và bảo tồn ĐDSH, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý và kế hoạch tài chính bền vững KBT và phát triển du lịch sinh thái.

f) Tổ chức đào tạo về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn cho những người chủ chốt trong cộng đồng sống trong khu bảo tồn và ở vùng đệm.

Trách nhiệm thực hiện quản lý các KBT là các Ban quản lý KBT, nhưng đến nay vẫn có khoảng 30% KBT không có Ban quản lý do thiếu nhân sự và kinh phí cho hoạt động hành chính và sự nghiệp. Trong thời gian qua, nhiều BQL các khu RĐD khi triển khai kế hoạch 5 năm về đầu tư xây dựng cơ bản KBT, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH tại KBT đã đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức, thu hút sự tham gia của người dân địa phương, phát triển du lịch sinh thái, thành lập các trung tâm cứu hộ và nuôi dưỡng động vật hoang dã.

Các khóa đào tạo về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học ở các KBT đã hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong cộng đồng và trong khu bảo tồn nâng cao được năng lực và kỹ năng hoạt động, tạo cơ hội để thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham gia cùng với KBT Để triển khai thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả hơn.

1.4.2. Những bài học chủ yếu được rút ra từ quá trình 8 năm thực hiện Chiến lược 2003

- Công tác quản lý và giám sát KBT hiệu quả hơn nếu áp dụng cách tiếp cận dựa trên HST chứ không phải là các đơn vị quản trị và hành chính khác nhau.

- Sự hợp tác, phối hợp của các bộ, ngành trung ương trong việc soạn thảo các chính sách, pháp luật về bảo tồn thiên thiên chưa thực sự gắn kết, dẫn tới còn nhiều chính sách mới ban hành chưa đồng bộ về cơ chế quản lý, chưa thống nhất cả khái niệm, chống chéo về chức năng nhiệm vụ ... dẫn tới khó khăn trong quá trình triển khai và lãng phí tiềm năng, nguồn lực của quốc gia..

- Nhận thức của xã hội và của chính quyền các cấp về ý nghĩa tác dụng, sự cần thiết, vai trò của bảo tồn đa dạng sinh học, các HST tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội còn rất hạn chế, do đó nhu cầu tăng cường thông tin - giáo dục- tuyên truyền thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo tồn ĐDSH là rất cấp thiết

- Các KBT được thành lập không chỉ để bảo vệ các loài hoang dã mà còn để duy trì các HST tự nhiên quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và đại bộ phận người dân. Tuy nhiên phần lớn các KBT không có đủ nhân lực và kinh phí để thực hiện những chức năng này.

- Áp lực lên các KBT đang ngày càng tăng cao, đặc biệt dân số tăng nhanh, nhu cầu cao đối với các sản phẩm nguồn gốc hoang dã trên cả nước và từ các quốc gia láng giềng, biến đổi khí hậu và đe dọa của các loài ngoại lai xâm hại đang gia tăng. Vì thế cần phải có biện pháp quản lý hiệu quả.

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một tiến bộ đáng kể và có tiềm năng lớn gắn kết bảo vệ rừng và ĐDSH với những lợi ích kinh tế. Tuy nhiên còn nhiều việc cần phải làm để mở rộng và đưa hệ thống này vào hoạt động.

- Phân bổ các nguồn lực (nhân lực, Khoa học, vật tư kỹ thuật, tài chính) cho hệ thống KBT chưa được quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn, còn dàn trải, thiếu trọng tâm, chưa thực hiện một cách đồng bộ và thường kéo dài, dẫn tới giảm hiệu quả đầu tư.

- Mặc dù đạt được một số thành quả nhưng cần phải gắn kết hơn giữa cộng đồng và các bên liên quan thông qua hình thành quan hệ đối tác trong công tác quản lý và bảo vệ các KBT.

- Thiếu hệ thống giám sát và đánh giá chung, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất về các KBT ở Việt Nam, đo đó đã gây khó khăn cho việc đánh giá hoạt động của các KBT hay những thành tựu trong công tác bảo vệ tính đa dạng sinh học.





tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương