Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


Mục 2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ



tải về 2.43 Mb.
trang3/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Mục 2

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 6. Nhiệm vụ của tố tụng hình sự


1. Tố tụng hình sự có nhiệm vụ sau:

1) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức, của những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra;

2) Bảo vệ các cá nhân không bị buộc tội, bị kết án, bị hạn chế các quyền và tự do một cách không có căn cứ và trái pháp luật;

2. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng hình phạt một cách công bằng đối với kẻ phạm tội, phải đáp ứng nhiệm vụ của tố tụng hình sự, đồng thời không được truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người không phạm tội, minh oan cho bất cứ người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ.


Điều 7. Bảo đảm tính pháp chế trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự


1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên không được phép áp dụng Luật liên bang trái với quy định của Bộ luật này.

2. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự, nếu Toà án thấy rằng luật Liên ban hoặc văn bản qui phạm pháp luật khác không phù hợp với quy định của Bộ luật này thì phải quyết định phù hợp với quy định của Bộ luật này.

3. Trong quá trình tố tụng hình sự nếu Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu hoặc Điều tra viên vi phạm các quy định của bộ luật này thì những chứng cứ thu thập được sẽ không được chấp nhận.

4. Các quyết định cảu Toà án, quyết định của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên phải hợp pháp, có căn cứ và phải nêu rõ lý do.


Điều 8. Việc xét xử chỉ do Toà án tiến hành


1. Việc xét xử vụ án hình sự ở Liên bang Nga chỉ do Toà án tiến hành.

2. Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chưa có bản án của Toà án và không tuân theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.

3. Bị cáo không thể bị tước quyền được yêu cầu xét xử vụ án của mình ở Toà án và do Thẩm phán tiến hành, nếu theo quy định của Bộ luật này thì vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án và Thẩm phán đó.

Điều 9. Tôn trọng danh dự và nhân phẩn của cá nhân


1. Trong quá trình tố tụng hình sự nghiêm cấm thực hiện những hành vi và ban hành những quyết định hạ thấp danh dự của người tham gia tố tụng hình sự cũng như có những xử sự hạ thấp nhân phẩm của con người hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ của con người.

2. Không ai trong số những người tham gia tố tụng có thể sử dụng vũ lực, cực hình, đối xử tàn ác hoặc hạ thấp nhân phẩm của con người.


Điều 10. Quyền bất khả xâm phạm của cá nhân


1. Không ai có thể bị bắt giữ do bị nghi thực hiện tội phạm hoặc bị bắt giam nếu không có những căn cứ hợp pháp do Bộ luật này quy định. Trước khi có quyết định của Toà án, không ai có thể bị tạm giữ quá 48 giờ.

2. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, bị tạm giam, người bị đưa vào cơ sở y tế, cơ sở tâm thần một cách trái pháp luật hoặc người bị tạm giam quá thời hạn do Bộ luật này quy định.

3. Người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam cũng như người bị tạm giữ do bị nghi thực hiện tội phạm phải được giam giữ trong điều kiện tính mạng và sức khoẻ của họ không bị đe doạn.

Điều 11. Bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân trong tố tụng hình sự


1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên có nghĩa vụ giải thích cho người bị tình nghi, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người khác tham gia tố tụng hình sự về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, đồng thời bảo đảm khả năng thực hiện các quyền của những người này.

2. Trong trường hợp người được hưởng quyền miễn trừ khai báo đồng ý khai báo thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án có nghĩa vụ thông báo trước cho những người này biết rằng những lời khai của họ có thể được sử dụng làm chứng cứ trong quá trình tố tụng đối với vụ án.

3. Khi có đủ căn cứ để cho rằng người bị hại, người làm chứng hoặc những người khác tham gia vào tố tụng hình sự, cũng như họ hàng thân thích, họ hàng hoặc người thân thích của những người này bị đe doạ đến tính mạng, bị dùng vũ lực, bỉ huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản, cũng như bị áp dụng những biện pháp nguy hiểm trái pháp luật khác thì Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên trong phạm vi thẩm quyền của mình được áp dụng những biện pháp bảo vệ những người này theo quy định tại khoản 9 Điều 166; khoản 2 Điều 186; khoản 8 Điều 193; điểm 4 khoản 2, Điều 241 và khoản 5,Điều 278 của Bộ luật này.

4. Thiệt hại do Toà án và những người có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng gây ra xâm phạm đến những quyền và tự do của người khác phải được bồi thường trên cơ sở những căn cứ và theo thủ tục do Bộ luật này quy định.


Điều 12. Quyền bất khả xâm phạm


1. Việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của những người đang sống ở đó hoặc trên cơ sở quyết định của Toà án, trừ những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 165 Bộ luật này.

2. Việc khám xét và lục soát chỗ ở có thể được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 165 Bộ luật này.


Điều 13. Bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại; bưu phẩm, điện tín và các hình thức liên lạc khác


1. Việc hạn chế quyền công dân đối với bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu chính, điện tín và các hình thức liên lạc khác chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của Toà án.

2. Việc thu giữ bưu phẩm thư tín, điện tín tại bưu điện, cũng như việc kiểm tra và ghi lại nội dung trao đổi qua điện thoại và bằng các hình thức khác chỉ được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 14. Suy đoán vô tội


1. Bị can được coi là không có tội, chừng nào tội của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và không bị Toà án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội.

3. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can.

Điều 15. Tranh tụng giữa các bên


1. Hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành dựa trên cơ sở tranh tụng giữa các bên.

2. Các chức năng buộc tội, gỡ tội và giải quyết vụ án hình sự (phán quyết) là độc lập với nhau và không thể giao cho cùng một cơ quan hoặc một người có thẩm quyền thực hiện.

3. Toà án không phải là cơ quan truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc bên buộc tội hoặc bên gỡ tội. Toà án tạo những điều kiện cần thiết để các bên thực hiện nghĩa vụ tố tụng của mình và thực hiện các quyền được giao cho họ.

4. Bên buộc tội và bên gỡ tội bình đẳng trước Toà án.


Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tình nghi và bị can


1. Người bị tình nghi và bị can được bảo đảm quyền bào chữa. Họ có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ của nguời bào chữa (hoặc) người đại diện hợp pháp.

2. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và Điều tra viên giải thích cho người bị tình nghi và bị can về quyền của họ và bảo đảm cho họ khả năng được bào chữa bằng tất cả những phương pháp và biện pháp mà Bộ luật này không cấm.

3. Trong nhưũng trường hợp do Bộ luật lày quy định, việc bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa và (hoặc) người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi hoặc bị can được những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án bảo đảm.

4. Trong những trường hợp quy định trong Bộ luật này và trong những luật liên bang khác, người bị tình nghi và bị can có thể được sự giúp đỡ miễn phí của người bào chữa.


Điều 17. Tự do đánh giá chứng cứ


1. Thẩm phán, thành viên Bồi thẩm đoàn cũng như Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm, dựa trên tổng hợp những chứng cứ có trong vụ án, căn cứ vào pháp luật và lương tâm của mình.

2. Không có chứng cứ nào có hiệu lực được xác định trước đó.


Điều 18. Ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự


1. Ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Nga và những ngôn ngữ chính thức của các nước cộng hoà thuộc Liên bang Nga. Tại Toà án Tối cao Liên bang Nga và các Toà án quân sự, ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Nga.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Những người tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, nếu không biết hoặc không biết một cách đầy đủ ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự cần phải được giải thích và được bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu, đưa ra lời giải thích và lời khai, khiếu nại, tố cáo, tiếp xúc với hồ sơ vụ án, phát biểu tại Toà án bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ khác mà người đó sử dụng thành thạo, họ còn được sự giúp đỡ miễn phí của phiên dịch theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật này.

3. Nếu theo quy định của Bộ luật này, đối với những tài liệu điều tra và xét xử bắt buộc phải tống đạt cho người bị tình nghi, bị can cũng như người tham gia tố tụng khác thì những tài liệu này phải được dịch ra tiếng mẹ đẻ của những người tham gia tố tụng hoặc dịch tra ngôn ngũ mà người đó sử dụng thành thạo.

Điều 19. Quyền khiếu nại đối với các hoạt động và các quyết định tố tụng


1. Các hành vi và các quyết định của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên có thể bị khiếu nại theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

2. Bị cáo có quyền đề nghị xét lại bản án ở Toà án cấp trên theo trình tự, thủ tục quy định tại các mục từ 43 đến 45, 58 và 49 của Bộ luật này.





tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương