Câu I: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng tới sông ngòi của miền như thế nào? Câu II



tải về 54.23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích54.23 Kb.
#13042
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

THI ĐẠI HỌC NĂM 2011, LẦN THỨ 1

ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ 12-KHỐI C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I: (2,0 điểm)

Trình bày đặc điểm chung của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng tới sông ngòi của miền như thế nào?



Câu II: (3,0 điểm)

  1. Đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam?

  2. Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu nước ta?

Câu III: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:



Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943 – 2005.

Năm

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

Trong đó

Tỉ lệ che phủ rừng (%)

Rừng tự nhiên (triệu ha)

Rừng trồng (triệu ha)

1943

14,3

14,3

0,0

43,0

1976

11,1

11,0

0,1

33,8

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

1990

9,2

8,4

0,8

27,8

2000

10,9

9,4

1,5

33,1

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2005 ở nước ta.

  2. Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2005.

  3. Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.

PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu IVa hoặc IVb



Câu IVa: (2,0 điểm)

Trình bày đặc điểm, nguyên nhân hình thành và hậu quả của gió Tây khô nóng (gió Lào) ở vùng Bắc Trung Bộ.



Câu IVb: (2,0 điểm)

Vì sao đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá? Trình bày đặc điểm của đất nông nghiệp ở nước ta?


- Hết -

Họ và tên:……………………………...............................................SBD:………………........



Thí sinh không được sử dụng Atlat trong khi làm bài.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

THI ĐẠI HỌC NĂM 2011 LẦN THỨ 1

ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ 12 - KHỐI C



Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu

Đáp án

Điểm

I

Đặc điểm chung và ảnh hưởng của địa hình tới đặc điểm sông ngòi.

* Đặc điểm chung:

- Chủ yếu là địa hình đồi núi, chiếm khoảng 4/5 diện tích, trong đó có những dãy núi cao đồ sộ như: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.

- Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ. Các đồng bằng chạy dọc theo ven biển: Thanh Hoá - Nghệ An, Quảng Bình,…

- Hướng nghiêng địa hình: Tây Bắc - Đông Nam.

- Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam; Tây- Đông.
* Ảnh hưởng của địa hình tới đặc điểm sông ngòi:

- Quy định hướng của dòng chảy: Tây Bắc- Đông Nam (Sông Đà, Sông Mã,... ); hướng Tây- Đông (Sông Đại , Sông Bến Hải,…)

- Chiều dài, độ dốc của lòng sông: các sông ở Tây Bắc dài, độ dốc lòng sông không lớn, diện tích lưu vực lớn, nhiều thác ghềnh; các sông ở Bắc Trung Bộ thường ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ.

- Chế độ nước sông: lên nhanh, rút nhanh.

- Khả năng xâm thực, vận chuyển và bồi tụ của sông ngòi.


2,0đ
1,0đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ
1,0đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ

II

1.

Thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam.

  1. Thuận lợi:

  • Các mỏ khoáng sản nội sinh tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi là cơ sở để phát triển công nghiệp hoá.

  • Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

  • Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

  • Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai,…). Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo,…

  1. Khó khăn

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông, suối, hẻm vực, sườn núi dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. Thiên nhiên gây nhiều trở ngại cho việc phát triển kinh tế- xã hội.

  • Nhiều người dân vùng cao gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

1,5 đ
1,0đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


0,5đ

0,25đ


0,25đ

2.

Vai trò của các nhân tố trong việc hình thành đặc điểm khí hậu của Việt Nam

- Vị trí địa lý:

+ Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới (nội chí tuyến) nóng ẩm với nguồn bức xạ lớn, nền nhiệt cao, 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.

+ Kéo dài từ 8034’B-23023’B và ba mặt giáp biển nên khí hậu Việt Nam phân hoá đa dạng, phức tạp, có lượng ẩm dồi dào.

- Địa hình:

+ Tạo ra sự phân hoá khí hậu theo độ cao (đai cao).

+ Bức chắn địa hình: phân hoá theo hướng sườn (sườn Tây và sườn Đông Trường Sơn, khối Kon Tum,…).

- Hoàn lưu khí quyển: mùa của khí hậu và mùa của cảnh quan tự nhiên.

- Sự kết hợp của gió mùa và địa hình.

+ Khí hậu Việt Nam đa dạng và phức tạp

+ Sự thất thường trong chế độ nhiệt và chế độ mưa.


1,5đ
0,5đ

0,25đ

0,25đ
0,5đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ



III

1.

Vẽ biểu đồ: Biểu đồ kết hợp; 2 trục tung thể hiện diện tích rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên) và độ che phủ. Đầy đủ thông tin, chính xác, đẹp. Nếu thiếu trừ 0,25đ/ yếu tố.

1,0đ

2.

Nhận xét:

  • Tổng diện tích rừng có sự biến đổi do sự biến đổi của diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên.(dẫn chứng). Sự biến đổi của tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta càng thay đổi.(dẫn chứng).

  • Năm 1943 rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.(dẫn chứng). Từ năm 1943- 1983, nước ta mất 7,1 triệu ha rừng, trung bình mất: 0,18 triệu ha/ năm. Mà rừng trồng chỉ tăng 0,1 triệu ha/ năm. Như vậy diện tích rừng trồng không bù lại được diện tích rừng tự nhiên đã mất nên độ che phủ cũng giảm 21,0%.

  • Từ năm 1983- 2005, diện tích rừng tự nhiên có sự phục hồì, tăng 3,4 triệu ha; rừng trồng tăng 2,1 triệu ha; tổng diện tích rừng tăng 5,5 triệu ha. Độ che phủ tăng 16,0%.

  • Tổng diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng còn hạn chế bởi chủ yếu là rừng tái sinh, phục hồi, rừng trồng.

1,0đ

0,25đ


0,25đ
0,25đ

0,25đ


3.


Phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng:

  • Khai thác có kế hoạch, cấm khai thác bừa bãi. Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ, trồng mới.

  • Phòng chống cháy rừng.

  • Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các nguồn gien động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

  • Giao đất, giao rừng. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân. Ban hành luật bảo vệ rừng.


1,0đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ



IV

a.

Đặc điểm, nguyên nhân hình thành và hậu quả của gió Tây (gió Lào)

* Đặc điểm:

- Gió Tây khô nóng là một dạng thời tiết đặc biệt vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ.

- Gió thổi theo hướng Tây Nam. Trong ngày, gió thường thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến chiều tối. Cũng có khi thổi cả ngày, thổi liên tục kéo dài cả chục ngày.

- Thời tiết khi có gió Tây khô nóng: nhiệt độ cao nhất có thể vượt 370C, độ ẩm trong ngày giảm xuống còn dưới 50%.


* Nguyên nhân hình thành:

- Gió mùa Tây Nam thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ sau khi trút mưa xuống sườn Tây Trường Sơn, chịu tác động của hiệu ứng phơn trở nên khô, nóng.



*Hậu quả:

- Thiệt hại lớn đến đời sống, sản xuất: thiếu nước sinh hoạt, sản xuất,

- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sinh hoạt của người dân, ….

- Nguy cơ cháy rừng,...



2,0đ
0,75đ

0,25đ
0,25đ


0,25đ

0,5đ

0,75đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ


b.

Giải thích và nêu đặc điểm của đất nông nghiệp ở nước ta:

* Giải thích:

- Đất đai tài nguyên quan trọng hàng đầu của môi trường sống.

- Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Là địa bàn phân bố dân cư.

- Là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.

* Đặc điểm đất nông nghiệp ở nước ta:

- Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 là 9,4 triệu ha. Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp hạn chế, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhiều lao động.

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người nước ta bằng ¼ thế giới và đang tiếp tục giảm xuống do dân số tăng nhanh.

- Đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng dất chuyên dùng và thổ cư, phá rừng bừa bãi dẫn đến nguy cơ đất bị xói mòn, một phần đất nông nghiệp đang có nguy cơ bị hoang hoá.



- Đất nông nghiệp gồm 5 nhóm: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất đồng cỏ phục vụ chăn nuôi và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

2,0đ

1,0đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ
1,0đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ

Chú thích:

Bài làm nếu chưa đạt điểm tối đa mà có nội dung làm sáng tạo có thể cộng thêm điểm nhưng không quá 0,5 điểm.






tải về 54.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương