Coâng ty thöÔng maïI ÑAÀu tö vaø phaùt trieåN (becamex)



tải về 1.21 Mb.
trang1/42
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích1.21 Mb.
#54154
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42
[123doc] - du-an-dau-tu-xay-dung-chung-cu-cao-cap-phong-phu-khu-b


C ÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ INTRESCO
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CHUNG CƯ CAO CẤP PHONG PHÚ – KHU B
TẠI XÃ PHONG PHÚ – HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP.HCM
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội Đồng Thẩm Định Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi trường ngày 20.03.2008 thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM)

TP.HCM, THÁNG 03/2008


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ INTRESCO
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUNG CƯ CAO CẤP
PHONG PHÚ – KHU B
Tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TP.HCM



CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH
DOANH NHÀ INTRESCO
P.Giám đốc


Trương Minh Thuận

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG
TẦM NHÌN XANH (GREE)
Giám đốc


Nguyễn Tuấn Anh


Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư Xây dựng chung cư cao cấp Phong Phú – Khu B do Công ty CP. Đầu tư Kinh doanh nhà Intresco làm chủ đầu tư được phê duyệt tại quyết định số …../QĐ-TNMT-QLMT ngày …………của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…….tháng …..năm 2008
KT.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Phước



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 16
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 20
I. TÊN DỰ ÁN: 20
II. CHỦ ĐẦU TƯ 20
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 20
1. Vị trí địa lý của dự án 20
2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của dự án 20
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 22
1. Giải pháp kiến trúc của dự án 22
1.1. Giải pháp chung: 22
1.2. Công năng phân bổ theo các tầng: 22
1.3. Cơ cấu căn hộ: 23
2. Giải pháp kết cấu của dự án 25
3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án 26
3.1. Quy hoạch giải phóng mặt bằng 26
3.2. Công tác san nền 26
3.3. Hệ thống giao thông 26
3.4. Hệ thống cấp điện 27
3.5. Hệ thống cấp nước 27
3.6. Hệ thống thoát nước mưa 28
3.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 28
3.8. Thu gom và xử lý chất thải rắn 29
4. Chi phí đầu tư dự án 29
4.1. Nguồn vốn đầu tư. 29
4.2. Tổ chức quản lý dự án 30
5. Các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án 30
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG & KINH TẾ - XÃ HỘI 31
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 31
1. Địa hình - Địa mạo 31
2. Điều kiện địa chất công trình – địa chất thủy văn 31
3. Địa chất thủy văn: 32
4. Khí hậu 32
Khu vực quy hoạch thuộc phân vùng khí hậu IVb của Việt Nam. Đặc điểm của phân vùng khí hậu này là: 32
5. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án 33
5.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 33
5.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm 34
5.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt (cô diệu: đặc điểm sông mã voi, cách thức lấy mẫu) 35
Đối với chất lượng môi trường nước mặt tại rạch Mã Voi – nguồn tiếp nhận nước thải. Kết quả khảo sát và đo đạc chất lượng nước mặt tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng số 10. 35
Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước mặt tại khu vực của dự án cho thấy chất lượng nước mặt đã bị ô nhiễm, hầu như tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-2005). Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ, thể hiện qua các thông số BOD5, COD cao và DO thấp. Nguồn gốc của các thành phần ô nhiễm này chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt của người dân tại khu vực sông chợ Đệm, rạch Mã Voi, vvv…(là những nguồn tiếp nhận nước thải). 36
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 36
HuyệnBình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích tự nhiên là 25.269,16 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Dân số tính đến năm 2003 là 219.340 người, chiếm 3,9% dân số thành phố, mật độ dân số bình quân là 820 người/km2, với 15 xã và 1 thị trấn. Huyện Bình Chánh nằm về phía Tây-Tây Nam của nội thành TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, phía Nam giáp 2 huyện Bến Lức và Cần Giuộc tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An, phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 7, Quận 8 và huyện Nhà Bè. 36
Kinh tế xã hội Xã Phong Phú 36
Những năm đầu giải phóng nền kinh tế của xã Phong Phú hoàn toàn dựa vào nông nghiệp là chính, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa có, mật độ dân cư sống thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp, do đó đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 36
Các hướng tiếp giáp của xã Phong Phú: 36
Sau 30 năm giải phóng, cùng với sự phát triển chung của khu vực, xã Phong Phú đã và đang trong quá trình phát triển đô thị hóa nhanh. Nhiều công ty, xí nghiệp kinh doanh trên địa bàn đã tạo việc làm cho lao động xã từng buớc thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. 37
Hiện nay đời sống dân cư trong xã Phong Phú nhìn chung còn nhiều khó khăn, nhất là khu dân cư xung quanh khu vực dự án. Vẫn còn rất nhiều ngôi nhà lá, nhà ổ chuột. 37
Tổng diện tích xã Phong Phú 1868,9ha. Dân số: toàn xã có 85.195 hộ dân với 340.781 nhân khẩu. Xã Phong Phú có 4 trường học bao gồm: 1 trường cấpI, 1 trường cấp II, 1 trường cấp III và 1 trường dạy nghề. Xã có một Trạm Ytế. 37
Như vậy sau này khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt đời sống khu dân cư và như vậy khu vực xung quanh dự án sẽ được quy hoạch phù hợp. Giao thông đi lại cũng sẽ được quy hoạch sẽ mở rộng và trải nhựa những con đường đất xung quanh khu vực dự án. Nguồn nước cung cấp cho người dân sẽ là nguồn nước cấp của thành phố thay vì dùng nước giếng như hiện nay. Toàn bộ nước thải được tập trung về trạm xử lý cục bộ sau đó xả vào cống thu nước và thải ra rạch Mã Voi do đó hệ thoát nước của khu vực cũng sẽ được cải tạo. Nước thải sẽ được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. 37
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38
I. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 38
1. Các nguồn gây ô nhiễm 38
Những hoạt động trong giai đoạn thi công các quá trình như: giải tỏa, chuẩn bị mặt bằng, phá vỡ nhà cửa, đào móng, cung cấp vật liệu, gia công sắt, thép,... sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và những hoạt động lân cận của người dân. Có thể tóm lược các nguồn gây ra ô nhiễm chính trong quá trình xây dựng như sau 38
1.1. Bụi 38
Ô nhiễm do bụi đất, đá, cát, xi măng phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, trong quá trình xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu: gây ra các tác động đến công nhân trực tiếp thi công trên công trường, đến môi trường không khí xung quanh và hệ động thực vật. Cụ thể như sau: 38
Bụi có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da... Bụi bám trên da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng sơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi. 39
1.2. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển 39
Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng. 39
Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy móc sử dụng trên công trường chứa các thành phần gây độc hại như CO, NOx, SOx, các chất hữu cơ bay hơi và bụi. 39
Nồng độ các chất ô nhiễm tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của các động cơ. Phương tiện vận chuyển và máy móc càng cũ, nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, do đó tác động đến môi trường càng lớn. 39
Nếu xác định được số lượng xe hoạt động hàng ngày và số lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ việc phân tích thành phần khói thải do hoạt động của xe được nêu ở bảng 11 ta có thể tính được một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải. 39
Một cách khác nếu biết lượng xăng tiêu thụ hàng ngày của các phương tiện giao thông hoạt động trên công trường, chúng ta có thể tính được lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường dựa theo hệ số ô nhiễm ở Bảng 11. 39
Khí thải phát sinh từ các phương tiên giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trong khu vực thực hiện dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng tại công trường. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chỉ tập trung vào những khoảng thời gian vận chuyển của các phương tiện, không tập trung và thường xuyên. 40
1.3. Tiếng ồn 40
Ô nhiễm về tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ các phương tiện và máy móc thi công trên công trường. Loại ô nhiễm này thường rất lớn vì trong giai đoạn này các phương tiện máy móc sẽ sử dụng nhiều hơn và hoạt động cũng liên tục hơn. Số liệu các máy móc thiết bị thi công xây dựng làm phát sinh ra tiếng ồn có thể liệt kê trong bảng 13 40
1.4. Nước thải 42
Ô nhiễm nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường và nước mưa chảy tràn trên các bề mặt của công trường đang xây dựng. 42
Số lượng công nhân thi công trong giai đoạn này thường xuyên dao động tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình. Ước tính tại thời điểm cao nhất, tổng số công nhân viên là 200 người, nhu cầu sử dụng nước trong ngày là 9 - 10 m3/ngày. Nước thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công do các hoạt động sinh hoạt cá nhân trong nhà vệ sinh. 42
Nước thải từ các nhà vệ sinh của công nhân chứa hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ rất cao (BOD, SS, Coliform…) nếu không được thu gom xử lý sẽ gây ra các tác động đến môi trường nước ngầm khu vực dự án. Tải lượng các chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải sinh hoạt tính theo đầu người như sau: 42
Lượng nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc chế độ khí hậu của khu vực. Nếu không được quản lý tốt, nước mưa có thể bị nhiễm dầu do chảy qua những khu vực chứa nhiên liệu, qua khu vực đậu xe…Nước mưa chảy tràn cuốn theo các tạp chất đất đá, cặn bẩn, dầu nhớt nhiên liệu gây nên các vấn đề về an toàn vệ sinh và mỹ quan khu vực. 42
Ngoài ra còn có nước thải từ việc giải nhiệt máy móc, thiết bị hoặc từ các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Loại ô nhiễm này tương đối nhẹ, ít gây ảnh hưởng. 42
Phương pháp khoan cọc nhồi làm cho kết cấu móng chắc hơn, giảm thiểu tiếng ồn nhiều hơn nhưng lại phát sinh một lượng lớn nước thải. Lượng nước thải này nếu không được xử lí trước khi thải ra cống chung thì cũng sẽ gây ô nhiễm. 43
Khi xe vận chuyển vật liệu xây dựng ra khỏi công trình đều phải tiến hành rửa xe. Vì vậy sẽ phát sinh lượng nước thải từ quá trình này. Nước thải này chứa nhiều bùn, cát, đá…nếu không được xử lý thì nước thải này khi chảy vào hệ thống thoát nước chung sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ thống. 43
1.5. Rác xây dựng và rác thải sinh hoạt 43
Những tác động này nếu không tìm biện pháp hạn chế thì không chỉ ảnh hưởng tới công nhân tham gia xây dựng công trình mà còn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, các cơ sở, nhà máy và khu dân cư ở khu vực lân cận. 43
1.6. Vấn đề an toàn lao động 43
Công trình xây dựng là nhà cao tầng (25 tầng lầu và 01 tầng hầm) cho nên nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình thi công tương đối lớn. Do đó, Chủ Dự án sẽ chú ý đến vấn đề an toàn lao động khi vận chuyển và lắp đặt các máy móc có trọng tải lớn và khi thi công các công trình trên cao. 43
Nhìn chung các tác động nói trên ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể và trong thời gian có hạn. Tuy nhiên, cũng cần có các biện pháp thích hợp để kiểm soát vì các tác động này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của công nhân tham gia xây dựng công trình 44
2. Các tác động khác 44
2.1. Tác động đến các công trình kiến trúc trong khu vực 44
Các nhà dân và các công trình khác trong khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng bởi bụi (làm ố vàng tường nhà), tiếng ồn và các chấn động mạnh. (có thể làm nứt lún các công trình kiến trúc gần nơi đóng cọc). 44
Dự án sẽ gây các ảnh hưởng sau: 44
2.2. Tác động đến môi trường đất 44
Về mặt tích cực, dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch mà trước đây là đất dùng làm nhà xưởng. Điều này có nghĩa làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất. 44
Đất nội bộ được san bằng phù hợp với địa hình khu vực cần khai thác, nói chung, điều này sẽ có lợi đến tài nguyên đất khu vực – ngoại trừ sự biến động về giá trị sử dụng của tài nguyên đất do thay đổi mục đích sử dụng. 44
Nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi bặm, đất cát sẽ tự thấm trong khuôn viên dự án. Điều này sẽ làm thay đổi thành phần tính chất của chất lượng đất. 44
Các loại rác sinh hoạt và rác xây dựng nếu không được thu gom thường xuyên cũng ảnh hưởng đến chất lượng đất đai trong vùng và có thể trở thành nơi lưu trú của các loài côn trùng, bọ sát có hại và là nguồn phát sinh dịch bệnh cho người lao động trên công trường. 44
2.3. Tác động đến tài nguyên sinh vật 45
Ở giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án, do vận chuyển đất đá san lấp sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân lá cây cối, làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh trong khu vực dự án. Khi xây dựng dự án, một số cây cối và thảm thực vật trên khu đất dự án bị mất đi do phải san nền để bố trí mặt bằng các công trình. Vì vậy, để đảm bảo cân bằng sinh thái và giảm bớt các tác động từ phía ngoài (bụi, tiếng ồn …), dự án phải tính đến việc trồng cây xanh mới. 45
2.4. Tác động đến tình hình trật tự an ninh khu vực 45
Giai đoạn thi công cơ bản của dự án tập trung rất đông công nhân. Đặc điểm của số lao động này phần lớn là lao động phổ thông, không hoàn toàn là dân cư trú chính thức trong địa bàn khu vực. Quá trình tập trung đông công nhân sẽ gây ra các vấn đề xã hội, gây mất trật tự an ninh khu vực như làm tăng các tệ nạn xã hội (trộm cắp, đánh nhau, ma tuý…) gây khó khăn cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng tại địa bàn khu vực dự án. 45
2.5. Tác động giao thông chung quanh 45
Dự án nằm trong khu vực đường Nguyễn Văn Linh là con đường có lưu lượng xe cộ nhiều. Trong quá trình san nền và thi công của dự án cần rất nhiều các phương tiện vận chuyển để chở vật liệu xây dựng cũng như máy móc thiết bị để phục vụ cho dự án, mà giao thông ở đây đông đúc ít nhiều sẽ gây tình trạng kẹt xe. Do đó, cần phải có biện pháp quản lý các phương tiện xe ra vào của dự án để tránh gây tắc nghẽn giao thông tại dự án. 45
II. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 45
1. Các nguồn gây ô nhiễm 45
1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước 45
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa xây dựng trung tâm thương mại – căn hộ cao cấp, nước mưa sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy ra hệ thống thoát nước hoặc phần lớn thấm trực tiếp xuống đất. Khi trung tâm được xây dựng lên, mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước, ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống hệ thống thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. 45
Lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1.000m3 (chiếm 80% lượng nước cấp: (Qmax + QTM ) x 0,8). Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân trong khu vực này. Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh Ecoli. 46
Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4… 46
Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, chỉ số BOD5 càng cao cho thấy lượng chất hữu cơ trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm cao hơn. 46
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất thải rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn sông, suối tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại nguồn sông suối này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng này. 47
Các chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ gây ra các vấn đề tắc nghẽn các cống thoát nước tại khu vực, gây ra tình trạng ứ đọng nước thải, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và làm mất vẻ mỹ quan khu vực. 47
1.2. Chất thải rắn 47
Lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong các căn hộ, các dịch vụ công cộng, và khách ra vào trung tâm thương mại, qui mô dân số dự kiến của chung cư là 2.928 người (theo Dự án Đầu tư). 47
Do đó, thành phần và khối lượng rác thải ra như sau: 47
Như vậy lượng rác thải sinh hoạt: 1,5 kg/người/ngày x 2.928 người = 4.392kg/ngày 47
Khối lượng rác thải của khu thương mại (ước tính chiếm khoảng 15% khối lượng rác thải khu nhà ở) 47
Vậy tổng khối lượng chất thải rắn là: 4.392 + 659 = 5.051 kg/ngày 48
Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ tại bể tự hoại và trạm xử lý nước thải tập trung của khu nhà sẽ làm phát sinh một lượng bùn thải đáng kể. Vì quá trình xử lý chủ yếu sử dụng biện pháp sinh học nên lượng bùn sinh ra từ các công trình bể thuộc dạng bùn sinh học, dễ phân hủy. 48
Chất thải nguy hại là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Các loại chất thải nguy hại trong khu nhà thường là gas, chất tẩy rửa, pin, các loại hóa mỹ phẩm, các thùng sơn đã qua sử dụng, các vật dụng y tế trong các căn hộ gia đình… 49
Chất thải nguy hại thực sự đe dọa đến sức khỏe con người như tổn thương cơ thể, có khả năng gây dị ứng các bệnh mãn tính và cấp tính, đường hô hấp, ung thư, rối loạn hệ thần kinh, gây đột biến, … Nếu chất thải nguy hại không được thải bỏ đúng cách sẽ hủy hoại môi trường và là những mối nguy hại tiềm ẩn đến sức khỏe cộng đồng. 49
1.2.3 Rác thải y tế: 49
Cơ sở y tế của chung cư cao cấp Phong Phú – khu B: là một phòng y tế nhỏ chủ yếu để làm công tác sơ cứu tại chỗ cho những trường hợp bệnh tật hay tai nạn cấp bách trước khi chuyển đi các bệnh viện chức năng trong huyện Bình Chánh và Thành phố. 49
Tổng rác thải y tế trong Cơ sở y tế khu chung cư trung bình khoảng 2kg/ngày. Lượng rác thải này được thu gom riêng ( 2 ngày thu gom 1 lần) và vận chuyển đến nơi xử lý rác thải y tế của Thành phố. Nước thải y tế tính trung bình khoảng 0.5m3/ ngày được đưa vào trạm xử lý nước thải của chung cư để xử lý. 49
1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 49
Chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào Khu dân cư là các loại xe máy, xe ô tô, xe tải vận chuyển các loại. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbuahydro, aldehyde và bụi. Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, không cố định nên việc khống chế và kiểm soát rất khó khăn. 49
Lượng khí thải sinh ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, thí dụ lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi thắng (phanh). 49
Dự án sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp điện cho khu nhà ở trong thời gian mạng lưới điện quốc gia bị ngắt. Việc sử dụng máy phát điện chỉ trong thời gian ngắn và mang tính gián đoạn. Tuy nhiên, quá trình sử dụng máy phát điện cũng sẽ làm phát sinh ra các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. 50
Nhiên liệu được sử dụng cho máy phát điện là dầu DO 50
Để tính toán mức độ ô nhiễm của máy phát điện, có thể sử dụng hệ số ô nhiễm như sau: 50
Nguy cơ hỏa hoạn xảy ra ngày càng nhiều trong thành phố. Trong đó, gas là yếu tố gây hỏa hoạn nhiều nhất, hầu hết là các đám cháy do sự bất cẩn của người dân: 51
1.4. Ô nhiễm tiếng ồn 51
1.4.1.Từ quá trình sinh hoạt 51
1.5. Khả năng gây cháy nổ 52
2. Các tác động đến môi trường và xã hội 52
2.1. Tác động đến môi trường từ nước thải 52
2.2. Tác động đến môi trường từ chất thải rắn 53
2.3. Tác động đến môi trường từ chất thải nguy hại 53
2.4. Tác động đến môi trường từ tiếng ồn 54
III. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 54
1.Tác động tích cực 54
2.Tác động tiêu cực 54
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 55
I. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 55
1. Tiếng ồn 55
2. Ô nhiễm không khí 55
3. Ô nhiễm môi trường nước 56
4. Chất thải rắn 56
5. Ô nhiễm môi trường đất 56
II. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 56
1. Khống chế ô nhiễm nước 56
1.1.Nước mưa 57
1.2.Nước thải sinh hoạt: bao gồm 2 hệ thống 57
2. Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn 63
2.1. Biện pháp quản lý và thu gom rác sinh hoạt từ các hộ gia đình 63
2.2. Bùn thải từ bể tự hoại và hệ thống xử lý nước thải 64
3. Phương án xử lý chất thải nguy hại 64
4. Phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí 64
4.1. Biện pháp quy hoạch 64
4.2. Biện pháp quản lý 64
4.3. Khống chế ô nhiễm khí thải từ máy phát điện dự phòng 65
4.4. Khống chế ô nhiễm khí thải và mùi từ bếp nấu ăn 66
4.5. Ô nhiễm tiếng ồn 66
4.6. Ô nhiễm mùi 66
5. Phòng cháy chữa cháy 67
6. Hệ thống chống sét 68
7. Trồng cây xanh trong khuôn viên khu nhà ở 68
8. Một số biện pháp hỗ trợ 68
III. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU 69
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư: 69
2. Trách nhiệm của ban quản lý chung cư: 69
CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 70
CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 71
I.CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 71
II. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 74
A. Giaùm saùt trong quaù trình xaây döïng 74
1. Giám sát chất lượng môi trường không khí 74
2. Giám sát chất lượng nước thải 75
3. Giám sát chất lượng nước ngầm 75
4. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt 75
5. Các yếu tố khác 75
6. Chi phí giám sát chất lượng môi trường 75
7. Các biện pháp hỗ trợ 76
CHƯƠNG 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 77
I. PHẦN XÂY DỰNG 77
II. PHẦN THIẾT BỊ 77
CHƯƠNG 8. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 80
I. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 80
II. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 80
CHƯƠNG 9. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 81
I. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 81
II. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 81
III. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
1. Kết luận 83
1.1 Về mặt pháp lý 83
1.2 Về mặt hiệu quả kinh tế xã hội 83
2. Kiến nghị 83
PHẨN PHỤ LỤC 84

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Bảng quy hoạch Chung cư cao cấp Phong Phú – Khu B 15
Bảng 2: Bảng diện tích để xe theo tiêu chuẩn TCXDVN 323:2004 16
Bảng 3: Bảng quy hoạch Chung cư từ tầng 3 đến tầng 22 14
Bảng 4: Bảng quy hoạch Chung cư từ tầng 14 đến tầng 15 14
Bảng 5: Bảng quy hoạch Chung cư tầng thượng 15
Bảng 6: Bảng tổng nhu cầu nước 18
Bảng 7: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư dự án 20
Bảng 8: Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại khu vực dự án 24
Bảng 9: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước ngầm 25
Bảng 10: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước mặt 26
Bảng 11: Thành phần các chất trong khói thải ô tô 30
Bảng 12: Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1.000 lít xăng) 30
Bảng 13: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công 31
Bảng 14: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (chưa qua bể tự hoại) 32
Bảng 15: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (sau khi qua bể tự hoại) 37
Bảng 16: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ôtô 37
Bảng 17: Hệ số ô nhiễm máy phát điện sử dụng dầu DO 40
Bảng 18: Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện 41
Bảng 19: Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo đầu người 43
Bảng 20 : Bậc chịu lửa của chung cư bậc 1 59
Bảng 21: Các thông số lựa chọn thiết kế tính toán hệ thống xử lý nước thải 62
Bảng 22: Thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị 64
Bảng 23: Bảng khái toán kinh phí phần xây dựng 68
Bảng 23: Bảng khái toán kinh phí phần thiết bị 68

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương