CÂu hỏi và ĐÁP Án hội thi tìm hiểu lịch sử truyền thống



tải về 117.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích117.66 Kb.
#1410
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

Hội thi tìm hiểu lịch sử truyền thống

Đảng bộ huyện Thủ Đức 1930-1975
GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
Câu 1: Chi bộ đảng cộng sản chính thức ra đời ở Thủ Đức khi nào.

Trả lời:

Chi bộ Đảng đầu tiên của Thủ Đức được chính thức thành lập đầu tháng 3 năm 1930 tại Đề Pô xe lửa Dĩ An gồm 3 đồng chí Nguyễn Đức Thiệu, Nguyễn Văn Ánh và Hùng (tức An) do đồng chí Nguyễn Đức Thiệu là Bí thư.


Câu 2: Vì sao Chi bộ Đảng tại Thủ Đức lại sớm được thành lập?

Thủ đức có chi bộ Đảng sớm là do giai cấp công nhân được hình thành tại Thủ Đức từ đầu thế kỷ 20 (1902), do Pháp xây dựng tuyến đường bộ, đường sắt, cầu Gành, cầu Bình Lợi và thành lập đề pô xe lửa Dĩ An. Khi đó ở khu vực Biên Hòa – Thủ Đức với 500 công nhân và 5000 công nhân đồn điền cao su.

Giai cấp công nhân Thủ Đức tiếp thu chủ nghĩa Mác, Lê Nin qua tờ báo “Người cùng khổ” của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1927 một số công nhân ưu tú được Kỳ bộ Nam kỳ “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” tuyển chọn huấn luyện … đưa phong trào công nhân của Thủ Đức từ tự phát trở thành tự giác dưới sự lãnh đạo của các đảng viên cộng sản.

Chi bộ chính thức được thành lập đầu tháng 3 năm 1930 gồm 3 đồng chí Nguyễn Đức Thiệu, Nguyễn Văn Ánh và Hùng (tự An) do đ/c Nguyễn Đức Thiệu là Bí Thư.


Câu 3: Để đẩy mạnh tuyên truyền trong giai cấp công nhân, Chi bộ Đảng đề pô xe lửa Dĩ An xuất bản tờ tin tức tên gì, năm nào?

Trả lời:

Ngay sau khi thành lập tháng 3/1930, Chi bộ Đảng đề pô xe lửa Dĩ An đã xuất bản tờ tin tức (gọi là Báo đường rày) để tuyên truyền và tập hợp vận động quần chúng trong công nhân đầu tranh đòi quyền bình đẵng cho công nhân.


Câu 4: Cuộc bãi công đầu tiên kể từ khi thành lập chi bộ Đảng tại đề pô xe lửa Dĩ An diễn ra vào năm nào.

Hãy cho biết nguyên nhân, ý nghĩa và kết quả đạt được?



Trả lời:

Nhân sự kiện chủ pháp vô cớ đánh công nhân ngày 29/4/1930, Chi bộ đã tuyên truyền vận động công nhân trong đề pô xe lửa Dĩ An bãi công đấu tranh đòi yêu sách đúng vào ngày Quốc tế lao động 1/5/1930 đến ngày 5/5/1930, buộc chủ Pháp chấp nhận yêu sách:

- Bỏ làm khoán

- Không đánh đập thợ

- Không cúp phạt lương và không được đuổi thợ

Cuộc đầu tranh ngày 1/5/1930 giành thắng lợi có ý nghĩa quan trọng, lần đầu tiên tại đề pô xe lửa Dĩ An, công nhân đã bãi công dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng dành thắng lợi.



Câu 5: anh (chị) hãy cho biết cuộc đình công năm 1937 tại đề pô xe lửa Dĩ An diễn ra vào ngày nào, kết quả?

Trả lời:

Đúng 7 giờ ngày 14/7/1937, cuộc đình công nổ ra dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng do đ/c Nguyễn Văn Mao là Bí thư. Công nhân yêu cầu:

- Tự do nghiệp đoàn

- Không được đánh đập, cúp phạt bằng lương

- Thi hành luật lao động

- Ốm đau phải có thuốc men

- Mười ngày nghỉ trong năm được ăn lương.

- Dụng cụ đồ nghề hư hỏng không phải đền

- Sửa chữa nhà vệ sinh, nấu nước uống cho công nhân trong giờ làm việc

Cuộc đấu tranh kéo dài 33 ngày đêm, nhân dân ở các xã lân cận và các xí nghiệp trong thành phố đã quyên tiền góp gạo để ủng hộ anh em công nhân, cuối cùng giới chủ Pháp phải chấp nhận yêu sách, nhưng giải quyết từng phần.



Câu 6: anh (chị) cho biết cuộc đình công năm 1938 tại đề pô xe lửa Dĩ An diễn ra vào ngày nào, kết quả?

Trả lời:

Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 và phản đối giới chủ Pháp đánh công nhân, Chi bộ đã phát động đình công, hàng trăm công nhân đã kéo đến bao vây nhà chủ pháp Chef des Atelies phản đối và cử đ/c Thân Trọng Cát (giỏi tiếng Pháp) vào gặp và đưa các yêu sách của công nhân:

- Không được đánh đập thợ

- Không được cúp phạt bằng lương

- Thi hành luật lao động

Kết quả buộc tên chủ đề pô xe lửa Dĩ An phải chấp nhận yêu sách của công nhân và chuyển tên cai đánh công nhân đi nơi khác.


Câu 7: Cuộc đình công đầu tiên của phong trào công nhân cao su tại Thủ Đức xảy ra khi nào, do ai lãnh đạo, hãy cho biết kết quả của cuộc đình công?

Trả lời:

Trước phong trào đấu tranh của công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp của khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, Tổng công đoàn thành phố cử cán bộ về phát động phong trào trong công nhân cao su. Tháng 6/1938, cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân cao su ở đồn điền Ganet thuộc xã Tân Nhơn, có 110 công nhân đình công đưa yêu sách:

- Tăng lương 40%

- Thi hành luật lao động 8 giờ / một ngày.

- Giảm phần lô cạo mủ ( từ 400 cậy/ ngày xuống còn 350 cây/ngày).

- Không được đánh đập và cúp phạt lương

- Ốm đau phải có thuốc men

Sau đó phong trào lan rộng sang các sở, đồn điền khác Nguyễn Hữu Hào, Huỳnh Hữu Nho, Đoàn Công Sáu. Cuộc đấu tranh của công nhân cao su kéo dài 19 ngày buộc giới chủ Pháp phải chấp nhận giải quyết yêu sách của công nhân tăng lương 30%.


THỜI KỲ CHỐNG PHÁP 1945 - 1954
Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết diễn biến cuộc đấu tranh giành chính quyền tại Huyện Thủ Đức năm 1945

Trả lời:

Tại Thủ Đức, chiều 25/8/1945 lực lượng khởi nghĩa có vũ trang ở Dĩ An do đồng chí Đào Sơn Tây, Trịnh Phong Đán, Trần Thắng Minh phối hợp lực lượng của Trần Văn Ngà, lực lượng ở thị trấn Thủ Đức tiến về dinh quận. Lực lượng khởi nghĩa cử thủ lĩnh thanh niên tiền phong Trần Thắng Minh vào gặp quận trưởng yêu cầu bàn giao chính quyền cho Việt Minh.

Trước khí thế sôi sục của cách mạng, Quận trưởng Trần Văn Viễn không dám chống cự, giao nộp toàn bộ ấn tín giấy tờ và ra lệnh cho cảnh sát ngụy giao nộp toàn bộ vũ khí, giấy tờ cho cách mạng. Đúng 16 giờ 00 ngày 25/8/1945 ta đã giành được chính quyền tại Thủ Đức.
Câu 8: UBND huyện Thủ Đức đầu tiên được thành lập năm nào? gồm có những ai, Chủ tịch UBND huyện tên gì?

Trả lời:

Sau khi giành chính quyền về tay cách mạng ngày 25/8/1945, Tỉnh ủy Gia Định đã tăng cường hai đồng chí Hồ Văn Tư và Lê Văn Long. UBND Huyện Thủ Đức đầu tiên được thành lập gồm 5 người:

Đ/c Hồ Văn Tư , Chủ tịch

Đ/c Lê Văn Long, Phó Chủ tịch

Đ/c Đào Sơn Tây, ủy viên chính trị

Đ/c Nguyễn Văn Tổng, ủy viên cảnh sát

Đ/c Trần Văn Ngà , ủy viên quân sự.
Câu 9: Sau khi giành chính quyền, chính quyền cách mạng đã đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là gì?

Trả lời:


  1. Tổ chức bộ máy chính quyền nhân dân từ huyện đến xã, bảo đảm công tác chính quyền không trì trệ, không gián đoạn và ổn định đời sống nhân dân.

  2. Tổ chức lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền.

  3. Củng cố Mặt trận Việt Minh.


Câu 10: Huyện ủy Thủ Đức lâm thời được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu? Huyện ủy lâm thời có mấy chi bộ? Nêu tên các chi bộ?

Trả lời:

- Đầu tháng 10-1946, theo chỉ thị của Tỉnh ủy Gia Định, Huyện ủy lâm thời được thành lập tại căn cứ Đồng An, thuộc An Bình xã do đồng chí Dương Văn Sửu làm Bí thư.

- Huyện ủy lâm thời thành lập 03 chi bộ cơ sở:

+ Chi bộ Tân Đông Hiệp do đồng chí Đặng Văn Mây, Bí thư.

+ Chi bộ Tam Bình xã do đồng chí Triệu Khoa An, Bí thư.

+ Chi bộ Tăng Nhơn Phú do đồng chí Trần Quốc Hựu, Bí thư.


Câu 11: Trong giai đoạn chống Pháp, Huyện ủy Thủ Đức đã có mấy kỳ Đại hội đảng? Thời gian và địa điểm diễn ra Đại hội?

Trả lời:

Diễn ra ba kỳ Đại hội như sau:

- Tháng 10/1947: Đại hội đảng bộ Thủ Đức lần thứ nhất điễn ra tại Long Phước Thôn. Đại hội đã bầu đồng chí Trịnh Phong Đán làm Bí thư kiêm phó chủ tịch huyện, Chủ tịch Mặt trận Việt Minh.

- Tháng 11/1950: Đại hội Huyện đảng bộ Thủ Đức lần thứ II điễn ra tại Tam Đa (Khu C). Đại hội đã bầu đồng chí Lê Văn Long làm Bí thư.

- Tháng 12/1952: Đại hội đảng bộ Thủ Đức lần thứ III điễn ra tại Suối Đỉa, Khánh Vân (Khu D). Đại hội đã tiếp tục bầu đồng chí Lê Văn Long làm Bí thư kiêm chủ tịch huyện.
Câu 12: Năm 1947, tỉnh Gia Định đã chỉ đạo Huyện ủy Thủ Đức xây dựng căn cứ địa ở vùng bưng phía Đông Nam Thủ Đức gồm mấy căn cứ?

Trả lời:

Thực hiện chỉ thị của tỉnh ủy, Huyện ủy đã thành lập hai căn cứ là:

- Căn cứ Khu B ( cù lao Long Phước) nằm ven sông Đồng Nai có nhiều kênh rạch, là nơi hẻo lánh chỉ có một con đường đất chạy từ Long Đại đến Phước Hậu, phải qua nhiều cầu ván, cầu tre địch không thể càn quét bằng đường bộ.

- Căn cứ Khu C: gồm các xã Tam Đa, Phước Trường, Ích Thạnh (01 ấp của Long Thạnh Mỹ). Khu C có nhiều sông rạch bao bọc và chia cắt, đất đai và điều kiện đó rất phù hợp cho việc xây dựng căn cứ địa của huyện để lãnh đạo cuộc kháng chiến nếu các cầu trên lộ 33 bị phá.


Câu 13: Anh (Chị) hãy cho biết các trận đánh có ý nghĩa trong thời kỳ chống Pháp của quân ta

Trả lời:

- Năm 1947 trận chống càn ở căn cứ khu C và B. Giặc Pháp bị thiệt hại nặng nhiều năm không dám càn vào các chiến khu.

- Năm 1947 trận chiếm bót Tân Lập thu toàn bộ vũ khí.

- Hai trận chống càn ở vùng lõm căn cứ Bình Đức, Bình An, mỗi trận đánh diệt một đại đội giặc do Bội đội Trần Phú thực hiện.

- Năm 1950 trận pháo kích vào 02 tàu chiến của Mỹ đến hà hơi tiếp sức cho giặc Pháp.

Câu 14: Anh (chị) hãy cho biết Bộ đội Trần Phú - đại đội bộ đội địa phương của huyện đội Thủ Đức được thành lập năm nào, ai là đại đội trưởng, ai là chính trị viên khi đó?

Trả lời:

Đầu năm 1950 đại bộ phận cán bộ chiến sĩ đại đội 2764 và trung đội của đại đội 2765 cùng với hai trung đội du kích tập trung của huyện thành lập một đại đội bộ đội địa phương, lấy tên là Bộ đội Trần Phú. Đây là đơn vị bộ đội địa phương được thành lập đầu tiên của Nam Bộ do đ/c Sự là đại đội trưởng và đ/c Mai Văn Chúc (Tám Chúc) là Chính trị viên.


Câu 15: Anh (Chị) hãy cho biết, ngay sau khi thành lập, Bộ đội Trần Phú đã có những trận đánh nào gây tiếng vang lớn?

Trả lời:

Trận đầu tiên, tháng 2/1950, bộ đội Trần Phú đã nổ súng tiêu diệt 113 tên (cả Pháp và Ngụy) đi càn quét ở Bình Đức, Tam Bình. Đây là trận đánh có ý nghĩa làm nên tên tuổi bộ đội Trần Phú.

Trận thứ hai, vào lúc 17:00 ngày 18/3/1950 hai chiến hạm Mỹ Xtichken và An đốc Xơn cập bến sông Sài Gòn với âm mưu can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

Đồng chí Nguyễn Hữu Phát, huyện đội trưởng chỉ huy đội cảm tử bắn súng cối vào hai chiến hạm Mỹ (ta đặt khẩu cối 61 ly ở cầu Cống và cối 81 ly ở đình Thầy Lượng, gần bến đò Thủ Thiêm) buộc 02 chiến hạm Mỹ vội vã rời Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên quân dân Thủ Đức nổ súng vào bọn can thiệp Mỹ.


THỜI KỲ CHỐNG MỸ 1954 - 1975
Câu 16: Trong chống Mỹ, Thủ Đức có địa danh nổi tiếng “Vùng bưng sáu xã”. Hãy cho biết “bưng sáu xã” gồm những xã nào?

Trả lời:

Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Thủ Đức có địa danh “Vùng bưng sáu xã” gồm các xã sau:Tăng Nhơn Phú; Phước Long; Phú Hữu; Long Trường; An Phú; Bình Trưng.



Câu 17: Anh (chị) hãy cho biết diễn biến và kết quả của cuộc đấu tranh năm 1958 – 1959 của nông dân các xã An Phú; Phước Long; Tăng Nhơn Phú; Bình An chống địch cướp đất để làm xa lộ Biên Hòa.

Trả lời:

Trong hai năm 1958 – 1959, hàng trăm nông dân các xã An Phú; Phước Long; Tăng Nhơn Phú; Bình An đã đấu tranh chống địch cướp đất để làm xa lộ Biên Hòa. Cuộc đấu tranh đã diễn ra gay go ác liệt, đã có hàng chục cán bộ và quần chúng bị địch bắt tra tấn tù đày. Trong đó nổi bật nhất là đấu tranh của trên 100 hộ nông dân xã Phước Long đấu tranh bằng gửi kiến nghị với Quốc hội, đăng trên báo chí, cản đầu xe, rượt đánh tài xế làm cho địch phải ngừng lại. Sau đó hàng trăm nông dân tập trung hơn 50 hài cốt, cất chòi làm lễ cầu siêu tại xa lộ Biên Hòa, tố cáo tội ác của Mỹ Diệm. Sự kiện này làm chấn động dư luận, buộc Ngụy quyền Sài Gòn phải chấp nhận bồi thường thỏa đáng cho nông dân.


Câu 18: Năm 1960, Huyện ủy Thủ Đức thành lập lực lượng võ trang tên gì ? có bao nhiêu súng và người? hãy kể tên những đồng chí đó và bí số?. Bộ phận quân sự đầu tiên này do ai phụ trách.

Trả lời:

Năm 1960, Tỉnh ủy Gia Định triệu tập Huyện ủy Thủ Đức học tập Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, trang bị cho Thủ Đức 5 cây súng, đồng thời thành lập lực lượng võ trang huyện lấy tên nghi trang là “Đại đội 5 – tiểu đoàn 500”. Gồm:

- Đồng chí Một Đông.

- Đồng Chí Hai Tây.

- Đồng chí Ba Nam.

- Đồng chí Tư Bắc.

Do Đồng chí Lê Minh Tuy phụ trách.

Các chiến sĩ được mang bí số: 501,502, 503, 504,512.

Người phụ trách bộ phận quân sự này là đ/c Nguyễn Văn Mạnh (Sáu Mạnh).
Câu 19: Anh(chị) hãy cho biết Tiểu đoàn 3 Dĩ An –Bắc Thủ Đức và Tiểu đoàn 4 Nam Thủ Đức được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Theo chỉ đạo của Trung ương cục Miền Nam, quí 3/1964, khu ủy Sài Gòn – Gia Định đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch tổng công kích – tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân 1968 theo kế hoạch 05 hướng ven đô xây dựng 5 tiểu đoàn mũi nhọn chờ thời cơ từ các hướng đánh vào thành phố.

Cuối năm 1964, Thủ Đức đã chọn các chiến sĩ tự vệ, du kích đưa lên trung tâm huấn luyện rừng Lò Gò – Tân Biên (Tây ninh). Đến tháng 6/1965, các tiểu đoàn được huấn luyện lần lượt trở về chiến trường:

- Tiểu đoàn 3 về Dĩ An - Bắc Thủ Đức.

- Tiểu đoàn 4 về Nam Thủ Đức

- Tiểu đoàn 2 về Gò Môn

- Tiểu đoàn 5 về Nhà Bè

- Tiểu đoàn 6 về Bình Tân

- Tiểu đoàn 7 về Củ Chi.
Câu 20: Anh (chị) hãy cho biết giai đoạn 1961 căn cứ Huyện ủy đóng ở đâu, ai là Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy Thủ Đức

Trả lời

Năm 1961, căn cứ chỉ đạo của Huyện ủy Thủ Đức được di chuyển về ấp Bình Đức, xã Tam Bình, huyện Thủ Đức; thời kỳ này huyện Thủ Đức và huyện Dĩ An được sát nhập lại. Bí thư Huyện ủy là đ/c Phạm Văn Thanh, đ/c Một Gòng là Phó Bí thư Huyện ủy.



Câu 21: Anh (chị) hãy cho biết các hoạt động vũ trang của Huyện và du kích xã trong năm 1961

Trả lời

Thời kỳ này hoạt động vũ trang của lực lượng chuyên trách huyện và các xã diễn ra sôi động:

- Dùng lựu đạn diệt tên đại úy chi khu trưởng Tâm – Phó Quận trưởng.

- Đánh bọn tuần tiễu lùng sục du kích trong rừng; diệt tên Thượng ác ôn tại xã Tam Bình.

- Chống càn ở khu 6 mẫu (Tân Đông Hiệp) diệt một trung đội thu 10 súng.

- Bắt sống đại tá Hoàng Văn Tuy và một đại úy ngụy tại xã Phước Long.

- Bắt sống tên Lê Quang Mười, Bộ trưởng cải cách điền địa của ngụy, cũng như bắt sống một tên tình báo Mỹ tại tỉnh lộ 43 (Tam Bình).

Câu 22: Anh (chị) hãy cho biết vì sao giai đoạn 1962 – 1963 Huyện Thủ Đức lại chia tách lần nữa thành 2 huyện Thủ Đức và Dĩ An. Ai là Bí thư Huyện ủy 2 huyện thời kỳ này?

Trả lời:

Năm 1962, trước tình địch tập trung mọi lực lượng để dồn dân, lập ấp chiến lược. Ở Thủ Đức chúng lấy ấp Bình Phước 1 xã Hiệp Bình làm thí điểm và lấy ấp Đồng Tâm, xã An Bình làm thí điểm của huyện Dĩ An sau đó triển khai ra toàn huyện. Năm 1963, địch hoàn thành được 50 ấp chiến lược kiên cố với hàng rào kẻm gai, có mương rộng 2 mét, sâu 1,5 mét cắm chông và chỉ có 2 cửa ra vào ấp chiến lược được bảo vệ nghiêm ngặt. Cùng với ấp chiến lược, chúng tiến hành làm các tuyến giao thông vành đai như xa lộ Đại hàn, xa lộ Biên hòa, gây cho ta nhiều khó khăn về căn cứ, liên lạc và bám trụ.

Trước tình hình đó, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chủ trương lại chia tách huyện Thủ Đức làm 2 huyện, lấy ranh xa lộ Hà Nội làm ranh.

Phía nam xa lộ là Huyện Thủ Đức do đ/c Phạm Văn Thanh là Bí thư Huyện ủy, căn cứ huyện ủy đóng tại Long Phước.

Phía Bắc xa lộ lấy tên là huyện Dĩ An do đ/c Trần Quốc Hựu là Bí thư Huyện ủy, căn cứ Huyện ủy Dĩ An đóng tại Bình Hòa, Vĩnh Lợi của huyện Lái Thiêu và Châu Thành – tỉnh Sông Bé.

Câu 23: Anh (chị ) hãy cho biết tương quan giữa ta và địch trong giai đoạn 1965 -1967?

Trả lời

* Phía địch:

Đến giữa năm 1965, ở Thủ Đức có 6.000 tên Mỹ gồm sư đoàn 1 và 3 lữ đoàn 196,198,199 kỵ binh bay. 2,000 lính Đại Hàn đóng tại căn cứ Sóng Thần và nhà máy xe lửa Dĩ An và 20.000 lính ngụy các loại tăng cường bảo vệ.

Với lực lượng trên, chúng tăng cường mở nhiều cuộc càn, san ủi, chặt phá dừa nước ở các vùng căn cứ, dọc các trục lộ giao thông. Riêng lính Đại Hàn hoạt động ở xã An Bình, Tân Đông Hiệp và Đông Hòa.

* Phía ta

Tháng 4/1965, trước tình hình trên, chiến trường Sài Gòn – Gia Định được tổ chức lại thành 5 cánh (5 phân khu). Huyện Thủ Đức lúc đó gồm Nam Thủ Đức và Bắc Thủ Đức.



Phân khu 4 gồm các địa phương: Nam Thủ Đức, Quận 1, Quận 9, Thạnh Mỹ Tây do đ/c Đoàn Công Chánh là Bí thư.

Phân khu 5 gồm các địa phương: Bắc Thủ Đức, Bình Hòa, Phú Nhuận và 1 phần Quận 3 do đ/c 5 Thu là Bí thư.

Mỗi phân khu được tăng cường một tiểu đoàn chủ lực trang bị hiện đại: tiểu đoàn 4 ở phân khu 4, tiểu đoàn 3 ở phân khu 5. Trực thuộc phân khu là liên xã không còn các huyện ủy.


Câu 24: Hãy nêu một số trận đánh lớn của phân khu 4 và phân khu 5 giai đoạn 1965-1967 gây thiệt hại lớn cho địch:
- Đêm 13/5/1965, ta pháo kích vào đề pô xe lửa Dĩ An trong khi 2000 lính Đại Hàn mới đến chưa kịp lập công sự, diệt 300 tên.

- Ngày 16/9/1965 diệt một đại đội cảnh sát dã chiến địch tại Bình Chiểu (Tam Bình)

- Ngày 15/8/1965 bắn chìm 02 tàu chiến Mỹ tại sông Nước Đục

- Ngày 13/12/1965. Bốn chiến sĩ bảo vệ căn cứ Huyện ủy ở Lái Thiêu bắn tỉa diệt 20 tên Mỹ.

- Trong tháng 2/1966, đ/c Nguyễn Văn Tây (Hai Tây) chỉ huy du kích chống càn ở rừng Cò Mi với trên 6000 tên địch suốt 55 ngày đêm, 1 đại đội lính Mỹ bị tiêu hao nặng, 1 trung đội biệt kích ngụy bị tiêu diệt, hàng chục xe M 113 bị bắn cháy và bắn cháy 2 trực thăng, bắn bị thương 1 máy bay F105 và loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục tên lính Mỹ.

- Tháng 5/1966, 4 chiến sĩ của ta luồn vào ấp Đông Nhi (Tân Đông Hiệp), dùng mìn định hướng tập kích nhiều lần diệt 30 tên Mỹ.

- Ngày 10/3/1967, 1 tiểu đoàn Mỹ càn vào ấp Trường Lưu (Long Trường) ta bắn cháy 4 xe M113, loại 100 tên. Cùng ngày, đại đội 3, tiêu đoàn 3 bắn rơi 1 trực thăng và gây thiệt hại nặng 1 đại đội Mỹ ở xã Tân Đông Hiệp.

Theo tổng kết 2 năm 1966 – 1967 ta đã anh dũng chiến đấu loại trên 2000 tên giặc ( 300 lính Mỹ), phá hủy 5 xe bọc thép, nhiều đoàn quân xa, 10 đoàn xe lửa; trừng trị trực tiếp 3 tên Quận trưởng địch.
Câu 25: Anh (chị) hãy kể lại diễn biến trận pháo kích của ta vào lễ đài Mỹ - Ngụy ngày 1/11/1966?

Trả lời:

- Ngày 1/11/1966, nhằm phô trương lực lượng giặc tổ chức duyệt binh mừng Quốc khánh. Khẩu DK75 của cánh 4 Thủ Đúc nhận lệnh của quân khu, từ rạch Bà Vạc (xã An Phú) cùng lúc với khẩu DK75 của quân khu đặt ở Tân Thuận (nhà Bè) và hai khẩu cối 81 ly của các chiến sĩ biệt động, cối 60 ly của tổ nữ biệt động, tập trung bắn vào lễ đài Quốc khánh của địch tại quãng trường sau nhà thờ Đức Bà (quận 1).

Sau khi DK75 khai hỏa bắn 12 trái đạn thì du kích Bình Trưng và An Phú cũng cho nổ 10 trận địa giả khiến hai trực thăng Mỹ không tìm được trận địa pháo của ta. Trận pháo kích làm một đại tá hải quân Mỹ Richard bị thương nặng. Bọn đầu sỏ Mỹ Ngụy chạy tán loạn.

- AFP đưa tin: cuộc pháo kích đã gây ra cảnh hoảng loạn khủng khiếp, chứng tỏ Việt cộng đủ khả năng mang vũ khí hạng nặng vào tận rìa thủ đô Nam Việt Nam.


Câu 26: Hãy cho biết những mục tiêu chính mà quân giải phóng tấn công vào Sài Gòn – Gia Định trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968?

Trả lời:

Trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968, có 09 mục tiêu chính được quân giải phóng tập trung tấn công là:

1. Dinh Độc Lập

2. Đài Phát thanh Sài Gòn

3. Bộ tổng tham mưu Ngụy

4. Đại sứ quán Mỹ

5. Sân bay Tân Sơn Nhất

6. Tổng Nha cảnh sát Ngụy

7. Biệt khu Thủ Đô

8. Bộ Tư lệnh hải quân ngụy

9. Khám Chí Hòa
Câu 27: Anh (chị) hãy cho biết thành tích của Thủ Đức trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968?

Trả lời:

Thủ Đức đã cùng với hai phân khu 4 và phân khu 5 đánh địch nhiều ngày trong thành phố và tại địa phương mình, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm giặc Mỹ, hàng ngàn lính Ngụy, phá hủy hàng chục xe quân sự và xe tăng cùng nhiều phương tiện chiến tranh của địch, diệt một số đồn bót, đánh sập và phá hỏng một số cây cầu. Phát động Nhân dân nổi dậy phá kềm diệt ác, mở rộng quyền làm chủ ở nhiều Ấp, nhiều xã. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở phía sau như:

- Bảo đảm lương thực cho trên 2000 chiến sĩ tham gia chiến đấu trong thời gian dài.

- Cử hàng ngàn người đi tải vũ khí, tải thương binh, dẫn đường, đưa rước cán bộ, bộ đội qua sông Sài Gòn

- Bổ sung hàng trăm thanh niên cho lực lượng của các phân khu.
Câu 28: Anh (chị) hãy tóm tắt trận đánh cầu Sài Gòn ngày 28/4/1975?

Trả lời:

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lực lượng vũ trang huyện Thủ Đức - tiểu đoàn 4 Thủ Đức do đồng chí Huỳnh Kia là chỉ huy được giao nhiệm vụ đánh chiếm cầu Sài Gòn ngày 28/4/1975.

- Diễn biến:

+ Lúc 3 giờ sáng ngày 28/4/1975, tiểu đoàn 4, tiến quân vào khu vực cầu Sài Gòn, chỉ sau 5 phút chiến đấu, lực lượng ta đã chiếm được đầu cầu. Địch phản kích dữ dội, dưới sông Sài Gòn, các giang thuyền của chúng bắn lên, trên không trực thăng vũ trang nã rốc két và đại liên xuống. Đồng thời bộ binh địch có xe tăng và xe bọc thép dẫn đầu từ phía Hàng Xanh xông ra.

+ Đến 4 giờ chiều, đồng chí Dương Văn Thì (chỉ huy đại đội 2) cho thu gom các khẩu đại liên lấy được của địch, đẩy lùi quân địch từ phía Hàng Xanh phản kích ra.

+ Trong suốt ngày 28/4/ 1975. Tiểu đoàn 4 đã đánh bật gần chục đợt phản kích và bắn hỏng một báy bay trực thăng, một tuần giang, đồng thời bắn cháy hai xe bọc thép của địch.


Câu 29: Anh (chị) hãy cho biết trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và quân dân huyện Thủ Đức đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cơ bản nào?

Trả lời

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đảng bộ và quân dân huyện Thủ Đức đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản sau:

- Chiếm giữ nguyên vẹn nhà máy điện, nhà máy nước, liên trường sĩ quan Thủ Đức, kho tồn trữ, bảo đảm giữ được điện, nước nguyên vẹn cung cấp kịp thời cho Thành phố.

- Chiếm giữ nguyên vẹn cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Đội chủ lực của ta tấn công vào giải phóng thành phố Sài Gòn ngày 30/4/1975.


Câu 30: Anh (chị) hãy cho biết, trong kháng chiến chống Mỹ, Thủ Đức có bao nhiêu đồng chí Bí thư huyện ủy đã hy sinh?

Trả lời:

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Thủ Đức có 06 đồng chí Bí thư huyện ủy đã hy sinh.

1. Đ/c Trương văn Ngư

2. Đ/c Nguyễn Văn Toản (Ba Bình)

3. Đ/c Phan Văn Tân ( Năm Của )

4. Đ/c Lê Văn Rê (Chín Hòa)

5. Đ/c Lê Hoàng Minh (Một Giồng)

6. Đ/c Tám Phong


Câu 31: Anh (chị) hãy cho biết, khi nói về vai trò của lực lượng công nhân Thành phố Sài Gòn – Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nguyên Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí minh đã nói gì tại Hội nghị khoa học lịch sử về chiến dịch Hồ Chí Minh họp tại thành phố ngày 19/3/1985?

Trả lời:

Tại Hội nghị khoa học lịch sử về chiến dịch Hồ Chí Minh, họp tại thành phố ngày 19/3/1985, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã phát biểu: “…Một điều đặc biệt là trong lúc ta tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh thì giai cấp tư sản, nhất là bọn tư sản mại bản biết chúng thất bại nên muốn phá hoại, muốn gỡ bỏ các bộ phận máy móc hoặc đốt kho. Nhưng chính công nhân, kể cả ở những nơi chi bộ ta bị bắt hết, nhưng những công nhân đã bảo vệ nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, nguyên liệu; khôi phục sản xuất và đặc biệt, chúng ta giải phóng thành phố Sài Gòn nhưng không để một giờ nào dòng điện bị tắt, không một giờ nào nước ngưng cung cấp cho dân…”


Câu 32: Anh (chị) hãy cho biết thành tích quân dân Thủ Đức đạt được trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ?

Trả lời:

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Thủ Đức:

- Đã loại khỏi hàng ngũ chiến đấu trên 10.000 tên địch (trong đó có trên 1000 tên Mỹ và chư hầu).

- Phá hủy hàng trăm xe quân sự, trên 20 máy bay, một số tàu thủy và 15 đoàn tàu hỏa.

- Giữ vững và mở rộng các vùng lõm du kích, lõm chính trị.

Đặc biệt trong chiến dịch lịch sử mùa xuân năm 1975, Đảng bộ và nhân dân Thủ Đức đã góp phần chiếm giữ xa lộ Biên Hòa cho đại quân tiến vào thành phố, đã làm tan rã trên 40,000 quân ngụy tại Thủ Đức; đồng thời bảo vệ an toàn các cơ sở kho tàng, xí nghiệp quan trọng như: nhà máy điện, nhà máy nước, các công ty xí nghiệp trên địa bàn Huyện gần như nguyên vẹn và chỉ trong một thời gian ngắn đã ổn định được tình hình sản xuất.



Câu 33: Anh (chị) hãy cho biết sự hy sinh to lớn của quân, dân Thủ Đức trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trả lời:

Để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã có trên 5.000 cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng (trong đó có những cán bộ, chiến sĩ ở mọi miền đất nước đã chiến đấu và hy sinh trên địa bàn Thủ Đức. Trong đó, có trên 1000 đảng viên, 23 huyện ủy viên và 06 bí thư huyện ủy).

Hàng ngàn người bị địch tra tấn, tù đày và bệnh tật. Hàng vạn gia đình mất người thân. Ruộng vườn nhà cửa tài sản bị tàn phá nặng nề phải có thời gian dài mới khắc phục được.
Câu 34: Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược, trên chiến trường Thủ Đức có bao nhiêu người được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trả lời:

- Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ xâm lược, trên chiến trường Thủ Đức có 16 đồng chí được phong tặng, truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Câu 35: Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn quận Thủ Đức có bao nhiêu Mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng? Hãy kể tên những Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống?

- Trên địa bàn quận Thủ Đức có 73 Mẹ được Nhà nước công nhận danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Hiện nay, có 09 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống:



  1. Mẹ Nguyễn Thị Kẹo (phường Bình Chiểu)

  2. Mẹ Nguyễn Thị Ngọc Mãnh (phường Bình Thọ)

  3. Mẹ Trần Thị Tư (phường Hiệp Bình Chánh)

  4. Mẹ Nguyễn Thị Nhuần (phường Hiệp Bình Chánh)

  5. Mẹ Lê Thị Nga (phường Hiệp Bình Chánh)

  6. Mẹ Trần Thị Hớn (phường Hiệp Bình Phước)

  7. Mẹ Nguyễn Thị Ngưng (phường Linh Chiểu)

  8. Mẹ Trần Thị Liên (phường Tam Bình)

  9. Mẹ Nguyễn Thị Khâm (phường Trường Thọ).


Câu 36: Anh (chị) hãy cho biết Huyện Bắc Thủ đức và Nam Thủ Đức được thống nhất lại thành huyện Thủ Đức vào thời điểm nào? Đồng chí nào giữ chức vụ Bí Thư và phó Bí Thư Huyện ủy?

Trả lời:

Hai huyện Bắc Thủ đức và Nam Thủ Đức được thống nhất lại thành huyện Thủ Đức ngày nay vào cuối tháng 4/1975 do đồng chí Nguyễn Văn Mỹ, Bí Thư Huyện ủy và đồng chí Nguyễn Văn Mạnh là phó Bí Thư Huyện ủy.


Câu 37: Sau khi Sài Gòn được giải phóng (30/4/1975), UBND cách mạng Thủ Đức (Ủy Ban Quân Quản) đã làm lễ ra mắt tại đâu? thời gian nào? Ai làm Chủ Tịch ủy ban cách mạng Thủ Đức?

Trả lời:

Sau khi Sài Gòn được giải phóng (30/4/1975) UBND cách mạng Thủ Đức (Ủy Ban Quân Quản) đã làm lễ ra mắt tại trường La San (nay là trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức ) vào ngày 8/6/1975, đồng chí Nguyễn Văn Mỹ là Chủ Tịch.


Câu 38: Anh (chị) hãy kể lại tóm tắt sự kiện ngày 30/4/1975 trên địa bàn Thủ Đức?

Trả lời:

Ngày 28/4/1975, bộ đội địa phương đánh chiếm cầu Sài Gòn, trung đoàn 16 đánh chiếm cầu Rạch Chiếc chờ đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Tại Thủ Đức, sáng ngày 29/4/1975, tiếng súng đã nổ khắp nơi, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh giương cờ phát loa buộc địch ở xã Tam Bình đầu hàng làm bàn đạp tiến vào Thị Trấn Thủ Đức.

Sáng 30/4/1975, Quân đoàn 2 đã tiến vào xa lộ Biên Hòa một hướng nhỏ tấn công trường sĩ quan Thủ Đức, hướng chính thẳng tiến về Dinh Độc Lập. Tại Thị trấn Thủ Đức, các đồng chí tại chỗ đã chiếm lĩnh Thị trấn và Dinh quận (đ/c Chến cắm cờ tại Dinh quận Thủ Đức, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh vào tiếp thu Dinh quận trưởng). Trước khí thế cách mạng, số ngụy quân địch còn lại ở các đồn bót khác tự động tan rã; số còn lại bị du kích và nhân dân địa phương bao vây phát loa hoặc trực tiếp ra hàng.

Trên xa lộ Đại Hàn, đồng chí Nguyễn Văn Tây, phất cờ chặn 12 xe tăng của địch và ra lệnh không cho chúng tiến vào Sài Gòn, nếu cãi lệnh sẽ bị tiêu diệt và buộc Địch phải hạ nòng súng và cắm cờ mặt trận giải phóng trên xe tăng và chiếm giữ toàn bộ 12 xe tăng cho đến khi có lực lượng cách mạng đến để bàn giao lại.

Trưa ngày 30/4/1975 ta thành lập Ban quân quản (chính quyền cách mạng) tập trung giữ gìn an ninh trật tự, đồng thời nhanh chóng ổn định tình hình và bắt đầu cho thời kỳ mới.




Câu 39. Anh (chị) hãy cho biết từ khi thành lập Đảng 1930 đến 1945 Thủ Đức có bao nhiêu đồng chí giữ nhiệm vụ Bí thư Huyện Ủy

Trả lời:
Giai đoạn từ năm 1930 đến 1945 có 5 đ/c

  1. Đ//c Nguyễn Đức Thiệu (1930)

  2. Đ/c Nguyễn Cao Trung (1936)

  3. Đ/c Nguyễn Văn Mao (1937)

  4. Đ/c Đoàn Công Hớn (1938)

  5. Đ/c Dương Văn Sửu (1945 – 1946)


Câu 40. Anh (chị) hãy cho biết trong thời kỳ chống Pháp từ năm 1945 đến 1954 Thủ Đức có bao nhiêu đồng chí giữ nhiệm vụ Bí thư Huyện Ủy

Trả lời:
Giai đoạn từ năm 1945 – 1954 (thời kỳ chống Pháp) có 3 đ/c

  1. Đ/c Trịnh Phong Đán (1947)

  2. Đ/c Lê Văn Long (1950- 1955)

  3. Đ/c Tống Trần Khôn (quyền Bí thư Huyện ủy năm 1953 tạm thời thay đ/c Lê Văn Long đi học tại liên khu 5)


Câu 41. Anh (chị) hãy cho biết trong thời kỳ chống Mỹ từ năm 1955 đến 1975 Huyện Thủ Đức ( gồm huyện Bắc Thủ Đức, Nam Thủ Đức, Dĩ An, An Đức, Quận 9) có bao nhiêu đồng chí từng giữ chức vụ Bí thư Huyện Ủy

Trả lời:

* Các đồng chí Bí thư huyện ủy Thủ Đức giai đoạn từ năm 1956 – 1975 (thời kỳ chống mỹ) 03 đ/c

  1. Đ/c Trương Văn Ngư – Bí thư huyện ủy Thủ Đức năm 1956.

  2. Đ/c Phạm Văn Thanh (1957 - 1962) đến năm 1960 Thủ Đức chia thành huyện Thủ Đức và huyện Dĩ An

  3. Đ/c Nguyễn Văn Mỹ Bí thư huyện ủy Thủ Đức (sát nhập 2 huyện Nam – Bắc Thủ Đức) năm 1975.

* Các đồng chí Bí thư huyện ủy Dĩ An giai đoạn từ năm 1957 – 1973 (thời kỳ chống mỹ) 08 đ/c

  1. Đ/c Phạm Văn Thanh (1957 - 1962) đến năm 1960 Thủ Đức chia thành huyện Thủ Đức và huyện Dĩ An.

  2. Đ/c Lê Hoàng Minh (Một Gòng) – Bí thư huyện ủy Dĩ An năm 1960, đến năm 1961 nhập lại thành huyện Thủ Đức do đ/c Phạm Văn Thanh là Bí thư.

  3. Đ/c Phan Văn Tân (Năm Của) – Bí thư huyện ủy Dĩ An năm 1967.

  4. Đ/c Nguyễn Văn Toản (Ba Bình) – Bí thư huyện ủy Dĩ An năm 1968.

  5. Đ/c Chín Hòa – Bí thư huyện ủy Dĩ An năm 1968.

  6. Đ/c Lê Văn Trọng – Bí thư huyện ủy An Đức (sát nhập Dĩ an và Bắc thủ Đức) năm 1971.

  7. Đ/c Lê Văn Rê (Chín Hòa) – Bí thư huyện ủy Dĩ An năm 1972.

  8. Đ/c Nguyễn Văn Bảo – Bí thư huyện ủy Dĩ An năm 1973 (tách huyện An Đức ra, Dĩ an thuộc tỉnh Biên Hòa).


* Các đồng chí Bí thư huyện ủy Bắc Thủ Đức giai đoạn từ năm 1962 – 1974 (thời kỳ chống mỹ) 06 đ/c

  1. Đ/c Trần Quốc Hựu (Bí thư huyện ủy Bắc Thủ Đức) năm 1962 tách Thủ Đức lần thứ 02 thành Bắc và Nam Thủ Đức (Đ/c Phạm Văn Thanh – Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức).

  2. Đ/c Huỳnh Thanh Châu – Bí thư huyện ủy Bắc Thủ Đức năm 1963 và giai đoạn từ năm1968 đến tháng 01/1969.

  3. Đ/c Nguyễn Văn Mạnh – Bí thư huyện ủy Bắc Thủ Đức năm 1967 và năm 1974.

  4. Đ/c Nguyễn Văn Bảo – Bí thư huyện ủy Bắc Thủ Đức từ tháng 02/1969 đến tháng 9/1970.

  5. Đ/c Tám Phong – Bí thư huyện ủy Bắc Thủ Đức từ tháng 10/1970 đến tháng 12/1970 (hy sinh).

  6. Đ/c Sáu Đằng – Bí thư huyện ủy Bắc Thủ Đức năm 1973.

* Các đồng chí Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức giai đoạn từ năm 1962 – 1974 (thời kỳ chống mỹ) 06 đ/c

  1. Đ/c Phạm Văn Thanh – Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức (năm 1962 tách Thủ Đức lần thứ 02 thành Bắc và Nam Thủ Đức)

  2. Đ/c Hoàng Sào – Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức năm 1967.

  3. Đ/c Nguyễn Văn Mỹ – Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức năm 1967 và năm 1974 (tách Quận 9 ra).

  4. Đ/c Tám Hà – Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức năm 1967 và từ tháng 6/1969 đến tháng 7/1970 (sát nhập Quận 9 vào Nam Thủ Đức).

  5. Đ/c 9 Trí – Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức năm 1967.

  6. Đ/c Chín Thức – Bí thư huyện ủy Nam Thủ Đức từ tháng 7/1970 đến tháng 12/1972.

* Các đồng chí Bí thư Quận ủy 9 giai đoạn từ năm 1967 – 1973 (thời kỳ chống mỹ) 04 đ/c

  1. Đ/c Dung – Bí thư Quận ủy 9 năm 1967.

  2. Đ/c Bảy Thông – Bí thư Quận ủy 9 năm 1967.

  3. Đ/c Phạm Thị Ấu – Bí thư Quận ủy 9 năm 1967.

  4. Đ/c Ba Minh – Bí thư Quận ủy 9 năm 1973.


Câu 42. Để chuẩn bị cho kế hoạch tổng công kích vào Sài Gòn Gia Định năm 1965, Chiến trường Sài Gòn Gia Định đã tổ chức lại thành 5 phân khu, trong đó Thủ Đức được chia thành 02 phân khu (phân khu 4 và 5). Anh (chị) hãy cho biết 02 phân khu 4 và 5 gồm những địa phương nào và do ai làm Bí thư ?

Trả lời:

- Phân khu 4 gồm có các Quận: Nam Thủ Đức, Quận 1, Quận 9 và Thạnh Mỹ Tây do đ/c Đoàn Công Chánh là Bí thư.



- Phân khu 5 gồm có các Quận: Bắc Thủ Đức, quận Bình Hòa, Phú Nhuận và một phần Quận 3 do đ/c 5 Thu là Bí thư.

- -


tải về 117.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương