Ctcp vận tải hành khách Thanh Xuân BẢn công bố thông tin


Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất



tải về 0.78 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích0.78 Mb.
#39480
1   2   3   4   5   6

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất

    1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2011 và 2012


Bảng 14: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2011 và 2012

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Tỷ lệ tăng giảm %

Tổng giá trị tài sản

10.484.467.338

11.146.686.747

6,32%

Doanh thu thuần

8.500.991.825

9.390.770.230

10,47%

LN từ hoạt động KD

634.466.819

(972.278.619)

-253,24%

Lợi nhuận trước thuế

779.091.825

(1.089.806.366)

-239,88%

Lợi nhuận sau thuế

640.720.756

(1.089.806.366)

-270,09%

Lãi cơ bản trên cp (VND)

864

-

-

( Nguồn: BCKT 2011 và 2012 của Công ty)

Năm 2012 tổng tài sản của Công ty tăng 6,32% so với năm 2011 và đạt giá trị 11,15 tỷ đồng. Hoạt động doanh thu cũng có những biến động tích cực, khi đạt mức 9,39 tỷ đồng tăng 10,47% so với năm trước. Tuy vậy, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty là không tốt khi với mức lỗ 1,09 tỷ đồng so với mức lãi 640 triệu đồng trong năm 2011.


    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm


Trong thời gian vừa qua có một số yếu tố bao gồm cả thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty bao gồm:

  1. Thuận lợi

  • Công ty luôn nhận được sự giúp đỡ của Công ty cổ phần Đầu tư Vinamotor (Công ty mẹ) giúp Công ty giải quyết khó khăn và vướng mắc trong quá trình hoạt động;

  • Công tác điều hành: chỉ đạo của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc của Công ty luôn đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của người lao động, cùng nhau giải quyết các khó khăn vướng mắc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đoàn kết và thực hiện thành công các công việc được giao...

  1. Khó khăn

  • Hoạt động kinh doanh kho bãi chịu giá vốn (tiền thuế đất) quá cao so với mức doanh thu từ mảng dịch vụ này. Đặc biệt, mức tăng tiền thuế đất có sự đột biến mạnh trong các năm 2011, 2012 nếu so với 2010. Chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoạch định kế hoạch kinh doanh của Công ty.

  • Hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội còn có nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác cùng tham gia khai thác;

  • Cơ sở vật chất lạc hậu, nhà khách, các phương tiện xuống cấp do không có nguồn tài chính để đầu tư mới.
  1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

    1. Vị thế của Công ty trong ngành


  1. Điểm mạnh

  • Công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực vận tải (là một trong những hội viên lâu năm của Hiệp hội vận tải Hà Nội). Trong quá khứ, Công ty đã từng phát triển mạnh trong mảng dịch vụ kinh doanh vận tải trước khi có sự bùng nổ của các thành phần tham gia vào thị trường vận tải của Thủ đô.

  • Công ty có mặt bằng rộng tại một trong những quận trọng điểm của Hà Nội – quận Thanh Xuân, nằm ngay sát đường Lê Văn Lương và có đường ra Nguyễn Huy Tưởng.

  • Tuy có nhiều biến động về nhân sự trong những năm vừa qua nhưng Công ty vẫn giữ được những cán bộ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải và quản lý cho thuê kho bãi, có tâm huyết với nghề và gắn bó với Công ty.

  1. Điểm yếu

  • Đa số các phương tiện vận tải của Công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên đã xuống cấp, làm tăng chi phí hoạt động và giảm chất lượng phục vụ khách hàng.

  • Cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, gara, văn phòng … đã xuống cấp và không đủ để đáp ứng yêu cầu nếu phát sinh những dịch vụ mới trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

  • Mức vốn điều lệ thấp cùng kết quả kinh doanh không khả quan trong những năm gần đây đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư của Công ty. Công ty không có đủ nguồn kinh phí để tài trợ cho việc nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện vận tải cũng như không thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới trên thị trường.

  1. Cơ hội

  • Hà Nội luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Đây luôn là một trong những địa phương dẫn đầu về GDP, thu nhập trong cả nước và luôn là một trong những khu vực có sự phát triển kinh tế sôi động nhất. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải nói riêng phát triển.

  • Nhu cầu đi lại của người dân vẫn còn rất lớn và xu hướng sử dụng các phương tiện vận tải công cộng là xu hướng chung của các đô thị phát triển. Do đó, hoạt động vận tải hành khách công cộng luôn được chính quyền thành phố tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

  • Thị trường địa ốc quận Thanh Xuân vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Với các dự án được triển khai và sắp đi vào hoàn thiện xung quanh trụ sở của Công ty sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu đối với việc thuê bến bãi cho những phương tiện chở khách công cộng cũng như phương tiện giao thông cá nhân. Ngoài ra, Công ty vẫn có thể tận dụng mặt bằng để đáp ứng những nhu cầu về dịch vụ đa dạng tại một trong những quận nội thành có mật độ dân số cao nhất trong điều kiện cho phép.

  1. Thách thức

  • Tình hình kinh tế nói chung sẽ quyết định nhịp độ phát triển kinh tế cũng như mức độ phát triển trong từng thời kỳ. Vòng xoáy suy giảm kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn bộ các doanh nghiệp tại mọi ngành trong nền kinh tế. Tuy tình hình kinh tế đã có nhiều cải thiện nhưng trước những bất lợi từ nền kinh tế thế giới (khủng hoảng nợ công Châu Âu, biến động giá dầu …) và khó khăn trong nội tại của Việt Nam (nợ xấu cao, lạm phát tiềm ẩn …) thì sự phục hồi kinh tế còn diễn ra khá chậm chạp.

  • Các chính sách về đất đai của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Các mức thu của Nhà nước đối với đất đai thông qua thuế đất và các chi phí liên quan vẫn chưa ổn định và hay có những thay đổi đột ngột, gây khó cho việc hoạch định kế hoạch của doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có hoạt động chính là cho thuê kho bãi.

  • Khả năng huy động được nguồn vốn đầu tư và khả năng quản lý luôn là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong đó có Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân.
    1. Triển vọng phát triển của ngành


Giao thông vận tải đóng vai trò huyết mạch thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước. Do đó, Chính phủ luôn dành những ưu tiên hàng đầu trong việc đầu tư cơ sở hạn tầng giao thông trên khắp cả nước, đặc biệt là các tuyến giao thông quan trọng kết nối các vùng sản xuất và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng ... Xu thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương với thế giới. Cùng với nhu cầu phát triển kinh tế của cả nước, nhu cầu vận tải hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng đã mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải phát triển.

Đối với thị trường bất động sản, hiện nay đang có sự trầm lắng nhất thời với lượng lớn hàng tồn kho các căn hộ chung cư cùng các dự án đang dở dang và chậm tiến độ. Tuy nhiên, nhu cầu về thuê kho bãi, đặc biệt là các bãi đỗ xe tại những đô thị lớn như Hà Nội vẫn còn rất nhiều. Khi thị trường bất động sản tan băng cũng là lúc đánh dấu một lượng lớn những dân cư mới gia nhập vào các đô thị, nhu cầu về mặt bằng cho thuê để phục vụ những dịch vụ thiết yếu, bao gồm cả hoạt động cho thuê kho bãi, sẽ sôi động hơn bao giờ hết.


  1. Chính sách đối với người lao động

    1. Số lượng người lao động trong công ty


Tổng số lao động thường xuyên hiện có tính đến thời điểm 30/06/2013 là: 50 lao động với mức luơng bình quân trên 03 triệu đồng/người/tháng.

  • Phân theo giới tính: 38 nam và 12 nữ

  • Phân theo trình độ:

                • Đại học : 09 người

                • Cao đẳng : 03 người

                • Nghề : 35 người

                • Chưa qua đào tạo : 03 người

  • Phân theo hợp đồng:

              • Hợp đồng lao động lâu năm, không xác định thời hạn : 33 người

              • Hợp đồng lao động xác định thời hạn : 01 người

              • Các trường hợp khác (ngừng việc chờ giải quyết chế độ, tạm thời nghỉ việc...): 16 người
    1. Chính sách đối với người lao động


  • Công ty có chính sách quan tâm đến đời sống của người lao động. thực hiện đầy đủ về BHXH. BHYT. BHNT…khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn. hiểu biết về xã hội. Ngoài ra, Công ty khuyến khích người lao động tham gia chế độ khoán hoặc tham gia liên kết với Công ty dưới dạng hợp đồng liên kết để cải thiện thu nhập.

  • Công ty đã giải quyết việc làm cho lao động với mức thu nhập ổn định. thực hiện tốt các chế độ chính sách Nhà nước quy định đối với người lao động.

  • Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Trước đây, Công ty đã từng có chính sách chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực với các chính sách đào tạo, tuyển dụng người tài nhằm chọn được những cá nhân tốt nhất cũng như xây dựng được một tập thể vững mạnh. Chính sách đào tạo này đã không còn được chú ý trong những năm gần đây do những khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

  • Tuyển dụng: Với hệ thống quy chế tuyển dụng được ban hành đã tạo ra khung cơ bản nhằm góp phần tuyển chọn những người thực sự có tài góp sức xây dựng doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây do hoạt động khó khăn, Công ty không tuyển dụng thêm người lao động mới;

  • Chính sách đào tạo: Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học tập nâng cao tay nghề.
  1. Chính sách cổ tức


Bảng 15: Thống kê tỷ lệ trả cổ tức Công ty trong 2010, 2011 và 2012

Năm

Tỉ lệ cổ tức

2010

7,029% (bằng tiền mặt)

2011

6,167% (bằng tiền mặt)

2012

Do lợi nhuận sau thuế của Công ty bị âm vì vậy công ty đã không chia cổ tức

(Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân)

Theo kế hoạch kinh doanh của Công ty đã được Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2013 thông qua, Công ty chưa có kế hoạch trả cổ tức do hoạt động kinh doanh của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn.


  1. Tình hình tài chính


Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ tài chính.
    1. Khấu hao tài sản cố định


Tài sản cố định hữu hình trước thời điểm 31/12/2009 được khấu hao theo phương thức đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003, từ năm 2010 Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương thức đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản ước tính phù hợp với Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính:

Loại tài sản

Thời gian khấu hao (năm)

Nhà cửa vật kiến trúc

4 – 26

Máy móc thiết bị

6

Phương tiện vận tải

4 – 9

Thiết bị quản lý

3 – 4

Tài sản cố định vô hình

4
    1. Thanh toán các khoản nợ đến hạn


Hiện tại Công ty không có các khoản nợ đến hạn
    1. Các khoản phải nộp theo luật định


Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2013, Công ty ghi nhận khoản nợ thuế đất với giá trị 2.482.582.170 VNĐ. Việc chậm nộp thuế đất là do Công ty đang làm hồ sơ xin giảm tiền thuê đất theo Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 về việc “Hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ”.
    1. Trích lập các quỹ theo luật định


Tỷ lệ trích lập tùy theo kết quả kinh doanh trong năm sản xuất và mục tiêu phát triển của Công ty đồng thời phù hợp với điều lệ của Công ty và các quy định của pháp luật. Mức trích với quỹ đầu tư phát triển là 10% trên Lợi nhuận sau thuế trong trường hợp Công ty có lãi; còn các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và qũy khen thưởng phúc lợi, được trích với tỷ lệ tương ứng là 5%

Bảng 16: Số dư trong các quỹ được trích theo quy định của Công ty

STT

Khoản mục

Đơn vị

31/12/2010

31/12/2011

31/12/2012

1

Quỹ đầu tư phát triển

VNĐ

279.862.616

343.934.691

343.934.691

2

Quỹ dự phòng tài chính

VNĐ

140.079.634

172.115.672

172.115.672

4

Quỹ khen thưởng phúc lợi

VNĐ

91.522.336

81.298.049

3.598.049

Tổng cộng




511.464.586

597.348.412

519.648.412

(Nguồn: BCKT từ năm 2011, 2012 của Công ty)
    1. ­­­­Tổng dư nợ


Bảng 17: Tổng dư nợ tại các thời điểm

Đơn vị: VNĐ

STT

Khoản mục

31/12/2010

31/12/2011

31/12/2012

30/09/2013

I

Nợ ngắn hạn

1.282.272.890

1.610.410.965

3.945.883.244

4.415.944.398

1

Vay và nợ ngắn hạn

10.000.000

10.000.000

-

-

2

Phải trả cho người bán

322.031.225

75.378.211

75.854.361

71.996.361

3

Người mua trả tiền trước

19.713.002

19.713.596

2.263.960

5.752.958

4

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

131.710.365

933.736.317

3.595.669.611

2.482.582.170

5

Phải trả người lao động

367.213.039

315.903.167

191.941.965

315.758.535

6

Phải trả nội bộ

-

-

-

1.447.506.664

7

Các khoản phải trả. phải nộp ngắn hạn khác

340.082.923

174.381.625

76.555.298

89.049.661

8

Quỹ khen thưởng phúc lợi

91.522.336

81.298.049

3.598.049

3.298.049

II

Nợ dài hạn

500.533.534

477.833.534

387.000.000

415.879.637

1

Phải trà dài hạn nội bộ

-

-

-

-

2

Phải trả dài hạn khác

432.001.000

435.001.000

387.000.000

348.916.000

3

Vay và nợ dài hạn

-

-

-

-

4

Doanh thu chưa thực hiện

35.700.000

-

-

66.963.637

5

Dự phòng trợ cấp mất việc làm

32.832.534

42.832.534

-

-

Tổng cộng

1.782.806.424

2.088.244.499

4.332.883.244

4.831.824.035

(Nguồn: BCKT năm 2011, 2012 và Báo cáo tài chính 9 tháng 2013 của Công ty)

Dư nợ của Công ty chủ yếu là dư nợ ngắn hạn với tỷ trọng trên 90% trong hai năm trở lại đây với xu hướng ngày càng tăng. Trong dư nợ ngắn hạn, Công ty không sử dụng vốn vay ngân hàng mà chủ yếu là các khoản nợ thuế và phải trả người lao động. Điều này cho thấy trong tình hình kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Công ty buộc phải chiếm dụng các nguồn vốn khác để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.


    1. Tình hình phải thu


Bảng 18: Tổng hợp phải thu của Công ty tại các thời điểm

Đơn vị: VNĐ

TT

Các chỉ tiêu

31/12/2010

31/12/2011

31/12/2012

30/9/2013

I

Phải thu ngắn hạn

1.751.850.689

861.513.548

716.910.208

3.077.964.019

1

Phải thu khách hàng

1.504.573.593

696.322.104

573.992.196

1.276.563.835

2

Trả trước cho người bán

231.196.861

120.000.000

120.000.000

320.000.000

3

Phải thu nội bộ ngắn hạn

-

-

-

1.447.506.664

4

Các khoản phải thu khác

16.080.235

45.191.444

22.918.012

33.893.520

II

Phải thu dài hạn

-

-

-

-

1

Phải thu dài hạn khác

-

-

-

-

2

Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

-

-

-

-

Tổng cộng

1.751.850.689

861.513.548

716.910.208

3.077.964.019

(Nguồn: BCKT năm 2011, 2012 và Báo cáo tài chính 9 tháng 2013 của Công ty)

Phải thu của Công ty chủ yếu là phải thu ngắn hạn và trong 02 năm trở lại đây, chỉ có phải thu ngắn hạn. Đây là tiền của Công ty bị khách hàng chiếm dụng bằng cách chậm thanh toán những dịch vụ đã sử dụng hoặc tiền đặt cọc trước theo hợp đồng đã ký.


    1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu


Bảng 19: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

 

 

 

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn:
(Tổng tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)

lần

3,94

1,96

+ Hệ số thanh toán nhanh:
(Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

lần

3,15

1,68

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

 







+ Hệ số Nợ/Tổng tài sản

lần

0,20

0,39

+ Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu

lần

0,25

0,64

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

 







+ Vòng quay hàng tồn kho:
(Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân)

vòng

5,21

8,30

+ Vòng quay tổng tài sản
(Doanh thu thuần/Tổng tài sản)

vòng

0,81

0,84

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

 







+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

%

7,54

-11,16

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

%

7,63

-15,97

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

%

6,11

-9,78

+ Hệ số Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần

%

7,46

- 10,35

( Nguồn: BCKT 2011 và 2012 của Công ty)

  • Nhận xét

Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty trong năm 2011, 2012 lần lượt là 3,94 và 1,96 cho thấy khả năng thanh toán của công ty tốt, mặc dù chỉ số này đã sụt giảm trong năm 2012. Cơ cấu vốn cho thấy Công ty duy trì một chính sách an toàn khi hầu như không sử dụng đòn bảy tài chính. Tuy nhiên, Công ty chưa xem xét sử dụng các nguồn tín dụng để tài trợ cho các nhu cầu trong ngắn hạn..

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời trong năm 2011 là rất thấp và đến năm 2012 công ty đã bắt đầu làm ăn thua lỗ dẫn đến các hệ số sinh lời là số âm.


    1. Tình hình tài sản


Bảng 20: Thống kê tài sản cố định của Doanh nghiệp tính đến 30/09/2013

STT

Tên tài sản

Đơn vị

Nguyên giá

Khấu hao lũy kế

Giá trị còn lại

1

Tài sản cố định hữu hình

VNĐ

11.690.076.110

(8.831.446.575)

2.858.629.535

2

Tài sản cố định vô hình

VNĐ

18.090.941

(16.960.275)

1.130.666

Tổng

VNĐ

11.708.167.051

(8.848.406.850)

2.859.760.201

(Nguồn:BCTC 9 tháng đầu năm 2013 của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân)
    1. Tình hình sử dụng đất đai


Bảng 21: Thống kê tình hình sử dụng đất đai của Công ty đến 30/06/2013

STT

Địa chỉ

Mục đích sử dụng

Loại hình

Thời gian thuê

Diện tích (m2)

1

Số 25 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội (ngõ nối ra đường Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội)

Làm bãi đỗ xe và sửa chữa xe

Đất thuê theo Hợp đồng thuê đất số 227-245/ĐC-NĐ-HĐTĐ với Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội, ngày 09/10/2000

15 năm kể từ ngày 01/01/2000

14.744 (*)

Tổng cộng

 

14.744

(Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân)

(*): Theo Hợp đồng thuê đất số 227-245/ĐC-NĐ-HĐTĐ với Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội, ngày 09/10/2000, diện tích thuê là 15.000 m2 đất. Đến thời điểm ngày 03/01/2013, theo Quyết định số 17/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về “cho Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân thuê 14.744 m2 đất tại phố Lê Văn Thiêm, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân” thì diện tích đất thuê của Công ty đã được Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh lại là 14.744 m2 theo Bản vẽ minh họa Quy hoạch được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền ngày 27/09/2012.

Công ty đang làm thủ tục để gia hạn thuê đối với phần diện tích nêu trên




  1. tải về 0.78 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương