Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


PHẦN THỨ NĂM HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ



tải về 2.43 Mb.
trang24/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

PHẦN THỨ NĂM

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chương XVIII

THỦ TỤC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN, KIỂM SÁT VIÊN, DỰ THẨM VIÊN VÀ CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA BAN ĐẦU VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ



Mục 53

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN, KIỂM SÁT VIÊN, DỰ THẨM VIÊN VÀ CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA BAN ĐẦU VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ



Điều 453. Gửi yêu cầu tương trợ tư pháp


1. Khi cần thiết phải tiến hành trên lãnh thổ quốc gia khác các hoạt động lấy lời khai thu giữ, khám xét, tạm giữ, giám định hoặc các hoạt động tố tụng khác quy định tại Bộ luật này thì Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên gửi cho các cơ quan hoặc người có thẩm quyền tương ứng của quốc gia khác yêu cầu tiến hành các hoạt động nói trên phù hợp với Hiệp quốc tế của Liên bang Nga, với các thoả thuận quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

2. Nguyên tắc hợp tác tương trợ được ký kết bằng văn bản của Toà án tối cao Liên bang Nga, Bộ ngoại giao Liên bang Nga, Bộ Tư pháp Liên bang Nga, Bộ nội vụ Liên bang Nga, Cơ quan an ninh Liên bang của Liên bang Nga, Cơ quan thanh tra việc lưu thông các chất gây nghiện và hướng thần của Liên bang Nga hoặc của Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga về việc nhân danh Liên bang Nga thực hiện tương trợ tư pháp với quốc gia trong việc tiến hành các hoạt động tố tụng cụ thể.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)

3. Yêu cầu tiến hành các hoạt động tố tụng được gửi thông qua:

1) Toà án tối cao Liên bang Nga về những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử của Toà án tối cao Liên bang Nga;

2) Bộ Tư pháp Liên bang Nga về những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử của tất cả các Toà án, trừ Toà án tối cao Liên bang Nga;

3) Bộ nội vụ Liên bang Nga, cơ quan An ninh Liên bang Nga, Cơ quan thanh tra việc lưu thông các chất gây nghiện và hướng thần của Liên bang Nga - trong các hoạt động điều tra mà không cần có quyết định của Toà án hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát;

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)

4) Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga trong những trường hợp khác.

4. Yêu cầu và những tài liệu kèm theo được dịch ra ngôn ngữ chính thức của quốc gia được yêu cầu.

Điều 454. Nội dung và hình thức của yêu cầu


Yêu cầu tiến hành các hoạt động tố tụng được lập bằng văn bản do người có thẩm quyền yêu cầu ký, có đóng dấu quốc huy của cơ quan đó và cần chứa đựng những thông tin sau:

1) Tên cơ quan yêu cầu;

2) Tên và địa chỉ cơ quan được yêu cầu;

3) Tên vụ án và tính chất của yêu cầu;

4) Thông tin về những người mà trong yêu cầu đề nghị làm rõ bao gồm những thông tin về ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chỗ ở hoặc nơi tạm trú, đối với pháp nhân thì tên và địa chỉ của pháp nhân;

5) Những tình tiết cần làm sáng tỏ và danh mục những tài liệu, vật chứng và những chứng cứ khác được yêu cầu;

6) Những thông tin về những tình tiết thực tế của tội phạm đã được thực hiện, cấu thành của tội phạm được quy định trong luật, lời văn của điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự Liên bang Nga và nếu có thể thì những thông tin về mức độ thiệt hại do tội phạm đó gây ra.

Điều 455. Giá trị pháp lý của những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước ngoài


Những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước ngoài do những người có thẩm quyền của nước này thực hiện trong quá trình do thực hiện sự uỷ thác tương trợ tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc những chứng cứ được gửi đến Liên bang Nga theo sự uỷ thác về việc tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với các Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, các điều ước Quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, được uỷ quyền và được chuyển giao theo thủ tục được quy định thì cũng có giá trị pháp lý như những chứng cứ nếu chúng được thu thập trên lãnh thổ Liên bang Nga và hoàn toàn phù hợp với những quy định của Bộ luật này.

Điều 456. Triệu tập người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ đang ở lãnh thổ Liên bang Nga


1. Người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, những người đại diện của họ hiện đang ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga có thể được những người có thẩm quyền đang thụ lý vụ án triệu tập để tiến hành những hoạt động tố tụng trên lãnh thổ Liên bang Nga , nếu được sự đồng ý của họ.

2. Yêu cầu về việc triệu tập những người này được chuyển theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 453 Bộ luật này.

3. Những hoạt động tố tụng với sự tham gia của những người có mặt theo sự triệu tập quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này .

4. Những người có mặt theo sự triệu tập quy định tại khoản 1 Điều này không thể bị khởi tố bị can, bị tạm giam hoặc bị hạn chế tự do cá nhân trên lãnh thổ Liên bang Nga do những hành vi mà họ đã thực hiện hoặc căn cứ vào những bản án đã tuyên đối với họ trước khi họ rời khỏi biên giới Quốc gia của Liên bang Nga. Quyền bất khả xâm phạm chấm dứt hiệu lực nếu người có mặt theo sự triệu tập mặc dù có khả năng rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga trước thời hạn 15 ngày kể từ điểm người có thẩm quyền đã triệu tập họ cho rằng sự có mặt của họ và không còn cần thiết nữa nhưng họ vấn tiếp tục ở lại hoặc sau khi đã rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga lại quay trở lại.

5. Người đang bị tạm giam trên lãnh thổ nước khác được triệu tập theo thủ tục quy định tại Điều này với điều kiện họ được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của Quốc gia đó tạm thời chuyển giao đến lãnh thổ Liên bang Nga để thực hiện những hoạt động được nêu trong yêu cầu triệu tập. Người đó tiếp tục bị tạm trong suốt thời gian họ có mặt trên lãnh thổ Liên bang Nga mà căn cứ để tạm giam họ là quyết định tương ứng của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Người đó phải trở về nước ( mà họ đang bị tạm giam - ND) trong thời hạn được nêu trong văn bản trả lời yêu cầu. Điều kiện chuyển giao hoặc từ chối việc chuyển giao do các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga hoặc do các cam kết bằng văn bản trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại quy định.

Điều 457. Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp ở Liên bang Nga


1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên thực hiện những yêu cầu tiến hành các hoạt động tố tụng do cơ quan và người có thẩm quyền của Quốc gia khác chuyển giao theo thủ tục đã quy định và phù hợp với các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, các thoả thuận Quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc hợp tác tương trợ. Nguyên tắc hợp tác tương trợ được thể hiện bằng văn bản thể hiện sự cam kết của Quốc gia khác trong việc trợ giúp pháp lý cho Liên bang Nga trong việc tiến hành các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của Toà án tối cao, Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ, Cơ quan an ninh, cơ quan thanh tra việc lưu thông chất gây nghiện và chất hướng thần hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)

2. Khi thực hiện yêu cầu, áp dụng những quy định của Bộ luật này, tuy nhiên có thể áp đụng những quy định tố tụng của luật pháp nước ngoài phù hợp với những hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, các thoả thuận quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, nếu việc đó không mâu thuẫn với luật pháp và cam kết Quốc tế của Liên bang Nga.

3. Khi thực hiện yêu cầu có thể có mặt đại diện của nước ngoài, nếu điều đó được quy định trong các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, cam kết bằng văn bản về việc phối hợp hành động trên sơ sở nguyên tắc có đi có lại.

4. Nếu yêu cầu không thể thực hiện được những tài liệu nhận được được trả lại và nêu rõ những nguyên nhân đã cản trở việc thực hiện thông qua cơ quan nhận yêu cầu hoặc theo đường ngoại giao và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia yêu cầu. Yêu cầu được trả lại mà không thực hiện nếu yêu cầu đó trái với pháp Luật liên bang Nga hoặc việc thực hiện yêu cầu có thể gây thiệt hại đến chủ quyền hoặc an ninh của Liên bang Nga.


Điều 458. Chuyển giao hồ sơ vụ án để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự


Trong trường hợp công dân nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Liên bang Nga, do họ ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga và không thể tiến hành các hoạt động tố tụng trên lãnh thổ Liên bang Nga với sự tham gia của họ, mọi hồ sơ vụ án đã được khởi tố và đang trong quá trình điều tra được chuyển đến Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga để giải quyết vấn đề chuyển giao những hồ sơ này cho các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để tiến hành truy tố về hình sự.

Điều 459. Thực hiện những yêu cầu về thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khởi tố vụ án trên lãnh thổ Liên bang Nga


1. Yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về việc thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Liên bang Nga đã phạm tội trên lãnh thổ nước ngoài và đã trở về Liên bang Nga được Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga xem xét giải quyết. Việc điều tra và xét xử trong những trường hợp này được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.

2. Trong trường hợp người mang Quốc tịch Liên bang Nga thực hiện tội phạm trên lãnh thổ nước khác và đã trở về Liên bang Nga trước khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ tại nơi thực hiện tội phạm thì vụ án nếu có những căn cứ quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự Liên bang Nga có thể bị khởi tố và điều tra theo những hồ sơ mà cơ quan có thẩm quyền tương ứng ở nước ngoài chuyển giao cho Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga theo quy định tại Bộ luật này.



Mục 54

DẪN ĐỘ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HOẶC ĐỂ THI HÀNH ÁN



Điều 460. Gửi yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ nước ngoài


1. Liên bang Nga có thể gửi cho Quốc gia khác yêu cầu dẫn độ một người cho Liên bang Nga để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành án trên cơ sở hiệp định quốc tế của Liên bang Nga với Quốc gia đó hoặc thoả thuận bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga sẽ dẫn độ những người cho Quốc gia đó trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và phù hợp với luật pháp của Liên bang Nga.

2. Việc gửi yêu cầu dẫn độ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại được thực hiện, nếu theo quy định của pháp luật cả 2 nước thì hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ bị coi là tội phạm và hình phạt đối với hành vi được thực hiện là phạt tù không dưới 1 năm hoặc hình phạt khác nặng hơn trở lên - trong trường hợp dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc người bị kết án phạt tù không dưới 6 tháng - trong trường hợp dẫn độ để thi hành án.

3. Khi cần thiết phải yêu cầu dẫn độ và có những căn cứ và điều kiện để thực hiện yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tất cả những hồ sơ cần thiết được trình lên Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga để xem xét giải quyết vấn đề gửi cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước khác yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ nước đó.

4. Yêu cầu dẫn độ có những nội dung sau:

1) Tên và địa chỉ của cơ quan yêu cầu;

2) Tên đầy đủ của người được yêu cầu dẫn độ, ngày, tháng, năm sinh, những tài liệu về quốc tịch, nơi sinh sống hoặc nơi cư trú và những tài liệu khác về nhân thân của họ, nếu có thể thì mô tả đặc điểm bên ngoài, ảnh và những tài liệu khác cho phép nhận dạng được người đó;

3) Tóm tắt những tình tiết thực tế và việc định tội đối với hành vi của người bị dẫn độ bao gồm cả những thông tin về mức độ thiệt hại kèm theo việc viện dẫn lời văn của điều luật quy định trách nhiệm đối với hành vi và bắt buộc phải chỉ rõ các chế tài;

4) Những tài liệu về thời gian và địa điểm ra bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định khởi tố bị can kèm theo bản sao có xác nhận những tài liệu này;

5) Kèm theo yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự cần phải có bản sao có xác nhận quyết định của Thẩm phán về việc áp dụng biện pháp tạm giam. Kèm theo yêu cầu dẫn độ thi hành án cần phải có bản sao có xác nhận bản án đã có hiệu lực pháp luật và giấy chứng nhận về thời hạn chưa chấp hành hình phạt.

Điều 461. Phạm vi trách nhiệm hình sự của người bị dẫn độ chuyển cho Liên bang Nga


1. Người bị quốc gia khác dẫn độ không thể bị bắt giam, khởi tố bị can; bị xét xử nếu không được quốc gia đó đồng ý, cũng như không thể bị dẫn độ cho nước thứ ba đối với tội phạm không được nêu trong yêu cầu dẫn độ.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Không cần có sự đồng ý của quốc gia khác, nếu:

1) Người bị dẫn độ trong thời hạn 44 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động tố tụng hình sự, chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt theo bất kỳ căn cứ hợp pháp nào mà không rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga. Thời hạn này không tính đến thời gian mà người bị dẫn độ không có lỗi trong việc không thể rời khỏi Liên bang Nga;

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2) Người bị dẫn độ đã rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga nhưng sau đó lại tự ý trở lại Liên bang Nga;

3) Những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp sau khi bị dẫn độ họ mới thực hiện tội phạm.

Điều 462. Thực hiện yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ Liên bang Nga


1. Liên bang Nga căn cứ vào hiệp định quốc tế của Liên bang Nga hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại có thể dẫn độ cho quốc gia khác người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch đang ở trên lãnh thổ Liên bang Nga để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành án đối với hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của Luật hình sự Liên bang Nga và pháp luật của quốc gia yêu cầu dẫn độ.

2. Việc dẫn độ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại có nghĩa là phù hợp với những cam đoan của quốc gia gửi yêu cầu dẫn độ, có thể hy vọng rằng trong tình huống tương tự theo yêu cầu của Liên bang Nga việc dẫn dộ cũng sẽ được thực hiện:

1) Nếu luật hình sự quy định đối với việc thực hiện những hành vi này thì hình phạt là phạt tù trên 1 năm hoặc hình phạt khác nặng hơn thì việc dẫn độ được thực hiện để truy cứu trách nhiệm hình sự;

2) Nếu người bị yêu cầu dẫn dộ bị kết án phạt tù từ 6 tháng trở lên hoặc hình phạt khác nặng hơn;

3) Khi nước gửi yêu cầu dẫn độ có thể bảo đảm rằng người bị yêu cầu dẫn độ sẽ chỉ bị truy tố về tội phạm được nêu trong yêu cầu và sau khi kết thúc xét xử và chấp hành hình phạt có thể tự do rời khỏi lãnh thổ nước đó cũng như sẽ không bị gửi đi, chuyển giao hoặc dẫn độ đến nước thứ ba nếu không được Liên bang Nga đồng ý.

4. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga ra quyết định dẫn độ người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch đang ở trên lãnh thổ Liên bang Nga bị truy tố về việc thực hiện tội phạm hoặc bị Toà án nước khác kết tội.

5. Quyết định của Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga phải được thông báo bằng văn bản cho người bị dẫn độ và giải thích cho họ quyền được khiếu nại đối với quyết định đó tới Toà án theo quy định tại Điều 463 Bộ luật này.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

6. Quyết định dẫn độ có hiệu lực sau 10 ngày, tính từ ngày người bị dẫn độ nhận được thông báo. Trong trường hợp quyết định dẫn độ bị khiếu nại thì việc dẫn độ không được tiến hành cho đến khi quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

7. Trường hợp nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ một người th7oojvieecj đáp ứng yêu cầu của quốc gia nào do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga quyết định. Trong thời hạn 24 giờ Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga thông báo bằng văn bản quyết định của mình cho người bị dẫn độ.



(Tên và nội dung của khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 463. Khiếu nại quyết định dẫn độ và việc Toà án kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định.


1. Người bị dẫn độ hoặc người bào chữa của họ có thể khiếu nại quyết định dẫn độ của Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga đến Toà án tối cao nước Cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án thành phố trực thuộc liên bang, Toà án miền hoặc khu vực tự trị, nơi họ đang cư trú trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Nếu người bị dẫn độ đang bị tạm giam thì Ban giám thị trại giam sau khi nhận phải gửi ngay khiếu nại đến Toà án có thẩm quyền và thông báo về việc này cho Viện kiểm sát.

3. Trong thời hạn 10 ngày Viện kiểm sát chuyển cho Toà án những tài liệu khẳng định tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định dẫn độ.

4. Toà án với thành phần gồm 3 Thẩm phán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định dẫn độ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại tại phiên toà công khai với sự tham gia của Kiểm sát viên, người bị dẫn độ và người bị bào chữa của người đó, nếu họ tham gia vào vụ án.

5. Khi bắt đầu phiên toà, chủ toạ phiên toà thông báo về khiếu nại được đưa ra xem xét, giải thích cho những người có mặt về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ. Sau đó người khiếu nại và (hoặc) người bào chữa của họ đưa ra căn cứ của việc khiếu nại, sau đó Kiểm sát viên phát biểu ý kiến.

6. Trong quá trình giải quyết, Toà án không xem xét vấn đề lỗi của người khiếu nại mà chỉ giới hạn ở việc kiểm tra tính hợp pháp của quyết định dẫn độ với luật pháp và các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga.

7. Căn cứ kết quả kiểm tra, Toà án ra một trong những quyết định sau:

1) Công nhận quyết định dẫn độ là trái luật pháp hoặc không có căn cứ và huỷ bỏ quyết định đó;

2) Không chấp nhận khiếu nại.

8. Trong trường hợp huỷ bỏ quyết định dẫn độ Toà án đồng thời huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người khiếu nại.

9. Quyết định của Toà án về việc chấp nhận hoặc từ chối khiếu nại có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đến Toà án tối cao Liên bang Nga trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Điều 464. Từ chối dẫn độ


1. Không được phép dẫn dộ nếu:

1) Người mà quốc gia khác yêu cầu dẫn dộ là công dân Liên bang Nga;

2) Người mà quốc gia khác yêu cầu dẫn độ là người cư trú ở Liên bang Nga vì lý do có khả năng bị truy bức ở quốc gia đó do có phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;

3) Đối với người bị yêu cầu dẫn dộ mà ở lãnh độ Liên bang Nga vì có hành vi của họ đã bị kết tội bởi bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc việc tiến hành tố tụng đối với vụ án đã bị đình chỉ;

4) Theo quy định của pháp Luật liên bang Nga thì vụ án hình sự không thể được khởi tố hoặc bản án không thể được thi hành do đã hết thời hiệu hoặc do căn cứ hợp pháp khác;

5) Có quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Liên bang Nga về việc có lý do cản trở việc dẫn độ theo quy định của pháp luật và các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga.

2. Có thể từ chối dẫn độ nếu:

1) Hành vi được coi là căn cứ để yêu cầu dẫn độ theo quy định của luật hình sự không phải là tội phạm;

2) Hành vi là căn cứ để yêu cầu dẫn độ được thực hiện trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc xâm phạm đến lợi ích của Liên bang Nga ngoài lãnh thổ Liên bang Nga;

3) Hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu về hình sự ở Liên bang Nga;

4) Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện theo thủ tục tư tố.

3. Nếu việc dẫn độ không được tiến hành thì Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga thông báo về việc này cho cơ quan tương ứng của nước ngoài và nêu rõ những căn cứ của việc từ chối.


Điều 465. Tạm hoãn việc dẫn độ và dẫn độ tạm thời


1. Trong trường hợp nếu người nước ngoài hoặc người không quốc tịch bị yêu cầu dẫn độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ Liên bang Nga do thực hiện tội phạm khác thì việc dẫn độ có thể được tạm hoãn đến khi đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt theo bất kỳ căn cứ hợp pháp nào hoặc cho đến khi thi hành án xong.

2. Nếu việc tạm hoãn dẫn độ có thể dẫn độ đến hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc gây thiệt hại cho việc điều tra tội phạm thì người bị yêu cầu cần dẫn độ có thể bị dẫn độ tạm thời nếu có tình tiết tuân thủ những điều kiện do Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga quy định.


Điều 466. Áp dụng biện pháp ngăn chặn để bảo đảm việc dẫn độ


(Tiêu đề của Điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

1. Khi nhận được yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác mà không có quyết định tạm giam của Toà án, nhằm bảo đảm cho việc dẫn độ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga xem xét về sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Nếu kèm theo yêu cầu dẫn độ có quyết định của Toà án nước khác về việc tạm giam thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga có quyền áp dụng đối với người đó biện pháp giam giữ tại nhà hoặc tạm giam mà không cần phải phải xin ý kiến của Toà án Liên bang Nga . Trong trường hợp này thời hạn tạm giam không thể vượt quá thời hạn được áp dụng đối với loại tội phạm đó quy định tại Điều 109 Bộ luật này.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã gửi yêu cầu dẫn độ.


Điều 467. Chuyển giao người bị dẫn độ


1. Liên bang Nga thông báo cho quốc gia khác về thời gian và địa điểm chuyển giao người bị dẫn độ. Nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm được xác định là ngày tiến hành việc chuyển giao mà người bị dẫn độ không có ai đến nhận thì người đó được trả tự do.

2. Trong trường hợp quốc gia khác gặp trở ngại ngoài ý muốn mà không tiếp nhận được người bị dẫn độ thì phải thông báo cho phía Liên bang Nga và thời gian chuyển giao được chuyển sang ngày khác. Cũng theo trình tự đó, việc chuyển giao cũng có thể được chuyển sang ngày khác, nếu phía Liên bang Nga gặp trở ngại ngoài ý muốn mà không thực hiện được việc dẫn độ.

3. Trong mọi trường hợp, người bị dẫn độ phải được trả tự do, nếu quá thời hạn 30 ngày tính từ ngày đã thống nhất là ngày thực hiện việc chuyển giao.

(Điều luật này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)



tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương