CÂu hỏI trắc nghiệm môn lt khung gầm chưƠng I: BỐ trí chung trêN ÔTÔ



tải về 218.53 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích218.53 Kb.
#30137
  1   2   3
CÂU HỎI trắc nghiệm môn LT KHUNG gầm

CHƯƠNG I: BỐ TRÍ CHUNG TRÊN ÔTÔ

Câu1:Xe nào dưới đây thuộc xe chuyên dùng:

a) Xe khách, xe chở rác. b) Xe tải, xe cần cẩu.

c) Xe con, xe chữa cháy. d) Xe cứu thương, xe đua.

Đáp án: Câu d
Câu 2: Xe nào dưới đây thuộc xe vận tải:

a) Xe taxi. b) Xe chở rác.

c) Xe chữa cháy. d) Xe đua.

Đáp án: Câu a


Câu 3: Xe có 6 bánh chủ động có công thức bánh xe là:

a) 4 x 2. b) 6 x 4.

c) 6 x 6. d) 4 x 4.

Đáp án: Câu c


Câu 4: Công thức bánh xe 4 x 4, thể hiện xe có:

a) 4 bánh chủ động. b) 2 bánh chủ động.

c) 1 cầu chủ động. d) 6 bánh chủ động.

Đáp án: Câu a


Câu 5: Công thức bánh xe 4x2 thể hiện xe có:

a) 2 cầu chủ động. b) 4 bánh chủ động.

c) 2 bánh chủ động. d) 3 cầu chủ động.

Đáp án: Câu c


Câu 6: Cách bố trí động cơ dưới sàn có nhược điểm:

a) Tăng khoảng sáng gầm.

b) Khó chăm sóc bảo dưỡng động cơ.

c) Người lái nhìn thông thoáng.

d) Hệ số sử dụng chiều dài tăng.

Đáp án: Câu b


Câu 7: Vị trí thứ nhất trong mã VIN thể hiện:

a) Nước sản xuất. b) Hãng sản xuất.

c) Loại xe. d) Năm chế tạo.

Đáp án: Câu a


Câu 8: Vị trí thứ 2 trong mã VIN thể hiện:

a) Loại xe. b) Hãng sản xuất.

c) Nước sản xuất. d) Năm chế tạo.

Đáp án: Câu b


Câu 9: Số VIN chứa bao nhiêu ký tự:

a) 7. b) 13.

c) 17. d) 15.

Đáp án: Câu c


Câu 10: Xe có 6 bánh và 2 cầu chủ động có công thức bánh xe là:

a) 4x4. b) 6x4.

c) 6x6. d) 4x2.

Đáp án: Câu b


11. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống truyền động trên ô tô:

a. Bánh xe. b. Bộ vi sai.

c. Bộ ly hợp. d. Hộp số.

Đáp án: Câu a.


12. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống truyền động trên ô tô:

a. Trục cardan. b. Bán trục.

c. Động cơ. d. Hộp phân phối.

Đáp án: Câu c.


13. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống truyền động trên ô tô:

a. Hệ thống treo. b. Hệ thống phanh.

c. Bán trục. d. Dầm cầu.

Đáp án: Câu c.


14. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống điều khiển trên ô tô:

a. Bộ vi sai. b. Hệ thống phanh.

c. Hệ thống treo. d. Bánh xe.

Đáp án: Câu b.


15. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống điều khiển trên ô tô:

a. Khung xe. b. Hệ thống treo.

c. Hệ thống lái. d. Dầm cầu.

Đáp án: Câu c.


16. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:

a. Dầm cầu. b. Hệ thống treo.

c. Hệ thống lái. d. Bánh xe.

Đáp án: Câu c.


17. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:

a. Trục cardan. b. Hệ thống lái.

c. Hệ thống phanh. d. Hệ thống treo.

Đáp án: Câu d.


18. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:

a. Bộ vi sai. b. Hệ thống lái.

c. Bán trục. d. Khung xe.

Đáp án: Câu d.


19. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:

a. Bánh xe. b. Hộp phân phối.

c. Hệ thống lái. d. Bộ vi sai.

Đáp án: Câu a.


20. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về thiết kế, chế tạo như:

a. Xe phải có tính năng động lực cao.

b. Kiểu dáng phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.

c. Mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn phù hợp tính năng kỹ thuật.

d. Kết cấu của xe phải đảm bảo cho công tác tháo lắp được dễ dàng.

Đáp án: Câu b.


21. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về sử dụng như:

a. Xe phải có tính năng động lực cao.

b. Kiểu dáng phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.

c. Mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn phù hợp tính năng kỹ thuật.

d. Kết cấu của xe phải đảm bảo cho công tác tháo lắp được dễ dàng.

Đáp án: Câu a.


22. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa như:

a. Xe phải có tính năng động lực cao.

b. Kiểu dáng phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.

c. Mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn phù hợp tính năng kỹ thuật.

d. Kết cấu của xe phải đảm bảo cho công tác tháo lắp được dễ dàng.

Đáp án: Câu d.


23. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về thiết kế, chế tạo như:

a. Phải đảm bảo tính tiện nghi cho người điều khiển và hành khách.

b. Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền, chống rỉ cao.

c. Số lượng các điểm bôi trơn phải ít để giảm giờ công bơm dầu.

d. Hoạt động êm,không ồn, giảm lượng độc hại trong khí thải.

Đáp án: Câu b.


24. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về sử dụng như:

a. Phải đảm bảo tính tiện nghi cho người điều khiển và hành khách.

b. Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền, chống rỉ cao.

c. Số lượng các điểm bôi trơn phải ít để giảm giờ công bơm dầu.

d. Ô tô phải mang tính hiện đại.

Đáp án: Câu a.


25. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa như:

a. Phải đảm bảo tính tiện nghi cho người điều khiển và hành khách.

b. Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền, chống rỉ cao.

c. Số lượng các điểm bôi trơn phải ít để giảm giờ công bơm dầu.

d. Hoạt động êm,không ồn, giảm lượng độc hại trong khí thải.

Đáp án: Câu c.


chương II: Bộ ly hợp
Câu1: Phát biểu nào sau đây sai:

a) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí sau động cơ.

b) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí sau hộp số.

c) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí trước hộp số.

d) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí sau động cơ và trước hộp số.

Đáp án: Câu b


Câu 2: Bộ ly hợp có những công dụng, ngoại trừ:

a) Truyền moment xoắn từ động cơ đến hộp số.

b) Giúp hệ thống truyền lực an toàn khi quá tải.

c) Giúp sang số dễ dàng và êm dịu.

d) Giúp xe tăng tốc khi cần thiết.

Đáp án: Câu d


Câu 3: Đạp bàn đạp ly hợp nhằm mục đích:

a) Thắng xe. b) Tăng tốc.

c) Tăng moment động cơ. d) Ngắt ly hợp.

Đáp án: Câu d


Câu 4: Khi đạp bàn đạp ly hợp, bạc đạn chà ép các đầu đòn mở bộ ly hợp hoặc ép các đầu trong của lò xo lá. Khi đó mâm ép tách rời khỏi:

a) Bạc đạn chà. b) Các lò xo ép.

c) Đĩa ma sát. d) Hộp số.

Đáp án: Câu c


Câu 5: Bộ phận phát động của ly hợp là :

a) Bánh đà, đĩa ép. b) Bánh đà, vỏ ly hợp.

c) Bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép. d) Bánh đà.

Đáp án: Câu d


Câu 6: Cấu tạo của bộ ly hợp có các chi tiết sau:

a) Đĩa ma sát, đĩa ép, ổ bi đỡ.

b) Bánh đà, đĩa ma sát, đĩa ép, trục sơ cấp hộp số, vỏ.

c) Bánh đà, đĩa ma sát, mâm ép, càng mở.

d) Bánh đà, đĩa ma sát, mâm ép, càng mở, bạc đạn đũa, vỏ.

Đáp án: Câu c


Câu 7: Trên đĩa ma sát các chấn động xoắn được hấp thụ do:

a) Lò xo giảm chấn.

b) Các rãnh xéo trên đĩa ma sát.

c) Mặt đĩa ma sát.

d) Các đinh tán trên đĩa ma sát.

Đáp án: Câu a


Câu 8: Lái xe nhận biết bộ ly hợp không ly hoàn toàn khi :

a) Xe chạy trên đường trường. b) Khi sang số.

c) Khi xe bắt đầu tăng tốc. d) Xe chạy ở vận tốc cao.

Đáp án: Câu b


Câu 9: Khi ly hợp ở trạng thái đóng thì các bộ phận nào liên kết với nhau thành một khối:

a) Đĩa ép và bánh đà.

b) Bánh đà và đĩa ma sát.

c) Bánh đà, đĩa ma sát và mâm ép.

d) Đĩa ép và đĩa ma sát.

Đáp án: Câu c


Câu 10: Khi ly hợp ở trạng thái mở (ly) thì các bộ nào liên kết thành một khối với nhau :

a) Bánh đà và đĩa ma sát. b) Đĩa ép và đĩa ma sát.

c) Bánh đà, đĩa ma sát và đĩa ép. d) Bánh đà và mâm ép.

Đáp án: Câu d


11. Bộ ly hợp ô tô có những yêu cầu, ngoại trừ:

a. Đóng ly hợp phải được êm dịu.

b. Đảm bảo cho hệ thống truyền lực khi quá tải.

c. Mở ly hợp dứt khoát và nhanh để việc gài số êm dịu.

d. Điều khiển dễ dàng, lực tác dụng lên pedal phải lớn.

Đáp án: Câu d.


12 . Bộ ly hợp sử dụng lò xo lá có ưu điểm:

a. Giúp xe dừng lại dễ dàng.

b. Lực tác dụng đều hơn ở mọi vận tốc động cơ.

c. Độ mòn của đĩa ma sát không ảnh hưởng đến lực bám của ly hợp.

d. Lực tác dụng lên pedal nhỏ.

Đáp án: Câu b.


13. Ly hợp 2 đĩa ma sát có những công dụng, ngoại trừ:

a. Lực bám của bộ ly hợp tăng gấp đôi so với ly hợp một đĩa ma sát.

b. Ngắt ly hợp dễ dàng hơn loại một đĩa ma sát.

c. Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền lực khi quá tải.

d. Truyền moment từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

Đáp án: Câu b.


14 .Nhược điểm của bộ ly hợp sử dụng lò xo lá là:

a. Khó điều chỉnh.

b. Cồng kềnh.

c. Không thể sửa chữa, hư phải thay mới.

d. Lực tác dụng không đều ở mọi vận tốc động cơ.

Đáp án: Câu c.


15. Cơ cấu điều khiển ly hợp dẫn động bằng thủy lực gồm các bộ phận chính như:

a. Xy lanh chính, xy lanh con, ống dầu.

b. Xy lanh chính, xy lanh con, ống dầu, bình dầu, dây cáp.

c. Xy lanh chính, xy lanh con, ống dầu,dây cáp, ốc xả gió.

d. Xy lanh chính, xy lanh con, dây cáp, ốc xả gió.

Đáp án: Câu a.


16. Trên xy lanh chính của bộ điều khiển ly hợp bằng thủy lực gồm các bộ phận, ngoại trừ:

a. Van một chiều. b. Piston.

c. Lò xo. d. Vít xả gió.

Đáp án: Câu d.


17. Trên xy lanh chính của bộ điều khiển ly hợp bằng thủy lực gồm các bộ phận, ngoại trừ:

a. Van một chiều. b. Piston.

c. Lò xo. d. Vít xả gió.

Đáp án: Câu a.


18. Khi buông chân bàn đạp ly hợp, piston trong xy lanh chính sẽ được:

a. Dầu đẩy trở về. b. Bàn đạp kéo về.

c. Lò xo đẩy về. d. Van 1 chiều đẩy về.

Đáp án: Câu c.


19. Ly hợp không ngắt hoàn toàn là do các nguyên nhân, ngoại trừ:

a. Đĩa ly hợp bị cong vênh.

b. Chiều cao 3 cần bẩy không thống nhất.

c. Moay ơ ly hợp bị kẹt trên trục sơ cấp hộp số.

d. Lò xo ép quá yếu.

Đáp án: Câu d.


20. Công tắc an toàn của bộ ly hợp có công dụng:

a. Cho phép động cơ phát hành khi bộ ly hợp đang ở vị trí kết.

b. Không cho động cơ phát hành khi còn số.

c. Để phát hành động cơ khi đã đạp bàn đạp li hợp.

d. Giúp hệ thống thủy lực được an toàn.

Đáp án: Câu c.


21 Đĩa ly hợp chóng mòn là do:

a. Lò xo giảm chấn quá yếu.

b. Bộ ly hợp ráp không đồng tâm.

c. Lò xo ép quá yếu.

d. Hệ thống thủy lực bị xì dầu.

Đáp án: Câu c.


22 Đĩa ly hợp chóng mòn là do:

a. Đinh tán lỏng.

b. Lái xe có thói quen gác chân lên bàn đạp ly hợp.

c. Lò xo hoàn lực yếu.

d. Đĩa ly hợp bị cong vênh.

Đáp án: Câu b.


23. Bộ ly hợp bị trượt trong lúc nối khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, ngoại trừ:

a. Đĩa ly hợp bị mòn.

b. Đĩa ly hợp bị dính dầu.

c. Moay ơ đĩa ly hợp bị mòn.

d. Lò xo ép bị gãy.

Đáp án: Câu c.


24. Đĩa ma sat có thể trượt tới lui trên rãnh then hoa của trục:

a. Trục khuỷu.

b. Trục thứ cấp hộp số.

c. Trục trung gian.

d. Trục sơ cấp hộp số.

Đáp án: Câu d.


25. Bộ ly hợp ô tô có những yêu cầu, ngoại trừ:

a. Đóng ly hợp phải được êm dịu.

b. Các bề mặt ma sát phải cứng để tránh mòn trong quá trình làm việc.

c. Mở ly hợp dứt khoát và nhanh để việc gài số êm dịu.

d. Kết cấu đơn giản, dễ điều chỉnh, bảo dưỡng dễ dàng.

Đáp án: Câu b.


CHƯƠNG IIi: Hộp SỐ THƯỜNG

Câu 1: Trục sơ cấp được nối với trục thứ cấp hộp số thông qua:


a) Vòng đàn hồi. b) Vòng ren.
c) Ổ bi kim. d) Ổ bi côn.

Đáp án: Câu c


Câu 2: Bánh răng đồng hồ tốc độ liên kết với:
a) Bánh răng trên trục sơ cấp.

b) Bánh răng trên trục thứ cấp.

c) Bánh răng trên trục trung gian.

d) Bánh răng trên trục lùi.

Đáp án: Câu b
Câu 3: Hộp số phụ cho phép truyền lực đến:
a) 2 cầu. b) 3 cầu.
c) 4 cầu. d) 5 cầu.

Đáp án: Câu a


Câu 4: Hoạt động của bộ đồng tốc gồm mấy giai đoạn:
a) 1 giai đoạn. b) 2 giai đoạn.
c) 3 giai đoạn. d) 4 giai đoạn.

Đáp án: Câu b


Câu 5: Trong hộp số có 3 số tới, 1 số lùi thì tỷ số truyền nhỏ nhất ở vị trí:
a) Số 1. b) Số 2.
c) Số 3. d) Số lùi.

Đáp án: Câu c


Câu 6: Hộp số sử dụng dầu bôi trơn loại:
a) SAE 30. b) SAE 40.

c) SAE 90. d) SAE 140.

Đáp án: Câu c
Câu 7: Công dụng của hộp số phụ:
a) Làm tăng tốc độ để tăng ngẫu lực xoắn.

b) Làm giảm tốc độ để giảm ngẫu lực xoắn.


c) Làm giảm tốc độ để tăng ngẫu lực xoắn.

d) Làm tăng tốc độ để giảm ngẫu lực xoắn.

Đáp án: Câu c
Câu 8: Nếu đường kính bánh răng chủ động là 4, bánh răng bị động là 2 thì tỷ số truyền là:
a) 2. b) 0,5.
c) 1. d) 1,5.

Đáp án: Câu b


Câu 9: Trên trục sơ cấp của hộp số loại 3 trục có:
a) 1 bánh răng. b) 2 bánh răng.
c) 3 bánh răng. d) 4 bánh răng.

Đáp án: Câu a


Câu 10: Bánh răng của trục sơ cấp hộp số loại 3 trục luôn ăn khớp với bánh răng của:
a) Trục thứ cấp. b) Trục trung gian.
c) Trục lùi. d) Khi nào gài số mới ăn khớp.

Đáp án: Câu b

11. Hộp số ô tô có những đặc điểm sau, ngoại trừ:

a. Thay đổi moment và số vòng quay.

b. Tăng lực kéo cho bánh xe bị động.

c. Có thể gài số lùi để xe di chuyển về phía sau.

d. Có tay số trung gian để phát hành động cơ.

Đáp án: Câu b.


12. Hộp số ô tô có những yêu cầu sau, ngoại trừ:

a. Tỷ số truyền đảm bảo tính năng động lực và tính kinh tế nhiên liệu.

b. Không sinh ra các lực va đập trên hệ thống truyền lực.

c. Tăng moment để tăng vận tốc.

d. Đơn giản, điều khiển dễ dàng, làm việc êm dịu, hiệu suất cao.

Đáp án: Câu c.


13. Hộp số ô tô loại 2 trục có những bộ phận nào sau đây, ngoại trừ:

a. Trục sơ cấp.

b. Trục thứ cấp.

c. Trục trung gian.

d. Trục trượt.

Đáp án: Câu c.


14. Hộp số ô tô loại 3 trục có những bộ phận nào sau đây, ngoại trừ:

a. Trục trượt.

b. Trục lùi.

c. Vòng đàn hồi.

d. Vòng đồng tốc.

Đáp án: Câu c.


15. Bộ đồng tốc của hộp số ô tô có những bộ phận nào sau đây, ngoại trừ:

a. Lò xo hãm.

b. Khóa chuyển.

c. Ống trượt.

d. Trục trượt.

Đáp án: Câu d.


16. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:

a. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách hai trục trượt cộng với một rãnh khuyết của trục trượt.

b. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách hai trục trượt cộng với hai rãnh khuyết của hai trục trượt.

c. Giữa ba trục trượt phải có một chốt hãm.

d. Chốt hãm được chế tạo rỗng nhằm mục đích đàn hồi.

Đáp án: Câu a.


17. Cơ cấu sang số kiểu thanh trượt có các bộ phận sau, ngoại trừ:

a. Cần sang số, trục trượt. b.Khớp hình cầu và chốt giữ cần số.

c. Chốt hãm, bi và lò xo định vị. d.Đèn báo số lùi.

Đáp án: Câu d.


18. Ở loại hộp số 3 trục, khi gài số lùi thì bánh răng lùi sẽ ăn khớp với:

a. Bánh răng của trục trung gian.

b. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục thứ cấp.

c. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục sơ cấp.

d. Bánh răng của trục thứ cấp và bánh răng của trục sơ cấp.

Đáp án: Câu b.


19. Ở loại hộp số 2 trục, khi gài số lùi thì bánh răng lùi sẽ ăn khớp với:

a. Bánh răng của trục trung gian.

b. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục thứ cấp.

c. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục sơ cấp.

d. Bánh răng của trục thứ cấp và bánh răng của trục sơ cấp.

Đáp án: Câu d.


20. Hộp số bị kêu khi sang số là do các nguyên nhân, ngoại trừ:

a. Bộ ly hợp không ly hoàn toàn.

b. Đĩa ly hợp bị cong vênh.

c. Đĩa ly hợp bị kẹt trên trục thứ cấp hộp số.

d. Bộ đồng tốc bị hỏng.

Đáp án: Câu c.


21. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng:

a. Hộp số 4 cấp là hộp số có 3 số tiến và 1 số lùi.

b. Hộp số 4 cấp là hộp số có 4 số tiến và 1 số lùi.

c. Hộp số 5 cấp là hộp số có 1 số trung gian, 3 số tiến và 1 số lùi.

d. Hộp số 5 cấp là hộp số có 1 số trung gian, 4 số tiến và 1 số lùi.

Đáp án: Câu b.


22. Hộp số ô tô có những yêu cầu sau, ngoại trừ:

a. Tỷ số truyền đảm bảo tính năng động lực và tính kinh tế nhiên liệu.

b. Không sinh ra các lực va đập trên hệ thống chuyển động.

c. Có tay số trung gian để ngắt động cơ khỏi hệ thống truyền lực.

d. Đơn giản, điều khiển dễ dàng, làm việc êm dịu, hiệu suất cao.

Đáp án: Câu b.


23. Phát biểu nào là sai đối với hộp số ô tô:

a. Trục thứ cấp được dẫn động bởi bộ ly hợp.

b. Bánh răng truyền moent xoắn và cung cấp các tốc độ ra ngoài khác nhau.

c. Vòng đồng tốc đưa các bánh răng vào khớp hoặc ra khớp êm, nhẹ.

d. Càng sang số dùng dịch chuyển các bánh răng hoặc vòng đồng tốc trượt trên các trục để gài số.

Đáp án: Câu a.


24. Phát biểu nào là sai đối với hộp số ô tô:

a. Bánh răng đồng hồ tốc độ liên kết với bánh răng của trục sơ cấp.

b. Bánh răng truyền moent xoắn và cung cấp các tốc độ ra ngoài khác nhau.

c. Vòng đồng tốc đưa các bánh răng vào khớp hoặc ra khớp êm, nhẹ.

d. Trục thứ cấp dùng truyền công suất từ hộp số đến trục cardan.

Đáp án: Câu a.


25. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:

a. Mỗi gắp sang số đều có bi và lò xo định vị.

b. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách hai trục trượt cộng với hai rãnh khuyết của hai trục trượt.

c. Mỗi trục trượt số đều có bi và lò xo định vị.

d. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách giữa hai trục trượt.

Đáp án: Câu c.




chương Iv: hộp số tự đỘNG
Câu 1: Công dụng của bộ biến mô là:

a) Truyền moment từ động cơ.

b) Truyền và khuyếch đại moment từ hộp số.

c) Truyền và khuyếch đại moment từ động cơ.

d) Tạo ra moment.

Đáp án: Câu c


Câu 2: Cấu tạo của bộ biến mô gồm:

a) Cánh bơm, roto tuabin, stato, vỏ biến mô, khớp một chiều.

b) Cánh bơm, roto tuabin, bơm dầu, vỏ biến mô, khớp một chiều.

c) Cánh bơm, roto tuabin, stato, vỏ biến mô, khớp xoay chiều.

d) Cánh bơm, roto tuabin, stato, lọc dầu, khớp một chiều.

Đáp án: Câu a


Câu 3: Khi cánh bơm được dẫn động bởi trục khuỷu của động cơ, dầu trong cánh bơm sẽ:

a) Không có hiện tượng gì.

b) Quay ngược chiều với cánh bơm.

c) Quay cùng chiều với cánh bơm.

d) Quay ngược chiều với động cơ.

Đáp án: Câu c


Câu 4: Khi xe đang đỗ, động cơ chạy không tải thì moment của bộ biến mô:

a) Lớn nhất. b) Bằng không.

c) Nhỏ nhất. d) Bằng một.

Đáp án: Câu a


Câu 5: Công dụng của bơm dầu là:

a) Cung cấp dầu cho bộ biến mô.

b) Tạo áp lực cho bộ biến mô.

c) Truyền dầu qua bộ tích năng.

d) Bôi trơn các bộ phận bộ tích năng.

Đáp án: Câu a


Câu 6: Dầu từ bơm dầu được chia ra đến các chi tiết trong hộp số tự động nhờ bộ phận nào sau đây:

a) Piston phanh dải số 2 b) Bộ tích năng

c) Thân van dưới d) Các van trong hệ thống thuỷ lực

Đáp án: Câu d


Câu 7: Piston phanh dải số 2 gồm:

a) Cần đẩy piston, nắp, lò xo.

b) Lò xo, nắp, bánh răng hành tinh.

c) Piston, phe, bánh răng chủ động.

d) Chốt, dĩa phanh, đĩa ma sát.

Đáp án: Câu a


Câu 8: Ở Piston phanh dải số 2, cần đẩy Piston được dẫn động nhờ bộ phận nào sau đây:

a) Lò xo ngoài. b) Nắp.

c) Piston phanh. d) Đĩa ép.

Đáp án: Câu c


Câu 9: Khi thay mới đĩa phanh trong quá trình đại tu ta phải làm gì:

a) Lau sạch và đem ráp.

b) Rữa qua bằng dầu DO.

c) Ngâm 15 phút trong dầu hộp số tự động.

d) Rửa qua bằng dầu hộp số tự động.

Đáp án: Câu c


Câu 10: Bộ tích năng có công dụng:

a) Hấp thụ phản lực.

b) Giảm chấn động khi chuyển số.

c) Cấp dầu cho hộp số.

d) Tạo áp lực cho phanh dải số 2.

Đáp án: Câu b


Câu 11: Ưu điểm của hộp số tự động, ngoại trừ:

a) Giúp xe lên dốc dễ dàng.

b) Chuyển số một cách tự động và êm dịu.

c) Tránh động cơ và dòng dẫn tải khỏi bị quá tải.

d) Ngắt dòng công suất từ bơm dầu đến biến mô.
Câu 12: Khi xe chạy với tốc độ thấp thì tỉ số truyền moment của bộ biến mô là:

a) Lớn nhất. b) Bằng không.

c) Nhỏ nhất. d) Bằng một.
Câu 13: Ly hợp C1 có chức năng:

a) Truyền moment từ trục sơ cấp đến bánh răng mặt trời.

b) Truyền công suất từ bánh răng mặt trời đến bánh răng hành tinh.

c) Nối trục sơ cấp và bánh răng bao bộ truyền trước.

d) Tách các bộ phận.
Câu 14: Chức năng của ly hợp truyền thẳng (C2) dùng để:

a) Truyền công suất gián đoạn từ trục sơ cấp đến trống ly hợp số tiến.

b) Truyền moment để tách các bộ phận trong hộp số.

c) Nối trục sơ cấp và bánh răng mặt trời trước, sau.

d) Truyền áp lực đến bơm dầu.
Câu 15: Trong quá trình ăn khớp của ly hợp số tiến thì các đĩa ép chủ động và đĩa ma sát bị động quay với tốc độ như nhau vì:

a) Lực ma sát cao giữa đĩa ma sát và đĩa ép.

b) Lực tác động vào cả 2 như nhau.

c) Đĩa ma sát và đĩa ép cùng khối.

d) Lực tác động vào cả 2 khác nhau.
Câu 16: Trong quá trình nhả khớp của ly hợp truyền số tiến, viên bi 1 chiều tách khỏi đế van là do:

a) Lực lò xo tác động vào nó.

b) Piston dịch chuyển tác động vào.

c) Khóa cụm bánh răng mặt trời trước và sau.

d) Lực ly tâm tác dụng lên nó.
Câu 17: Chiều quay của khớp 1 chiều F1 và F2:

a) Quay ngược chiều kim đồng hồ. b) Quay cùng chiều kim đồng hồ.

c) Đứng yên. d) Quay cả hai chiều.
Câu 18: Bánh răng mặt trời trước và sau được lắp:

a) Trên trục hành tinh của cần dẫn trước. b) Trên trục sơ cấp.

c) Trên trục hành tinh của cần dẫn sau. d) Trên trống dầu vào.
Câu 19: Một bộ bánh răng hành tinh gồm mấy loại bánh răng:

a) 4 loại. b) 3 loại.

c) 2 loại. d) 1 loại.
Câu 20: Sự hoạt động của bộ bánh răng hành tinh trước và sau dựa trên bộ truyền hành tinh có mấy tốc độ:

a) 2 tốc độ. b) 3 tốc độ.

c) 4 tốc độ. d) 5 tốc độ.
Câu 21: Công dụng của trục trung gian trong hộp số tự động là:

a) Nhận moment từ bộ hành tinh và truyền đến vi sai.

b) Nhận moment từ trục sơ cấp.

c) Nhận moment từ bộ bánh răng hành tinh.

d) Nhận moment từ bánh răng mặt trời.
Câu 22: Công dụng của bộ vi sai trong hộp số tự động là:

a) Phân phối momen xoắn đến hai bán trục bánh xe sau.

b) Phân phối momen xoắn đến hai bán trục bánh xe chủ động.

c) Đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay tốc độ bằng nhau.

d) Đảm bảo cho tất cả các bánh xe quay tốc độ khác nhau.
Câu 23: Bộ vi sai trong hộp số tự động hoạt động theo nguyên lý:

a) Truyền công suất đến bán trục.

b) Truyền công suất từ trục truyền động đến trục sơ cấp.

c) Cung cấp moment xoắn đến trục trung gian.

d) Cung cấp moment xoắn đến bánh xe bị động.
Câu 24: Van bướm ga trong hộp số tự động có công dụng:

a) Điều chỉnh áp suất cho bộ biến mô.

b) Tạo áp suất cao cho hộp số tự động.

c) Làm giảm va đập lên bánh răng hành tinh.

d) Tạo áp suất thủy lực tương ứng với góc mở bướm ga.
Câu 25: Van cắt giảm áp trong hộp số tự động dùng để:

a) Điều chỉnh áp suất cắt tác động lên van bướm ga.

b) Làm giảm va đập lên bánh răng hành tinh.

c) Điều chỉnh áp suất cho biến mô.

d) Làm giảm va đập khi chuyển từ tay số N sang tay số D.


Каталог: file -> downloadfile7
downloadfile7 -> CHỦ ĐỀ 1: ĐỘng lưỢNG. ĐỊnh luật bảo toàN ĐỘng lưỢng dạng 1: Tính động lượng của vật
downloadfile7 -> BỘ CÂu hỏi rung chuông vàng tỉnh cực bắc của nước ta là tỉnh nào?
downloadfile7 -> Trường thpt yên Lạc Trắc nghiệm sinh học Chuyên đề : Di truyền giới tính và Di truyền liên kế với giới tính
downloadfile7 -> Tiểu luận Thương mại quốc tế MỤc lụC
downloadfile7 -> Khóa luận tốt nghiệp gvhd: ncs. ThS phan Thanh Hải Khóa luận tốt nghiệp
downloadfile7 -> Cách dùng từ as các từ thuộc về ngữ pháp thường gặp 07
downloadfile7 -> Bảng chữ cái tiếng Hàn và phím gõ tương ứng Chú thích
downloadfile7 -> ChuyêN ĐỀ VỀ phưƠng pháP ĐỘng lực học I. Nội dung phương pháp động lực học
downloadfile7 -> HÓa học và chuyển hóa acid amin
downloadfile7 -> CÂu hỏi trắc nghiệm acid nucleic

tải về 218.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương