Câu 1: Sự tiến bộ hơn của lý thuyết tân cổ điển so với lý thuyết cổ điển trong mậu dịch quốc tế là



tải về 52.35 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích52.35 Kb.
#33061
Câu 1: Sự tiến bộ hơn của lý thuyết tân cổ điển so với lý thuyết cổ điển trong mậu dịch quốc tế là:

  1. Có tính đến sở thích, thị hiếu người tiêu dùng

  2. Có tính đến chi phí cơ hội tăng

  3. a, b đều đúng

  4. a, b đều sai

Câu 2:Nhận định nào sai dưới đây?

  1. Trong lý thuyết tân cổ điển, cung giống nhau thì mậu dịch vẫn xảy ra

  2. Chuyên môn hoá hoàn toàn là khi mậu dịch xảy ra, mỗi quốc gia chỉ sản xuất duy nhất sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh

  3. Quốc gia không thể thu lợi nếu mậu dịch chỉ dựa trên sự trao đổi mà không thực hiện chuyên môn hóa

  4. Giá cả sản phẩm so sánh là giá tương đối giữa 2 sản phẩm ở trạng thái tự cung tự cấp

Câu 3: Trong một thế giới có 2 sản phẩm A và B, A là sản phẩm thâm dụng tư bản khi:

  1. Để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm A cần nhiều tư bản hơn so với 1 đơn vị sản phẩm B

  2. Để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm B cần nhiều lao động hơn so với 1 đơn vị sản phẩm A

  3. Để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm A cần nhiều lao động hơn so với tư bản so với 1 đơn vị sản phẩm B

  4. Để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm A cần nhiều tư bản hơn so với lao động so với 1 đơn vị sản phẩm B

Câu 4: Ngày nay có một bộ phận lao động từ các nước phát triển di chuyển sang các nước đang phát triển là do:

  1. Một số nước phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao

  2. Tầng lớp trẻ ở các nước phát triển muốn khám phá cuộc sống mới ở các nước đang phát triển

  3. Ở các nước đang phát triển xuất hiện những ngành công nghệ cao mà không đủ nguồn nhân lực đáp ứng

  4. a , b, c đều đúng

Câu 5: Nhận định nào sai dưới đây?



  1. Bán phá giá là một trong các hình thức hạn chế mậu dịch phi thuế quan

  2. Bán phá giá theo kiểu chớp nhoáng (Predatory Dumping) là bán ra thị trường thế giới với giá thấp hơn giá thành sản xuất trong nước

  3. Vì chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường nên trong các vụ kiện Việt Nam bán phá giá, các nước đã dùng giá của một nước thứ 3

  4. Trong tất cả các vụ bán phá giá vừa qua, Việt Nam luôn là nước thua kiện

Câu 6: Câu nào đúng dưới đây?

  1. Cầu nghịch đảo là tiêu dùng 2 sản phẩm ngược nhau

  2. Nghịch lý Leontief đã phản bác lại lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

  3. Lý do làm gia tăng bất bình đẳng ở các nước phát triển hoàn toàn là do mở cửa mậu dịch

  4. Công nghệ giống nhau không có sẵn giữa các nước là do cần thời gian để lắp đặt thiết bị mới

Câu 7: Mậu dịch trong ngành phổ biến hơn khi giao thương giữa:

  1. Các nước đang phát triển với các nước phát triển

  2. Các nước phát triển với nhau

  3. Các nước đang phát triển với nhau

  4. a, b, c đều sai

Câu 8: Một trong những lợi ích của mậu dịch trong ngành là:

  1. Làm tăng quy mô sản xuất kinh doanh của các nước

  2. Làm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất

  3. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các hãng, giữa các quốc gia

  4. a, b, c đều đúng

Câu 9: Đức là nước dư thừa tư bản, khan hiếm lao động, Indonexia là nước dư thừa lao động, khan hiếm tứ bản. Khi có mậu dịch xảy ra giữa 2 quốc gia, theo lý thuyết Heckscher – Ohlin thì:

  1. Giá cả tư bản ở Đức sẽ tăng lên

  2. Giá cả lao động ở Đức sẽ tăng lên

  3. Giá cả lao động ở Indonexia sẽ giảm đi

  4. Giá cả tư bản ở Inđonexia sẽ tăng lên

Câu 10: So với quan điểm của phái Trọng thương, quan điểm của Adam Smith tiến bộ hơn ở chỗ:

  1. Sử dụng Lý thuyết tính giá trị bằng lao động

  2. Tất cả các quốc gia đều có lợi nếu giao thương trên cơ sở lợi thế tuyệt đối

  3. a, b đều đúng

  4. a, b đều sai

Câu 11: Câu nào sai trong các câu sau:

  1. Lợi thế tuyệt đối chỉ là một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh

  2. Lợi thế tuyệt đối lúc nào cũng có

  3. Lợi thế so sánh chỉ là một trường hợp đặc biệt của lợi thế tuyệt đối

  4. a, b, c đều sai

Câu 12:Theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo, hàng hoá của một nước được coi là cạnh tranh hơn so với hàng hoá của nước kia là do:

  1. Chất lượng sản phẩm tốt hơn

  2. Công nghệ để sản xuất sản phẩm đó hiện đại hơn

  3. Năng suất lao động cao hơn

  4. a, b, c đều đúng

Câu 13: Câu nào sai trong các câu sau:

  1. Tỷ lệ biên tế của sự di chuyển (MRT) nói lên khả năng thay thế trong tiêu dùng giữa 2 sản phẩm

  2. Những đường bàng quan ở càng xa gốc toạ độ có mức độ thoả mãn càng lớn về sở thích và thị hiếu người tiêu dùng

  3. Với chi phí cơ hội tăng, PPF là những đường cong lõm từ gốc toạ độ

  4. Với chi phí cơ hội không đổi, PPF là những đường thẳng

Bài tập dưới đây dàn cho các câu 14 – 16

Thụy Sĩ có LTSS về đồng hồ, không có LTSS về rượu :

Câu 14: Nếu sản xuất cả đồng hồ và rượu đều tăng với cùng một tỷ lệ thì trường hợp này gọi là:


  1. Tác động sản xuất bảo hộ mậu dịch

  2. Tác động sản xuất chống mậu dịch

  3. Tác động sản xuất chống mậu dịch cực đoan

  4. Tác động sản xuất trung hòa

Câu 15: Nếu sản xuất cả đồng hồ và rượu đều tăng, nhưng rượu tăng nhanh hơn thì trường hợp này gọi là:

  1. Tác động sản xuất bảo hộ mậu dịch

  2. Tác động sản xuất chống mậu dịch

  3. Tác động sản xuất chống mậu dịch cực đoan

  4. Tác động sản xuất trung hòa

Câu 16: Nếu tiêu dùng cả đồng hồ và rượu đều tăng nhưng rượu tăng nhiều hơn thì trường hợp này gọi là :

  1. Tác động tiêu dùng trung lập

  2. Tác động tiêu dùng bảo hộ thương mại

  3. Tác dụng tiêu dùng chống thương mại

  4. Tác động tiêu dùng chống thương mại cực đoan

Câu 17: Nhận định nào sai dưới đây?

  1. Tiến bộ kỹ thuật tiết giảm lao động là K giảm, L giảm nhưng K được sử dụng tăng lên ở mức giá yếu tố không đổi

  2. Tiến bộ kỹ thuật tiết giảm lao động dẫn đến năng suất lao động giảm

  3. Tiến bộ kỹ thuật tiết giảm lao động dẫn đến năng suất lao động tăng

  4. Tiến bộ kỹ thuật tiết giảm tư bản dẫn đến năng suất lao động tăng

Câu 18: Nhận định nào đúng dưới đây?

  1. Nhìn chung FDI đầu tư vào các nước đang phát triển nhiều hơn các nước phát triển

  2. FDI đi trước để tạo điều kiện cho ODA vào sau

  3. Khu công nghiệp , khu chế xuất ở Việt Nam cũng giống các đặc khu kinh tế của Trung Quốc

  4. Động cơ của FDI là sự tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư

Câu 19: Trong một thế giới có 2 quốc gia: Quốc gia 1 và Quốc gia 2, Quốc gia 1 là dư thừa lao động khi:

  1. Quốc gia 1 có nhiều lao động hơn so với quốc gia 2

  2. Quốc gia 2 có nhiều tư bản hơn so với quốc gia 1

  3. Giá cả lao động ở quốc gia 1 rẻ hơn giá cả lao động ở quốc gia 2

  4. Tỷ số giá cả lao động so với giá cả tư bản ở quốc gia 1 nhỏ hơn tỷ số này ở quốc gia 2

Câu 20: Khi xác định sự dư thừa hoặc khan hiếm của mỗi quốc gia về mỗi yếu tố sản xuất, dùng giá chính xác hơn so với dùng lượng vì:

  1. Dùng lượng chỉ nói đến cung

  2. Dùng giá nói đến cả cung lẫn cầu

  3. Giá cả được xác định trên cơ sở cung, cầu

  4. a, b, c đều đúng

Bài tập sau đây dành cho các câu 21-25

Chi phí lao động (giờ/1sản phẩm)

Gạo

Radio

Thái Lan

Mãlaixia


3

8


4

6


Câu 21: Nhận định nào đúng dưới đây?

  1. Mậu dịch không xảy ra giữa 2 quốc gia trên

  2. Mậu dịch không xảy ra vì Mãlaixia không đồng ý

  3. Mậu dịch có xảy ra trên cơ sở lợi thế tuyệt đối

  4. Mậu dịch có xảy ra trên cơ sở lợi thế so sánh

Câu 22:Mô hình mậu dịch của mỗi quốc gia là:

  1. Thái lan xuất gạo, nhập radio

  2. Malaixia xuất gạo, nhập radio

  3. Thái Lan xuất cả gạo và radio

  4. Mãlaixia nhập cả radio lẫn gạo

Câu 23: Ở tỷ lệ trao đổi nào dưới đây mậu dịch xảy ra?

a) Pradio / Pgạo = 3 b) Pradio / Pgạo = 1

c) Pradio / Pgạo = 1,5 d) PRadio / Pgạo = 3/4

Câu 24: Giả sử lấy tỷ lệ trao đổi 2 gạo = 2 radio:

a) Thái Lan lợi 0,5 radio b) Mãlaixia lợi 0,5 gạo

c) a, b đều đúng d) a, b đều sai

Câu 25: Nếu tỷ lệ tiền công ở Thái Lan là 50 bath/ 1giờ; ở Mãlaixia là 20 ringit / 1giờ lao động, tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền là 1 ringit = 3 bath. Điều kiện xuất khẩu giữa 2 nước được viết là:


  1. 3/ 8 < 20 / 50:3  Mậu dịch xảy ra và Thái Lan xuất gạo

  2. 4/ 6 < 20 / 50:3  Mậu dịch xảy ra và Thái Lan xuất radio

  3. Tất cả đều sai

  4. Mậu dịch giữa 2 quốc gia sẽ không xảy ra theo mô hình mong muốn nếu lấy tỷ giá hối đoái trên

Câu 26: Câu nào sai trong các câu sau:

  1. Thuế quan rất tác hại nên WTO cấm các nước không được sử dụng

  2. Thuế quan xuất khẩu hiện nay chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển

  3. Nước nhỏ đánh thuế quan thiệt hại nặng hơn so với nước lớn đanh thuế quan

  4. Thuế quan ngăn cấm là mức thuế quan mà tại đó sản xuất quay trở về trạng thái tự cung tự cấp ban đầu

Câu 27: Một sản phẩm sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu trong nước thì :

  1. Tỷ lệ bảo hộ thực sự (ERP) bằng đúng thuế quan danh nghĩa

  2. Tỷ lệ bảo hộ thực sự (ERP) nhỏ hơn thuế quan danh nghĩa

  3. Tỷ lệ bảo hộ thực sự lớn hơn thuế quan danh nghĩa

  4. Không thể xác định được

Câu 28: Biết rằng không có lợi nhưng chính phủ các nước vẫn đánh thuế quan vì:

  1. Để bảo hộ sản xuất trong nước

  2. Để góp phần tăng ngân sách

  3. Trừng phạt đối thủ

  4. a, b, c đều đúng

Câu 29: Người sản xuất thích chính phủ hạn chế mậu dịch bằng quota hơn là thuế quan vì:

  1. Khi cầu tăng, sản xuất tăng, giá giảm

  2. Khi cầu tăng, sản xuất giảm, giá tăng

  3. Khi cầu tăng, sản xuất tăng, giá tăng

  4. Khi cầu tăng, sản xuất giảm, giá giảm

Câu 30: Một trợ cấp xuất khẩu mang đến:

  1. Lợi ích cho người tiêu dùng trong nước

  2. Thiệt hại cho người sản xuất trong nước

  3. Lợi ích cho người tiêu dùng nước ngoài

  4. Không thể kết luận được

Câu 31: Người ta nói FDI là “con dao 2 lưỡi” vì:

  1. Người lao động ở nước chủ nhà có thể bị các chủ đầu tư vi phạm quyền lợi về vật chất, tinh thần và lòng tự tôn dân tộc

  2. Gây ô nhiễm môi trường

  3. Chảy máu chất xám

  4. a, b, c đều đúng

Câu 32: Tổ chức công đoàn ở các nước tư bản phát triển thường xuyên đấu tranh đòi chính phủ phải hạn chế đầu tư ra nước ngoài vì sợ:

a) Công nhân thất nghiệp b)Thu nhập của người lao động sẽ bị giảm

c) a, b đều đúng d) a, b đều sai

Câu 33: AFTA thuộc loại hình liên kết:



  1. Liên hiệp quan thuế

  2. Khu vực mậu dịch tự do

  3. Thị trường chung

  4. Liên hiệp kinh tế

Câu 34: Trong mậu dịch quốc tế ngày nay:

  1. Hàng chế tạo ngày càng chiếm vị trí quan trọng

  2. Thương mại hàng hoá ngày càng chiếm tỷ trọng cao

  3. Các rào cản kỹ thuật ngày càng tinh vi

  4. Các hình thức phi thuế quan ngày càng phát triển

Câu 35: “Một nước xuất siêu làm cho giá cả nước đó tăng lên” được giải thích bằng:

  1. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo

  2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

  3. Lý thuyết nguồn lực sản xuất vốn có của Heckscher- Ohlin

  4. Thuyết chu chuyển tiền – đồng – giá của David Hume

Câu 36: Nhận định nào sai dưới đây:

  1. Tăng trưởng của một nước là do tăng vốn, tăng lao động và ứng dụng công nghệ mới

  2. Tăng trưởng có ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng

  3. a, b đều đúng

  4. a, b đều sai

Câu 37: Theo anh (chị), tính đến hết năm 2008, nước nào đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong các nước sau?

a) Nhật Bản b) Singapore c) Hàn Quốc d) Đài Loan

Câu 38: Khi Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư của Mỹ:


  1. Thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ tăng lên

  2. Thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ giảm đi

  3. Thu nhập của người chủ sở hữu tư bản Việt Nam sẽ tăng lên

  4. Không thể xác định được

Câu 39: Khi có một bộ phận lao động Việt Nam nhập cư vào Mỹ:

  1. Thu nhập của người lao động Mỹ giảm

  2. Thu nhập của người chủ sở hữu tư bản ở Mỹ giảm

  3. Thu nhập của người lao động Việt Nam giảm

  4. Lợi tức của Việt Nam có thể tăng, giảm tùy từng trường hợp cụ thể

Câu 40: Theo lý thuyết cổ điển thì:

  1. Khi mậu dịch xảy ra, các quốc gia là chuyên môn hóa không hoàn toàn

  2. Chi phí cơ hội là không đổi

  3. Cơ sở của mậu dịch quốc tế là giá cả sản phẩm so sánh cân bằng nội địa

  4. a , b , c đều sai

Câu hỏi thăm dò ý kiến (trình bày thật ngắn gọn, chỉ trong vòng 6 dòng)

Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về môn học Toàn cầu hóa. Việc đưa môn học này vào giảng dạy cho chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QTKD có phù hợp không?



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
tải về 52.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương