Dự án : quy hoạch xây dựng khu kinh tế CỬa khẩu thanh thủY Địa điểm: Huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang



tải về 308.16 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích308.16 Kb.
#19187
  1   2   3   4
Dự án : QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU THANH THỦY

Địa điểm: Huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang




1.Lí do và sự cần thiết lập quy hoạch

Sau hơn 15 năm kể từ khi Chính phủ Việt Nam tiến hành thí điểm xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái vào năm 1996, định hướng xây dựng các Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) được khẳng định là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đóng góp những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, đi lên của đất nước. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá và đưa ra các định hướng phát triển mới cho các KKTCK của quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án: "Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020" tại Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg, ngày 25/3/2008. Theo đó, đến năm 2020, trên toàn quốc có 30 KKTCK, đóng vai trò là vùng kinh tế động lực của từng tỉnh giáp biên giới. KKTCK Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang được định hướng trở thành khu vực trọng điểm kinh tế, đầu tầu trong sự nghiệp phát triển KTXH, giữ vững an ninh, chính trị trên biên giới Việt - Trung.

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới, cực bắc của Tổ quốc có vị trí quan trọng trong phát triển KTXH gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển các sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, đến nay Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 mức bình quân của cả nước. Với chiều dài trên 277,525 km đường biên giới, Hà Giang có hệ thống cửa khẩu thuận lợi cho giao lưu mọi mặt với Trung Quốc. Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quốc gia (CKQG) duy nhất tại tỉnh Hà Giang, được xác định là cửa khẩu quốc tế (CKQT) trong thời gian tới. Trong bối cảnh phát triển thực tiễn của khu vực, việc hình thành và phát triển tại CKQT Thanh Thủy một khu kinh tế năng động, hiệu quả là một yêu cầu tất yếu khách quan với sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước:



  • Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong chuyến công tác thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang năm 2007 "Tỉnh Hà Giang nghiên cứu, triển khai, khai thác có hiệu quả thế mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu; xây dựng lộ trình, xây dựng bổ xung quy hoạch phát triển cửa khẩu Thanh Thuỷ tiến tới xây dựng thành đặc khu kinh tế".

  • Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Thông báo số 42/TB-VPCP ngày 14/3/2007 “Về quy hoạch phát triển cửa khẩu của Tỉnh: Đồng ý nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế, giao Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao (Ban Biên giới Chính phủ) phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn tất các thủ tục theo quy định. Tỉnh lập quy hoạch phát triển cửa khẩu theo hướng đô thị thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, quy hoạch cần chi tiết, đồng bộ...”.

Sự phát triển nhanh, mạnh mẽ KKTCK Thanh Thuỷ là khâu đột phá quan trọng để toàn Đảng toàn Dân tỉnh Hà Giang thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV số 06 - NQ/ĐH ngày 06/10/2010 của Tỉnh: "Tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm chính trị cao để tạo sự chuyển biến tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm nghiệp; phấn đấu giá trị tăng thêm của các nhóm ngành, thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách trên địa bàn đều tăng gấp đôi năm 2010; đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tình hình chính trị, xã hội luôn ổn định, tạo môi trường tốt nhất cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Tạo tiền đề vững chắc, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh trong khu vực và sớm thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, kém phát triển "

Công tác Quy hoạch xây dựng là một trong những bước quan trọng, cụ thể hóa các định hướng phát triển KKTCK Thanh Thủy, làm cơ sở pháp lý, khoa học thực hiện các bước tiếp theo để triển khai xây dựng KKTCK Thanh Thủy trong thực tiễn. Trước yêu cầu trên, việc lập Quy hoạch chung xây dựng KKTCK Thanh Thủy với tầm nhìn dài hạn là việc làm cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở đó, Ngày 08/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1054/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030.



2.Mục tiêu và nội dung quy hoạch

a.Mục tiêu:

                1. Cụ thể hoá chiến lược phát triển KTXH quốc gia, giai đoạn 2011 - 2020 nói chung, định hướng phát triển KTXH của tỉnh Hà Giang nói riêng.

                2. Xây dựng KKTCK Thanh Thủy trở thành trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang, một đầu mối quan trọng về quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác phát triển của Việt Nam với Trung Quốc.

                3. Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan với các khu chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của KKT, đảm bảo định hướng dài hạn, đồng thời khả thi trong các giai đoạn ngắn hạn.

                4. Định hướng phát triển đồng bộ KKT theo tiêu chuẩn đô thị phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về dân cư, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phát triển bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và cảnh quan môi trường khu vực.

                5. Định hướng khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, hạn chế giảm thiểu các khó khăn về địa hình để xây dựng các khu chức năng.

                6. Định hướng xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ. Tạo khả năng liên kết chặt chẽ, thuận lợi giữa các khu chức năng bên trong cũng như giữa KKTCK Thanh Thủy với các khu vực khác trong vùng có liên quan.

                7. Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng, triển khai các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư.

b.Nội dung quy hoạch:

                1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về KTXH; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của KKT.

                2. Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 - 25 năm.

                3. Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

                4. Định hướng phát triển không gian và thiết kế đô thị tổng thể KKT, bao gồm:

  • Mô hình và hướng phát triển không gian;

  • Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của KKT

  • Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch KKT, định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng;

  • Hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và không gian mở; trung tâm chuyên ngành;

  • Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn;

  • Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị; đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên.

                1. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật KKT bao gồm:

  • Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển

  • Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông

  • Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp ĐMC năng lượng

                1. Đánh giá môi trường chiến lược.

                2. Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.

Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

                1. Nội dung quy hoạch chung xây dựng KKTCK Thanh Thủy được nghiên cứu đến năm 2030. Tuy nhiên, để đảm bảo định hướng phát triển dài hạn và linh hoạt, không gian phát triển của KKT được nghiên cứu theo một cấu trúc tiềm năng tổng thể và được phân thành nhiều giai đoạn ưu tiên đầu tư khác nhau. Theo đó, thực hiện quy hoạch là một lộ trình lần lượt hoàn thiện đồng bộ từng khu vực phát triển phù hợp với nhu cầu đầu tư thực tế. Cụ thể:

  • Tầm nhìn đến năm 2050;

  • Định hướng dài hạn: đến năm 2030;

  • Định hướng ngắn hạn: đến năm 2020.

3.Phạm vi quy hoạch

a.phạm vi nghiên cứu:

                1. Nghiên cứu KKTCK Thanh Thủy đặt trong mối quan hệ giữa Asean với Trung Quốc; Mối quan hệ giữa miền Bắc Việt Nam với miền Tây Nam Trung Quốc (Khu vực tỉnh Vân Nam, Quảng Tây); Đặc biệt, trong mối quan hệ trực tiếp giữa tỉnh Hà Giang và các khu vực lân cận như Côn Minh, Châu Vân Sơn...

Sơ đồ phạm vi vùng Asean với

Trung Quốc



Sơ đồ phạm vi vùng miền Bắc Việt Nam với miền Tây Nam Trung Quốc






b.Ranh giới quy hoạch:

                1. Vị trí địa lý KKTCK Thanh Thủy ở toạ độ địa lý từ 22O50' đến 22O56' độ Vĩ Bắc; 104O50' đến 104O59' độ Kinh Đông. Ranh giới hành chính bao gồm 7 xã: Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang (huyện Vị Xuyên) và Phương Độ (thành phố Hà Giang), được xác định cụ thể như sau:

  • Phía Đông: giáp xã Thuận Hòa và Minh Tân của huyện Vị Xuyên;

  • Phía Tây: giáp xã Thèn Chu Phìn, Đản Ván, Túng Sán của huyện Hoàng Su Phì;

  • Phía Nam: giáp xã Cao Bồ của huyện Vị Xuyên và xã Phương Thiện, phường Quang Trung, phường Nguyễn Trãi của thành phố Hà Giang;

  • Phía Bắc: giáp Châu Văn Sơn của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với chiều dài đường biên giới khoảng 26 km.

                1. Diện tích toàn khu kinh tế: 28.781 ha (287,81 km2).

Sơ đồ ranh giới hành chính KKTCK Thanh Thủy








tải về 308.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương