DỰ thảo huẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1320 (cmktnn 1320) XÁC ĐỊnh và VẬn dụng trọng yếu kiểm toán I. Quy đỊnh chung



tải về 96.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích96.91 Kb.
#6420



C
DỰ THẢO
HUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 1320 (CMKTNN 1320)


XÁC ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG TRỌNG YẾU KIỂM TOÁN

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Cơ sở xây dựng

  1. Chuẩn mực này được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở CMKTNN 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, CMKTNN 200 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính và ISSAI 1320 của INTOSAI - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

Mục đích và phạm vi áp dụng

  1. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán và trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước trong việc áp dụng khái niệm “trọng yếu” khi lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán đối với mọi cuộc kiểm toán tài chính của Kiểm toán nhà nước.

  2. Chuẩn mực này nhằm giúp kiểm toán viên nhà nước xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán một cách phù hợp khi lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính.

Giới thiệu chung về trọng yếu kiểm toán

Giải thích thuật ngữ

  1. Trong hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Trọng yếu kiểm toán: là khái niệm về tầm cỡ (hay quy mô) và bản chất của các sai sót, những thông tin thiếu hoặc thông tin không chính xác có thể làm sai lệch đáng kể đến báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính được kiểm toán, làm ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.

Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin thiếu, thông tin không chính xác hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét ở cả hai phương diện định lượng và định tính.

        • Về mặt định lượng, các sai sót, thông tin thiếu hoặc thông tin không chính xác được coi là trọng yếu khi đạt đến một giá trị nhất định có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của đối tượng sử dụng thông tin tài chính.

        • Về mặt định tính, các sai sót, thông tin thiếu hoặc thông tin không chính xác được coi là trọng yếu khi bản chất của nó có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính cho dù quy mô sai sót có thể nhỏ.

      1. Mức trọng yếu: là mức giá trị do kiểm toán viên nhà nước xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có.

      2. Mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính được kiểm toán (sau đây gọi là mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính): là giá trị tối đa của toàn bộ sai sót trên báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính được kiểm toán mà kiểm toán viên nhà nước cho rằng ở mức đó báo cáo tài chính có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tiêu chí được lựa chọn.

      3. Mức trọng yếu tổng thể đối với khoản mục: là giá trị tối đa của toàn bộ sai sót đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính được kiểm toán mà kiểm toán viên nhà nước cho rằng ở mức đó thông tin của khoản mục có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.

      4. Mức trọng yếu thực hiện: là mức giá trị do kiểm toán viên nhà nước xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính, nhằm giảm khả năng sai sót tới mức thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và các sai sót không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính.

Trong trường hợp liên quan đến mức trọng yếu tổng thể đối với khoản mục, mức trọng yếu thực hiện cũng được xác định để làm giảm khả năng xảy ra các sai sót không được điều chỉnh hoặc không được phát hiện trong khoản mục đó tới mức thấp có thể chấp nhận được.

      1. Ngưỡng sai sót không đáng kể (hay ngưỡng sai sót có thể bỏ qua): là mức giá trị do kiểm toán viên nhà nước xác định mà sai sót dưới mức đó được coi là sai sót không đáng kể và tổng hợp các sai sót đó không ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính được kiểm toán.

Mục đích xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán

    1. Trọng yếu kiểm toán là cơ sở giúp kiểm toán viên nhà nước:

        1. Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro;

        2. Nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu;

        3. Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán trong quá trình kiểm toán;

        4. Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (nếu có);

        5. Rút ra kết luận về ảnh hưởng của các sai sót và hình thành ý kiến kiểm toán.

Một số lưu ý khi xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán

    1. Để xác định trọng yếu kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước căn cứ vào nguyên tắc "trọng yếu" trong lập và trình bày báo cáo tài chính được quy định và hướng dẫn tại các chuẩn mực và chế độ kế toán.

Trường hợp chuẩn mực và chế độ kế toán không quy định và hướng dẫn nguyên tắc “trọng yếu” trong lập và trình bày báo cáo tài chính, các đặc tính dưới đây là căn cứ để xác định trọng yếu kiểm toán:

        1. Sai sót được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định của đối tượng sử dụng thông tin tài chính;

        2. Những xét đoán về tính trọng yếu của sai sót cần được xem xét trong từng hoàn cảnh cụ thể, ở cả góc độ quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc kết hợp cả hai.

        3. Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của các đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu.

    1. Trọng yếu kiểm toán cần được xem xét cả về mặt định lượng và định tính. Khi xét đoán tính trọng yếu của sai sót đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên không chỉ dựa vào quy mô của sai sót (khía cạnh định lượng) mà còn phải xem xét bản chất của sai sót trong từng hoàn cảnh cụ thể (khía cạnh định tính). Việc xác định mức trọng yếu kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán có thể giúp kiểm toán viên nhà nước có cơ sở xét đoán tính trọng yếu của sai sót về mặt quy mô; tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh cụ thể, sai sót có thể được coi là trọng yếu mặc dù giá trị của sai sót đó thấp hơn mức trọng yếu.

    2. Trọng yếu kiểm toán là một khái niệm tương đối hơn là một khái niệm tuyệt đối. Một sai sót với quy mô nhất định có thể là sai sót trọng yếu trong hoàn cảnh này nhưng lại không trọng yếu trong hoàn cảnh khác. Do đó, không thể xây dựng mức trọng yếu chung để áp dụng cho mọi đơn vị được kiểm toán.

    3. Xác định trọng yếu kiểm toán là công việc xét đoán mang tính chuyên môn, phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của kiểm toán viên nhà nước cũng như nhận thức của kiểm toán viên nhà nước về nhu cầu của người sử dụng thông tin. Những xét đoán này cần dựa trên các cơ sở sau:

  1. Chính sách và các hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước về xác định trọng yếu kiểm toán đối với từng lĩnh vực đơn vị được kiểm toán;

  2. Phân tích thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị;

  3. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục;

  4. Kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước về lĩnh vực, loại hình hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

    1. Kiểm toán viên nhà nước phải vận dụng khái niệm trọng yếu kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán, cả khi lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, khi đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đã phát hiện trong quá trình kiểm toán và khi hình thành ý kiến kiểm toán.

II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Xây dựng Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán

    1. Kiểm toán nhà nước cần xây dựng và ban hành Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán nhằm quy định, hướng dẫn kiểm toán viên nhà nước trong việc xác định, vận dụng trọng yếu kiểm toán một cách thống nhất.

    2. Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán hướng dẫn các nội dung chủ yếu sau:

  1. Xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính;

  2. Xác định mức trọng yếu tổng thể đối với các khoản mục cần lưu ý;

  3. Xác định mức trọng yếu thực hiện;

  4. Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể.

    1. Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán cần thể hiện được nội dung xác định trọng yếu kiểm toán đối với từng lĩnh vực đơn vị được kiểm toán (như: kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán ngân sách địa phương, kiểm toán ngân sách trung ương, kiểm toán ngân hàng và các tổ chức tín dụng, kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình,...). Các nội dung này bao gồm đồng thời cả khung hướng dẫn về định lượng và các nguyên tắc hướng dẫn về định tính đối với việc xác định trọng yếu kiểm toán. Khung hướng dẫn xác định mức trọng yếu kiểm toán trong Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kết quả thống kê các cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước theo từng lĩnh vực đơn vị được kiểm toán.

Xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính

  1. Thông thường, mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính được xác định dựa trên giá trị tiêu chí được lựa chọn và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với giá trị tiêu chí đó. Các hướng dẫn xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính bao gồm:

  1. Hướng dẫn lựa chọn tiêu chí phù hợp đối với từng lĩnh vực đơn vị được kiểm toán;

  2. Hướng dẫn về khung tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với từng tiêu chí;

  1. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc xác định tiêu chí phù hợp bao gồm:

  • Các yếu tố của báo cáo tài chính;

  • Các khoản mục trên báo cáo tài chính mà đối tượng sử dụng thông tin thường quan tâm;

  • Đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực và môi trường hoạt động của đơn vị;

  • Sự thay đổi tiêu chí lựa chọn khi có yếu tố biến động bất thường.

  1. Khung tỷ lệ sử dụng để xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính là một khoảng tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với mỗi tiêu chí để kiểm toán viên nhà nước lựa chọn tùy theo từng trường hợp của đơn vị được kiểm toán.

  2. Tỷ lệ phần trăm (%) và tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho lợi nhuận trước thuế thường cao hơn tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho doanh thu. Ví dụ, mức 5% trên lợi nhuận trước thuế có thể được áp dụng đối với đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi mức 1% trên tổng thu hoặc tổng chi là phù hợp với đơn vị phi lợi nhuận.

Tuy nhiên, việc lựa chọn tỷ lệ phần trăm (%) cao hơn hoặc thấp hơn có thể được coi là phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Với cùng một tiêu chí lựa chọn nhưng tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng để xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính có thể khác nhau tùy thuộc đặc điểm của đơn vị được kiểm toán hoặc quy mô của tiêu chí lựa chọn. Ví dụ như tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho mức doanh thu lớn sẽ thấp hơn so với tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho mức doanh thu nhỏ. Do đó, Chính sách hướng dẫn xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính có thể quy định những khung tỷ lệ phần trăm (%) khác nhau tùy thuộc quy mô của tiêu chí lựa chọn trên cơ sở quy mô tiêu chí lựa chọn càng lớn thì tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với tiêu chí lựa chọn càng nhỏ.

Xác định mức trọng yếu tổng thể đối với các khoản mục cần lưu ý

  1. Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cũng cần hướng dẫn về việc xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý trong trường hợp các khoản mục đó có sai sót thấp hơn mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính nhưng có thể ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.

Xác định mức trọng yếu thực hiện

  1. Mức trọng yếu thực hiện được xác định ở mức thấp hơn so với mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính. Thông thường, mức trọng yếu thực hiện được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) dựa trên mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính. Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cần có quy định về khung tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện để định hướng cho các kiểm toán viên nhà nước vận dụng trong quá trình kiểm toán.

Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể

  1. Thông thường, ngưỡng sai sót không đáng kể được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) dựa trên mức trọng yếu đã xác định. Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cần có quy định về tỷ lệ xác định ngưỡng sai sót không đáng kể để định hướng cho các kiểm toán viên nhà nước vận dụng trong quá trình kiểm toán.

Xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong quá trình kiểm toán

Xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán

Xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính

  1. Mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính phải được xác định khi lập kế hoạch kiểm toán của mọi cuộc kiểm toán tài chính.

  2. Việc xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính đòi hỏi các xét đoán chuyên môn nghề nghiệp. Căn cứ Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho một tiêu chí được lựa chọn làm điểm khởi đầu trong việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính theo các bước như sau:

  1. Lựa chọn tiêu chí xác định mức trọng yếu tổng thể;

  2. Xác định giá trị của tiêu chí lựa chọn tại mục (i) dựa trên các thông tin tài chính thích hợp;

  3. Lựa chọn tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu tổng thể tương ứng với tiêu chí lựa chọn tại mục (i);

  4. Xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính dựa trên giá trị của tiêu chí đã chọn (xác định tại mục ii) và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng (xác định tại mục iii):

Mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính

=

Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu tổng thể

x

Giá trị của tiêu chí lựa chọn

  1. Tiêu chí xác định mức trọng yếu tổng thể và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với tiêu chí lựa chọn được xác định dựa trên cơ sở:

  1. Các tiêu chí và khung tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính được hướng dẫn trong Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

  2. Phân tích đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, báo cáo tài chính, thông tin tài chính được kiểm toán, kết quả kiểm toán những năm trước và các thông tin khác có liên quan;

  3. Phân tích nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin đối với báo cáo, thông tin tài chính được kiểm toán;

  4. Đánh giá rủi ro đối với tổng thể báo cáo tài chính của đơn vị;

  5. Xem xét tiêu chí, giá trị của tiêu chí và mức trọng yếu tổng thể xác định từ cuộc kiểm toán trước đối với báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán hoặc các cuộc kiểm toán đối với các đơn vị tương tự.

  1. Giá trị của tiêu chí lựa chọn xác định mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính cần được xác định dựa trên các dữ liệu tài chính phù hợp. Những dữ liệu này thường bao gồm số liệu về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của kỳ được kiểm toán, được điều chỉnh khi có biến động lớn tùy theo từng trường hợp của đơn vị được kiểm toán hoặc có những thay đổi quan trọng có liên quan trong ngành nghề, lĩnh vực hay môi trường hoạt động của đơn vị.

Ví dụ: giả sử mức trọng yếu tổng thể của một doanh nghiệp được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của lợi nhuận trước thuế. Khi có các biến động bất thường làm tăng hoặc giảm đáng kể lợi nhuận trước thuế, mức trọng yếu tổng thể có thể xác định bằng cách sử dụng mức lợi nhuận trước thuế đã loại trừ ảnh hưởng của các biến động bất thường, dựa vào kết quả kinh doanh của các kỳ trước.

  1. Mức trọng yếu phải được xác định gắn liền với báo cáo tài chính được kiểm toán. Khi báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán dài hơn hoặc ngắn hơn 12 tháng (ví dụ, đối với một số đơn vị mới thành lập hoặc thay đổi kỳ kế toán), mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính cần phải được xác định dựa trên báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán đó.

Xác định mức trọng yếu tổng thể đối với những khoản mục cần lưu ý

  1. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi có những khoản mục trên báo cáo tài chính có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính nhưng có thể ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính thì kế hoạch kiểm toán cần xác định mức trọng yếu tổng thể áp dụng cho những khoản mục đó.

  2. Mức trọng yếu tổng thể đối với những khoản mục cần lưu ý như đã nêu tại Đoạn 26 Chuẩn mực này phải thấp hơn so với mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính.

  3. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán, các yếu tố có thể dẫn đến sự tồn tại của các khoản mục cần lưu ý như đã nêu tại Đoạn 26 Chuẩn mực này cần được xem xét, bao gồm các yếu tố như:

  • Pháp luật, các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

  • Các thuyết minh quan trọng liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán;

  • Những lĩnh vực hoạt động nhất định của đơn vị được thuyết minh riêng rẽ trên báo cáo tài chính.

Những yếu tố nói trên có thể dẫn đến sự quan tâm, lưu ý của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính đối với một số khoản mục nhất định trên báo cáo tài chính. Khi đó, kiểm toán viên nhà nước phải đánh giá và xem xét xác định mức trọng yếu tổng thể thấp hơn đối với các khoản mục nói trên.

  1. Khi xác định mức trọng yếu tổng thể đối với các khoản mục cần lưu ý, kiểm toán viên nhà nước cần thu thập thêm thông tin về quan điểm và định hướng của lãnh đạo đơn vị được kiểm toán trong việc lập và trình bày các khoản mục nói trên trong báo cáo tài chính.

Xác định mức trọng yếu thực hiện

  1. Khi lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu thực hiện cần được xác định nhằm mục đích đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán.

  2. Việc xác định mức trọng yếu thực hiện không chỉ đơn thuần là một phép tính toán học mà yêu cầu phải có những xét đoán chuyên môn. Căn cứ Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, mức trọng yếu thực hiện được xác định đối với từng khoản mục và bao gồm các bước như sau:

  1. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mức trọng yếu thực hiện đối với từng khoản mục, như:

  • Đặc điểm, nội dung, quy mô và bản chất của từng khoản mục trong hoàn cảnh cụ thể thông qua tìm hiểu về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị;

  • Quy mô, bản chất của các sai sót đã phát hiện trong các cuộc kiểm toán lần trước và khả năng lặp lại sai sót đó trong kỳ được kiểm toán;

  • Kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát) đối với khoản mục;

  • Xét đoán về mức độ sai sót dự kiến của khoản mục trong kỳ được kiểm toán.

  1. Lựa chọn tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện dựa trên khung tỷ lệ hướng dẫn trong chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

  2. Xác định mức trọng yếu thực hiện đối với từng khoản mục dựa trên mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng đối với từng khoản mục đó:

Mức trọng yếu thực hiện

=

Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu thực hiện

x

Mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính

  1. Một số lưu ý khi xác định mức trọng yếu thực hiện:

  • Đối với những khoản mục trọng yếu về bản chất, chứa đựng nhiều sai sót với giá trị lớn từ các cuộc kiểm toán trước, dự kiến có nhiều khả năng sai sót trong cuộc kiểm toán lần này hoặc kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là cao thì mức trọng yếu thực hiện được xác định ở mức thấp.

  • Đối với những khoản mục mà hậu quả của sai sót tại khoản mục đó là nghiêm trọng thì mức trọng yếu thực hiện được xác định ở mức rất thấp.

  • Đối với những khoản mục có yêu cầu chính xác tuyệt đối về số liệu, mức trọng yếu thực hiện đối với khoản mục đó có thể được xác định ở mức cực kỳ thấp (mức trọng yếu thực hiện xác định bằng 1 đồng). Khi đó, kiểm toán viên nhà nước có thể cần kiểm toán toàn bộ các giao dịch có liên quan nhằm phát hiện tất cả các sai sót trong khoản mục.

  1. Đối với các khoản mục cần lưu ý như đã nêu tại Đoạn 26, mức trọng yếu thực hiện cũng được xác định nhằm làm giảm khả năng xảy ra các sai sót không được điều chỉnh hoặc không được phát hiện trong khoản mục đó tới mức thấp có thể chấp nhận được. Mức trọng yếu thực hiện đối với các khoản mục này thường được xác định ở mức thấp trong khung tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện tại Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể

  1. Căn cứ Khung tỷ lệ hướng dẫn xác định ngưỡng sai sót không đáng kể trong Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, ngưỡng sai sót không đáng kể được xác định dựa trên mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính để làm cơ sở tổng hợp các sai sót cần điều chỉnh.

  2. Đối với các khoản mục cần lưu ý như đã nêu tại Đoạn 26, ngưỡng sai sót không đáng kể cũng được xác định dựa trên mức trọng yếu tổng thể đối với các khoản mục cần lưu ý nói trên.

Xác định trọng yếu kiểm toán đối với mục tiêu kiểm toán tuân thủ trong cuộc kiểm toán tài chính

  1. Mục tiêu của cuộc kiểm toán tài chính trong lĩnh vực công thường rộng hơn các lĩnh vực khác. Bên cạnh mục tiêu đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính hay không, cuộc kiểm toán tài chính của Kiểm toán nhà nước còn có thể bao gồm các mục tiêu kiểm toán khác liên quan đến nhiệm vụ trình bày trên báo cáo kiểm toán các trường hợp không tuân thủ quy định, chính sách, pháp luật hoặc đánh giá, nhận xét về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong trường hợp này, trọng yếu kiểm toán cũng cần được xác định đối với các mục tiêu bổ sung nói trên. Các quy định và hướng dẫn cụ thể việc xác định trọng yếu kiểm toán đối với các mục tiêu kiểm toán như vậy được trình bày tại các chuẩn mực kiểm toán tuân thủ.

Xác định các khoản mục trọng yếu

  1. Khi lập kế hoạch kiểm toán, các khoản mục trọng yếu cần được xác định làm cơ sở để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp cơ sở dẫn liệu, thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình thực hiện kiểm toán.

  2. Mức trọng yếu tổng thể được vận dụng trong việc xác định các khoản mục trọng yếu. Tuy nhiên, việc xác định các khoản mục này không chỉ đơn thuần là việc xem xét về giá trị của các khoản mục mà cần phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xem xét các yếu tố định tính trong hoàn cảnh cụ thể. Một khoản mục có giá trị vượt quá mức trọng yếu tổng thể không nhất thiết phải là khoản mục trọng yếu và một khoản mục có giá trị nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể có thể là trọng yếu khi xem xét các yếu tố định tính.

  3. Khi xác định các khoản mục trọng yếu, kiểm toán viên nhà nước thường xem xét các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các thành phần chi tiết của chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cũng có thể được xem xét để xác định liệu những thành phần chi tiết đó có phải là khoản mục trọng yếu hay không. Ví dụ: các thành phần chi tiết của chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính (như: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và dự phòng giảm giá hàng tồn kho) có thể được xem xét riêng lẻ khi xác định xem các thành phần chi tiết đó có phải là khoản mục trọng yếu hay không.

  4. Khi đánh giá tính trọng yếu của các khoản mục, kiểm toán viên nhà nước cần xem xét cả quy mô, bản chất cũng như nội dung của từng khoản mục trong hoàn cảnh cụ thể. Các yếu tố định lượng và định tính liên quan đến việc xác định các khoản mục trọng yếu có thể bao gồm các yếu tố sau:

  • Độ lớn và thành phần chi tiết của các khoản mục, số lượng của các giao dịch, mức độ phức tạp và tính đồng nhất của các giao dịch liên quan đến khoản mục trên báo cáo tài chính;

  • Khả năng có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn của khoản mục;

  • Bản chất của các khoản mục (ví dụ, các khoản mục dễ bị tác động để làm thay đổi kết quả kinh doanh như doanh thu, chi phí, chi phí chờ phân bổ hoặc trích trước chi phí,...);

  • Sự phức tạp trong hạch toán kế toán và lập báo cáo các khoản mục;

  • Sự tồn tại của giao dịch với các bên liên quan trong các khoản mục;

  • Các khoản mục có sự biến động lớn, bất thường so với giai đoạn trước (ví dụ: khoản mục có các giao dịch mới, phức tạp hoặc mang tính chủ quan);

  • Nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính, kỳ vọng và mối quan tâm của các nhà quản lý và công chúng về một vấn đề nhất định, ví dụ: những vấn đề nổi cộm được Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm;

  • Yêu cầu giám sát theo quy định của pháp luật trong một lĩnh vực cụ thể;

  • Yêu cầu về việc công khai và minh bạch, ví dụ: yêu cầu công khai cụ thể về gian lận hoặc các thiệt hại khác.

  1. Sau khi xác định ban đầu các khoản mục trọng yếu, kiểm toán viên nhà nước cần xem xét liệu các khoản mục không được xác định là trọng yếu, nếu xét tổng hợp, có thể trọng yếu hay không.

Sửa đổi và vận dụng trọng yếu kiểm toán khi thực hiện kiểm toán

Sửa đổi mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán

  1. Mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính và mức trọng yếu tổng thể đối với các khoản mục cần lưu ý có thể cần phải được sửa đổi khi có các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm toán, có thêm thông tin mới hay việc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán làm thay đổi hiểu biết của kiểm toán viên nhà nước về đơn vị được kiểm toán và hoạt động của đơn vị đó.

Ví dụ: mức trọng yếu ban đầu được xác định với tỷ lệ 0,7% doanh thu do kiểm toán viên nhà nước căn cứ vào việc đánh giá rủi ro ban đầu là thấp do tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Tuy nhiên trong quá trình kiểm toán và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên nhà nước nhận thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế và hoạt động chưa hiệu quả để có thể ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót kịp thời. Khi đó, kiểm toán viên nhà nước có thể xem xét lại việc thay đổi mức trọng yếu bằng cách giảm tỷ lệ phần trăm trên tiêu chí đã được lựa chọn từ 0,7% xuống 0,5% tổng doanh thu để xác định mức trọng yếu mới.

  1. Nếu mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính và đối với các khoản mục cần lưu ý được sửa đổi ở mức thấp hơn mức trọng yếu tổng thể đã xác định trước đó, thì kiểm toán viên nhà nước phải xem xét việc sửa đổi lại mức trọng yếu thực hiện và xem nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán áp dụng có còn phù hợp hay không.

Vận dụng trọng yếu kiểm toán trong việc chọn mẫu các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh

  1. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước cần vận dụng mức trọng yếu thực hiện và kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục để xác định quy mô mẫu các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm cơ sở xác định nội dung và lịch trình của các thủ tục kiểm toán.

  2. Quy mô mẫu các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh có mối quan hệ tỷ lệ với mức trọng yếu thực hiện và kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Ví dụ: trường hợp mức trọng yếu thực hiện là thấp và rủi ro có sai sót trọng yếu là cao thì quy mô mẫu lớn; trường hợp mức trọng yếu thực hiện là cao và rủi ro có sai sót trọng yếu là thấp thì quy mô mẫu nhỏ;...

Vận dụng trọng yếu kiểm toán để tổng hợp và đánh giá sai sót phát hiện

  1. Ngưỡng sai sót không đáng kể được vận dụng trong việc đánh giá sai sót phát hiện và tổng hợp các sai sót cần điều chỉnh. Tuy nhiên, khi đánh giá tính trọng yếu của sai sót, kiểm toán viên nhà nước không chỉ xem xét về giá trị của sai sót (yếu tố định lượng) mà công việc đầu tiên kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện khi đánh giá sai sót là xem xét các yếu tố định tính của sai sót trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán. Trong hoàn cảnh cụ thể, có những sai sót là sai sót trọng yếu mặc dù có quy mô thấp hơn ngưỡng sai sót không đáng kể.

Hướng dẫn đánh giá sai sót và xem xét các yếu tố định tính khi đánh giá sai sót được hướng dẫn cụ thể tại CMKTNN 1450.

Vận dụng trọng yếu kiểm toán khi hình thành ý kiến và lập báo cáo kiểm toán

  1. Khi lập báo cáo kiểm toán, trên cơ sở các sai sót đã được phát hiện, kiểm toán viên nhà nước cần ước tính các sai sót trong tổng thể thông qua việc suy rộng các sai sót phát hiện trong mẫu kiểm toán cho toàn bộ tổng thể báo cáo tài chính, so sánh sai sót ước tính tổng hợp với mức trọng yếu tổng thể đối với báo cáo tài chính để đưa ra kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

Lập và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán

  1. Kiểm toán viên nhà nước phải lưu trong hồ sơ kiểm toán các số liệu và cơ sở xác định về mức trọng yếu sau:

  1. Mức trọng yếu tổng thể;

  2. Mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý;

  3. Mức trọng yếu thực hiện;

  4. Ngưỡng sai sót không đáng kể;

  5. Những điều chỉnh, sửa đổi các mức trọng yếu từ mục (i) đến mục (iii) và nêu trên và ngưỡng sai sót không đáng kể trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán.



Каталог: Data -> hant -> File
File -> C dự thảO ĐĂng website huẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1230 (cmktnn 1230)
File -> Chuẩn mực kiểm toán nưỚc số 1330 (cmktnn 1330) biện pháp xử LÝ RỦi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1500 (cmktnn 1500)
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1510 (cmktnn 1510) kiểm toán số DƯ ĐẦu kỳ TRONG kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1520 (cmktnn 1520) thủ TỤc phân tích trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1560 (cmktnn 1560) CÁc sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ KẾ toán quy đỊnh chung
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1620 (cmktnn 1620) SỬ DỤng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1705 (cmktnn 1705) Ý kiến kiểm toán không phảI Ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> KIỂm toán nhà NƯỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 400 (cmktnn 400) CÁc nguyên tắc cơ BẢn của kiểm toán tuân thủ giới thiệu chung

tải về 96.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương