Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhất the first securities joint stock company



tải về 145.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích145.04 Kb.
#31057


CTCP CHỨNG KHOÁN ĐỆ NHẤT – THE FIRST SECURITIES JOINT STOCK COMPANY
04

BẢN TIN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



THỨ HAI

07-12-2015


KẾT QUẢ GIAO DỊCH TRONG NGÀY

HSX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)

563.62 -8/-1.4%

78,317,859

1,388.55

HNX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)

79.72 -0.42/-0.52%

36,620,427

449.32































TÌNH HÌNH GIAO DỊCH NGÀY 7/12/2015































Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/12/2015, chỉ số VN-Index giảm -8 điểm (-1.4%) xuống còn 563.62 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 78.3 triệu đơn vị, trị giá 1,388.6 tỷ đồng. Toàn sàn có 83 mã tăng, 133 mã giảm và 72 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm -7.62 điểm (-1.31%) xuống 575.34 điểm với 5 mã tăng, 22 mã giảm và 3 mã đứng giá.

HNX-Index giảm -0.42 điểm (-0.52%) xuống còn 79.72 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 36.6 triệu đơn vị, trị giá 449.3 tỷ đồng. Toàn sàn có 77 mã tăng, 95 mã giảm và 68 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm -1.64 điểm (-1.13%) xuống 142.96 điểm với 3 mã tăng, 17 mã giảm và 10 mã đứng giá.
Thị trường tiếp tục nhịp giảm điểm trong áp lực xả hàng tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí - nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Điểm đáng lo ngại nhất chính là KLGD đang theo đà giảm dần trong khi chỉ số liên tiếp phá vỡ các mốc hỗ trợ dưới, dấu hiệu cho thấy triển vọng ngắn hạn của thị trường đang suy yếu. Tâm lý bất an đang khiến một bộ phận nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu bắt đầu hạ mức giá để bán ra trong khi lượng cầu tại các mốc hỗ trợ sụt giảm đáng kể. Trong thời điểm hiện tại, thông tin về hoạt động cơ cấu của các quỹ ETFs và khả năng nâng lãi suất trong Tháng 12/2015 của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng tiền. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư đứng ngoài quan sát. Đối với nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro cao và có khả năng bám sát thị trường được thì cũng chỉ nên giải ngân với tỷ trọng thấp trên tổng tài sản của mình.































LỊCH SỰ KIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN































Ngày GDKHQ

Ngày TH

Mã CK

Loại Sự Kiện

Nội Dung Sự Kiện

30/12/2015

20/01/2016

DSN

Cổ tức bằng tiền

3600 đồng/cổ phiếu

25/12/2015

25/01/2016

AAM

Cổ tức bằng tiền

600 đồng/cổ phiếu

23/12/2015

22/01/2016

AGF

Cổ tức bằng tiền

2500 đồng/cổ phiếu

23/12/2015

24/12/2015

TNT

Phát hành hiện hữu

Phát hành thêm: 0

18/12/2015

04/01/2016

DPR

Cổ tức bằng tiền

1500 đồng/cổ phiếu

18/12/2015

25/01/2016

TMS

Cổ tức bằng tiền

900 đồng/cổ phiếu

17/12/2015

20/01/2016

DRL

Cổ tức bằng tiền

2000 đồng/cổ phiếu

16/12/2015

18/03/2016

CPC

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

16/12/2015

08/01/2016

LAI

Cổ tức bằng tiền

600 đồng/cổ phiếu

16/12/2015

08/01/2016

MAS

Cổ tức bằng tiền

4000 đồng/cổ phiếu

16/12/2015

11/01/2016

TRC

Cổ tức bằng tiền

750 đồng/cổ phiếu

15/12/2015

06/01/2016

KSC

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

14/12/2015

30/12/2015

HHA

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

11/12/2015

08/01/2016

KBE

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

11/12/2015

31/12/2015

PLC

Cổ tức bằng tiền

3000 đồng/cổ phiếu

10/12/2015

11/12/2015

ALT

Cổ phiếu thưởng

Phát hành thêm: 0

10/12/2015

22/12/2015

NTL

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

09/12/2015

24/12/2015

LAS

Cổ tức bằng tiền

1500 đồng/cổ phiếu

09/12/2015

25/12/2015

TCT

Cổ tức bằng tiền

1500 đồng/cổ phiếu

09/12/2015

29/12/2015

TIX

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

09/12/2015

28/12/2015

VAF

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

09/12/2015

06/01/2016

VCS

Cổ tức bằng tiền

2000 đồng/cổ phiếu

08/12/2015

24/12/2015

DHT

Cổ tức bằng tiền

2000 đồng/cổ phiếu

08/12/2015

25/12/2015

SRC

Cổ tức bằng tiền

1500 đồng/cổ phiếu

07/12/2015

25/12/2015

CSM

Cổ tức bằng tiền

1500 đồng/cổ phiếu

Tin Doanh Nghiệp Niêm Yết

IDV - CTCP Phát Triển Hạ Tầng Vĩnh Phúc  - Từ ngày 16/12/2015 đến 09/01/2015, nhằm làm giảm số lượng cp đang lưu hành và tăng thu nhập trên mỗi cp đăng ký mua 60.000 cp quỹ (tương đương 0,77% số lượng cp đang lưu hành) theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh. Nguyên tác xác định giá theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

VRC - CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu - Đã thông qua việc bán 150.000 cp quỹ bằng phương thức thỏa thuận và khớp lệch nhằm bổ sung vốn lưu động cho công ty, thời gian bán dự kiến trong vòng 30 ngày kể từ khi UBCK cho phép. Đồng thời, nghị quyết cũng thông báo bổ nhiệm ông Mai Ngọc Định giữ chức Phó TGĐ của VRC.

SBT - Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh – Ngay trước thềm ĐHCĐ thường niên, một loạt thành viên HĐQT và BKS của SBT đã gửi đơn từ nhiệm. Bao gồm, ông Lê Ngọc Thông (HĐQT), ông Lê Quang Hải (HĐQT), ông Võ Tòng Xuân (HĐQT), ông Lê Văn Hòa (BKS), ông Phạm Trung Kiên (BKS).

Thời gian viết đơn từ nhiệm của các thành viên HĐQT và BKS nói trên khác nhau, từ 1/11 đến 26/11/2015. Lý do từ nhiệm được đưa ra là “lý do cá nhân”. Như vậy, nội dung bầu cử lại gần như toàn bộ HĐQT và BKS công ty nhiệm kỳ 2012 – 2016.

KBE - CTCP Sách thiết bị trường học Kiên Giang - Ngày 15/12/2015 là ngày chốt danh sách nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, tỷ lệ 10%. Thời gian thanh toán từ ngày 8/1/2016.

BHS - CTCP Đường Biên Hòa - Ngày 4/12, Công ty TNHH Thương mại đầu tư Thuận Thiên đã mua 3.045.022 cổ phiếu là số cổ phần Đường Ninh Hòa chuyển đổi thành cổ phiếu BHS, nên tăng sở hữu lên 10.085.372 cổ phiếu BHS (tỷ lệ 8,18%). Trước đó, ngày 3/12, CTCP Đầu tư Thành Công báo cáo nhận thêm 24.902.002 cổ phiếu BHS được chuyển đổi từ cổ phần Đường Ninh Hòa, nên đã nâng sở hữu lên 34.096.988 cổ phiếu BHS (tỷ lệ 9,36%).

NBB - CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy – HĐQT thông qua việc phát hành 95,6 tỷ đồng trái phiếu cố định đợt 3 cho cho Creed Investments VN-1 LTD, lãi suất 10%/năm để đầu tư dự án City Gate Towers và bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 12 này và ngày đáo hạn là ngày 9/9/2017.

TNT - CTCP Tài Nguyên - Ngày 25/12 là ngày chốt danh sách để thực hiện phát hành thêm 17 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1 -2) cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành 10.000 đồng/CP. Nếu cổ đông hiện hữu không đặt mua hết, HĐQT TNT sẽ chào bán tiếp cho các đối tượng khác cũng với giá bằng 10.000 đồng/CP. Sau phát hành, vốn điều lệ của TNT sẽ tăng lên gấp 3 lần, đạt 225 tỷ đồng.

DSN - CTCP Công viên nước Đầm Sen - Ngày 4/1/2016 là ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2016 bằng tiền, tỷ lệ 36% và tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2016. Thời gian thanh toán cổ tức từ ngày 20/1/2016. Thời gian tổ chức Đại hội là ngày 30/1/2016.

SHS - CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội - Ngày 4/12, Trung tâm Lưu ký (VSD) đã chuyển quyền sở hữu 6,2 triệu cổ phiếu SHS từ CTCP Tập đoàn T&T cho 2 cá nhân là bà Đậu Thị Hạnh (3 triệu cổ phiếu) và bà Đỗ Thị Thùy Liên (3,2 triệu cổ phiếu), nên T&T đã giảm sở hữu từ 12,33 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 12,35%) xuống còn 6,13 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,15%).

HLC - CTCP Than Hà Lầm – Vinacomin - Điều chỉnh kế hoạch SXKD 2015 với tổng doanh thu được điều chỉnh giảm 4%, từ 2.425 tỷ đồng xuống còn 2.332 tỷ đồng do một số chính sách và giá cả dự kiến giảm. Bên cạnh đó, kế hoạch đầu tư xây dựng cũng được điều chỉnh giảm từ gần 1.369 tỷ đồng xuống còn gần 1.283 tỷ đồng cho phù hợp với tình hình đầu tư của Công ty.

HDC - CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu – HĐQT đã nhận đơn từ nhiệm của bà Tô Thùy Trang, Thành viên HĐQT vì lý do cá nhân. Theo đó, KDC thông báo bà Trang sẽ không còn là Thành viên HĐQT Công ty kể từ ngày 4/12.

BTS - CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn - Thông báo, bà Lê Thị Khanh, Trưởng phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính giữ chức vụ Trưởng phòng Tài chính Kế toán Công ty. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2015.

DC4 - CTCP DIC số 4 – Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 200.000 trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá 200.000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu: 01 trái phiếu chuyển đổi thành 10 cp. Tổng giá trị trái phiếu phát hành là 20 tỷ đồng DC4 dùng để đầu tư dự án khu căn hộ kết hợp văn phòng công ty.



Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

PVD - Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - Ông Trần Văn Hoạt, Phó tổng giám đốc, Thành viên HĐQT đã bán xong 21.470 cổ phiếu PVD theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Hoạt chỉ còn nắm giữ 3 cổ phiếu PVD.

ACB - NHTM cổ phần Á Châu - Bà Đặng Thị Thu Vân, em bà Đặng Thu Thủy, Ủy viên HĐQT đăng ký bán 46.700 cổ phiếu ACB nhưng chỉ bán được 20.000 cổ phiếu do giá chưa đạt kỳ vọng. Sau giao dịch, bà Vân còn nắm giữ 295.128 cổ phiếu ACB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,03%.

TV2 - CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2 - America LLC, cổ đông lớn đã mua 500 cổ phiếu TV2. Qua đó, tổ chức này nâng sở hữu tại TV2 từ 439.700 cổ phiếu, tỷ lệ 10% lên 440.200 cổ phiếu, tỷ lệ 10,01%.

BSC - CTCP Dịch vụ Bến Thành - Chi nhánh Công ty TNHH Quảng Cáo Mắt Vàng đã mua 153.273 cổ phiếu. Qua đó, tổ chức này nâng sở hữu tại BSC từ 155.100 cổ phiếu, tỷ lệ 4,92% lên 308.373 cổ phiếu, tỷ lệ 9,79% và chính thức trở thành cổ đông lớn của Công ty từ ngày 2/12.

KSD - CTCP Đầu tư DNA - Ông Đoàn Minh Dũng, Ủy viên HĐQT đã mua được 100.000 cổ phiếu KSD và nâng lượng sở hữu tại KSD lên 510.000 cổ phiếu KSD, tỷ lệ 4,25%.

EBS - CTCP Sách Giáo dục tại TP. Hà Nội  - CTCP đầu tư CMC (CMC) đã mua 83.000 cổ phiếu EBS, để nâng tổng số cổ phiếu nắm giữ lên 857.500 cổ phiếu, chiếm 11,15%/cổ phần có quyền biết quyết. Ngày thực hiện giao dịch là ngày 01/12/2015.

SFG - CTCP Phân bón Miền Nam – Ngày 30/11/2015, CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (MBCapital) đã mua vào 22.000 cổ phiếu SFG để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 5,01%, tương đương số lượng 2.180.760 cổ phần. Qua đó, MBCapital chính thức trở thành cổ đông lớn của SFG.

GAS - Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP  - Do không khớp được lệnh trong thời gian đăng ký giao dịch nên ông Phạm Đình Đạt - Thành viên BKS đã không bán được cp nào trong tổng số 11.500 cp mà ông đã đăng ký bán trước đó. Sau giao dịch ông còn nắm giữ 11.500 cp.

TCO - Công ty Cổ phần Vận tải Đa phương thức Duyên Hải - Ngày 01/12/2015, với mục đích mua cp để nâng tỷ lệ sở hữu, ông Đặng Tiếp - Thành Viên HĐQT đã mua 100.000 cp theo phương thức giao dịch khớp lệnh, nâng số lượng cp nắm giữ sau giao dịch lên 800.000 cp (tỷ lệ 4,329%).



Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

AAA - CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát - Với mục đích đầu tư dài hạn, ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu AAA theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 8/12/2015 đến ngày 6/1/2016.

Cùng thời gian trên, ông Phạm Hoàng Việt, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc và ông Nguyễn Lê Trung, Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc cùng đăng ký mua vào 750.000 cổ phiếu AAA. Hiện, ông Việt nắm giữ 3.074.625 cổ phiếu AAA, tỷ lệ 6,21%; ông Trung nắm giữ 3.221.250 cổ phiếu AAA, tỷ lệ 6,51%; còn ông Dương nắm giữ 5.264.700 cổ phiếu AAA, tỷ lệ 10,64%.

NSC - CTCP Giống Cây Trồng Trung Ương - Từ 09/12/2015 đến 05/01/2016, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 20.000 cp theo phương thức giao dịch qua sàn (khớp lệnh hoặc thỏa thuận) nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Dự kiến sau giao dịch bà Liên còn nắm giữ 32.273 cp (tỷ lệ 0,21%).

PTC - CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện - Từ ngày 9/12/2015 đến ngày 6/1/2016, bà Đặng Thị Quyên, vợ ông Hoàng Trung Dũng, Thành viên ban kiểm soát đăng ký bán 37.530 cổ phiếu PTC theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Trước giao dịch, bà Quyên nắm giữ 37.530 cổ phiếu PTC, tỷ lệ 0,2085%.

KSD - CTCP Đầu tư DNA - Từ ngày 8/12 đến ngày 6/1/2016, ông Nguyễn Hữu Biền, Ủy viên HĐQT Công ty đăng ký mua 500.000 cổ phiếu KSD. Hiện ông Biền đang nắm giữ 1,5 triệu cổ phiếu KSD, tương ứng tỷ lệ sở hữu 12,5%.

TS4 - CTCP Thủy sản số 4 - Bà Trần Thị Thanh Lan, Thành viên HĐQT đăng ký mua 300.000 cổ phiếu TS4 theo phương thức khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 10/12/2015 đến ngày 8/1/2016. Hiện bà Lan đang nắm giữ 1.070.674 cổ phiếu TS4.

GTN - CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất - Từ ngày 8/12 đến ngày 31/12, ông Hoàng Mạnh Cường, Thành viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ 374.000 cổ phiếu GTN theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Mục đích giao dịch nhằm chuyển nhượng cho CTCP Invest Tây Đại Dương, tái cấu trúc sở hữu phục vụ cho việc phát triển Công ty trong dài hạn.





Tin Trong Nước

Ngân hàng gửi USD được hưởng lãi suất tới hơn 2%/năm

Lãi suất gửi USD của các doanh nghiệp hiện là 0% còn của cá nhân là 0,25%/năm. Trong khi trên liên ngân hàng, các tổ chức tín dụng có thể gửi USD được lãi suất từ 0,19%/năm (qua đêm) cho tới hơn 2%/năm (kỳ hạn 6 tháng).

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lãi suất tiền gửi bằng VNĐ hiện nay phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với các khoản không kỳ hạn và dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.

Trong khi đó, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Các lĩnh vực ưu tiên thì được hưởng lãi suất ưu đãi hơn đôi chút, từ 6-7% cho ngắn hạn và 9-10% trung và dài hạn.

Trên thị trường liên ngân hàng, các tổ chức tín dụng vay mượn lẫn nhau đang có lãi suất qua đêm và 1 tuần dưới 3%/năm trong khi 1 tháng khoảng 3,6%/năm và 6 tháng là 4,82% - tương đương mức tiền gửi huy động từ 1-6 tháng mà các tổ chức tín dụng huy động từ tổ chức, cá nhân trên thị trường 1.

Song với lãi suất USD có sự khác biệt rõ rệt. Quy định hiện hành của NHNN là các TCTD chỉ được huy động tiền USD của cá nhân ở mức 0,25%/năm trong khi của các tổ chức là 0%/năm.

Tuy nhiên trên liên ngân hàng, lãi suất huy động USD lại không quy định mà do các tổ chức tín dụng thỏa thuận với nhau. Hiện lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm cho đến 3 tháng dao động từ 0,19 – 0,92%/năm nhưng kỳ hạn 6 tháng lãi suất lên tới 2,1%/năm.

Ngoài ra, huy động USD với lãi suất khá rẻ (chủ yếu từ thị trường 1) nhưng lãi suất cho vay ngoại tệ vẫn khá cao. Tuần cuối tháng 11, theo số liệu của NHNN, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6,5%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,3%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,5%/năm.



Giá vàng giảm nhẹ sáng đầu tuần

Giá vàng trong nước sáng nay ngày 7/12 giảm nhẹ 20 nghìn đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới có xu hướng đi ngang. Khoảng cách chênh lệch với vàng trong nước vẫn được neo ở mức 3,7 triệu đồng mỗi lượng.

Cụ thể, công ty VBĐQ SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 32,98 – 33,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 20 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu niêm yết vàng ở mưc 33,15 – 33,20 triệu đồng/lượng trong khi Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết vàng ở mức 33,14 – 33,21 triệu đồng/lượng, đều thấp hơn 20 nghìn đồng/lượng so với ngày thứ Bảy.

Các ngân hàng kinh doanh vàng miếng sáng nay cũng điều chỉnh giảm giá 20 nghìn đồng mỗi lượng, với giá mua vào phổ biến quanh 33,1 triệu đồng và bán ra từ 33,2 - 33,25 triệu đồng/lượng.

So với phiên giao dịch đầu tuần trước, giá vàng tuy nhiên đang cao hơn 70 nghìn đồng/lượng.

Dự báo giá vàng trong tuần này, theo cuộc khảo sát trực tuyến của Kitco News, trong số 417 người tham gia bình chọn có 240 người (58%) chọn giá vàng sẽ tăng, trong khi chỉ có 144 người (35%) lựa chọn vàng giảm giá và 33 ý kiến (8%) trung lập.

Cuộc khảo sát của Kitco với các chuyên gia cũng cho thấy trong 19 ý kiến phản hồi, có 11 ý kiến (58%) dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần tới, trong khi chỉ có 5 ý kiến (26%) nhận định vàng sẽ giảm và 3 ý kiến (16%) trung lập.

Trên thị trường châu Á, vàng hiện đang xoay quanh mức 1.086 USD/ounce, tương đương cuối tuần trước. Quy đổi tương đương 29,5 triệu đồng/lượng. Như vậy vàng trong nước hiện đang cao hơn thế giới khoảng 3,7 triệu đồng/lượng.



Sửa đổi, bổ sung quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD

NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư 23/2015/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 của Thống đốc NHNN.

Theo NHNN Việt Nam, Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định về dự trữ bắt buộc, chủ yếu về biện pháp và trách nhiệm của đơn vị xử lý TCTD thiếu dự trữ bắt buộc, thẩm quyền quyết định lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, TCTD tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém theo chỉ định và trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Thông tư 23 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 10/1/2016 và thay thế cho các quy định: Điều 4 Quyết định 923/QĐ-NHNN ngày 20/7/2004 của Thống đốc NHNN về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với các TCTD; Quyết định số 1130/2005/QĐ-NHNN ngày 1/8/2005 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 của Thống đốc NHNN.



Vốn ngân hàng đang chảy mạnh vào bất động sản

Tín dụng dành cho bất động sản hiện chiếm khoảng 8% tổng dư nợ nền kinh tế. Đến 60% tín dụng trong ngân hàng được đảm bảo bằng bất động sản.

Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu những năm 2009-2010 tín dụng ngân hàng bị ngăn không cho dòng vốn chảy vào bất động sản thì năm 2015, tổng dư nợ tín dụng vào thị trường bất động sản đạt mức khoảng 342 nghìn tỷ đồng, trong đó tỉ lệ cho phần nhà ở là 39%, hai phần thấp hơn là khu đô thị và các bất động sản khác 21%, khu công nghiệp 4%, đất đai 7%, văn phòng cho thuê 9%.

Tuy đây chưa phải mức tăng trưởng quá lớn nhưng cũng có thể thấy có sự song hành trong tăng trưởng tín dụng và bất động sản.

Tín dụng chảy trở lại vào bất động sản góp phần giảm tồn kho. Đến nay, giá trị tồn kho bất động sản chỉ còn một nửa (52.245 tỷ đồng) so với thời kì tính tổng giá trị tồn kho khoảng 100.000 tỉ đồng, chỉ có khu đất nền thương mại giữ nguyên cho đến tháng 11 mới giảm, còn tất cả các khu vực khác đều giảm từ 3-5%/tháng cho thấy dấu hiệu tích cực của thị trường.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, hiện dư nợ cho vay bất động sản chiếm khoảng 8% tổng dư nợ tín dụng toàn quốc. Nhiều dự án đắp chiếu được phục hồi lại, hàng tồn kho của thị trường vẫn còn lớn. Đến 60% tín dụng trong ngân hàng được đảm bảo bằng bất động sản.

Ông Hiếu khuyến cáo nên rất cẩn trọng về thị trường này. Tín dụng bất động sản là miếng bánh rất ngon, nhưng đó là “bông hồng có gai” vì rủi ro rất lớn.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm mạnh

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu tôm vào Nhật Bản đạt 171.753 tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, giảm 3,7% về khối lượng và 17,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam(VASEP), tính riêng từng tháng trong năm nay, nhập khẩu tôm vào Nhật Bản tăng đều từ tháng 5 đến tháng 10. Nhập khẩu tôm trong tháng 10 đạt cao nhất kể từ đầu năm. Nước này có xu hướng tăng nhập khầu tôm các tháng cuối năm do thời điểm này diễn ra nhiều lễ hội ở Nhật Bản. Chi tiêu hộ gia đình dành cho thủy sản ở Nhật Bản tăng lên 160 yên/100 gram trong tháng 10, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của ITC, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, Thái Lan đứng thứ 2, Indonesia và Ấn Độ lần lượt giữ vị trí thứ 3 và 4. Nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2014 trong khi nhập khẩu tôm từ Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ tăng về khối lượng nhưng lại giảm về giá trị.  

Trong số 4 nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản 10 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất với 18,3% trong khi nhập khẩu từ Indonesia và Ấn Độ giảm ít hơn lần lượt là 10,7% và 18,1%.

Nguyên nhân là do kinh tế khó khăn, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang có xu hướng tìm tới nguồn cung tôm giá rẻ từ Ấn Độ, Indonesia. Giá tôm, đặc biệt là tôm chân trắng ở Ấn Độ dự kiến tăng từ nay đến cuối năm do thiếu nguồn cung sau đợt lũ lụt và dịch bệnh.

Theo VASEP, tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến là 2 mặt hàng tôm nhập khẩu chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này của Việt Nam tương đương với Thái Lan. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất, Indonesia đứng thứ 2. Giá xuất khẩutrung bình mặt hàng này của Việt Nam cao hơn một chút so với Indonesia.

Theo nhận định của VASEP, kinh tế Nhật Bản đang trong quá trình hồi phục cộng với nhu cầu nhập khẩu tôm sú vào Nhật Bản thường tăng dịp cuối năm, đây có thể là cơ hội cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay.



Tin Thế Giới

Phố Wall nhảy vọt 2% sau báo cáo việc làm Mỹ

Dữ liệu việc làm cho thấy kinh tế Mỹ khỏe mạnh

Reuters cho biết chứng khoán Mỹ bứt phá mạnh trong ngày thứ Sáu, với việc chỉ số S&P 500 leo dốc mạnh nhất kể từ đầu tháng 9 khi dữ liệu việc làm cho thấy kinh tế Mỹ đủ mạnh để chống cự với đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tiến 396.96 điểm (tương ứng với 2.12%) lên 17,847.63 điểm, chỉ số Nasdaq Composite cộng 104.74 điểm (tương ứng với 2.08%) lên 5,142.27, tương tự chỉ số S&P 500 vọt 42.07 điểm (tương ứng với 2.05%) lên 2,091.69 điểm.

Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones và Nasdaq đồng loạt tăng 0.3% trong khi chỉ số S&P500 nhích 0.1%.

Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm theo tỷ lệ 1,999:1,045. Tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là 1,840:965.

Khoảng7.7 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, thấp hơn so với mức bình quân hàng ngày trong 20 phiên vừa qua là 6.9 tỷ cổ phiếu theo dữ liệu của Reuters



OPEC tiếp tục bơm dầu dù dư cung, “vàng đen” rớt mốc 40 USD/thùng

Theo MarketWatch, hợp đồng dầu tương lai giảm mạnh trong ngày thứ Sáu và giao dịch dưới mốc 40 USD/thùng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định giữ nguyên sản lượng như hiện tại dù nguồn cung trên toàn cầu đang dư thừa.

Các thành viên OPEC, trong cuộc họp tại Vienna, đã không đề cập đến mục tiêu sản xuất trong thông cáo cuối cùng của họ. Chủ tịch OPEC, Emmanuel Ibe Kachikwu, cho biết các thành viên nhận thấy không cần thiết đề cập đến con số cụ thể nhưng đều đồng ý duy trì một mức trần phản ánh sản lượng thực tế hiện tại.

Mặc dù mức trần sản lượng hiện tại của OPEC là 30 triệu thùng/ngày nhưng ước tính của thị trường cho thấy các thành viên đã và đang sản xuất gần 31.5 triệu thùng/ngày.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent giao tháng 1 trên sàn London mất 84 xu (tương ứng 1.9%) còn 43 USD/thùng. Tính chung cho cả tuần, dầu Brent lao dốc 4.2%.

Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1 trên sàn Nymex sụt 1.11 USD (tương ứng 2.7%) xuống 39.97 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên tại 39.60 USD/thùng. Hợp đồng WTI đánh mất tổng cộng 4.2% trong tuần qua.

Phần lớn các thành phần tham gia thị trường đều kỳ vọng OPEC sẽ giữ vững mức trần 30 triệu thùng/ngày. Dù vậy, con số này chủ yếu mang tính tượng trưng bởi sản lượng của tổ chức này đã vượt trần trong nhiều tháng. Theo chính dữ liệu của tổ chức này, OPEC sản xuất 31.57 triệu thùng/ngày trong tháng 9.

Theo các nhà phân tích, quyết định của OPEC cho thấy tổ chức này sẽ tiếp tục bơm dầu mạnh, qua đó gây áp lực lên các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ cũng như các nguồn sản lượng khác ngoài OPEC trong một diễn biến được xem là cuộc chiến về giá.

Trong quá khứ, OPEC – tổ chức cung ứng khoảng 40% lượng dầu tiêu thụ mỗi ngày trên toàn cầu – đã cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá. Nhưng chiến lược này đã thay đổi, OPEC đã quyết định giữ nguyên mức trần sản lượng tại cuộc họp năm ngoái bất chấp đà tụt dốc của giá dầu, nhằm bảo vệ và mở rộng thị phần trên thị trường dầu mỏ.

Theo dữ liệu của Baker Hughes, tính đến ngày thứ Sáu, số lượng giàn khoan dầu đã giảm bớt 10 giàn xuống còn 545 giàn. Hiện số lượng giàn khoan đã giảm 1,030 giàn so với năm ngoái.

Các sản phẩm xăng dầu còn lại đều giảm giá theo đà lao dốc của dầu thô. Hợp đồng xăng giao tháng 1 hạ 2.61 xu (tương ứng 2%) còn 1.2702 USD/gallon, đánh dấu mức sụt giảm 5% cho cả tuần.

Tuy nhiên, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 1 tăng 0.5 xu (tương ứng 0.2%) và khép phiên tại 2.186 USD/MMBtu.



TTCK Trung Quốc sẽ áp dụng thiết bị ngắt giao dịch tự động vào tháng 1/2016

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ bắt đầu áp dụng thiết bị ngắt giao dịch tự động (circuit breaker) vào đầu năm tới để hạn chế biến động sau khi đà bán tháo hoảng loạn vào mùa hè vừa qua đã khiến biến động giá trong chỉ số chính tăng lên mức cao nhất trong 18 năm.

Theo thông báo của Sở GDCK Thượng Hải, mức biến động 5% trong chỉ số CSI 300 Index sẽ dẫn đến việc tạm ngừng giao dịch 15 phút đối với các cổ phiếu, hợp đồng chỉ số và quyền chọn; trong khi mức động 7% có thể dẫn đến việc ngừng giao dịch cho đến hết phiên.

Những bất ổn trên TTCK Trung Quốc đã khiến thước đo biến động giá tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1997 khi những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy rút lại các đặt cược lạc quan do lo ngại về mức định giá không hợp lý trước đà giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế. Được biết, để chặn đứng làn sóng bán tháo từng quét sạch 5 ngàn tỷ USD khỏi TTCK, Trung Quốc đã cấm các nhà đầu tư lớn bán cổ phiếu và cho phép hơn 1,400 mã ngừng giao dịch.

“Việc áp dụng cơ chế này là một nỗ lực nữa của Trung Quốc nhằm bình ổn TTCK trong nước và đưa nước này tiến gần hơn đến vị thế của một thị trường phát triển”, nhận định của ông Bernard Aw, chiến lược gia thị trường của IG Asia Pte tại Singapore. Ông nói: “Trung Quốc cần áp dụng thêm các biện pháp khác ngoài thiết bị ngắt giao dịch tự động nhằm ổn định khối lượng. Sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài là một phần của hoạt động cân bằng nhằm hạ thấp biến động quá mức”.

Đề xuất trên được các sàn chứng khoán của Trung Quốc công bố lần đầu vào tháng 9 vừa qua. Trong thông báo lúc đó, các sàn giao dịch cho biết chỉ số CSI 300 bao gồm một số doanh nghiệp lớn nhất giao dịch trên cả 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến.

Hiện biên độ biến động giá hàng ngày của 1 cổ phiếu trên các sàn chứng khoán của Trung Quốc là 10% trong khi quy định về thời gian thanh toán T+1 đã ngăn cản nhà đầu tư mua bán cổ phiếu ngay trong phiên.

Biện pháp tạm ngưng giao dịch đối với các cổ phiếu có biến động quá mạnh của Trung Quốc thận trọng hơn so với của Mỹ. Được biết, Mỹ đã áp dụng thiết bị ngắt giao dịch tự động trên toàn thị trường sau vụ sụp đổ năm 1987. Mức sụt giảm 7% của chỉ số S&P 500 có thể khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK New York và Nasdaq ngừng giao dịch 15 phút.

Ngoài ra, vào đầu năm tới, Trung Quốc cũng sẽ rút ngắn thời gian giao dịch đối với các hợp đồng tương lai chỉ số và cổ phiếu. Theo đó, phiên giao dịch sáng sẽ bắt đầu vào lúc 9h25 theo giờ địa phương thay 9h15, bằng với thị trường tiền tệ, trong khi phiên giao dịch chiều kết thúc vào lúc 15h, sớm hơn so với hiện tại 15 phút./.

Kẹt” tiền, các nước vùng Vịnh ồ ạt rút vốn

Các nước vùng Vịnh buộc phải rút vốn về nước để ứng phó với tình trạng giá dầu giảm sâu...

Các quỹ đầu tư quốc gia vùng Vịnh đang rút vốn với tốc độ kỷ lục khỏi các công ty quản lý tài sản ở nước ngoài, tờ Financial Times cho hay. Đợt rút vốn này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào dầu lửa gặp khó khăn do giá dầu giảm sâu.

Theo công ty dữ liệu đầu tư eVestment, ít nhất 19 tỷ USD đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút khỏi các công ty quản lý tài sản trong quý 3 vừa qua, hầu hết là vốn rút bởi các nước vùng Vịnh. Số vốn bị rút trên thực tế có thể lớn hơn rất nhiều so với con số này, bởi nhiều một số công ty quản lý tài sản lớn như BlackRock không công bố dữ liệu về vốn của các quỹ đầu tư quốc gia.

Theo ước tính của ngân hàng Morgan Stanley, BlackRock đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút khoảng 31 tỷ USD trong quý 2 và quý 3 năm nay.

Việc các chính phủ ồ ạt rút vốn đang gây khó khăn cho các công ty quản lý quỹ, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các công ty này, đồng thời đặt ra nguy cơ của những đợt thoái vốn tiếp theo trong thời gian tới.

Các nước vùng Vịnh buộc phải rút vốn về nước để ứng phó với tình trạng giá dầu giảm sâu và được dự báo sẽ còn ở mức thấp trong một thời gian dài. Từ giữa năm ngoái tới nay, giá dầu thế giới đã giảm quá nửa, về mức 43 USD/thùng. Theo một số dự báo gần đây, thế giới sẽ còn thừa dầu đến năm 2017.

Một loạt công ty quản lý quỹ lớn gồm Aberdeen Asset Management, Northern Trust, Franklin Resources, và Old Mutual Asset Management đều cho biết đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút vốn trong năm nay.

Ông Martin Gilbert, Giám đốc điều hành (CEO) của Aberdeen, công ty quản lý quỹ được niêm yết lớn thứ ba ở châu Âu, cho biết: “Nếu giá dầu còn tiếp tục ở mức thấp, chúng ta sẽ còn chứng kiến thêm những đợt rút vốn của các quỹ đầu tư quốc gia”.

Tuần trước, Aberdeen cho hay quỹ này đã bị rút vốn 10 quý liên tiếp.

Trong số 5 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, có tới 4 quỹ là của các quốc gia nhiều dầu lửa. Theo một báo cáo từ công ty quản lý quỹ Invesco của Mỹ, hơn 3/4 số quỹ công ty quản lý quỹ có nắm vốn của các quốc gia nhiều dầu lửa lường trước khả năng sẽ bị rút vốn do giá dầu thấp kéo dài.

Năm nay, Saudi Arabian Monetary Agency, quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ tư thế giới với 672 tỷ USD tài sản, đã rút 70 tỷ USD từ nước ngoài về nước để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo Morgan Stanley, nếu tốc độ rút vốn như năm 2015 được duy trì, thì các công ty quản lý quỹ niêm yết có thể chứng kiến mức giảm 4,1% đối với lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu.



(Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham khảo, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên độ chính xác và hoàn hảo của thông tin không được đảm bảo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.








_______________________________________________________________________________



Người phụ trách tổng hợp : Nguyễn Khánh Quang 02/09/2016

Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 145.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương