Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company



tải về 113.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích113.79 Kb.
#19614


CTCP CHỨNG KHOÁN ĐỆ NHẤT – THE FIRST SECURITIES JOINT STOCK COMPANY


BẢN TIN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



THỨ SÁU

08-07-2016


KẾT QUẢ GIAO DỊCH TRONG NGÀY

HSX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)

661.12 11.66 1.8%

137,255,422

3,066.92

HNX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)

88.16 1.46 1.69%

78,496,621

1,060.23































TÌNH HÌNH GIAO DỊCH NGÀY 07/07/2016































Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/07, chỉ số VN-Index tăng 11.66 điểm (1.8%) lên 661.12 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 137.25 triệu đơn vị, trị giá 3,066.93 tỷ đồng. Toàn sàn có 160 mã tăng, 57 mã đứng giá và 78 mã giảm. Chỉ số VN30-Index tăng 8.34 điểm (1.31%) lên 644.52 điểm với 20 mã tăng, 6 mã đứng giá và 4 mã giảm giá.


HNX-Index tăng 1.46 điểm (1.69%) lên 88.16 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 78.5 triệu đơn vị, trị 1,060.23 tỷ đồng. Toàn sàn có 125 mã tăng, 68 mã đứng giá và những 83 mã giảm giá. Chỉ số HNX30-Index tăng 3.64 điểm (2.31%) lên 161.13 điểm với 22 mã tăng, 7 mã đứng giá và 1 mã giảm giá.


LỊCH SỰ KIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



Ngày GDKHQ

Ngày ĐKCC

Ngày thực hiện

Mã CK

Sàn

Nội dung sự kiện

 

 

08/07/2016

TDH

HOSE

Niêm yết cổ phiếu bổ sung - 9,258,292 CP

 

 

08/07/2016

FIT

HOSE

Niêm yết cổ phiếu bổ sung - 14,336,485 CP

 

 

11/07/2016

HID

HOSE

Giao dịch lần đầu - 30,000,000 CP

11/07/2016

12/07/2016

25/07/2016

STU

UPCoM

Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 3,700 đồng/CP

11/07/2016

12/07/2016

01/08/2016

CI5

UPCoM

Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,800 đồng/CP

11/07/2016

12/07/2016

 

CI5

UPCoM

Quyền mua CP PHT, tỷ lệ 3:2, giá 10.000 đồng/CP

11/07/2016

12/07/2016

28/07/2016

PJC

HNX

Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 200 đồng/CP

11/07/2016

12/07/2016

 

PJC

HNX

Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 2:1

11/07/2016

12/07/2016

29/07/2016

CMV

HOSE

Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 500 đồng/CP

11/07/2016

12/07/2016

28/07/2016

TMX

HNX

Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP

11/07/2016

12/07/2016

 

LIX

HOSE

Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 2:1

11/07/2016

12/07/2016

 

DGC

HNX

Trả cổ tức đợt 3/2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 18.479%

Tin Doanh Nghiệp Niêm Yết

STG - CTCP Kho vận Miền Nam – HĐQT đã thông qua việc để Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Sotrans (Công ty con của STG) làm đại diện mua cổ phần tăng tỷ lệ sở hữu tại Tổng CTCP Đường Sông Miền Nam (SWC) lên 75%.

PGI - Tổng CTCP Bảo Hiểm Petrolimex - tháng đầu năm nay, PGI đạt tổng doanh thu bảo hiểm gốc 1.170 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015 và hoàn thành 50% kế hoạch năm 2016 đề ra. Chi phí bồi thường bảo hiểm gốc 439 tỷ đồng, chiếm 37,5% doanh thu bảo hiểm gốc, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 78 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 65% kế hoạch cả năm.

VLN - CTCP Logistics Vinalink - Ngày 18/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 2015, ngày đăng ký cuối cùng là 19/7. Theo đó, cổ tức sẽ được chi trả bằng tiền theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ 29/7/2016.

SAM - CTCP Đầu tư và Phát triển Sacom – HĐQT đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 21,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ phát hành dự kiến là 12%. Nếu phát hành thành công, Vốn điều lệ của SAM sẽ tăng từ 1.802 tỷ đồng lên 2.018 tỷ đồng.

TNC - CTCP Cao su Thống Nhất - Ngày 22/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015, ngày đăng ký cuối cùng là 25/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/8/2016.

TFC - CTCP Trang - Ngày 13/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015, ngày đăng ký cuối cùng là 14/7. Theo đó, cổ tức sẽ được chi trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 25%. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu cũng với tỷ lệ 4:1.

JVC - CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật - Ngày 07/7 đã nhận được đơn từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Công ty của ông Nguyễn Hữu Thắng, Trưởng Ban Kiểm soát và bà Phạm Thị Thanh Xuân, Thành viên Ban Kiểm soát. Như vậy, kể từ ngày 07/7, Ban kiểm soát của JVC chỉ còn lại một thành viên, là ông Nguyễn Văn Dương.

TIG - CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long - HĐQT thống nhất nhận chuyển nhượng 2,5 triệu cổ phần của CTCP Phân phối HDE với giá tối đa 15.500 đồng/cổ phiếu. Nếu việc nhận chuyển nhượng thành công, TIG sẽ nắm giữ 2,5 triệu cổ phần của HDE, tương đương tỷ lệ sở hữu 50%.

EVE - CTCP Everpia - Ngày 19/07/2016 là ngày GDKHQ nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50%. Theo đó, Công ty dự kiến phát hành gần 14 triệu cp cho cổ đông. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thuộc quyền sử dụng của cổ đông Công ty mẹ trên Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại ngày 31/12/2015. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của EVE dự kiến đạt gần 420 tỷ đồng.

UIC - CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị IDICO - Công ty sẽ vay vốn với hạn mức 165 tỷ đồng bao gồm hạn mức vốn lưu động 130 tỷ đồng và hạn mức bảo lãnh 30 tỷ đồng để phục vụ hoạt động SXKD năm 2016.

Về kế hoạch kinh doanh 2016, Công ty đặt mục tiêu hơn 2,000 tỷ doanh thu và 36.2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương thực hiện năm 2015; dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức bằng 15%.

HU3 - CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD3 - Ngày 15/07 là ngày GDKHQ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 7,5%. Thời gian thanh toán 28/07/2016.

CII - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - 18/07 là ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền tỷ lệ 6,5%. Thời gian thực hiện tại ngày 18/08/2016.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

DCM - CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí (PVFC Capital) đã mua vào 6,1 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch này, PVFC Capital nâng tỷ lệ nắm giữ tại DCM từ 42,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8% lên 48,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,16%.

ITA - CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo - CTCP Đại học Tân Tạo, cổ đông lớn, đã mua vào 10 triệu cổ phiếu ITA từ ngày 15/6 đến 06/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, cổ đông này đã nâng sở hữu tại ITA từ 49,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,86% lên 59,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,97%.

HAI - CTCP Nông dược HAI - Ông Phạm Văn Nùng, cổ đông lớn đã mua vào hơn 1,42 triệu cổ phiếu HAI, qua đó nâng sở hữu tại HAI lên 8,53 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,27%, thay đổi có hiệu lực từ ngày 01/7.

TAC - CTCP Dầu thực vật Tường An - Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, công ty mẹ đã bán ra 4,55 triệu cổ phiếu TAC trong ngày 04/7 bằng phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, tổ chức này giảm sở hữu tại TAC từ 9,68 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 51% xuống còn 5,12 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 27%.

VMI - CTCP Khoáng sản và đầu tư VISACO - Nhà đầu tư nước ngoài Peter Eric Dennis đã mua 440.200 cp (tỷ lệ 5,12%) và trở thành cổ đông lớn. Trước gia dịch ông Peter không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 4/7/2016.



Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

VRC - CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu - CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, tổ chức có liên quan đến ông Vũ Đức Tiến, Thành viên HĐQT đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu VRC từ ngày 13/7 đến 11/8 bằng phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, tổ chức này sẽ nắm giữ 2,21 triệu cổ phiếu VRC, tỷ lệ 15,48%.

TDH - CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức - CTCP Fedico (FDC), tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc, đăng ký bán toàn bộ 1,3 triệu cổ phiếu TDH sở hữu, tỷ lệ 1,57%. Giao dịch dự kiến từ ngày 12/7 đến 10/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

FPT - CTCP Tập đoàn FPT - Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC, cổ đông, đăng ký bán toàn bộ 1,47 triệu cổ phiếu FPT sở hữu, tỷ lệ 0,31% từ ngày 12/7 đến 09/8 bằng phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

TS4 - CTCP Thủy sản Số 4 - Bà Đỗ Thanh Nga,, thành viên HĐQT, đã mua 395.410 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 400.910 cp (tỷ lệ 2,5%). Giao dịch thực hiện từ 8/6 đến 6/7/2016. Tiếp đó, bà Nga đăng ký mua 660.000 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/7 đến 17/8/2016


Tin Trong Nước

Giá vàng giảm sốc, nhà giàu lỗ hơn 3 triệu đồng/lượng vàng vì lỡ bắt đúng đỉnh hôm 6/7.

Giá vàng trên đỉnh 40 triệu đồng/lượng chiều hôm 6/7 đã đảo chiều giảm mạnh vào sáng 7/7, xuống dưới 37 triệu đồng/lượng mua vào. Nếu ai bắt đúng đỉnh và hôm nay bán ra thì đã nắm chắc phần lỗ hơn 3 triệu đồng mỗi lượng.

Vào 15h00 ngày 7/7, giá vàng SJC tại tập đoàn DOJI niêm yết ở 36,85 – 37,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 2,1 triệu đồng so với chốt phiên 6/7.

Trong khi đó công ty VBĐQ SJC giao dịch vàng tại 36,5 – 37,82 triệu đồng/lượng, giảm 2 triệu đồng ở chiều mua và 2,3 triệu đồng ở chiều bán ra.

Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng miếng được niêm yết tại 36,7 – 37,5 triệu đồng/lượng, giảm 2 triệu đồng mua vào và 2,1 triệu đồng/lượng bán ra so với hôm qua.

Nhìn biểu giá niêm yết của các doanh nghiệp cho thấy hôm nay họ đã không còn nhìn nhau để điều chỉnh nữa. Hiện Bảo Tín Minh Châu đang bán vàng rẻ nhất với 37,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn các doanh nghiệp khác 250 – 500 nghìn đồng/lượng. Giá mua vào của đơn vị này cũng đang cao nhất thị trường.

Chênh lệch giữa giá vàng mua vào và bán ra ở DOJI và Bảo Tín Minh Châu từ mức 1 triệu đồng sang nay giảm còn 700.000 đ/lượng, trong khi của SJC nới lên 1,3 triệu đồng. Các doanh nghiệp đều lý giải họ nới rộng mức chênh lệch để chủ động phòng ngừa rủi ro trước những biến động khó lường của thị trường.

Diễn biến của giá vàng trong nước hôm nay đang trái chiều với thị trường thế giới. Sau khi chạm mức cao 27 tháng hôm qua, vàng thế giới tiếp tục tăng trong sáng nay và hiện ở quanh 1.367 USD/ounce, quy đổi tương đương 36,9 triệu đồng/lượng


Nhìn vàng lại lo tỷ giá


Vàng đang đốt cháy cả thị trường tài chính, mọi ánh nhìn, mọi hoạt động từ nhà đầu tư chuyên nghiệp đến người dân đều đang chú ý vào quý kim tại thời điểm này. Tuy nhiên theo các chuyên gia tỷ giá mới là nỗi lo trong thời điểm tới.

Tách biệt hẳn với những con sóng lớn từ thị trường vàng, USD vẫn giữ phong độ ổn định. Tại Vietcombank sáng nay, đồng bạc xanh được neo ở mức 22.270-22.340 đồng (mua vào - bán ra). Biến động gần như không đáng kể của tỷ giá như trên cho thấy sự kiện Brexit chưa có tác động lớn tới diễn biến tỷ giá VND/USD trong ngắn hạn.

Có vẻ tỷ giá VND/USD đã tránh được cú sốc tồi tệ nhất mặc dù đồng NDT đã giảm mạnh nhất trong nhiều năm so với đồng USD và các đồng tiền lớn khác cũng tiếp tục biến động mạnh trong năm nay. Có thể nói tỷ giá đã khá ổn định từ đầu năm với dự trữ ngoại hối cũng đang tăng lên.

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam kể từ đầu năm tới nay đã đạt mức cao kỷ lục 38 tỷ USD (chưa bao gồm vàng). Trong 5 tháng đầu năm 2016, NHNN đã mua vào gần 8 tỷ USD. Việc mua ngoại tệ khá thuận lợi do nguồn cung trên thị trường dồi dào. Thống đốc NHNN khẳng định dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Đây là lần thứ hai, NHNN công bố về nguồn dự trữ ngoại hối để củng cố niềm tin thị trường rằng NHNN đủ khả năng để quản lý tỷ giá trong những quý tới, khi phải đối mặt với những biến động kinh tế thế giới tác động trực tiếp tới tỷ giá trong nước.

Việc tỷ giá vẫn giữ được ổn định trong cơn bão táp vừa qua cũng không loại trừ khả năng NHNN đã sử dụng nguồn USD dự trữ có được để bán cho các ngân hàng nhằm ổn định thị trường.

Ngoài ra, từ đầu năm 2016, NHNN đã điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm trong đó có neo đồng Việt Nam với 8 loại rổ tiền tệ khác nhau. Về lý thuyết, tác động từ Brexit chỉ là một trong những cấu phần để tính mức tỷ giá trung tâm, Bảng Anh chỉ là một đồng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ tham chiếu, mức độ rủi ro của các loại ngoại tệ trong rổ tiền tệ này khi biến động cũng dung hòa với nhau.

Thị trường ngoại hối và tỷ giá VND/USD tương đối ổn định còn là do đồng USD giảm giá đáng kể trên thị trường quốc tế do sự trì hoãn tăng lãi suất của FED và nguồn cung ngoại tệ hỗ trợ tích cực đến việc ổn định tỷ giá trong nước (cán cân thanh toán tổng thể quý I/2016 thặng dư; xuất siêu trong 6 tháng đầu năm; FDI giải ngân tăng khá mạnh).

Tuy nhiên, theo nhiều tổ chức đánh giá trong nửa cuối năm 2016, tỷ giá sẽ khó ổn định do một số yếu tố không thật sự thuận lợi.

Cả Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia và CTCK Bảo Việt (BVSC), đều chỉ ra 4 áp lực đè lên tỷ giá bao gồm: Cầu ngoại tệ tăng cao do nhu cầu nhập khẩu cuối năm lớn; Khả năng FED tăng lãi suất vào thời điểm cuối Quý 3 hoặc Quý 4; Đồng Nhân dân tệ có nguy cơ tiếp tục mất giá nửa cuối năm nay; Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 chỉ ở mức 5,52% (thấp hơn so với mức 6,28% cùng kỳ 2015) có thể khiến Chính phủ có các biện pháp nới lỏng tiền tệ ở mức độ “vừa phải”, qua đó gây sức ép nhất định tới lạm phát và giá trị tiền Đồng.

Trong khi đó ở một bộ phận không nhỏ trên thị trường tiếc vàng đang để ý sang USD. Một chuyên gia trong ngành dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng tối đa không quá 3% trong năm nay.

Một thương vụ chấn động ngành dầu ăn sắp diễn ra, những cái tên mới xuất hiện


Sau thông báo của Vocarimex về việc từ bỏ quyền kiểm soát đối với dầu ăn Tường An thì sắp tới, thị trường dầu ăn Việt Nam sẽ chứng kiến một thương vụ mới giữa các ông lớn nước ngoài

Theo thông tin từ Reuters, Công ty thương mại Bunge Ltd sẽ bán 45% cổ phần trong mảng chiết xuất dầu thực vật tại Việt Nam cho WilmarInternational Ltd. của Singapore –Tập đoàn dầu cọ lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, Bunge đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Bunge Việt Nam và chính thức khánh thành Nhà máy ép dầu tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào năm 2011.

Nhà máy ép dầu này được thiết kế với công suất tiêu thụ 1 triệu tấn hạt đậu nành/năm (hơn 3.000 tấn/ngày), mỗi ngày cung ứng 600 tấn dầu đậu nành thô và 2.500 tấn khô dầu đậu nành cho thị trường Việt Nam.

Reuters cũng cho biết, công ty Quang Dũng – một nhà phân phối đậu nành có tiếng tại Việt Nam sẽ nắm 10% cổ phần tạo thành liên doanh 3 bên.

Đáng chú ý, đối thủ của Bunge là Archer Daniels Midland. ADM cũng đang nắm cổ phần tại Wilmar.

Các điều khoản trong thương vụ này chưa được tiết lộ. Thương vụ được đánh giá rằng sẽ tạo nên một chuỗi giá trị với Bunge nghiền hạt còn Wilmar tinh chế dầu thực vật.

“Liên doanh này sẽ làm tăng sức mạnh trong khâu điều hành, tiếp thị và hậu cần cho Bunge Việt Nam” - Giám đốc điều hành Soren Schroder cho biết.

Năm 2014, Bunge Việt Nam đạt doanh thu 12.800 tỷ đồng nhưng chỉ lãi ròng 9 tỷ. Với vốn điều lệ gần 560 tỷ đồng, Bunge Việt Nam âm vốn chủ sở hữu 20 tỷ đồng.



Tin Thế Giới

Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm nhẹ


Thị trường chứng khoán châu Á ngày tính đến 15h20 ngày 7/7 tiếp tục giảm nhẹ. Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ xanh điểm sau khi cuộc họp của Fed kết thúc cho thấy phía này không có dự định sẽ tăng lãi suất trong năm nay và giá dầu tăng, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán châu Á vẫn không thể đồng loạt bắt kịp đà tăng mà tăng giảm đan xen. Chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản vẫn giảm với mức 1.18%.

Theo đó, chỉ số Shanghai của Trung Quốc giảm 0.01% xuống 3,016.93 điểm. Chỉ số STI của Singapo giảm 0.11% xuống 2,861.54 điểm. Chỉ sô Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0.67% xuống 15,276.24 điểm.

Trong khi đó, chỉ số HSI của Hồng Kong lại tăng 1.03% lên mức 20,706.92 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1.07% lên mức 1,974.08 điểm.

Sự sụt giá của đồng Bảng “mới chỉ bắt đầu”


Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 31 năm vào ngày 6/7, tỷ giá đồng Bảng có thể sẽ giảm thêm từ 7-11 % trong năm nay...

Sự sụt giá của đồng Bảng sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, hãng tin Bloomberg dẫn nhận định của ba nhà giao dịch tiền tệ hàng đầu thế giới cho biết.

Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 31 năm vào ngày 6/7, tỷ giá đồng Bảng có thể sẽ giảm thêm từ 7-11 % trong năm nay do ảnh hưởng của việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là sự kiện Brexit - ba ngân hàng lớn gồm Goldman Sachs, Deutsche Bank và Citigroup nhận định.

Trong đó, Goldman Sachs và Citigroup nói rằng tỷ giá đồng Bảng sẽ giảm tới 1,2 USD đổi 1 Bảng do kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ cắt giảm lãi suất để ứng phó với tác động kinh tế mà Brexit gây ra. Deutsche Bank thậm chí còn có cái nhìn bi quan hơn, dự báo tỷ giá đồng Bảng chỉ còn 1,15 USD đổi 1 Bảng trong thời gian từ nay đến cuối năm 2016.

“Vấn đề đặt ra là tỷ giá đồng Bảng sẽ mất thời gian bao lâu để giảm tới mức đó. Cần phải có dòng vốn lớn hơn nhiều từ các nhà đầu tư cả trong ngắn hạn và dài hạn để đồng Bảng ngừng giảm giá”, ông Richard Cochinos, trưởng bộ phận chiến lược nhóm 10 đồng tiền mạnh thuộc Citigroup, nhận định.

Trong 2 ngày trở lại đây, đồng Bảng đã lập đáy mới của hơn 3 thập kỷ do có thêm những bằng chứng cho thấy Brexit đang gây sứt mẻ niềm tin đối với nền kinh tế Anh.

Brexit đã khiến thị trường địa ốc Anh chao đảo và một loạt quỹ đầu tư bất động sản Anh phải ngừng giao dịch. Các nhà đầu tư và quan sát lo ngại, nếu không được kiểm soát, những dư chấn của cuộc trưng cầu dân ý sẽ đẩy kinh tế Anh chìm sâu vào một cuộc suy thoái.

“Chúng tôi dự báo đồng Bảng sẽ tiếp tục mất giá do phản ứng chính sách của BoE sẽ khiến đồng tiền này yếu đi”, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết. Ngân hàng này dự báo tỷ giá đồng Bảng sẽ giảm tới 1,2-1,21-1,25 USD đổi 1 Bảng trong vòng tương ứng 3-6-12 tháng tới.

Goldman Sachs, Deutsche Bank và Citigroup là ba trong số những nhà dự báo bi quan nhất về tỷ giá đồng Bảng. Trong số 62 nhà dự báo được Bloomberg khảo sát ý kiến, chỉ có 11 nhà dự báo cho rằng đồng Bảng sẽ giảm xuống mức 1,2 USD hoặc thấp hơn đổi 1 Bảng trong năm 2016.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, đồng Bảng có lúc giảm tới 1,7%, còn 1,2798 USD đổi 1 Bảng, mức thấp nhất từ năm 1985.

Chỉ số Bloomberg British Pound Index, một thước đo sức mạnh tỷ giá đồng Bảng so với các đồng tiền chủ chốt khác, đã giảm 13% kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý của Anh.

Ông George Saravelos, trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối toàn cầu của Deutsche Bank, nhận đỉnh tỷ giá đồng Bảng “còn nhiều dư địa để giảm”. “Dự báo bi quan của chúng tôi có thể vẫn chưa đánh giá được hết mức độ yếu của đồng Bảng”, ông Saravelos nói.


Sau Brexit đến đồng nhân dân tệ lao dốc


Những hỗn loạn gây ra bởi Brexit đã che mờ một sự kiện đáng lo ngại hơn trên thị trường – giá đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc lại đang lao dốc.

Kể từ khi cử tri Anh quyết định bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU), đồng CNY đã mất 1,3% giá trị so với đồng USD. Con số này có vẻ không đáng kể so với việc đồng GBP mất 12% giá trị kể từ cuộc trưng cầu dân ý rời EU, nhưng nó góp phần làm nên mức sụt giá theo quý lớn nhất của đồng CNY so với đồng USD, giảm gần 3% trong 3 tháng tính tới ngày 30/6.

Đồng CNY được giao dịch ở mức 6,678 đổi 1 USD vào ngày 6/7, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2010.

Trong khi đó, đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác sau khi Anh bỏ phiếu rời EU vào ngày 23/6, do nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản an toàn hơn như trái phiếu chính phủ Mỹ.

Điều này làm Trung Quốc có cái cớ để phá giá đồng CNY nhanh hơn bình thường, Brian Jackson - Kinh tế gia cấp cao về Trung Quốc của công ty nghiên cứu IHS cho biết.

"Họ có thể nói, đây không phải lỗi của chúng tôi vì đồng USD quá mạnh. Đồng USD là một tài sản trú ẩn an toàn", ông nói.

Nhưng Trung Quốc có nhiều mối lo hơn là đồng USD. Năm 2015, Bắc Kinh cho biết họ sẽ bắt đầu định giá đồng CNY dựa trên các đồng tiền mạnh, bao gồm đồng GBP và EUR. Cả hai đồng tiền trên đều sụt giá thê thảm sau Brexit, khiến cho đồng CNY lao dốc theo.

Điều này đang làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc. EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Và việc đồng CNY tăng giá sẽ khiến xuất khẩu của Trung Quốc vốn đang gặp khó khăn trở nên kém cạnh tranh hơn.

Nhưng mối lo lớn hơn với Trung Quốc là sự lao dốc đột ngột của đồng CNY. Điều này đã xảy ra trong tháng 8/2015 và tháng 1/2016, khiến cho thị trường phải nhiều phen hoảng loạn. Các nhà đầu tư sau đó đã lấy lại bình tĩnh, nhưng việc giá đồng CNY rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm đã khiến vấn đề này được đặc biệt quan tâm.

"Nếu điều này tiếp diễn, thị trường toàn cầu sẽ lại trở nên hỗn loạn", Mark Williams - chuyên gia phân tích của Capital Economics nói. Ông cho biết tỷ giá là vấn đề lớn nhất trong ngắn hạn của Trung Quốc.

Một đợt lao dốc mới của đồng CNY sẽ làm chao đảo thị trường toàn cầu, vốn đang gặp khó khăn do tác động của Brexit. Điều này có thể gây ra cơn bão chính trị mới ở Mỹ, nơi ứng viên tổng thống Donald Trump đang buộc tội Bắc Kinh thao túng tiền tệ để giành lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu.

Và dòng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế đang giảm tốc của Trung Quốc sẽ bùng phát trở lại khi nhà đầu tư tìm nơi khác để trú ẩn. Năm 2015, ước tính 1 nghìn tỷ USD đã "tháo chạy" khỏi Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phải dựa vào nguồn dự trữ ngoại tệ lớn của mình để giảm bớt áp lực lên đồng CNY. Nước này đã phải tiêu tốn đến hàng trăm tỷ USD trong năm 2015 để giữ giá đồng CNY.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn còn hơn 3 nghìn tỷ USD, nhưng nếu dòng vốn tháo chạy tiếp tục tăng tốc, các chuyên gia cho rằng nguồn dự trữ này sẽ nhanh chóng bị hao mòn.


Các quỹ ETF thi nhau mua vàng, số lượng nắm giữ vượt 2.000 tấn


Sau khi Anh bỏ phiếu rời EU khiến thị trường tài chính quốc tế rúng động, giá vàng thế giới hiện đang ở mức cao nhất trong hơn 2 năm do mức độ chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư sụt giảm mạnh.

Lần đầu tiên kể từ tháng 7/2013, tổng lượng vàng được các quỹ ETF trên toàn thế giới nắm giữ đã vượt qua mốc 2.000 tấn. Quyết định rời EU của Anh cùng với dự đoán cho rằng Mỹ sẽ không nâng lãi suất khiến nhà đầu tư đổ xô đi tìm các tài sản an toàn.

Theo số liệu thống kê của Bloomberg, các quỹ ETF dõi theo giá vàng đã mua thêm 4,1 tấn vàng trong ngày hôm qua (6/7), nâng mức nắm giữ lên 2.001,4 tấn. Trước đó, ngày 5/7 ghi nhận mức tăng kỷ lục 38,1 tấn trong 1 ngày – cao nhất kể từ năm 2009.

Sau khi Anh bỏ phiếu rời EU khiến thị trường tài chính quốc tế rúng động, giá vàng thế giới hiện đang ở mức cao nhất trong hơn 2 năm do mức độ chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư sụt giảm mạnh.

Trong báo cáo mới được công bố, ngân hàng UBS nhận định giá vàng đang ở giai đoạn đầu của một đợt tăng giá mới. Ngân hàng ANZ cũng dự đoán vàng vẫn là tài sản đầu tư siêu hấp dẫn vì nhà đầu tư muốn tìm một “nơi tránh bão” để tránh xa những biến động trên thị trường tài chính. Thị trường vẫn biến động và do đó nhà đầu tư càng chú ý đến vàng hơn.

Vào thời điểm 8h sáng nay theo giờ Singapore, giá vàng giao ngay tăng 0,3%, lên 1.368 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng giá thứ 7 liên tiếp. Phiên hôm qua giá vàng chạm mốc 1.375 USD – cao nhất kể từ tháng 3/2014.



Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham khảo, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên độ chính xác và hoàn hảo của thông tin không được đảm bảo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.







_______________________________________________________________________________



FSC 14/08/2016

Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> TẬP ĐOÀn sông đÀ CÔng ty cổ phần sông đÀ 909

tải về 113.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương