CẦu nguyện với chúa cha trong thầm lặng lm. Phêrô Đan-Minh Trần Minh-Công chuyển ngữ



tải về 4.46 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu24.11.2017
Kích4.46 Mb.
#34536
  1   2   3   4   5   6   7   8
Jean Lafrance S.J.

CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA CHA

TRONG THẦM LẶNG

Lm. Phêrô Đan-Minh

Trần Minh-Công chuyển ngữ

Jean Lafrance S.J.

PRIE TON PÈRE

DANS LE SECRET
Dix-septième édition

2011

Médiaspaul Édition

48 rue du Four

75006 Paris



editeur@mediaspaul.fr

ISBN 978-2-7122-1191-2



Pour le Canada :
Médiaspaul

3965, boulevard Henri-Bourassa Est

Montréal, QC, H1H 1L1

Lời giới thiệu của dịch giả



"Cầu nguyện với Chúa Cha trong thầm lặng". Đó là tựa đề cuốn sách "Prie ton Père dans le secret" của linh mục Dòng Tên Jean Lafrance. Cuốn sách nầy bao gồm những bài giảng dạy – nói đúng hơn là những bài suy niệm Lời Chúa – trong các Tuần Tĩnh Tâm do Ngài hướng dẫn.

Nhận thấy giá trị thần học tu đức của các bài giảng huấn của Ngài, một số tu sĩ đã tham dự Tuần Tĩnh Tâm đề nghị Ngài cho in thành sách. Và cuốn sách nầy được hình thành từ những cuộn băng ghi âm các bài giảng của Ngài. Lần đầu tiên (1976) cuốn sách nầy được in với số lượng ít và không có mục đích thương mại. Năm 1977 trong Tuần Tĩnh Tâm tại đan viện Tamié (Haute Savoie France), tôi dùng cuốn sách nầy làm chất liệu cho 7 ngày cấm phòng của mình. Và đó là Tuần Cấm Phòng tốt nhất trong đời tôi. Kinh nghiệm sống Tuần Cấm Phòng đó thúc dục tôi dịch cuốn sách nầy sang tiếng việt với nguyện vọng khiêm tốn là giúp những ai muốn có kinh nghiệm về Thiên Chúa bằng việc chiêm niệm cầu nguyện. Bản dịch đầu tiên được đặt tên là "Cầu Nguyện Chiêm Niệm".

Cuốn sách nầy đã được dịch xong vào dịp Lễ Phục Sinh năm 1978. Nhưng vì hoàn cảnh và thời thế lúc bấy giờ, bản thảo viết tay cứ nằm mãi trong ngăn kéo hơn mười năm. Mười năm sau, dịp Lễ Phục Sinh năm 1988, bản thảo được sửa lại và đánh máy. Thời đó chưa có máy Vi Tính và việc bỏ dấu tiếng việt được linh mục Phaolô Bảo Tịnh Trần Văn Bảo thực hiện một cách tuyệt vời. Sau đó cuốn sách được phô tô thành 20 cuốn để sử dụng.

Từ ấn bản thứ nhất đến nay (2012) cuốn sách "Prie ton Père dans le secret" đã được tái bản 17 lần. Nhận thấy giá trị của cuốn sách nầy, tôi quyết định cho xuất bản để giúp anh em đan sĩ có phương tiện học hỏi và luyện tập cầu nguyện. Khi rà soát lại bản dịch trước tôi thấy cần phải sửa chữa câu văn để bản dịch được sát với bản văn tiếng Pháp hơn; vì thế tựa đề cuốn sách nầy cũng được thay đổi: "Cầu nguyện với Chúa Cha trong thầm lặng".

Với những trang sách nầy tác giả cố gắng giải nghĩa thế nào là cầu nguyện và phải cầu nguyện như thế nào. Cầu nguyện không phải là dùng lời hay ý đẹp để nói với Thiên Chúa, nhưng là hiện diện trước cái nhìn yêu đương của Ngài. Cầu nguyện là để cho Thiên Chúa thầm nói trong con tim bằng Thần Khí của Ngài. Cầu nguyện là thái độ của con tim mở rộng và sẵn sàng lắng nghe Thiên Chúa nói. Cầu nguyện là một thái độ của tâm hồn khiêm cung, tin tưởng, yêu mến và tôn thờ. Ngôn từ "cầu nguyện" tác giả thường dùng trong cuốn sách nầy cũng đồng nghĩa với "chiêm niệm", "nguyện ngắm", "nguyện gẫm". Với những bài Suy Niệm Lời Chúa trong cuốn sách nầy, tác giả chỉ dẫn cho chúng ta cách thức cầu nguyện thế nào để có kinh nghiệm về Thiên Chúa. Chính ngài khẳng định: "Cuốn sách nầy muốn dành riêng cho những ai đã sống kinh nghiệm cầu nguyện liên tục và nay họ cần có chất liệu để tiếp tục sống nội tâm".

Tập sách nhỏ nầy giúp tôi rất nhiều trong việc chiêm niệm cầu nguyện và hy vọng nó cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các độc giả. Xin chân thành cám ơn Cha Jean Lafrance, với lá thư viết đề ngày 13 tháng 6 năm 1979, đã ban phép cho tôi dịch sang tiếng Việt và được phép xuất bản cuốn sách nầy. Nay tác giả đã từ trần, nhưng những gì tác giả đã viết trong các tác phẩm Tu Đức của Ngài nói chung, và cách riêng trong cuốn sách giá trị nầy, luôn luôn là hồng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta.


Đan Viện Frauenthal, Phục Sinh 2013
Lm. Phêrô Đan-Minh

Trần Minh-Công, O.Cist.

Lời hướng dẫn của tác giả

Sau đây là loạt bài ngắn gọn có mục đích giúp cầu nguyện. Chúng tôi trình bày dưới hình thức những bài suy niệm Lời Chúa để giúp những ai muốn có một kinh nghiệm cầu nguyện. Sau mỗi tuần tĩnh tâm, thường nhiều người muốn có một bản văn làm kỉ niệm, hay đúng hơn để giúp tiếp tục sống cái kinh nghiệm mà họ đã được hưởng nếm trong tuần tỉnh tâm. Chính vì thế mà chúng tôi đã viết những trang sau đây. Trước hết chúng tôi xin nói qua về nội dung và cách sử dụng tập sách nhỏ nầy trong việc cầu nguyện.

Đây là những bài suy niệm được viết ra đề dùng làm đề tài cầu nguyện. Những kinh nghiệm cầu nguyện được diễn tả theo một định hướng rõ rệt, được triển khai và nối kết với nhau có hệ thống. Nhưng không vì thế mà những bài suy niệm sau đây có tính cách trừu tượng và chủ quan. Kinh nghiệm thiêng liêng giao kết với kinh nghiệm của người kitô hữu là một thứ kinh nghiệm chủ quan của ơn cứu độ xuyên qua dân tộc Chúa chọn, Chúa Kitô và Giáo Hội. Có thể diễn tả kinh nghiệm đó như một sự mặc khải tuần tự của Thiên Chúa tình yêu, Đấng luôn mời gọi chúng ta hiệp thông trọn vẹn với Người trong Chúa Kitô. Kinh nghiệm ấy chúng ta gặp thấy trong Thánh Kinh, và ngày nay Giáo Hội mời gọi chúng ta sống kinh nghiệm đó trong Phụng vụ và đời sống thường nhật.

Chúng ta theo lộ trình mặc khải nầy của Thiên Chúa, Đấng mời gọi chúng ta sống với Ngài trong mối liên lạc tình bạn. Giao Ước giữa Thiên Chúa và loài người hết sức thân tình, cụ thể và toàn diện đến nỗi từ nay muốn nói về Thiên Chúa mà không nói đến con người, tiếng nói của chúng ta trở thành trống rỗng viễn vông, nghĩa là người ta không thể đọc Lời Chúa như một khách du lịch tò mò, và hâm mộ hiểu biết. Lời Chúa là một tiếng nói sống động trong thâm sâu tâm hồn của mọi người chúng ta.

Những bài suy niệm sau đây được chia ra làm bốn phần theo các giai đoạn chính của Chương Trình Cứu Rỗi. Trước hết chúng ta tự đặt mình trước Thiên Chúa, Đấng từ trong thinh lặng đang nói với con người ý muốn được giao kết bằng một tình yêu chung thủy. Chính trong cuộc đối thoại nầy mà Thiên Chúa tự mặc khải mình là Đấng cực kỳ cao siêu nhưng lại rất gần gũi con người. Việc mặc khải Thiên Chúa chí thánh, Đấng tạo hóa quyền năng, nhưng đồng thời là người bạn, người khách, đưa chnúg ta chìm sâu trong sự tôn thờ, yêu mến và mời gọi chúng ta sống với Ngài, trước mặt Ngài và trong Ngài. Việc chiêm ngắm Thiên Chúa đang đối thoại với chnúg ta là giai đoạn đầu của Lịch Sử Cứu Độ.

Nhưng việc Cứu độ được thể hiện trọn vẹn từ khi Lời Chúa nhập thể và ở giữa chúng ta. Chúa Giêsu Kitô xuất hiện như một mẳc khải của Thiên Chúa Tình Yêu. Chúng ta được đặt trước một sự lựa chọn có tính cách quyết định: Tin hay không tin vào Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Chính ở mức độ đón nhận hay khước từ Chúa Kitô nói lên ước muốn sâu kín của con tim. Trong cái nhìn đầy yêu thương của Chúa Kitô, chúng ta nhận thấy tội lỗi của mình và cảm thấy cần ơn cứu độ. Nếu chúng ta từ chối và lẩn tránh cái nhìn của Chúa Kitô, chúng ta chấp nhận ở trong trạng thái mù lòa, nghĩa là không nhận ra sự mặc khải Tình Yêu của Chúa Cha.

Hiện diện trước Chúa Kitô, chúng ta chỉ có thể hoặc theo Người hoặc lẩn trốn. Nhưng theo Chúa Kitô chúng ta cùng đi vào với Người trong mầu nhiệm Thánh giá hiển vinh và Nước trời của Tám Mối Phúc Thật. Đó là điều kiện duy nhất để trở thành môn đệ của Chúa Kitô. Phải khước từ tất cả, ngay cả bản thân mình, để phù hợp vơi Chúa Giêsu khó nghèo, nếu như chúng ta muốn yêu mến Người một cách đích thực. Trong giai đoạn thứ hai nầy, chúng ta được mời gọi đi vào con đường cứu rỗi với Chúa Giêsu.

Ơn cứu độ được thể hiện qua mầu nhiệm Phục sinh và nay nhờ các Bí Tích, đặc biệt là Bí tích Rửa tội và Thánh Thể. Trong phần thứ ba nầy với tựa đề "Thực hiện ơn cứu độ", chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu nộp mình cho Đức Chúa Cha bằng việc chịu nạn chịu chết và trao ban thân xác mình cho loài người trong Bí tích Thánh Thể. Sự sống của chúng ta nhờ Chúa Giêsu chịu chết và sống lại như thế có một chiều kích mới: chúng ta sống trong Chúa Kitô cho Đức Chúa Cha. Chúa Giêsu dạy chúng ta tự hiến hiến toàn thân không tiếc xót so đo. Mầu nhiệm phục sinh đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi đồng thời làm cho chúng ta trở thành dưỡng tử của Thiên Chúa.

Sau cùng trong phần thứ tư cũng là giai đoạn chót, từ phía loài người chúng ta tiếp cận và đàm thoại với Thiên Chúa. Thiên Chúa nói với con người về tình yêu của mình và chờ đọi sự trả lời của con người với tình yêu được diễn đạt qua việc cầu nguyện và hiến dâng đời sống của mình. Dĩ nhiên chúng ta đã học hỏi những phương pháp cầu nguyện khả dĩ giúp con người hiệp thông với Thiên Chúa trong mọi bình diện cá nhân. Chúng ta không thể làm quen với cầu nguyện chỉ bằng đọc sách hay nghe giảng dạy, nhưng bằng việc tập luyện và thực hành hằng ngày.

Con người toàn diện phải cố gắng làm sao sống trong liên hệ mật thiết với Thiên Chúa. Như thế cầu nguyện đòi hỏi sự kinh nghiệm bản thân. Tuy nhiên xin đừng coi thường ý nghĩa những kiểu nói chúng tôi thường dùng trong sách nầy.

Chúng tôi thường nói "Cầu nguyện bằng con tim" hoặc "Thưởng thức Lời Chúa" hoặc "Diễn tả tác động Thiên Chúa trong chúng ta". Gặp gở Thiên Chúa tuyệt đối không phải qua xúc động cảm giác hay những ảo ảnh, con đẻ của óc tưởng tượng, nhưng chính tác động của đức tin và đức mến đặt con người trong mọi tương liên với Thiên Chúa. Chính vì thế trước khi kết thúc phần cuối nầy, chúng tôi cố gắng trình bày thế nào là kinh nghiệm của Kitô giáo. Ở đây chúng ta nên đọc lại cuốn sách của J. Mouroux về vấn đề nầy, cũng như tác phẩm của Karl Rahner nói về kinh nghiệm của ân sủng. Hai tác giả nầy đã cho chúng tôi chất liệu để viết ra những trang sách nầy.

Trước hết cuốn sách nầy muốn dành cho những ai đã sống cái kinh nghiệm cầu nguyện liên tục và nay họ cần có chất liệu để tiếp tục đời sống nội tâm của họ. Dĩ nhiên kinh nghiệm cứu độ được diễn ra trong các biến cố lịch sử cá nhân của mỗi người. Trong tuần tĩnh tâm chẳng hạn, kinh nghiệm cầu nguyện nói được là có hệ thống và nhiều hơn, nhưng trạng thái cầu nguyện đó phải được thể hiện suốt trong cuộc đời của chúng ta. Vì thế, để giúp vào việc hấp thụ và bồi dưỡng Lời Chúa trong cuộc sống thường nhật, chúng tôi viết ra những trang ngắn gọn nầy.

Vì thế những bài viết sau đây dùng để cầu nguyện hơn là để đọc suông. Đừng xem như những trang khảo luận về cầu nguyện, đừng tìm kiếm những tư tưởng mới lạ. Không phải là chỉ cần đọc những sách thật hay nói về suy niệm là người ta sẽ biết cầu nguyện, nhưng phải thực hành và cố gắng luyện tập suốt đời. Vì vậy chúng tôi chọn lối viết văn đối thoại để độc giả cảm thấy mình tham dự thực sự chứ không phải chỉ nghe tác giả trình bày. Đừng muốn đọc cho mau xong mau hết, nhưng hãy đọc lại những chủ đề bạn thấy cần và có thể giúp bạn cầu nguyện thực sự. Chỉ đọc bài suy gẫm tiếp theo nếu bạn đã thấm nhuần và tiêu hóa bài trước trong đời sống cầu nguyện.

Ngoài ra tập sách nhỏ nầy cũng có thể dùng cho những ai tĩnh tâm riêng từ 8 ngày đến 10 ngày. Dĩ nhiên không gì có thể thay thế được kinh nghiệm sống của một vị giảng phòng đã sống kinh nghiệm cầu nguyện. Và khi đã sống kinh nghiệm cầu nguyện dưới sự hướng dẫn của vị giảng phòng rồi thì người ta cũng có thể cấm phòng riêng một cách dễ dàng và có hiệu quả. Những trang sách nầy cũng có thể là kim chỉ nam giúp cầu nguyện trong thinh lặng.

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra là: Làm sao dùng các đoạn văn trong sách nầy cho việc cầu nguyện? Trước tiên phải theo một lộ trình tiệm tiến. Chúng ta không thể đốt giai đoạn. Lộ trình nầy bắt đầu bằng Bí tích rửa tội, nó đặt con người tội lỗi trước mặt Thiên Chúa chí thánh, để từ đó được soi chiếu bằng ánh sáng Chúa Kitô và sau hết được kết hiệp trong các mầu nhiệm cứu độ. Chúng tôi không ngần ngại nhắc lại cho những ai muốn tĩnh tâm cách đặc biệt là họ phải trung thành không ngừng cầu nguyện. Muốn có hiệu quả họ phải giữ sự thinh lặng, nhất là thinh lặng nội tâm, và giữ đúng các giờ dành cho việc suy niệm cầu nguyện. Ngoài các giờ nguyện gẫm họ phải sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa và nghiền ngẫm suy tư về những chủ đề đã nghe hoặc đọc. Đừng ham đọc nhiều, phải biết chọn những đoạn văn ngắn gọn và bổ ích trong Sách Thánh hoặc các sách phù hợp với đời sống của mình. Chỉ cần một chân lí được đón nhận trọn vẹn và đem ra thực thi theo ý Chúa cũng đủ mở ra một chân trời mới đầy hứa hẹn.

Để giúp những ai muốn dùng những trang sách nầy trong tuần tĩnh tâm cá nhân, ở cuối sách nầy chúng tôi đề nghị một bảng sắp xếp các đề mục cho những giờ cầu nguyện. Chúng tôi phân chia cho 10 ngày tĩnh tâm. Tuy nhiên những người tĩnh tâm cũng có thể sắp xếp thế nào cho phù hợp với thời giờ cho phép của mình. Điều quan trọng là phải làm thế nào để sống kinh nghiệm trọn vẹn qua các giai đoạn như chúng tôi đã trình bày trên đây.

Chúng tôi thiết nghĩ là mỗi ngày phải có bốn lần cầu nguyện và lý tưởng hơn cả là mỗi lần khoảng một giờ. Nhưng phải đề phòng đừng để trở thành nhàm chán, phải sống trong bầu khí thoải mái an vui. Càng tiến xa trong đời sống cầu nguyện, việc tĩnh tâm càng dễ dàng hơn. Nếu không thể cầu nguyện được thì bạn phải tìm cho ra lý do. Nhiều khi không thể cầu nguyện không phải là thiếu thiện chí, nhưng rất có thể vì ngoại cảnh không phù hợp và thuận tiện (xem bài 17). Lúc đó tốt hơn là bạn gặp vị linh hướng có kinh nghiệm để xin người chỉ giáo cho mà tìm ra nguyên do của sự tắc nghẽn.

Chúng tôi đề nghị mỗi giờ cầu nguyện có thể dùng hai tiểu đoạn: Tiểu đoạn thứ nhất nói về cầu nguyện một cách tổng quát; tiểu đoạn thứ hai nói về chủ đề cầu nguyện rút ra từ Thánh Kinh. Dĩ nhiên là các đoạn văn đề nghị chỉ có tính cách gợi ý và giúp đỡ bạn; điều thiết yếu là phải dựa trên Lời Chúa và rút tỉa ra những yếu tố cầu nguyện. Giữa tiểu đoạn một và hai có một sự liên hệ mật thiết, nghĩa là phần học hỏi Lời Chúa (Tiểu đoạn một) và phần cầu nguyện (Tiểu đoạn hai) ăn khớp chặt chẽ với nhau. Như thế kinh nghiệm cầu nguyện sẽ dễ dàng và có hiệu quả mong muốn.

Những lời khuyên và đề nghị trên đây có lẽ xem ra phức tạp và lớn lao đối với những ai đứng ngoài nhìn vào, nhưng xin đừng vội cho là vô ích trước khi thí nghiệm thực hành. Trong phạm vi cầu nguyện chỉ có thực hành thì người ta mới khám phá được kết quả mong đợi. Trong thời gian đầu, có thề chia ra từng giai đoạn để thực hiện tới mức tối đa kinh nghiệm cầu nguyện trong tuần tĩnh tâm. Một khi đã quen rồi, người ta có thể đơn giản hóa những chi tiết bên ngoài. Cũng như bất cứ nghề nghiệp nào, cầu nguyện đòi phải kiên nhẫn thực tập. Như thế những trang sách nầy không có mục đích nào khác hơn là đưa chúng ta vào trong kinh nghiệm cầu nguyện. Tiến tới và có kết quả hay không là do việc thực hành của bạn. Chúa Thánh Linh là Thầy dạy duy nhất trong trường học cầu nguyện. Các phương pháp và kỹ thuật cầu nguyện chỉ là dụng cụ nói được là thô sơ thiếu sót. Một khi có thể tự mình bước đi được thì phải vất bỏ nạng hoặc gậy đi. Chúa Thánh Linh có đủ khả năng làm cho những người nghèo nàn khốn nạn như chúng ta trở thành những tâm hồn cầu nguyện.

Khi kết thúc tuần tĩnh tâm với những trang sách nầy, đó là lúc chúng ta bắt đầu tìm kiếm một cuộc sống hiện diện trước Thánh Nhan Thiên Chúa.




Каталог: upload -> file
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 4.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương