DỰ thảO ĐỀ Án nâng cao giá trị gia tăng hàNG



tải về 298.59 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích298.59 Kb.
#30017
  1   2


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI NÔNG LÂM THUỶ SẢN VÀ NGHỀ MUỐI



DỰ THẢO

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN





HÀ NỘI - Tháng 11 năm 2013

MỞ ĐẦU

Trải qua 25 năm đổi mới và nhất là trong 10 năm trở lại đây, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Cùng với sự tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã có những bước tiến đáng kể, đã hình thành và phát triển hệ thống chế biến có công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, gắn kết với vùng nguyên liệu. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhập siêu của cả nước, mang lại việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông dân. Nhiều mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD như thủy sản, đồ gỗ, gạo, cà phê, cao su…; nhiều mặt hàng chiếm giữ vị thế sản lượng và xuất khẩu cao trên thế giới như điều, hồ tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà phê đứng thứ hai.

Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp nước ta chưa tạo dựng được vị trí vững chắc trên thị trường thế giới, giá trị gia tăng (GTGT) của nông, lâm, thủy sản hàng hoá chưa cao, thể hiện ở những mặt sau:

- Sản xuất thiếu bền vững, luôn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm;

- Cơ cấu sản phẩm chế biến chưa hợp lý, xuất khẩu chủ yếu ở dạng sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Sản phẩm có chất lượng chưa cao, thiếu tính cạnh tranh, giá thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực từ 5-10%;

- Thị trường tiêu thụ hàng hoá nông lâm thuỷ sản chưa được khai thác tốt, thiếu định hướng lâu dài, nhất là thị trường nội địa; chưa tạo dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường, ngay cả với những sản phẩm có thế mạnh.

Trước thực trạng trên, ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ban hành chương trình hành động thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có nhiệm vụ xây dựng đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản, làm cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đề án tập trung phân tích một số mặt hàng chủ lực đại diện cho các lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản như: lúa gạo, cà phê, chè, rau quả, cá tra, đồ gỗ... từ đó khái quát hóa xây dựng nội dung, giải pháp phát triển chung cho toàn ngành.

Nội dung của Đề án gồm các phần chính sau:

Phần 1. Thực trạng và tiềm năng nâng cao GTGT NLTS. Trong đó có phân tích thực trạng và tiềm năng nâng cao GTGT của một số ngành hàng chủ lực

Phần 2. Quan điểm, mục tiêu

Phần 3. Nội dung và giải pháp nâng cao GTGT nông, lâm, thủy sản

Phần 4. Tổ chức thực hiện

Phần 1

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG

NÔNG LÂM THỦY SẢN


I. Thực trạng và tiềm năng nâng cao GTGT nông lâm thủy sản

I.1. Kết quả đạt được trong chế biến nông lâm thủy sản

I.1.1. Tốc độ tăng trưởng

- Từ năm 2006-2012 công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước (2001-2005). So với năm 2005, đến năm 2012 sản lượng sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể: Thuỷ sản xuất khẩu từ 634 ngàn tấn lên 1.400 ngàn tấn, xay xát gạo quy mô công nghiệp tăng từ 8 triệu tấn lên 10 triệu tấn quy gạo, cao su từ 481 ngàn tấn lên 864 ngàn tấn, cà phê từ 752 ngàn tấn lên 1.300 ngàn tấn, chè từ 126 ngàn tấn lên 200 ngàn tấn, hạt tiêu từ 80 ngàn tấn lên 120 ngàn tấn, nhân hạt điều từ 112 ngàn tấn lên 220 ngàn tấn, đường từ 902 ngàn tấn lên 1.306 ngàn tấn…

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng trưởng mạnh. Tổng hợp 9 ngành hàng chủ yếu (gạo, chè, cà phê, cao su, rau quả, hồ tiêu, điều, thuỷ sản, gỗ) kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 8.139 triệu USD, năm 2012 tăng lên 24.329 triệu USD, tăng xấp xỉ 3 lần. Nhiều mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 02 tỷ USD: thủy sản 6.130 triệu USD, đồ gỗ 4.670 triệu USD, gạo 3.673 triệu USD, cà phê 3.700 triệu USD, cao su 2.859 triệu USD; nhiều mặt hàng chiếm giữ vị thế cao trên thế giới: Điều và Hồ tiêu đứng thứ nhất; Gạo và Cà phê đứng thứ hai...

I.1.2. Hệ thống chế biến công nghiệp

- Về số lượng: Cả nước hiện có trên 6.000 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp đang hoạt động, trong đó chế biến nông sản hơn 2.000 cơ sở, chế biến thuỷ sản 570 cơ sở, chế biến gỗ 3.500 cơ sở. Nhiều ngành chế biến đã gắn kết với vùng nguyên liệu, thực hiện hợp đồng bao tiêu và tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho nông dân như sản xuất mía đường, cao su, thuỷ sản…

- Về công suất: Đến năm 2012 tổng công suất các cơ sở chế biến đã được nâng cao, đáp ứng yêu cầu chế biến của các vùng nguyên liệu và nhu cầu thị trường. Công suất chế biến của các ngành cụ thể như sau: Chế biến mủ cao su 1.100.000 tấn mủ khô/năm, chế biến đường 134.200 tấn mía/ngày; chế biến hạt điều 850.000 tấn hạt thô/năm, chế biến gỗ 15.000 m3 gỗ tròn/năm...

- Về công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm: Bước đầu một số ngành hàng, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, ISO, HACCP và dần nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng; ngày càng nhiều cơ sở chế biến có các sản phẩm nông lâm thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…( như sản phẩm điều, hồ tiêu, đồ gỗ, thuỷ sản…).



I.1.3. Góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới

- Nhiều nhà máy chế biến nông lâm thủy sản được xây dựng ở các vùng sâu, vùng xa, kinh tế kém phát triển, song song với việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy, cơ giới hóa trong canh tác và cơ sở hạ tầng nông thôn đã phát triển, góp phần công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Toàn ngành chế biến nông lâm thủy sản đã giải quyết khoảng 1,5 triệu lao động trực tiếp, với mức thu nhập bình quân 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/tháng và hàng chục triệu lao động sản xuất nguyên liệu và dịch vụ; góp phần to lớn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

I.1.4. Góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập nhanh với thị trường thế giới

- Trong quá trình phát triển, nhiều ngành hàng trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản đã hội nhập với thế giới rất sớm, như thuỷ sản, chế biến hạt điều …

- Vị thế của ngành nông nghiệp Việt Nam được nâng cao trên trường Quốc tế; theo đánh giá của FAO, Việt Nam nằm trong số các nước có ngành nông nghiệp phát triển với tốc độ nhanh và hiện đang là một trong các nước có giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản hàng đầu thế giới. Nông lâm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới kể cả thị trường khó tính như thị trường: EU, Mỹ, Nhật,...

I.2. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế việc nâng cao giá trị gia tăng

I.2.1. Tổn thất sau thu hoạch

Tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng đang rất lớn: rau quả, đánh bắt hải sản 25%; lúa gạo 11 – 13%; mía đường 20%..., làm tăng giá thành sản xuất nguyên liệu và sản phẩm, giảm chất lượng và giá bán sản phẩm.



Nguyên nhân:

- Do xuất phát điểm từ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, diện tích vùng nguyên liệu rất manh mún, kết cấu hạ tầng yếu kém nên hạn chế việc áp dụng cơ giới hóa, đồng thời làm cho giá thành vận chuyển cao, thời gian vận chuyển nguyên liệu bị kéo dài gây tổn thất về chất lượng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu thu hoạch, bảo quản. Công nghệ bảo quản, chế biến còn lạc hậu.

- Các doanh nghiệp và nông dân còn gặp khó khăn về vốn trong việc đầu tư cơ giới hóa.



I.2.2. Chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm

Phần lớn các sản phẩm nông lâm thủy sản của nước ta hiện nay chưa có thương hiệu, mẫu mã bao bì đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu ổn định, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Vì vậy, nhiều sản phẩm của nước ta đứng nhất, nhì thế giới về số lượng xuất khẩu, nhưng giá bán thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, như: Cà phê nhân (Robusta) của Việt Nam vốn được đánh giá cao, song sản phẩm xuất khẩu chỉ có 17% đạt loại I; sản lượng chiếm trên 20% sản lượng thế giới, nhưng chỉ chiếm khoảng 3% về giá trị giao dịch; chè đứng thứ 5 về sản lượng, nhưng xếp thứ 10 về giá bán; gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan.



Nguyên nhân:

- Về nguyên liệu: Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường, nên các doanh nghiệp không giám sát, quản lý được chất lượng nguyên liệu đầu vào. Cụ thể:

+ Cao su, mía đường: các nhà máy đã có quy hoạch vùng nguyên liệu riêng, nhưng mức độ đầu tư bao tiêu có hạn, nên luôn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu, tạo nên tập quán xấu cho nông dân trong sản xuất và thu hoạch nguyên liệu, đưa nguyên liệu chất lượng kém, độn tạp chất về nhà máy, làm giảm hiệu quả sản xuất cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm.

+ Các nhà máy chè lớn đã được quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng những năm qua các địa phương đã cho phép xây thêm nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, nhiều khi xây dựng ngay trong vùng nguyên liệu của nhà máy lớn, dẫn đến tranh chấp thu mua nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu thấp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và thương hiệu chè Việt Nam.

+ Các nhà máy chế biến lúa gạo, cà phê, điều... chủ yếu mua gom nguyên liệu, hầu hết các nhà máy chưa gắn kết với vùng nguyên liệu nên chất lượng nguyên liệu không ổn định, phát triển thiếu bền vững.

+ Mức độ áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, diện tích vùng nguyên liệu có chứng nhận sản xuất tốt, bền vững chiếm tỷ lệ thấp: đối với cà phê tỷ lệ có chứng nhận sản xuất bền vững (4C, UTZ, GAP…) mới đạt 10% diện tích; đối với chè, rau quả tỷ lệ diện tích có chứng chỉ Việt GAP dưới 5%... Do không giám sát được chất lượng nguyên liệu đầu vào nên vấn đề an toàn thực phẩm vẫn đang là một thách thức lớn cần tập trung giải quyết.

+ Đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư cho khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn rất thấp so với các nước trong khu vực (5USD/người (năm 2009) so với 20USD của Trung Quốc (năm 2004) và 1.000USD (năm 2007) của Hàn Quốc. Điều này làm hạn chế động lực phát triển sản xuất ra các nông sản hàng hóa từ tính đa dạng đến nâng cao chất lượng sản phẩm.



- Về thu hoạch và bảo quản: Việc đầu tư cho công nghệ thu hoạch, bảo quản còn thấp dẫn đến hàng hóa không đồng nhất cả về quy cách lẫn chất lượng.

- Về chế biến: Các cơ sở chế biến phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp. Hiệu quả sử dụng các dây chuyền mới chưa cao:

+ Ngành cà phê sơ chế thủ công, công nghệ lạc hậu còn chiếm trên 70%. Ngành chế biến chè, nhiều nhà máy vẫn dùng thiết bị quá cũ của Liên Xô và Trung Quốc, hầu hết sản phẩm chè ở dạng sơ chế, giá trị hàng hoá rất thấp so với sản phẩm chè thương phẩm của các nước. Ngành chế biến nhân điều, mặc dù thu được nhiều thành tựu, song sản xuất thủ công vẫn là chủ yếu, trong những năm tới, việc giảm bớt lao động thủ công đang là một thách thức lớn.

+ Việc xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình chế biến còn nhiều hạn chế như chế biến gạo từ trước đến nay, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện quy trình “ngược”, thường xay xát lúa ở độ ẩm cao, bảo quản gạo, dẫn đến tỷ lệ gãy và bạc bụng cao, chất lượng gạo thành phẩm thấp.

- Về quản lý: Hệ thống đảm bảo chất lượng nông sản và việc đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá còn yếu kém nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

I.2.3. Về cơ cấu sản phẩm

Việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn nhiều hạn chế:

- Cơ cấu sản phẩm chế biến chưa hợp lý, các sản phẩm sơ chế, các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của nước ta, như: Gạo xuất khẩu chủ yếu là loại chất lượng thấp; chè đen (giá thấp hơn chè xanh) chiếm 60% sản lượng; cà phê chế biến ướt có thể tăng giá trên 200USD/tấn nhưng mới chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu; dăm gỗ xuất khẩu giá trị gia tăng rất thấp (19,4%) nhưng chiếm đến 35% cơ cấu sản phẩm đồ gỗ...

- Sản phẩm chế biến còn đơn điệu, việc đầu tư chế biến sâu, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ lệ thấp, so với tổng sản lượng sản phẩm: Cà phê chỉ chiếm 10%, điều 5%, chè 5%...



Nguyên nhân:

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng suất thấp làm chi phí sản xuất tăng, chất lượng không đồng nhất, giảm hiệu quả của đầu tư vào chế biến sâu. Đây là nguyên nhân làm giảm tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng.

- Bên cạnh trợ cấp nông sản từ các nước nhập khẩu (Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU...) các rào cản kỹ thuật và thuế quan cũng là cản trở đối với các sản phẩm nông sản của ta, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao khi đối tượng này thường phải chịu mức thuế cao và các yêu cầu khắt khe hơn so với các sản phẩm xuất thô.

- Công tác xúc tiến thương mại, thông tin thị trường còn nhiều hạn chế, mới chỉ chú trọng sản lượng xuất khẩu mà chưa quan tâm tìm hiểu thông tin về cơ cấu, chủng loại sản phẩm có giá trị gia tăng theo nhu cầu của từng thị trường.

- Về đầu tư: Để chế biến ra các sản phẩm mới có GTGT cao yêu cầu vốn đầu tư lớn, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, các nguồn vốn cho vay hiện nay đều có lãi suất cao, ngân hàng lại yêu cầu phải thu hồi vốn nhanh nên việc đầu tư mới gặp nhiều khó khăn.

I.2.4. Tận dụng phế phụ phẩm

Trong chế biến nông lâm thủy sản có rất nhiều ngành hàng có phế phụ phẩm có thể tận dụng để sản xuất các sản phẩm phụ, giúp giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức sản xuất rất hạn chế, chưa đáng kể. Các phế phụ phẩm của các ngành hàng còn nhiều tiềm năng, chưa được tận dụng như : Sản xuất lúa, gạo ở vùng sản xuất tập trung là ĐBSCL, với sản lượng trên 20 triệu tấn lúa/năm, mỗi năm có khoảng 20 triệu tấn rơm, 4 triệu tấn trấu và 2 triệu tấn cám; sản xuất đường, mỗi năm dư thừa bã mía khoảng 1,0 triệu tấn và 600.000 tấn mật rỉ; chế biến điều mỗi năm có khoảng 400.000 tấn vỏ thô....



Nguyên nhân: Cũng giống nguyên nhân ở mục 1.2.3, việc đầu tư để tận dụng các phế phụ phẩm còn nhiều hạn chế là do gặp khó khăn về thị trường và về vốn đầu tư.

I.2.5. Cơ chế chính sách

- Hệ thống văn bản pháp luật chưa đủ để có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất có hiệu lực đối với từng ngành hàng; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Cơ chế quản lý và phối hợp quản lý chưa đồng bộ, chưa thống nhất trong điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước như việc cấp giấy phép đầu tư các cơ sở chế biến tại các địa phương tự phát, ồ ạt, không có hoặc không theo quy hoạch, tạo nên mất cân đối giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến; việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống theo dõi, giám sát còn chồng chéo....

- Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa đủ mạnh để thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có GTGT cao, như về đất đai, về tài chính, về tín dụng, về các chính sách khác như khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực….



II. Thực trạng chế biến và tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng một số sản phẩm nông lâm thủy sản

II.1. Lúa gạo

II.1.1. Thực trạng

Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng lúa các vụ trong năm cả nước khoảng 7,76 triệu ha, năng suất: 56,6 tạ/ha, sản lượng đạt: 43,96 triệu tấn thóc; cả nước có trên 800 cơ sở chế biến gạo quy mô công nghiệp công suất từ 5-10 tấn thóc/ca đến 60 tấn thóc/ca. Năm 2012 đã xuất khẩu được 8,016 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu 3,673 tỷ USD. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trọng điểm của cả nước, cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Vì vậy, trong đề án tập trung phân tích về tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng tại khu vực này.



Những yếu tố tồn tại chính ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng gồm:

(1) Khâu sản xuất lúa: Do quy mô sản xuất nhỏ (hộ gia đình), thiếu liên kết sản xuất, nên người dân vẫn duy trì một tỷ lệ lớn giống chất lượng thấp; lúa thu hoạch bị lẫn loại, phẩm cấp gạo thành phẩm thấp.



(2). Khâu thu hoạch: Mới cơ giới hóa được gần 50%, sử dụng nhiều loại máy, trong đó có những loại máy có tỷ lệ gặt sót rất lớn. Tổn thất trong khâu thu hoạch còn cao.

(3) Khâu bảo quản chế biến:

- Việc chủ động làm khô lúa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng nhằm giảm tổn thất về chất lượng và sản lượng đối với lúa thương phẩm nhưng năng lực sấy hiện nay mới đáp ứng được khoảng 42% sản lượng lúa, trong đó hầu hết là sử dụng máy sấy vỉ ngang; hệ thống sấy tầng sôi dạng tháp mới hình thành, chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10% năng lực sấy.

- Hệ thống kho chứa lúa gạo được đầu tư theo Quyết định 3242/QĐ-BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và PTNT cơ bản đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật bảo quản gạo, nhưng kho chứa lúa chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có hơn 1 triệu tấn kho chứa lúa/tổng tích lượng kho 6 triệu tấn). Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có dây chuyền đánh bóng gạo, không có xay xát, nếu gạo trữ lâu (đến 3 tháng) thì chất lượng gạo bị giảm sút đáng kể, phải tái chế, làm tăng tỷ lệ tổn thất và giảm phẩm cấp.

- Hệ thống máy móc, thiết bị xay xát, đánh bóng lúa gạo do các doanh nghiệp cơ khí trong nước chế tạo đã đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật và được đánh giá cao. Mặc dù vậy, chất lượng gạo thành phẩm của Việt Nam vẫn không cao. Nguyên nhân của sự giảm sút phẩm cấp được chỉ ra như sau:

+ Chất lượng nguyên liệu thấp, thiếu đồng nhất.

+ Không tuân thủ quy trình chế biến. Trên thực tế việc chế biến lúa gạo ở ĐBSCL thực hiện theo một quy trình ngược: xay xát lúa ở mọi độ ẩm có thể, đánh bóng gạo (với độ gãy vỡ lớn) và sấy khô gạo đến độ ẩm bảo quản.

Với các tồn tại trên, hiện nay tổn thất sau thu hoạch lớn trong sản xuất, chế biến của lúa gạo còn rất lớn (11 – 13%).

(4). Chưa sử dụng hiệu quả các phế phụ phẩm

Với sản lượng trên 20 triệu tấn lúa/năm, mỗi năm khu vực ĐBSCL có khoảng 20 triệu tấn rơm, 4 triệu tấn trấu và 2 triệu tấn cám. Việc đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm GTGT, góp phần giảm giá thành sản phẩm gạo từ các phụ phẩm chưa được coi trọng. Cụ thể:

- Đối với trấu: Hiện nay đã có một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất củi trấu, trấu viên, cốc hóa vỏ trấu có giá trị gia tăng cao, song chưa nhiều.

- Cám: Mới có 01 nhà máy sản xuất dầu cám, khô dầu phục vụ công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi, sử dụng hết khoảng 20% sản lượng cám.

- Rơm: Hiện nay, có một số nơi sản xuất nấm rơm, nhưng sản lượng không đáng kể.



Với thực trạng trên, xuất khẩu gạo Việt Nam mặc dù xếp thứ 2 thế giới về sản lượng, song sức cạnh tranh yếu. Giá bán gạo cùng loại luôn thấp hơn so với gạo của Thái Lan; giá thu mua lúa thấp, ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của người trồng lúa.

II.1.2. Tiềm năng nâng cao GTGT đối với lúa gạo

Tập trung ở một số nội dung sau:



- Nâng cao tỷ lệ sản phẩm gạo có chất lượng và GTGT cao thông qua việc chuyển đổi giống lúa và tổ chức sản xuất.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thông qua việc tổ chức lại sản xuất, áp dụng quy trình bảo quản, chế biến tiên tiến và xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần giảm giá thành và đưa giá bán gạo cùng loại của Việt Nam lên bằng hoặc vượt các nước khác.

- Giảm tổn thất sau thu hoạch để giảm giá thành sản xuất.

- Sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm của quá trình xay xát, chế biến, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo.

II.2. Cà phê

II.2.1. Thực trạng

Đến năm 2012, cả nước có 615.200 ha cà phê, trong đó có 549.200 ha cho thu hoạch. Trong đó, cà phê vối chiếm khoảng 93% tổng diện tích cà phê toàn quốc, chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, cà phê chè chiếm 6%, còn lại là cà phê mít. Sản lượng cà phê hàng năm đạt khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn.

Về chế biến, hiện nay, cà phê nước ta có ba sản phẩm chế biến chính đó là:


  • Cà phê nhân.

  • Cà rang xay (Cà phê rang và cà phê bột).

  • Cà phê hòa tan (cà phê hòa tan nguyên chất và cà phê hòa tan 3 trong 1).

Về chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cả nước có 97 cơ sở với tổng công suất thiết kế (CSTK) 1.503.000 tấn/năm, đủ và thừa so với sản lượng cà phê nhân hàng năm.

Với cà phê chế biến sâu, toàn quốc có khoảng 10 ngàn hộ và 160 cơ sở (doanh nghiệp, công ty có giấy phép kinh doanh) chế biến cà phê bột với tổng công suất thiết kế 51.664 tấn/năm, công suất thực tế năm 2011 là 26.094 tấn sản phẩm (32.905 tấn quy nhân và đạt 50% công suất thiết kế), có 8 cơ sở (quy mô công nghiệp) sản xuất cà phê hòa tan với tổng công suất thiết kế 80.830 tấn/năm, công suất thực tế năm 2011 là 68.280 tấn (đạt 84,5% công suất thiết kế), trong đó cà phê hòa tan nguyên chất là 11.830 tấn (31.131 tấn quy nhân) và cà phê hòa tan 3 trong 1 là 56.450 tấn (22.016 tấn quy nhân). Như vậy, tổng công suất thực tế của cà phê chế biến sâu khoảng 94.374 tấn sản phẩm (86.052 tấn quy nhân, chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng cà phê nhân cả nước) và chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Chuỗi sản xuất cà phê phổ biến được mô tả theo sơ đồ sau:

Đối với 3 dòng sản phẩm cà phê chính, giá trị gia tăng được tạo ra quy ra trên 1 tấn cà phê nhân như bảng sau:



Bảng 1. Giá trị gia tăng sản phẩm cà phê


Dòng sản phẩm

Cơ cấu sản phẩm (%)

Doanh thu

(tr.đ/tấn quy nhân)



GTGT

(tr.đ/tấn quy nhân)



Tỷ lệ GTGT

/doanh thu SP (%)



Tỷ lệ GTGT đóng góp vào ngành hàng (%)




1

2

3

4

5=1*4

Cà phê nhân vối xuất khẩu

87

45,6

33,29

73,0

63,5

Cà phê nhân chè xuất khẩu

6

69,8

60,8

87,1

5,2

Cà phê hòa tan nguyên chất

1

83,5

64,58

77,3

0,77

Cà phê hòa tan phối trộn (2 in 1, 3 in 1 v.v..)

4,5

230,0

122,8

53,3

2,4

Cà phê rang xay

2,5

114,0

81,2

71,2

1,8

Tổng

100










73,7


tải về 298.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương