Code of practice for lightning protection and earthing for telecommunication plants



tải về 0.74 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.74 Mb.
#8225
  1   2   3   4   5   6
TCN 68 - 174: 1998

QUY PHẠM CHỐNG SÉT VÀ TIẾP ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG



CODE OF PRACTICE FOR LIGHTNING PROTECTION AND

EARTHING FOR TELECOMMUNICATION PLANTS
Lời nói đầu

TCN 68 - 174: 1998 được xây dựng trờn cơ sở các quy định, hướng dẫn và khuyến nghị của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn Ngành về chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông, có tham khảo các sổ tay, các tiêu chuẩn và công nghệ chống sét của một số quốc gia trên thế giới.

TCN 68 - 174: 1998 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 773/1998/QĐ-TCBĐ ngày 19 thông 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
CHỐNG SÉT VÀ TIẾP ĐẤT

CHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

QUY PHẠM KỸ THUẬT

LIGHTNING PROTECTION AND EARTHING FOR TELECOMMUNICATION

PLANTS TECHNICAL REGULATION, RULE, NORM

(Ban hành theo Quyết định số 773/1998/QĐ-TCBĐ ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

Chương 1.

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy phạm này áp dụng để khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý các hệ thống chống sét và tiếp đất cũng như việc lựa chọn các trang thiết bị chống sét bảo vệ các công trình viễn thông thuộc phạm vi quản lý của ngành Bưu điện xây dựng mới hoặc cải tạo bao gồm:

1. Các nhà trạm và cột anten viễn thông;

2. Các thiết bị và đường dây thông tin;

3. Các đường điện lưới.



Điều 2: Quy phạm này áp dụng nhằm mục đích:

1. Bảo vệ các công trình viễn thông và con người loại trừ nguy hiểm hoặc hạn chế các thiệt hại do sét gây ra;

2. Thống nhất cấu hình đấu nối và tiếp đất trong các nhà trạm viễn thông;

3. Lựa chọn hệ thống và thiết bị chống sét;

4. Thống nhất các nguyên tắc và nội dung trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý hệ thống chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.

Điều 3: Các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ngày dông - A. Thunderstorm day

Ngày dông là ngày có đặc trưng khí tượng mà người quan trắc nghe rõ tiếng sấm.

2. Mật độ sét - A. Lightning Density

Mật độ sét là số lần sét đánh xuống một kilômet vuông diện tích mặt đất trong một năm.

3. Thiết bị chống sét - A. Surge protective device (SPD)

Thiết bị chống sét là các phương tiện hạn chế quá áp đột biến và rẽ các dòng sét bảo vệ các hệ thống viễn thông. SPD chứa ít nhất một phần tử phi tuyến.

4. Hệ số phẩm chất của một cáp có vỏ kim loại - A. Quality factor of a metal-sheathed cable

Hệ số phẩm chất của một cáp có vỏ bằng kim loại là tỉ số điện áp xung cho phép lớn nhất đối với chất cách điện giữa các sợi lõi cáp và vỏ kim loại của nó với trở kháng truyền đạt của vỏ. Tỉ số này được biểu diễn bằng kAkm.

5. Hệ số che chắn của một vỏ cáp kim loại - A. Screeng factor of a metal cable sheath

Hệ số che chắn của một vỏ cáp kim loại là tỉ số giữa trở kháng truyền đạt và trở kháng của mạch được tạo bởi vỏ cáp và đất. Nó cũng có thể được xác định như tỉ số giữa điện áp sụt trên vách trong của vỏ cáp kim loại và sụt áp trên mạch ngoài được tạo bởi vỏ cáp và đất đối với một dòng điện trên vỏ ngoài. Biết hệ số che chắn của cáp ta có thể dùng để tính điện áp xung thay cho trở kháng truyền đạt.

6. Sét đánh trực tiếp - A. Direct lightning flash

Sét đánh xuống cáp treo hoặc xuống mặt đất cạnh cáp ngầm trong khoảng cách hồ quang tương đương D.

7. Dòng sét đánh trực tiếp vào cáp treo (J) - A. Direct lightning current to aerial cables (J)

Dòng sét đánh trực tiếp vào cáp treo là dòng sét nhỏ nhất gây ra hư hỏng khi sét đánh xuống đất.

8. Diện tích rủi ro - A. Risk Area

Diện tích rủi ro là diện tích của miền bao quanh công trình viễn thông, khi sét đánh vào diện tích này có thể gây nguy hiểm cho công trình viễn thông.

9. Mạng TN - A. Terrestrial neutral

Theo ký hiệu quốc tế, mạng TN là mạng điện hạ áp có điểm trung tính trực tiếp nối đất, còn vỏ thiết bị điện được nối với điểm trung tính (nối không).

10. Mạng TN-C - A. Terrestrial neutral combined

Mạng TN-C là mạng TN có dây bảo vệ và là dây trung tính (dây PEN). Các bộ phận dẫn điện bị hở (vỏ của thiết bị điện) được nối với dây của mạng tiếp đất bảo vệ (PEN).

11. Mạng TN-S - A. Terrestrial neutral separated

Mạng TN-S là mạng TN có dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt. Các bộ phận dẫn điện bị hở (vỏ của thiết bị điện) được nối với dây tiếp đất bảo vệ (PE). Dây bảo vệ (PE) có thể là vỏ kim loại của cáp điện lực hoặc một dây dẫn riêng.

12. Mạng TN-C-S - A. Terrestrial neutral combined and separated

Mạng TN-C-S là mạng TN trong đó ở phần đầu của mạng có dây bảo vệ và dây trung tính chung còn ở phần sau của mạng có dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt.

13. Mạng TT - A. Terrestriated Terrestrial

Theo ký hiệu quốc tế, mạng TT là mạng điện hạ áp có trung tính trực tiếp nối đất còn vỏ thiết bị điện được nối với tiếp đất bảo vệ độc lập.

14. Mạng IT - A. Insulation Terrestrial

Theo ký hiệu quốc tế, mạng IT là mạng điện hạ áp có điểm trung tính cách ly với đất còn vỏ thiết bị điện được nối với tiếp đất bảo vệ độc lập.

15. Đất - A. Earth

Đất là một khối dẫn mà điện thế của nó tại mọi điểm được quy ước bằng 0.

16. Điện cực tiếp đất tự nhiên - A. Natural Earth Electrode

Điện cực tiếp đất tự nhiên là các bộ phận bằng kim loại của các công trình được tiếp xúc với đất và được sử dụng cho mục đích tiếp đất.

17. Điện cực tiếp đất nhân tạo - A. Artificial Earth Electrode

Điện cực tiếp đất nhân tạo là những điện cực được sử dụng riêng cho mục đích tiếp đất. Nó là một vật dẫn điện có dạng bất kỳ (ống, cọc, tấm, tia nằm ngang...) không bọc cách điện ở bên ngoài và được chôn trực tiếp trong đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất.

18. Dàn tiếp đất - A. Ground pole

Dàn tiếp đất là một hay nhiều điện cực tiếp đất liên kết với nhau được chôn trực tiếp trong đất hoặc tiếp xúc với đất.

19. Mạng tiếp đất - A. Earthing Network

Mạng tiếp đất là một dàn tiếp đất hoặc liên kết nhiều dàn tiếp đất có chức năng khác nhau trong một khu vực địa lý.

20. Cáp dẫn đất (dây dẫn đất) - A. Earthing conductor

Cáp (dây) dẫn đất là cáp (dây) nối tấm tiếp đất chính với dàn tiếp đất.

21. Hệ thống tiếp đất - A. Grounding system

Hệ thống tiếp đất bao gồm dàn tiếp đất và cáp (dây) dẫn đất.

22. Tấm tiếp đất chính - A. Main Earthing terminal (MET)

Tấm tiếp đất chính là 1 tấm đồng mạ niken được khoan lỗ, bắt vào bản bakêlit và bắt chặt vào tường để đấu nối các đường dẫn bảo vệ, các đường dẫn kết nối đẳng thế và các đường dẫn đất chức năng với mạng tiếp đất.

23. Dây dẫn liên kết - A. Bonding conductor

Dây dẫn liên kết là những dây nối các thành phần kim loại không được cách điện trong nhà trạm và những thành phần kim loại từ ngoài dẫn vào với các mạng liên kết để đảm bảo cho sự liên kết đẳng thế.

24. Nhà trạm viễn thông - A. Telecommunication Building

Nhà trạm viễn thông là những nhà trạm trong đó chứa các thiết bị viễn thông, bao gồm thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, thiết bị vi ba và một số loại trang thiết bị khác.

25. Nhà thuê bao - A. SubscriberÂs Building

Nhà thuê bao là những ngôi nhà của các cơ quan, các hãng hoặc nhà ở mà tại đó sử dụng các dịch vụ viễn thông.

Nhà thuê bao được chia làm 2 loại:

a. Nhà thuê bao dùng để kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Đó là những nhà thuê bao lớn chứa các thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, thiết bị vi ba v.v.

b. Nhà thuê bao sử dụng trực tiếp các dịch vụ viễn thông:

- Nhà thuê bao sử dụng trực tiếp đa dịch vụ viễn thông (gồm thoại, Fax, truyền số liệu v.v.)

- Nhà thuê bao sử dụng trực tiếp 1 dịch vụ viễn thông chẳng hạn như máy Fax, hoặc máy điện thoại.

26. Trạm điện tử ở xa - A. Remote Electronic Station

Trạm điện tử ở xa là trạm hoặc ca bin trong đó chứa các thiết bị viễn thông, bao gồm thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, được đặt xa trung tâm, chỉ có một tầng, tổng diện tích mặt sàn không lớn hơn 100 m2, không có anten trên nóc và bên cạnh trạm, có nhu cầu nguồn điện xoay chiều.

27. Mạng liên kết - A. Bonding network (BN)

Mạng liên kết là 1 tập hợp các phần tử dẫn điện được nối với nhau nhằm che chắn ảnh hưởng điện từ cho các hệ thống thiết bị điện tử và con người.

28. Mạng liên kết chung - A. Common bonding network (CBN)

Mạng liên kết chung là một tập hợp các phần tử kim loại liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định để tạo thành một mạng liên kết chính ở bên trong nhà trạm viễn thông.

29. Mạng liên kết dạng mắt lưới - A. Mesh Bonding network (MBN)

Mạng liên kết mắt lưới là một mạng liên kết mà tất cả các khung thiết bị, các giá đỡ, các ca bin, dây dương của nguồn một chiều được đấu nối với mạng liên kết chung (CBN) tại nhiều điểm.

30. Mạng liên kết cách ly - A. Isolated bonding network (IBN)

Mạng liên kết cách ly là một mạng liên kết có một điểm nối đơn đến mạng liên kết chung hoặc một mạng liên kết cách ly khác. Tất cả các mạng liên kết cách ly đều có 1 đường nối tới đất qua điểm nối đơn.

31. Mạng liên kết cách ly mắt lưới - A. Mesh - Isolated bonding network (M-IBN)

Mạng liên kết cách ly mắt lưới là một mạng liên kết cách ly mà trong đó các thành phần của nó được nối với nhau tạo thành một cấu trúc dạng mắt lưới.

32. Mạng liên kết cách ly hình sao - A. Star - Isolated bonding network (S- IBN)

Mạng liên kết cách ly hình sao là một mạng liên kết cách ly mà trong đó các thành phần của nó được nối với nhau tạo thành một cấu trúc dạng hình sao.

33. Điểm nối đơn - A. Single point connection (SPC)

Điểm nối đơn là vị trí duy nhất trong một mạng liên kết cách ly mà ở đó thực hiện nối với mạng liên kết chung (điểm nối đơn phải có kích thước thích hợp để nối các đường dẫn. Điểm nối đơn thường là một thanh dẫn đồng, một số trường hợp sử dụng lớp vỏ kim loại của cáp).

34. Cửa sổ điểm nối đơn - A. SPC Window (SPCW)

Cửa sổ điểm nối đơn là giao diện hoặc là vùng chuyển tiếp giữa một mạng liên kết cách ly và mạng liên kết chung. Kích thước lớn nhất của chúng là 2 m.

35. Khối hệ thống - A. System block

Khối hệ thống là toàn bộ các thiết bị mà khung của chúng và các phần dẫn kết hợp tạo thành một mạng liên kết nhất định.

36. Vòng kết nối - A. Ring bonding - Bus

Vòng kết nối là đường dẫn kết nối có dạng vòng khép kín.

37. Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử - A. Electronic Equipment Enclosure (EEE).

Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử là một cấu hình bảo đảm an toàn về mặt vật lý và môi trường cho các thiết bị điện tử.

38. Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt nổi trên mặt đất - A. Above ground EEE (AG/ EEE)

Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt nổi trên mặt đất là 1 cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử mà đại bộ phận hoặc toàn bộ được đặt nổi trên mặt đất.

39. Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt ngầm dưới mặt đất - A. Below ground EEE (BG/ EEE)

Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử đặt ngầm dưới mặt đất là một cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử nằm toàn bộ dưới mặt đất, trừ cổng vào, nguồn cung cấp xoay chiều và thiết bị điều khiển môi trường.

40. Cabin thiết bị điện tử - A. Electronic equipment cabinet (EEC)

Cabin thiết bị điện tử là một cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử, mà tất cả thiết bị được lắp đặt trong đó có thể tiếp cận từ phía ngoài và không phải đi vào bên trong.

41. Đường dẫn kết nối - A. Bonding - Bus

Đường dẫn kết nối là một dây dẫn hoặc một nhóm dây dẫn để kết nối tấm tiếp đất chính với các thành phần kim loại trong nhà trạm viễn thông.

42. Vòng kết nối - A. Ring bonding - Bus

Vòng kết nối là đường dẫn kết nối có dạng vòng khép kín.

43. Điện lưới - A. Public power

Điện lưới là nguồn điện hạ thế, nhận từ mạng điện của địa phương đặt trạm viễn thông.



Chương 2.

QUY ĐỊNH CẤU HÌNH ĐẤU NỐI, TIẾP ĐẤT VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ, HỆ THỐNG CHỐNG SÉT BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

MỤC 1. QUY ĐỊNH CẤU HÌNH ĐẤU NỐI VÀ TIẾP ĐẤT TRONG CÁC TRẠM VIỄN THÔNG

Điều 4 : Quy định chung.

Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong các nhà trạm viễn thông, các nhà thuê bao, các trạm điện tử ở xa phải tuân theo các quy định chung sau:

1. Phải xây dựng một mạng liên kết chung (CBN). Mạng CBN phải được đấu nối với mạng tiếp đất của khu vực nhà trạm.

2. Mạng tiếp đất trong khu vực nhà trạm phải là một mạng tiếp đất duy nhất hoặc thống nhất và đẳng thế.

3. Các hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông phải được đấu nối với mạng CBN bằng mạng liên kết mắt lưới (M-BN) hoặc bằng mạng liên kết cách ly (IBN).

Điều 5 : Cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho các nhà trạm viễn thông.

1. Mỗi nhà trạm viễn thông (nhà trạm có sẵn và nhà trạm xây dựng mới hoàn toàn) phải có một mạng liên kết chung (CBN). Mạng liên kết chung được thực hiện theo sự hướng dẫn trong phụ lục A.

2. Mạng liên kết chung của mỗi nhà trạm viễn thông phải được nối tới mạng tiếp đất của khu vực nhà trạm thông qua tấm tiếp đất chính.

3. Mỗi nhà trạm viễn thông được trang bị một tấm tiếp đất chính. Tấm tiếp đất chính phải bảo đảm những điều kiện sau:

a. Đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều và các đường vào của cáp viễn thông (càng gần càng tốt).

b. Nối trực tiếp đến các bộ phận sau:

- Mạng tiếp đất của nhà trạm viễn thông qua đường cáp dẫn;

- Đường dẫn bảo vệ;

- Vỏ kim loại của tất cả cáp nhập trạm;

- Mạng CBN;

- Cực dương của nguồn 1 chiều;

- Máy đo (khi thực hiện đo thử).

c. Mỗi đầu dây đất của các bộ phận nêu ở phần b trên đây phải được nối ở từng vị trí riêng trên tấm tiếp đất chính và có sẵn vị trí đấu dây đất cho các máy đo.

d. Thi công tấm tiếp đất chính được thực hiện như trong phụ lục D.

4. Các khối hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông được liên kết với nhau và liên kết với mạng CBN thông qua mạng liên kết BN.

Mạng liên kết BN có thể được thực hiện ở 4 dạng sau:

a. Mạng liên kết mắt lưới (M-BN);

b. Mạng liên kết hình sao (S-BN);

c. Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN);

d. Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN).

Trong một nhà trạm viễn thông, tuỳ theo yêu cầu của các khối hệ thống thiết bị mà có thể thực hiện mạng liên kết dạng M-BN hoặc dùng đồng thời cả 4 loại mạng liên kết (M-BN, S-BN, S-IBN, M-IBN). Các mạng liên kết được thực hiện theo sự hướng dẫn trong phần A.1.3 của phụ lục A.

5. Đối với những nhà trạm viễn thông cấp quốc tế, cấp quốc gia (liên tỉnh), cấp tỉnh và thành phố, các hệ thống thiết bị trong nhà trạm được thực hiện liên kết chủ yếu bằng mạng liên kết mắt lưới (M-BN) như trong sơ đồ hình A.2 của phụ lục A.

Trong trường hợp các hệ thống thiết bị viễn thông có yêu cầu đặc biệt (dòng dò một chiều, xoay chiều trong mạng CBN không được đi vào khối hệ thống thiết bị viễn thông) phải thực hiện liên kết bằng mạng M-IBN và S-IBN như sơ đồ hình A.3 và hình A.4 của phụ lục A.

6. Nhà trạm viễn thông cấp huyện, cấp bưu cục được phân thành hai loại:

- Nhà trạm viễn thông cấp huyện, bưu cục có quy mô nhỏ (thiết bị chuyển mạch trong nhà trạm có dung lượng nhỏ hơn 500 số), các hệ thống thiết bị trong nhà trạm được thực hiện bằng mạng liên kết hình sao (S-BN) như sơ đồ hình A.5 của phụ lục A.

- Nhà trạm viễn thông cấp huyện, bưu cục có quy mô lớn hơn (thiết bị chuyển mạch trong nhà trạm có dung lượng lớn hơn 500 số), các hệ thống thiết bị trong nhà trạm được thực hiện đấu nối bằng mạng liên kết như đối với nhà trạm viễn thông.



Điều 6 : Cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho các nhà thuê bao.

1. Các nhà thuê bao lớn, kinh doanh các dịch vụ viễn thông có chứa các thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, thiết bị vi ba phải tuân thủ những nguyên lý cơ bản của cấu hình đấu nối và tiếp đất như đối với các nhà trạm viễn thông đã trình bày ở Điều 4.

2. Các nhà thuê bao sử dụng trực tiếp các dịch vụ viễn thông phải thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất theo những quy định sau:

a. Trang bị một tấm tiếp đất chính.

b. Phải thiết lập 1 mạng CBN bên trong nhà thuê bao bằng cách liên kết tất cả các phần tử kim loại trong nhà thuê bao với nhau và với tấm tiếp đất chính (MET).

c. Tại nhà thuê bao phải trang bị một hệ thống tiếp đất thỏa mãn điện trở tiếp đất yêu cầu.

d. Phải nối dây bảo vệ PE của hệ thống nguồn với tấm tiếp đất chính.

e. Tất cả các đường dây (cáp) đi vào nhà thuê bao phải được đặt cách nhau ít nhất là 100 mm.

+ Cáp dẫn nguồn xoay chiều.

+ Cáp viễn thông.

+ Cáp dẫn đất.

f. Vỏ che chắn của tất cả các cáp đi vào nhà thuê bao phải được nối trực tiếp với tấm tiếp đất chính.

g. Nếu phải lắp bộ bảo vệ trên đường dây thông tin, thì phải lắp tại vị trí cổng vào nhà thuê bao.

Nếu phải lắp các bộ bảo vệ nguồn hạ áp cũng lắp ở vị trí cổng vào nhà thuê bao.

Độ dài dây đất từ bộ bảo vệ đến MET càng ngắn càng tốt.

h. Trong một số trường hợp, phải lắp những bộ bảo vệ phụ tại thiết bị đầu cuối viễn thông để hạn chế xung tạo ra do ghép điện từ bên trong nhà thuê bao.

i. Khi lắp đặt tại nhiều nhà thuê bao có đường cáp viễn thông dẫn từ mạng công cộng vào lần lượt từng nhà phải thực hiện tiếp đất bảo vệ cho thiết bị viễn thông đặt trong mỗi nhà như trường hợp nhà độc lập.

Riêng trong trường hợp cáp đi bên trong nhà, không tiếp xúc với đường điện lực cao áp, khoảng cách giữa các ngôi nhà nhỏ hơn 50 m, cáp giữa các nhà có màn chắn kim loại và các màn chắn này được nối với cực tiếp đất của mỗi nhà, chỉ cần lắp bộ bảo vệ ở nhà thứ nhất, không cần lắp bộ bảo vệ ở nhà thứ hai.



Điều 7 : Cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho các trạm điện tử ở xa.

1. Phải thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất trong trạm điện tử ở xa ở dạng cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc dạng cabin thiết bị điện tử (EEC).

2. Các thành phần của một cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc cabin thiết bị điện tử (EEC).

Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử hoặc những cabin thiết bị điện tử, bao gồm những thành phần sau:

a. Mạng liên kết chung CBN tạo ra bởi sự liên kết tất cả những thành phần cấu trúc kim loại sẵn có của trạm với đường dẫn kết nối (vòng kết nối) được xây dựng bổ sung. b. Tấm tiếp đất chính.

c. Dây dẫn đất thực hiện nối mạng tiếp đất với tấm tiếp đất chính.

d. Dây dẫn bảo vệ và dây dẫn liên kết.

Thực hiện nối các khung giá kim loại của các khối hệ thống thiết bị trong EEE hoặc EEC với mạng CBN theo cấu hình mạng liên kết mắt lưới (MBN).

3. Nguyên tắc thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất trong trạm điện tử ở xa được chỉ ra trong phụ lục A.

MỤC 2. QUY ĐỊNH LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

Điều 8: Quy định lựa chọn hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ nhà và cột anten viễn thông bằng điện cực Franklin, điện cực phát tiên đạo sớm hoặc dàn phân tán năng lượng sét.

1. Hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ nhà và cột anten viễn thông (Hệ thống Franklin) phải bao gồm:

a. Điện cực thu sét;

b. Dây thoát sét;

c. Kết cấu đỡ;

d. Tiếp đất.

Số lượng, loại và vị trí lắp đặt điện cực Franklin phải lựa chọn thích hợp, phụ thuộc vào công trình cần bảo vệ.

2. Các quy định đối với điện cực thu sét:

a. Điện cực thu sét phải có hình dạng thích hợp (dạng thanh, dạng dây hay dạng lưới), được đặt ở phía trên hoặc nhô lên cao trên đối tượng bảo vệ.

b. Điện cực thu sét dạng thanh có thể bằng đồng, nhôm hoặc thép cán có hình dạng khác nhau nhưng phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 100 mm2, chiều dài không nhỏ hơn 200 mm. Thanh điện cực tròn bằng thép hoặc đồng phải có đường kính không nhỏ hơn 10 mm, thanh nhôm phải có đường kính không nhỏ hơn 13 mm.

c. Điện cực thu sét dạng dây có thể bằng đồng hoặc nhiều sợi dây thép mạ kẽm, phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 35 mm2.

d. Điện cực thu sét dạng lưới có thể bằng thép tròn hoặc dẹt, phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 35 mm2. Diện tích mỗi mắt lưới không lớn hơn 36 m2.

e. Điện cực thu sét phải được tiếp đất nhờ dây thoát sét. Nối điện cực thu sét với dây thoát sét bằng cách hàn hoặc bắt vít, nhưng phải bảo đảm sao cho điện trở tiếp xúc của mối nối không lớn hơn 0,05 .

3. Các quy định đối với dây thoát sét:

a. Dây thoát sét phải bảo đảm dẫn dòng sét xuống đất một cách an toàn. Tiết diện của dây thoát sét được xác định bởi độ bền nhiệt bảo đảm không bị nóng chảy khi dòng sét chảy qua nó.

Tiết diện tối thiểu của dây thoát sét bằng thép được quy định trong bảng 1.

b. Dây thoát sét có thể làm bằng đồng, bằng thép hoặc bằng nhôm.

c. Cho phép sử dụng cốt thép dọc các kết cấu đỡ bằng bê tông cốt thép và thân cột kim loại làm dây thoát sét, nhưng phải hàn nối liên tục tại tất cả các chỗ nối hoặc mặt bích cột. Dây thép nối các đốt cột tại tất cả các mặt bích sau khi bắt chặt bằng bu lông phải có đường kính không nhỏ hơn 6 mm.

d. Cho phép sử dụng thang trèo bằng kim loại trong các cột tháp tham gia vào dây thoát sét nhưng phải bảo đảm hàn liên tục và phải được nối đất tốt.

e. Số lượng dây thoát sét đối với công trình cao hơn 60 m phải dùng tối thiểu 2 dây. Dây thoát sét được nối với điện cực thu sét và với hệ thống tiếp đất.



Bảng 1 - Tiết diện tối thiểu của dây thoát sét bằng thép

Dạng dây thoát sét

Vị trí đặt dây thoát sét

Bên trong công trình

Phía ngoài công trình

Trong đất

1. Dây tròn (thép bện):

Đường kính dây, mm

2. Thanh chữ nhật:

Tiết diện, mm2

Chiều dầy, mm

3. Thép góc:

Tiết diện, mm2

Chiều dầy của bản thép góc, mm

4. Dạng ống:

Chiều dầy của ống, mm


5
24

3
24

2
1,5


6
48

4
48

2,5
2,5


6
48

4
48

4
3,5



4. Các quy định về kết cấu đỡ.

a. Cho phép sử dụng bản thân đối tượng bảo vệ như nhà, cột viễn thông v.v... làm kết cấu đỡ.

b. Vật liệu làm kết cấu đỡ (cột) có thể bằng gỗ, bằng bê tông cốt thép và bằng kim loại tuỳ thuộc vào yêu cầu của bản thân cột. Vật liệu làm kết cấu đỡ được lựa chọn theo trị số vùng bảo vệ của điện cực thu sét, tải trọng cơ học và điều kiện khí hậu của khu vực.

c. Chiều cao kết cấu đỡ (cột) được lựa chọn phụ thuộc vào vật liệu và dạng của điện cực thu sét. Chiều cao của cột đỡ khi xét đến loại vật liệu và dạng của điện cực thu sét được quy định như sau:

- Cột đỡ bằng gỗ chỉ dùng để bảo vệ tạm thời cho các vật không cao lắm, dùng điện cực thu sét dạng thanh có chiều cao giới hạn là (8÷20) m.

- Cột đỡ bằng bê tông cốt thép dùng chung cho các loại điện cực thu sét dạng thanh và dạng dây, có chiều cao giới hạn là (8÷20) m khi dùng điện cực dạng thanh và (20÷25) m khi dùng điện cực dạng dây.

- Cột đỡ bằng kim loại dùng để bảo vệ cho các đối tượng cao và kéo dài, được kết nối của nhiều đoạn bằng kim loại, mỗi đoạn dài 5 m. Chiều cao giới hạn của cột đỡ bằng kim loại là (10÷50) m khi dùng điện cực thu sét dạng thanh và (15÷50) m khi dùng điện cực dạng dây.

5. Các quy định về tiếp đất cho hệ thống chống sét bằng điện cực Franklin.

a. Tiếp đất phải bảo đảm tiếp xúc trực tiếp điện cực thu sét và dây thoát sét với đất.

b. Tiếp đất phải bảo đảm tản nhanh năng lượng sét vào trong đất. Điện áp bước do dòng sét chảy qua hệ thống tiếp đất vào trong đất không được phép gây nguy hiểm cho con người làm việc ở gần.

c. Trị số điện trở tiếp đất cho các hệ thống thu lôi phải bảo đảm không lớn hơn 10 . Những nơi có điện trở suất của đất lớn, phải sử dụng các biện pháp cải tạo đất thích hợp để bảo đảm trị số điện trở tiếp đất yêu cầu.

d. Điện cực dùng làm tiếp đất có thể bằng đồng hoặc bằng thép. Dạng của điện cực tiếp đất có thể có thể là dạng ống (ống rỗng hoặc đặc), dạng L, dạng tấm hoặc dạng dây dài. Dây nối các điện cực tiếp đất bằng đồng có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 38 mm2 hoặc thép cán dạng thép dẹt, dạng thép L hoặc thép ống.

Khi dùng điện cực tiếp đất phải tuân theo quy định như sau:

- Điện cực tiếp đất bằng thép ống phải mạ kẽm hoặc đồng, có chiều dầy không nhỏ hơn 3,5 mm. Thường chọn ống thép có đường kính (50÷80) mm. Điện cực tiếp đất bằng ống đồng có chiều dầy (2÷3) mm. Thường chọn ống đồng có đường kính (25÷42) mm;

- Điện cực tiếp đất bằng dây thép tròn phải mạ kẽm hoặc đồng có đường kính không nhỏ hơn 6 mm. Thường chọn dây thép có đường kính (8÷12) mm. Dây đồng có đường kính (6÷8) mm.;

- Điện cực tiếp đất bằng thép dẹt và thép góc phải mạ kẽm hoặc đồng có tiết diện không nhỏ hơn 48 mm2 và chiều dầy 4 mm.

Thép dẹt thường chọn có độ rộng (20÷40) mm và chiều dầy 4 mm. Thép góc dùng loại CT5 và CT6, kích thước 50 mm x 50 mm x 5 mm, 60 mm x 60 mm x 6 mm hoặc 75 mm x 75 mm x 7 mm.

e. Cho phép sử dụng móng cột bê tông cốt thép làm tiếp đất cho các hệ thống thu lôi. Điện trở tiếp đất tĩnh của móng cột bê tông cốt thép, RTM được xác định bằng công thức:

RTM =

Trong đó:

h - điện trở suất của đất, m;

h - độ sâu đến đáy của móng, m;

b - chiều rộng của móng, m.

Trong phụ lục B trình bày cách tính toán vùng bảo vệ của các điện cực thu sét dạng thanh và dạng dây.

6. Chọn mức bảo vệ cho các hệ thống thu hút sét phát tiên đạo sớm phải dựa trên cơ sở các đặc tính xác suất xuất hiện biên độ dòng sét trong khu vực và mối quan hệ giữa biên độ dòng sét (I) với điện tích tiên đạo sét (Q).

Mối quan hệ giữa giá trị biên độ dòng sét với giá trị điện tích tiên đạo sét được xác định bằng biểu thức:

I = 10,6 Q0,7

Trong đó: I được đo bằng kilôampe (kA)

Q được đo bằng Culông (C).

Trong bảng 2 trình bày quan hệ giữa mức bảo vệ với giá trị biên độ dòng sét và giá trị điện tích tiên đạo sét. Quy định này không áp dụng cho việc chọn các thiết bị chống sét lan truyền.




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương