Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhất the first securities joint stock company



tải về 166.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích166.61 Kb.
#34432


CTCP CHỨNG KHOÁN ĐỆ NHẤT – THE FIRST SECURITIES JOINT STOCK COMPANY


BẢN TIN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



THỨ BA

09-05-2017


KẾT QUẢ GIAO DỊCH TRONG NGÀY

HSX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)

718.86 -1.14 (-0.16 %)

200,726,210

4,478.71

HNX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)

89.13 -0.58 (-0.65 %)

44,514,702

484,84































TÌNH HÌNH GIAO DỊCH NGÀY 8/05/2017































Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/05/2017, chỉ số VN-Index giảm 1.14 điểm tương 0.16% xuống 718.86 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 200.7 triệu đơn vị, trị giá 4,478.7 tỷ đồng. Toàn sàn có 164 mã tăng, 132 mã giảm và 37 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 3.06 điểm tương ứng 0.45% xuống 681.11 điểm với 10 mã tăng, 18 mã giảm và 2 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0.58 điểm, giảm 0.65% còn 89.13 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 44.51 triệu đơn vị, trị giá 484.84 tỷ đồng. Toàn sàn có 85 mã tăng, 98 mã giảm và 84 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm 1.04 điểm giảm 0.62% còn 165.5 điểm với 8 mã tăng, 12 mã giảm và 10 mã đứng giá.



LỊCH SỰ KIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



Ngày GDKHQ

Ngày ĐKCC

Ngày thực hiện

Mã CK

Sàn

Nội dung sự kiện

 

 

9/5/2017

TAC

HOSE

Niêm yết cổ phiếu bổ sung - 13,286,132 CP

9/5/2017

10/5/2017

31/05/2017

LHG

HOSE

Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,500 đồng/CP

9/5/2017

10/5/2017

26/05/2017

INN

HNX

Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 2,000 đồng/CP

9/5/2017

10/5/2017

23/05/2017

VEE

UPCoM

Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 700 đồng/CP

9/5/2017

10/5/2017

30/05/2017

VJC

HOSE

Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP

9/5/2017

10/5/2017

7/6/2017

PTL

HOSE

Họp ĐHCĐ thường niên năm 2017

9/5/2017

10/5/2017

12/6/2017

SMA

HOSE

Trả cổ tức năm 2012 bằng tiền, 100 đồng/CP

9/5/2017

10/5/2017

15/06/2017

SMA

HOSE

Họp ĐHCĐ thường niên năm 2017

9/5/2017

10/5/2017

24/05/2017

TB8

UPCoM

Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,200 đồng/CP

10/5/2017

11/5/2017

31/05/2017

PDB

HNX

Họp ĐHCĐ thường niên năm 2017

Tin Doanh Nghiệp Niêm Yết

Tin doanh nghiệp

ASM - CTCP Tập Đoàn Sao Mai – Quý 1/2017 đạt doanh thu hơn 329 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với quý 1/2017. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm 40%, ở mức hơn 15 tỷ đồng.

PVT - Tổng CTCP Vận tải Dầu khí – Quý 1/2017 đạt doanh thu hơn 1.652 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng lại tăng hơn 44%, đạt gần 107 tỷ đồng.

PPI - CTCP Đầu tư & Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương – Quý 1/2017 đạt doanh thu thuần hơn 7 tỷ đồng, giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Theo đó, PPI lỗ ròng 2,8 tỷ đồng.

QNC - CTCP Xi măng & Xây dựng Quảng Ninh – Quý 1/2017 ghi nhận doanh thu hơn 174 tỷ đồng, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng lại đạt hơn 5,6 tỷ đồng, trong khi quý 1/2016 lỗ gần 20 tỷ đồng.

TCT - CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh - Ngày 19/5 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 28%. Thời gian thanh toán cổ tức từ ngày 16/6.

DGW - CTCP Thế giới số - Ngày 19/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 22/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 7%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/5/2017.

ST8 - CTCP Siêu Thanh - Ngày 17/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 18/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/6/2017.

PLX - CTCP Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex - Công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 với doanh thu bán hàng tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 35.800 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất gần 1.350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.106 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm, PLX đã hoàn thành 25% kế hoạch doanh thu và 29% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

UIC - CTCP Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Idico - Ngày 19/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 22/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/6/2017.

ROS - CTCP Xây dựng FLC Faros - Đã thông qua việc bầu ông Đỗ Như Tuấn giữ chức Phó chủ tịch HĐQT và bổ nhiệm ông Đỗ Quang Lâm giữ chức Tổng giám đốc Công ty. Bên cạnh đó, miễn nhiệm chức vụ Thành viên Ban kiểm soát đối với bà Vũ Đặng Hải Yến, bà Yến được bầu làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 - 2021. Đồng thời, bầu bà Nguyễn Thị Ngọc Anh làm Thành viên Ban kiểm soát.

HAP - Tổng CTCP Tập đoàn Hapaco - Ngày 22/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 23/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 2%, thanh toán bắt đầu từ ngày 23/6/2017.

TIP - CTCP Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa – HĐQT quyết định mua thêm 3 triệu cổ phần của CTCP Bất động sản Thống Nhất, từ CTCP Xăng dầu Tín Nghĩa với giá 11.000 đồng/cổ phần. Nếu giao dịch hoàn tất, TIP sẽ nâng sở hữu tại BĐS Thống Nhất lên hơn 4,14 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 59,2% và trở thành Công ty mẹ của Công ty này.

FPT - CTCP FPT - Ngày 25/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 26/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 09/6/2017, cổ tức bằng cổ phiếu được trả theo tỷ lệ thực hiện 20:3, tương đương FPT sẽ phát hành thêm 69,24 triệu cổ phiếu mới.

PVX - Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC - Công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 với doanh thu bán hàng đạt 623,4 tỷ đồng, chỉ bằng 27% cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4 tỷ đồng, bằng 38% cùng kỳ. Tính đến hết quý này, lỗ lũy kế chưa phân phối của PVX rơi vào khoảng 2.969 tỷ đồng.

HMH - CTCP Hải Minh - Ngày 17/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 18/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/5/2017.

DP3 - CTCP Dược phẩm Trung ương 3 - Ngày 17/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 18/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 02/6/2017.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

SDA - CTCP Simco Sông Đà - Từ 09/05 đến 07/06/2017, ông Nguyễn Sĩ Hiển - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 150.000 cp nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

KSK - Công ty cổ phần Khoáng sản Luyện kim màu - Cổ đông lớn Phạm Thị Hinh đã bán 200.000 cp giảm số lượng nắm giữ xuống còn 1.283.900 CP (tỷ lệ 5,37%). Thời gian thực hiện giao dịch vào ngày 28/4/2017.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

API - CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương - Asean Deep Value Fund, cổ đông lớn đăng ký mua vào 400.000 cổ phiếu API từ ngày 08/5 đến 31/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện nay, cổ đông này đang nắm giữ hơn 5,72 triệu cổ phiếu API, tỷ lệ 16,18%.

TVC - CTCP Quản lý Đầu tư Trí Việt - Ông Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên HĐQT đăng ký bán 105.300 cp TVC nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân. Thời gian thực hiện giao dịch từ 08/05/2017 đến 02/06/2017.

Tin Trong Nước

Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng, giá USD ngân hàng đi ngang

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố tỷ giá trung tâm áp dụng cho ngày 09/05/2017 là 22,364 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày 08/05/2017. Tuy nhiên, tỷ giá niêm yết ở các ngân hàng hầu hết tiếp tục giữ nguyên giá mua – bán USD so với phiên trước đó.

Cụ thể, hầu hết các ngân hàng đều tiếp tục giữ nguyên tỷ giá niêm yết, giá bán đồng bạc xanh tại các ngân hàng vẫn phổ biến quanh 22,770 đồng/USD.

Riêng có BIDV giảm mạnh 35 đồng ở chiều mua và 25 đồng ở chiều bán, hiện ở mức 22,660/22,750 đồng/USD. Techcombank giảm 10 đồng ở chiều bán nhưng không thay đổi ở chiều mua và ở mức 22,2680/22,770 đồng/USD. Còn Vietcombank và Sacombank tăng nhẹ 2-5 đồng ở cả chiều mua và chiều bán.



Moody’s: Ngân hàng Việt sẽ thiếu vốn khi tăng trưởng tín dụng nhanh

Daphne Cheng, chuyên gia phân tích tại Moody's, cho hay: “Theo kịch bản nền tảng là nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong vòng 12-18 tháng tới, sự tăng trưởng tín dụng nhanh của các ngân hàng sẽ gia tăng thiếu hụt vốn”.

Phân tích trên của Moody’s thuộc báo cáo vừa mới công bố có tên là “Banks — Vietnam: Capital Shortfall Remains Key Credit Burden”.

Moody’s dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam bình quân là 6.4% trong năm 2017 và 2018, tăng từ mức 6.2% trong năm 2016. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ là 26% trong năm 2017 và 2018, bằng với tốc độ tăng trưởng trong năm 2016.

Ngoài ra, Moody’s kết luận rằng hệ thống ngân hàng có thể thiếu hụt vốn từ 5.1-6.1 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2017, tương ứng với 2.5-3% GDP Việt Nam.

Phân tích kịch bản của Moody’s giả định rằng:

Tỷ lệ NPL của các ngân hàng sẽ vẫn ổn định.

Không có sự gia tăng trong các giao dịch với VAMC.

Lợi nhuận cốt lõi của các ngân hàng sẽ ổn định.

Ngân hàng sẽ khấu hao các chứng khoán VAMC hiện hữu theo lộ trình phân bổ khấu hao 5-10 năm đã được NHNN chấp thuận.

Trong tình huống đó, và không có việc bơm vốn từ bên ngoài, tỷ lệ vốn cấp 1 của các ngân hàng Việt Nam mức bình quân là 6.1% (31/12/2017), thấp hơn so với mức bình quân 7.8% trong năm tài khóa 2016.

Những kết luận của Moody’s về tình trạng thiếu vốn của ngân hàng cho thấy tình trạng dễ bị tác động bởi các hạn chế về cấu trúc lẫn hạn chế chu kỳ.

Ông Cheng cho biết: “Khả năng tạo vốn của ngân hàng còn yếu vì tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) thấp, thu nhập từ phí thấp và chi phí dự phòng cao. Trong những trường hợp này sẽ mất vài năm để bù đắp sự thiếu hụt vốn của hệ thống ngân hàng thông qua việc tạo vốn nội bộ”.

WB duyệt khoản tín dụng trị giá gần 315 triệu USD cho Việt Nam

Chiều 6/5, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết Ban Giám đốc WB đã duyệt khoản tín dụng trị giá gần 315 triệu USD nhằm cải thiện hệ thống giao thông đường thủy phía Bắc, các công trình giao thông, vệ sinh môi trường một số thành phố ven biển miền Trung Việt Nam.

Trong số này, 236 triệu USD (gồm 190 triệu USD từ nguồn Hiệp hội Phát triển Quốc tế và 46 triệu USD từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế cấp) sẽ dành cho dự án bền vững môi trường các thành phố ven biển Việt Nam.

Dự án được thực hiện tại các thành phố ven biển gồm: Đồng Hới, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Rang-Tháp Chàm với tổng số đối tượng hưởng lợi vào khoảng 1,1 triệu người.

Các khoản đầu tư trong dự án này sẽ tập trung vào các lĩnh vực phòng chống ngập lụt; cải tạo hệ thống thoát và thu gom nước thải; xây dựng nhà máy xử lý nước thải; xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh công cộng, trong trường học; lập quỹ quay vòng xây dựng đường nước thải từ các gia đình đến hệ thống chung; quản lý chất thải rắn.

Dự án sẽ cải tạo các đoạn đường, cầu ưu tiên dọc các con sông, kênh thoát nước, qua đó góp phần tăng cường kết nối giao thong, giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Dự án sẽ giải quyết tổng thể các vấn đề liên quan về thể chế, tăng cường tính bền vững.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói: “Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng nên rất cần một giải pháp đồng bộ cho các vấn đề giao thông, cấp nước, vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường. Ngân hàng Thế giới sẽ tích cực hợp tác với Việt Nam nhằm thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả và tiết kiệm."

78,74 triệu USD còn lại là khoản tín dụng nguồn Hiệp hội Phát triển Quốc tế cấp thêm cho dự án Phát triển Giao thông vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Khoản tín dụng này nhằm xây dựng một con kênh mới nối sông Đáy với sông Ninh Cơ, gồm một bến tàu, nhằm cải thiện vận chuyển hàng qua cảng Ninh Phúc, cảng giao thông đường thủy chính trong khu vực Ninh Bình.

Con kênh mới dự kiến sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, giảm chi phí logistics, góp phần giảm nhẹ rủi ro biến đổi khí hậu nhờ giảm phát thải khí nhà kính trong vận chuyển hàng hóa.

Cùng với các công trình đầu tư trong lĩnh vực đường thủy nội địa khác trong dự án, kênh sông Đáy-Ninh Cơ sẽ là mắt xích cuối cùng trong dự án nhằm tạo tuyến đường giao thông có thể phục vụ tàu biển qua lại giữa sông Ninh Cơ và cảng Ninh Phúc. Với tuyến giao thông mới này, tàu 3.000 tấn có thể đi lại bất cứ lúc nào...

Trung ương sẽ ban hành nghị quyết mới về kinh tế

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ trong suốt quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn xác định đổi mới, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, trong đó cốt lõi là tập trung ưu tiên đổi mới tư duy kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển; coi đây là công việc thường xuyên, liên tục.

Trong 10 năm qua, việc thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về tiếp tục hoàn thiện thể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh...

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là kinh tế phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững như mục tiêu, yêu cầu đề ra; chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.

Doanh nghiệp Nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể chậm đổi mới và phát triển; kinh tế tư nhân phát triển chưa thật nhanh, bền vững và lành mạnh. Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận các nguồn lực xã hội chưa bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng chưa cao và việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập.

Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa cao. Quyền sở hữu tài sản, nhất là quyền của người góp vốn chưa được bảo đảm thực thi đầy đủ. Giá cả một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự theo nguyên tắc thị trường.

Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa cao; việc tự do hoá thương mại, đầu tư trong một số thị trường, lĩnh vực chưa sát hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ nhiệm vụ của hội nghị lần này là trên cơ sở quán triệt thật sâu sắc nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, kế thừa, bổ sung phát triển nghị quyết Trung ương 6 khoá X, ban hành một nghị quyết mới của trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí trung ương và các đồng chí tham dự hội nghị tập trung nghiên cứu tài liệu, thảo luận thật kỹ, cho nhiều ý kiến đóng góp, tạo sự thống nhất cao về những nhận định, đánh giá tình hình, nhất là những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Từ đó đi sâu phân tích, đánh giá về sự đúng đắn, phù hợp của mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những chủ trương, giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới.

Tập trung vào những điểm mới cụ thể hóa về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; đặc biệt là về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, nhất là những nhiệm vụ và giải pháp có tính đột phá, góp phần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ khoá XII.



Tin Thế Giới

OPEC đứng trước ngã rẽ quyết định

Giá dầu thô đã trượt dốc 13% trong vài tuần gần đây xuống dưới mốc 46 USD, qua đó cho thấy nỗ lực hỗ trợ giá dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã thất bại, CNNMoney cho hay.

Các nhà sản xuất chủ chốt trong và ngoài OPEC đã tận hưởng mức giá cao hơn kể từ khi ký kết thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 11/2016 – một chiến lược được thiết kế để xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu.

OPEC đã đối phó với đà sụt giảm của giá dầu bằng cách đề xuất rằng các đợt cắt giảm sản lượng có thể được kéo dài thêm 6 tháng và có khả năng nới rộng hơn nữa.

Theo Reuters, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid Al-Falih, cho biết: “Tôi tin rằng thỏa thuận sẽ được kéo dài đến hết năm 2017 và có khả năng còn được nới rộng thêm”.

Tuy nhiên, với việc các nhà sản xuất Mỹ gia tăng sản lượng, việc kéo dài thỏa thuận có thể không đủ để ổn định giá hoặc đẩy giá lên cao hơn.

Các bộ trưởng năng lượng từ các quốc gia thành viên OPEC chuẩn bị họp mặt vào ngày 25/05/2017. Và đây là những lựa chọn của họ:

Kéo dài thỏa thuận

Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng chỉ sau khi giá rớt xuống mức 26 USD trong năm 2016. Việc thuyết phục tất cả nhà sản xuất về quyết định này đã mất nhiều tháng đàm phán.

Trong một khoảng thời gian, chiến lược này dường như tỏ ra hiệu quả, cụ thể giá dầu vọt lên mốc 54 USD/thùng vào đầu năm nay. Mức giá này nằm trong điểm dễ chịu của OPEC từ 50-60 USD/thùng – đủ cao để các quốc gia OPEC chi tiêu thoải mái, nhưng cũng đủ thấp để giữ các nhà sản xuất khác bên lề.

Tuy nhiên, OPEC giờ đây phải đối mặt với vấn đề mới và không dễ dàng kiểm soát: Các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ.

Các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đã trở lại thị trường một cách mạnh mẽ, đồng thời gia tăng gấp đôi số lượng giàn khoan dầu trong năm vừa qua. Nhiều năm giá dầu thấp đã buộc họ phải hoạt động hiệu quả hơn.

Các nhà phân tích tại UBS ước tính rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ có thể tạo lợi nhuận miễn là giá dầu trên mức 40 USD/thùng. Vào đầu năm 2014, họ chỉ kiếm được lợi nhuận khi mức giá trên 65 USD/thùng.

Kết quả cuối cùng là: Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC có thể đồng ý kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng, nhưng nếu giá dầu vẫn trên mốc 40 USD/thùng thì các nhà sản xuất ở Mỹ sẽ tiếp tục bơm dầu.

Và điều này có nghĩa tình trạng dư cung sẽ tiếp tục ám ảnh thị trường trong tương lai gần.

Chèn ép các nhà sản xuất Mỹ

OPEC có thể đảo ngược quy trình và gia tăng sản lượng nhằm ép các nhà sản xuất Mỹ ra khỏi thị trường.

Tom Pugh, Chuyên gia kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, cho biết: “Nếu họ quyết định không kéo dài thỏa thuận và gia tăng sản lượng thì có lẽ giá dầu sẽ giảm”.

Ông Pugh cho biết chiến lược như thế sẽ làm nhà đầu tư kinh ngạc, và đẩy giá dầu rớt mốc 40 USD/thùng.

Tuy nhiên, chiến lược trên từng được OPEC áp dụng và đã thất bại trong đau đớn. Cụ thể, kể từ năm 2014, OPEC đã gia tăng sản lượng mà không màng đến mức giá, và kết quả là các nhà sản xuất Mỹ đã bị đánh bật ra khỏi thị trường dầu.

Tuy nhiên, chiến lược gia tăng sản lượng cũng gây ra tai hại đến ngân sách Chính phủ của các nước thành viên OPEC, qua đó buộc họ phải triển khai các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Trong khi nhiều quốc gia vùng vịnh đã thực hiện các cuộc cải cách để làm giảm sự lệ thuộc vào dầu mỏ, các nhà sản xuất chủ chốt khác bao gồm Nga và Nigeria cũng không muốn gây ra thêm bất kỳ cuộc chiến giá cả nào.

Không làm gì cả

Các nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng OPEC và các đồng minh kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Ông Pugh cho hay: “Họ đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vì họ đã nói về việc kéo dài thỏa thuận quá nhiều. Nếu họ không làm vậy thì chúng ta có thể chứng kiến giá rớt xuống mức 40-44 một lần nữa”.

Nếu không tiến tới thỏa thuận nào, OPEC có thể quyết định không làm gì cả với hy vọng rằng nhu cầu mạnh hơn trong quý 2/2017 sẽ xoa dịu phần nào tình trạng dư cung toàn cầu.

Chiến lược không làm gì cả sẽ là một sự thay đổi chính sách quan trọng, nhưng có lẽ cũng đáng để thử.

Ông Pugh cho hay: “Tôi nghĩ OPEC đang nhận thức được là họ không còn có sức ảnh hưởng như 10 năm về trước, và các nhà sản xuất dầu đá phiến đang chi phối trên thị trường dầu”.



Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này tiếp tục tăng thêm 20,45 tỷ USD trong tháng 4, lên mức 3,03 nghìn tỷ USD, vượt mọi dự đoán trước đó của giới phân tích.

Đây là tháng thứ ba dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng liên tiếp, tờ Wall Street Journal cho biết.

Giá trị các tiền tệ khác trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc như Euro, Bảng Anh, Yên Nhật... cũng tăng đáng kể.

Từ cuối năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát dòng tiền ra nước ngoài nhằm bảo vệ đồng Nhân dân tệ đang suy yếu.

“Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không quan tâm nhiều tới tỷ giá. Thay vào đó, họ quan tâm hơn tới sự ổn định của kho dự trữ ngoại hối”, Zhou Hao, một chuyên gia kinh tế tại Commerzbank AG, nhận định.

Hồi tháng 1, dự trữ ngoại hối Trung Quốc từng giảm mạnh xuống dưới mức 3 nghìn tỷ. Khi đó, cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc đã tuyên bố, dự trữ ngoại hối vẫn đủ sức “hậu thuẫn” cho đồng Nhân dân tệ khi cần.

Dự trữ ngoại hối dồi dào vốn là niềm tự hào của Trung Quốc và là một biểu tượng cho sức mạnh kinh tế của cường quốc này. Đây cũng là kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới.



Startup giá trị nhất Đông Nam Á Garena đổi tên thành Sea, quyết cạnh tranh sống còn với Alibaba

Công ty khởi nghiệp giá trị nhất Đông Nam Á Garena vừa tuyên bố đã đổi tên thành Sea Ltd. sau khi nhận thêm 550 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất - bước tiến quan trọng giúp công ty này cạnh tranh với gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc là Alibaba và một số đơn vị khác tới từ Indonesia.

Startup 8 năm tuổi được "chống lưng" bởi Tencent đã thu hút được thêm một nhóm các nhà đầu tư trong vòng huy động mới bao gồm rất nhiều gia tộc giàu có ở khu vực. Trong đó phải kể đến GDP Ventures – được điều hành bởi Martin Hartono – con trai của người giàu nhất Indonesia và JG Summit Holdings Inc – được thành lập bởi tỷ phú Philippines John Gokongwei.

Công ty game trực tuyến và mua sắm trực tuyến này đang muốn trở thành đối thủ cạnh tranh với những gã khổng lồ thương mại điện tử trong khu vực, đặc biệt là những người chơi tới từ Indonesia. Alibaba Group hiện đã mở rộng mảng kinh doanh trực tuyến bằng việc mua lại quyền kiểm soát Lazada Group vào năm 2016 trong khi đó JD.com cũng đã tuyên bố đầu tư vào Tokopedia để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Sea được thành lập bởi doanh nhân gốc Trung Quốc là Forrest Li tại Singapore vào năm 2009. Các mảng kinh doanh của họ bao gồm game trực tuyến mang thương hiệu Garena, thương mại điện tử Shopee và thanh toán trực tuyến AirPay. Công ty cũng nói rằng đã chọn Goldman Sachs là ngân hàng tư vấn chuẩn bị cho đợt IPO sắp tới – có thể là tại Mỹ - và đạt khoảng 1 tỷ USD.

Những nhà đầu tư khác trong vòng này bao gồm Farallon Capital Management, Hillhouse Capital, Cathay Financial Holdings và một chi nhánh kinh doanh của tập đoàn thực phẩm Đài Loan Uni-President Enterprise.

Sea sẽ sử dụng phần lớn số tiền mới huy động được để mở rộng Shopee ở thị trường Indonesia. Tổng giá trị hàng hóa giao dịch mỗi năm qua nền tảng thương mại điện tử của Sea đã tăng gấp đôi kể từ 9 tháng trước lên 3 tỷ USD theo thống kê của công ty.

Sea từ chối tiết lộ giá trị công ty sau vòng huy động vốn mới nhất. Họ đã huy động được 170 triệu USD ở giá trị 3,75 tỷ USD vào năm 2016 và những nhà đầu tư vào vòng trước bao gồm quỹ đầu tư nước ngoài ở Malaysia là Khazanah Nasional Bhd. và General Atlantich. Công ty này cũng tuyên bố doanh thu thuần của họ đã tăng 13 lần kể từ năm 2011 lên mức 270 triệu USD vào năm 2015.



Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham kho, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên đchính xác và hoàn ho của thông tin không đưc đm bo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.






_______________________________________________________________________________

FSC 20/11/2017



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 166.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương