Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga



tải về 2.43 Mb.
trang9/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27

Chương VI

NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

Mục 17

THỜI HẠN TỐ TỤNG. CHI PHÍ TỐ TỤNG

Điều 128. Cách tinh thời hạn


1. Các thời hạn quy định trong Bộ luật này được tính bằng giờ, ngày, tháng. Khi tính thời hạn theo tháng không được tính giờ và ngày bắt đầu của thời hạn, trừ những trường hợp do Bộ luật này quy định. Khi hết thời hạn tạm giam, giam tại nhà và thời hạn chữa bệnh tại cơ sở y tế hoặc tâm thần thì tính cả thời gian nghỉ ngơi.

2. Thời hạn tính theo ngày kết thúc vào 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Thời hạn tính theo tháng kết thúc vào ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn, nếu tháng đó không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu thời hạn kết thúc trùng vào ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc đầu tiên tiếp theo, trừ những trường hợp hết hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, giam tại nhà và thời hạn chữa bệnh tại cơ sở y tế hoặc tâm thần.

3. Đối với việc tạm giữ, thời hạn được tính từ thời điểm thực tế bị tạm giữ.

Điều 129. Việc chấp hành thời hạn và gia hạn thời hạn


1. Không được coi là quá thời hạn nếu khiếu nại, yêu cầu hoặc tài liệu khác được gửi qua bưu điện cho người có thẩm quyền giải quyết trước khi hết thời hạn. Đối với những người đang bị tạm giam hoặc đang ở cơ sở y tế hoặc tâm thần thì cũng không được coi là quá thời hạn nếu khiếu nại, yêu cầu hoặc tài liệu khác được gửi trước khi hết thời hạn cho cho người có thẩm quyền giải quyết thông qua người quản lý nơi giam giữ, nơi điều trị.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Thời hạn chỉ có thể được gia hạn trong những trường hợp và theo thủ tục do Bộ luật này quy định.


Điều 130. Phục hội thời hạn


1. Nếu quá thời hạn mà có lý do chính đáng thì thời hạn đó phải được phục hồi trên cơ sở quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán thụ lý vụ án. Việc từ chối phục hồi thời hạn có thể bị khiếu nại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

2. Theo yêu cầu của người có liên quan, việc thi hành quyết định bị khiếu nại là đã quá hạn có thể phải tạm đình chỉ cho đến khi giải quyết xong vấn đề phục hồi thời hạn.


Điều 131. Những chi phí tố tụng


1. Những chi phí tố tụng là những chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng đối với vụ án được hoàn trả lấy từ kinh phí thuộc ngân sách Liên bang Nga hoặc từ chi phí của những người tham gia tố tụng.

2. Những chi phí tố tụng bao gồm:

1) Khoản tiền trả cho người bị hại, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của họ, người giám định, nhà chuyên môn, người phiên dịch, người chứng kiến để bù đắp những chi phí của họ liên quan đến việc họ có mặt ở nơi tiến hành các hoạt động tố tụng và trở về nơi họ cư trú;

2) Khoản tiền trả cho người bị hại, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của họ, người chứng kiến đang đi làm và có hưởng lương thường xuyên để hoàn trả khoản tiền lương mà họ không được nhận trong những ngày họ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra ban đầu, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán;

3) Khoản tiền trả cho người bị hại, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của họ, người chứng kiến không có thu nhập ổn định do họ phải sao nhãng những công việc thường nhật;

4) Thù lao trả cho người giám định, người phiên dịch, nhà chuyên môn đã thực hiện những nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng, trừ trường hợp những nghĩa vụ mà họ thực hiện là do thi hành công vụ;

5) Khoản tiền trả cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp sự tham gia của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự là do chỉ định;

6) Khoản tiền chi trả cho việc bảo quản và chuyển vật chứng;

7) Khoản tiền chi trả cho việc tiến hành giám định tư pháp tại các cơ quan giám định;

8) Trợ cấp hàng tháng của nhà nước bằng 5 lần mức lương tối thiểu trả cho bị can bị tạm đình chỉ chức vụ theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật này;

9) Những chi phí khác phát sinh trong quá trình tố tụng đối với vụ án và được Bộ luật này quy định.

3. Những chi phí phải trả quy định tại khoản 2 Điều này được thể hiện trong quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoặc Toà án.

4. Trình tự và mức độ chi phí phí tố tụng ngoài phạm vi quy định tại các điểm 2 và 8 khoản 2 Điều này do Chính phủ Liên bang Nga quy định.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 33/LLB ngày 3 tháng 3 năm 2006)

Điều 132. Nguồn chi phí tố tụng


1. Những chi phí tố tụng do người bị kết án trả hoặc lấy từ ngân sách liên bang

2. Toà án có quyền buộc người bị kết án trả các chi phí tố tụng, trừ những khoản tiền trả cho người phiên dịch và người bào chữa trong những trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này. Những chi phí tố tụng có thể được lấy từ người bị kết án được miễn hình phạt.

3. Những chi phí tố tụng liên quan đến sự tham gia của người phiên dịch trong vụ án được lấy từ ngân sách liên bang. Nếu người phiên dịch thực hiện các nghĩa vụ của mình khi thực hiện công vụ thì tiền công trả cho họ được Nhà nước trả cho tổ chức, nơi họ làm việc.

4. Nếu người bị tình nghi hoặc bị can từ chối người bào chữa nhưng không được chấp nhận và người bào chữa tham gia vào vụ án do chỉ định thì khoản tiền trả công cho luật sư được lấy từ kinh phí thuộc ngân sách liên bang.

5. Trong trường hợp minh oan cho một người, thì những chi phí tố tụng được lấy từ kinh phí thuộc ngân sách liên bang.

6. Những chi phí tố tụng được lấy từ kinh phí thuộc ngân sách liên bang trong trường hợp người phải trả chi phí tố tụng không có tài sản. Toà án có quyền miễn toàn bộ hoặc một phần chi phí tố tụng cho người bị kết án nếu căn cứ vào điều kiện vật chất của những người đang sống nương nhờ vào người bị kết án.

7. Nếu trong vụ án có nhiều bị cáo bị coi là có tội thì Toà án quyết định một trong số họ phải trả bao nhiêu chi phí tố tụng, căn cứ vào tính chất lỗi, mức độ trách nhiệm hình sự và tình trạng tài sản của người bị kết án.

8. Đối với những vụ án người chưa thành niên phạm tội. Toà án có thể buộc những người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên phải trả chi phí tố tụng.

9. Đối với vụ án tư tố mà bị cáo được coi là không có tội thì Toà án có quyền buộc người đã có yêu cầu giải quyết vụ án phải trả toàn bộ hoặc một phần chi phí tố tụng. Trong trường hợp vụ án bị đình chỉ do các bên tự hoà giải thì một bên hoặc cả hai bên phải trả chi phí tố tụng.

Mục 18

MINH OAN




Điều 133. Những căn cứ phát sinh quyền được minh oan


1. Quyền được minh oan bao gồm quyền được bồi thường thiệt hại về tài sản, khắc phục những hậu quả thiệt hại về tinh thần và phục hồi quyền lao động, hưu trí, nhà ở và các quyền khác. Thiệt hại gây ra cho công dân trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự được Nhà nước bồi thường toàn bộ mà không phụ thuộc đó là do lỗi của Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hay Toà án.

2. Những người có quyền được minh oan, trong đó có quyền về bồi thường thiệt hại liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự là:

1) Bị cáo được Toà án tuyên không phạm tội:

2) Bị cáo, mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ bị đình chỉ do công tố viên nhà nước từ chối buộc tội;



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Người bị tình nghi, bị can mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ bị đình chỉ theo các căn cứ quy định tại các điểm 1, 2, 5 và 6 khoản 1 Điều 24 và các điểm 1 và từ 4 đến 6 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này;



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4) Người bị kết án, trong trường hợp bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị huỷ toàn bộ hoặc một phần và vụ án bị đình chỉ theo các căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này;

5) Người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, trong trường hợp quyết định của Toà án về việc áp dụng biện pháp này bị huỷ bỏ do trái pháp luật hoặc không có căn cứ.

3. Bất kỳ người nào bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng một cách trái pháp luật trong hoạt động tố tụng đều có quyền được bồi thường thiệt hại theo thủ tục quy định tại Mục này.

4. Những quy định của Điều này không được áp dụng trong trường hợp những biện pháp cưỡng chế tố tụng hoặc bản án kết tội của Toà án bị huỷ bỏ hoặc thay đổi do có quyết định đặc xá, hết thời hiệu, do người chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc vị thành niên mặc dù đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng do hạn chế về tâm, sinh lý và năng lực hành vi, không thể hiểu đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện hoặc do luật đã xoá bỏ tội phạm hoặc hình phạt đối với hành vi.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

5. Trong những trường hợp khác những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.


Điều 134. Công nhận quyền được minh oan


1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên ra quyết định công nhận quyền minh oan của người được coi là không phạm tội hoặc người được đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời người được minh oan phải được gửi thông báo và giải thích về thủ tục bồi thường thiệt hại liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Trong trường hợp không đủ thông tin về nơi cư trú của những người thừa kế, họ hàng thân thích, họ hàng hoặc những người đang sống nương nhờ vào người được minh oan đã chết thì việc thông báo phải được giao cho họ chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày những người này có mặt tại Cơ quan điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra dự thẩm hoặc Toà án.


Điều 135. Bồi thường thiệt hại vật chất


1. Về bồi thường thiệt hại vật chất cho người được minh oan bao gồm các khoản bồi thường:

1) Tiền lương, tiền hưu trí, tiền trợ cấp, những thu thập khác mà họ không được hưởng do bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

2)Tài sản bị tịch thu hoặc sung quỹ Nhà nước trên cơ sở bản án hoặc quyết định của Toà án:

3) Các khoản tiền phạt và chi phí tố tụng mà họ phải trả theo bản án của Toà án;

4) Các khoản tiền mà họ phải trả để nhờ trợ giúp pháp lý;

5) Những chi phí khác.

2. Trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Bộ luật dân sự Liên bang Nga kể từ ngày nhận được bảo sao các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật này và thông báo về thủ tục bồi thường thiệt hại, người được minh oan có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan đã ra bản án và (hoặc) cơ quan đã ra quyết định đình chỉ vụ án, yêu cầu huỷ bỏ hoặc thay đổi quyết định trái pháp luật hoặc không có căn cứ. Nếu vụ án bị đình chỉ hoặc bản án đã bị Toà án cấp trên thay đổi thì yêu cầu bồi thường thiệt hại được gửi cho Toà án đã ra bản án.

3. Những người đại diện hợp pháp của người được minh oan có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Trong thời hạn không quá 1 tháng kể từ khi nhận được yêu cầu bồi thường thiệt hại, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên quyết định mức bồi thường và ra quyết định về việc giải quyết bồi thường thiệt hại. Khoản tiền bồi thường thiệt hại được giải quyết có tính đến mức độ lạm phát.

5. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do Thẩm phán giải quyết theo quy định tại Điều 399 Bộ luật này khi giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành án.

6. Bản sao quyết định được giao hoặc gửi cho người được minh oan, còn nếu họ đã chết thì giao hoặc gửi cho những người quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật này.

Điều 136. Bồi thường thiệt hại về tinh thần


1. Kiểm sát viên nhân danh Nhà nước thực hiện việc công khai xin lỗi người được minh oan về thiệt hại đã gây ra cho họ.

2. Đơn kiện bồi thường thiệt hại về tinh thần phải trả bằng tiền được trình theo thủ tục tố tụng dân sự.

3. Nếu những thông tin về việc tạm giữ, việc tạm giam, việc tạm đình chỉ chức vụ, việc áp dụng biện pháp chữa bệnh, việc kết án cũng như những hoạt động trái pháp luật khác áp dụng đối với người được minh oan đã đăng trên các ấn phẩm, phổ biến trên đài, ti vi và trên những phương tiện thông tin đại chúng khác thì theo yêu cầu của người được minh oan, trong trường hợp người được minh oan chết - theo yêu cầu của họ hàng thân thích hoặc họ hàng của họ hoặc theo chỉ thị bằng văn bản của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, các phương tiện thông tin đại chúng có nghĩa vụ trong thời hạn 30 ngày phải thông báo về việc họ được minh oan.

4. Theo yêu cầu của người được minh oan, trong trường hợp người được minh oan chết thì theo yêu cầu của họ hàng thân thích hoặc họ hàng Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên có nghĩa vụ trong thời hạn không quá 14 ngày phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thông qua những quyết định biện hộ cho công dân tại nơi họ làm việc, học tập hoặc tại nơi cư trú.


Điều 137. Khiếu nại quyết định hoàn trả


Quyết định của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên về việc trả tiền, tài sản có thể bị khiếu nại theo thủ tục quy định tại Mục 16 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 138. Phục hồi các quyền khác của người được minh oan


1. Việc phục hồi các quyền lao động, hưu trí, nhà ở và các quyền khác của người được minh oan phải tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 399 Bộ luật này để giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành án. Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại không được Toà án chấp nhận hoặc người được minh oan không đồng ý với quyết định của Toà án thì họ có quyền kiện ra Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.

2. Người được minh oan đã bị tước những danh hiệu đặc biệt, cấp bậc trong quân đội, danh hiệu danh dự, cấp bậc cũng như những phần thưởng của Nhà nước theo quyết định của Toà án thì những gì đã tước phải được phục hồi và trả lại.


Điều 139. Bồi thường thiệt hại cho pháp nhân


Thiệt hại do hành vi và quyết định trái pháp luật của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, Cơ quan điều tra ban đầu gây ra cho pháp nhân được Nhà nước bồi thường toàn bộ theo thủ tục và thời hạn quy định tại Mục này.



tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương