Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay (llct) Ở Việt Nam hiện nay, khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; có 14 tôn giáo



tải về 113.67 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu22.03.2023
Kích113.67 Kb.
#54413
  1   2
1 Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay



13:46, 21/03/2023
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay
www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1648-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-hien-nay.html
1/4
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay
(LLCT) - Ở Việt Nam hiện nay, khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; có 14 tôn giáo
với 38 tổ chức, 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, gần 24
triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong thời kỳ đổi mới, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên cả nước diễn ra bình thường. Thực
tiễn này đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo ở Việt Nam.
1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
- Toàn bộ những nội dung cơ bản về quản lý các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam là của một nhà nước thế tục -
đã được nhân dân lựa chọn và xây dựng từ những năm đầu hòa bình lập lại sau Hiệp định Giơnevơ (1954). Theo
đó, quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, nói đúng hơn là các tổ chức tôn giáo (Giáo hội, Hội thánh, Ban trị sự,
Hội đồng Giáo xứ...) là theo hướng pháp quyền. Nhà nước là chủ thể quản lý các tôn giáo. Trong đó, việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo, tăng cường đầu tư, thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các tôn giáo là những nhiệm vụ trọng tâm.
Trong quá trình hoàn thiện mô hình nhà nước đã lựa chọn, hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta từng bước được hoàn thiện, thể chế hóa đầy
đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo, phù hợp với luật pháp quốc tế
và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Điều này được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp
1992, Hiến pháp 2013. Cụ thể: Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định“Mọi người có quyền bình đẳng theo hoặc
không theo một tôn giáo nào”, “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo” đã mở rộng cho tất cả mọi
người là công dân hoặc mất quyền công dân vẫn có quyền tin, theo tôn giáo đồng thời khẳng định trách nhiệm
bảo hộ của Nhà nước về quyền này.
Triển khai thực hiện Hiến pháp 1992, Việt Nam đã có Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo 2004. Đây là văn bản quy
phạm thể chế hóa cụ thể nhất các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng và các hoạt động của các
tôn giáo (tính cho tới thời điểm này). Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo
Tin lành; Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị
định 92/2012/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 22 sau 7 năm thực hiện. Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ban hành và
sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có những nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo như về đất đai,
về đăng ký hộ khẩu... Hệ thống chính sách được ban hành, sửa đổi, bổ sung có tác động tích cực trong việc bảo
đảm nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân, cũng như quản lý các hoạt động tôn giáo theo pháp luật.
Nhà nước đã thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định tình hình xã hội,
an ninh chính trị; đoàn kết dân tộc được củng cố.
Chủ động giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo, đồng thời thúc đẩy việc tự điều chỉnh của tôn
giáo để thích ứng với sự quản lý của Nhà nước XHCN.
Mâu thuẫn giữa Nhà nước với tôn giáo là một tất yếu khách quan bởi Nhà nước Việt Nam là nhà nước thế tục,
hình thái chủ thể của xã hội Việt Nam là duy vật - vô thần nhưng tôn giáo lại là sự kết hợp giữa duy tâm và thần
luận. Đứng trên quan điểm hệ thống, các tôn giáo là tiểu hệ của hệ thống xã hội Việt Nam, các kết cấu thứ bậc
trong tiểu hệ thống chỉ quyết định, quy định phương thức hoạt động của riêng nó. Việc các tiểu hệ thống phải
thích ứng với chỉnh thể là hợp lý. Quá trình thích ứng có xảy ra mâu thuẫn đặc biệt là ở các vấn đề liên quan
đến đất đai thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo, hình thức sinh hoạt tôn giáo, yếu tố thẩm mỹ, đạo đức v.v.. Nhưng đó
là những mâu thuẫn giải quyết được. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước luôn chủ động giải
quyết các mâu thuẫn này bằng pháp luật, qua phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị để vận động
quần chúng là các tín đồ, chức sắc, tu sĩ tôn giáo thực hiện theo pháp luật; tạo dư luận xã hội, buộc chức năng
tự điều chỉnh và điều khiển của các tôn giáo phải phát huy nhằm thích ứng với các phương diện chính trị, kinh
tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam; hướng các tôn giáo chủ động, tích cực tham gia vào sự nghiệp đổi mới,
CNH, HĐH đất nước.
Thực tiễn cho thấy, tôn giáo có sự thích ứng về căn bản với Nhà nước trong một giai đoạn nhất định, song cùng
với sự phát triển của xã hội có thể phát sinh sự không thích ứng mới đòi hỏi phải có những điều chỉnh. Việc thực
hiện mở cửa sâu rộng không chỉ về mặt kinh tế, chính trị mà cả trong lĩnh vực tôn giáo cùng với việc tăng cường
dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay là cơ hội để các tôn giáo giao lưu với thế giới cũng như tăng
cường sự thích ứng với xã hội XHCN, thích ứng với sự quản lý của nhà nước XHCN. Quá trình thích ứng, tái thích
ứng sâu rộng với xã hội XHCN là một tất yếu khách quan trong mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay.


13:46, 21/03/2023
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay
www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1648-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-hien-nay.html
2/4
-Phát huy những điểm tương đồng của tôn giáo và CNXH, những yếu tố tích cực của tôn giáo trong đời sống xã
hội để phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể thấy sự khác biệt giữa lý tưởng tôn giáo và CNXH cơ bản nằm trong khuôn khổ của thế giới quan cũng
như phương pháp luận và lực lượng thực hiện sứ mệnh giải phóng con người. Tôn giáo hứa hẹn xã hội hoàn
thiện ở một thế giới khác, trong khi CNXH chủ trương thay đổi cái nhà nước và xã hội hiện tại bằng một xã hội
khác cao hơn, tiến bộ hơn, công bằng hơn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nhà nước XHCN phủ nhận nhu cầu
tâm linh của quần chúng - chừng nào đồng bào có đạo còn có nhu cầu ấy. Sự khác nhau về thế giới quan không
hoàn toàn dẫn đến sự khác nhau về quan điểm chính trị. Người có, cũng như không có tín ngưỡng, tôn giáo vẫn
có thể cùng phấn đấu cho một mục tiêu chính trị nhất định. Thực tế là có nhiều điểm tương đồng giữa mục tiêu,
khát vọng của các tôn giáo với nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa, đạo đức của CNXH. Những giá trị đó được thể
hiện ở giáo lý và phương châm hành đạo của các tôn giáo như:
Phật giáocho rằng đời là khổ, con đường để giải thoát là thực hành điều thiện gây nhân lành. Đạo Cao Đàiquy
định người tín đồ phải khắc kỷ tu thân, kiềm chế các ham muốn trái đạo đức truyền thốngvới những lời răn dạy
rất cụ thể. Phật giáo Hòa Hảodạy tín đồ trau sửa thân tâm trở nên thiện mỹ đồng thời cũng đào tạo nên mẫu
người lý tưởng khi sống trong cộng đồng. Trong mười điều răn đạo đức của Kitô giáo(Công giáo và Tin Lành), có
răn dạy tín đồ hãy thờ cha kính mẹ như Đức Chúa, Thiên Chúa không được giết người, không được ngoại tình,
không được trộm cắp... Giáo lý của Hồi giáo (Việt Nam)nghiêm cấm các tín đồ thực hành mê tín dị đoan; dùng
các chất kích thích làm mê muội, không tự chủ được bản thân như rượu chè, ma túy và mại dâm...
Tiếp tục phát huy yếu tố tích cực của các tôn giáo trong đời sống xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về tôn
giáo đã luôn tạo điều kiện, vận động để các tổ chức tôn giáo thực hiện tốt vai trò dẫn dắt các tín đồ hành đạo,
khơi dậy và phát huy những mặt tích cực trong hoạt động, sinh hoạt của các tôn giáo hợp pháp, từ thiện cứu
giúp nhân đạo; biểu dương những nhà tu hành, những tín đồ thực hiện tốt phương châm “tốt đời, đẹp đạo”...
Đồng thời, luôn cảnh giác đấu tranh, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo để gây chia rẽ khối đại
đại đoàn kết dân tộc, đội lốt tôn giáo vì các mưu đồ kinh tế, chính trị, chống phá sự nghiệp cách mạng.
Mở rộng đối ngoại trong lĩnh vực tôn giáo, chống kẻ thù lợi dụng tôn giáo
Các tôn giáo lớn của Việt Nam như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành... đều du nhập từ bên ngoài; do đó các tổ
chức tôn giáo ở Việt Nam với mức độ khác nhau, trong phạm vi điều kiện hoạt động nhất định đều có mối quan
hệ với các tôn giáo đồng đạo trên thế giới. Một số tôn giáo nội sinh cũng tăng cường tìm kiếm, mở rộng liên hệ
với các cộng đồng dân cư trên toàn cầu để hành đạo. Các hoạt động này đã phản ánh một bức tranh sinh động
đối với hoạt động quốc tế của các tôn giáo, góp phần tháo gỡ các rào cản ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế,
chính trị, ngoại giao và nhiều mặt khác trong quá trình hội nhập hiện nay, đồng thời đóng góp tích cực trong việc
quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Với nhiều nỗ lực trong công tác ngoại giao tôn
giáo, từ năm 2006 Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “quan tâm về tôn giáo”.
Đối ngoại tôn giáo được tăng cường (bao gồm cả đối ngoại nhân dân và đối ngoại nhà nước) như: trao đổi
đoàn; tham dự các diễn đàn, hội thảo đối thoại về nhân quyền, tôn giáo với các nước EU, Mỹ, Ốtxtrâylia, với Ủy
ban Tự do tôn giáo quốc tế (Mỹ); diễn đàn nhân dân ASEM hàng năm v.v.. giúp cơ quan quản lý nhà nước về
tôn giáo nắm bắt được các xu hướng phát triển, đặc điểm mối liên thông đồng đạo của các tôn giáo, qua đó có
những điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Các cuộc tiếp xúc thường xuyên, thân tình, khách quan giữa sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, phóng
viên, báo chí nước ngoài với các cơ quan trung ương và địa phương của Việt Nam, tiếp cận với thực tế ở các
vùng, miền nhạy cảm về tôn giáo, các nhân vật tôn giáo để hiểu rõ hơn tình hình và chính sách tôn giáo của Việt
Nam đã tạo được niềm tin, sự hiểu biết, chia sẻ của các nước, các tổ chức về chính sách tôn giáo, cũng như
những vướng mắc trong xử lý một số vấn đề tôn giáo của Việt Nam. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý có được
sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vụ việc tôn giáo.
Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam được các cơ quan quản lý
quan tâm theo điều kiện phù hợp với truyền thống mỗi nước, mỗi tôn giáo, đã tạo được sự ủng hộ của dư luận
trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được Việt Nam tổ chức trọng thể, thành công thời
gian qua, điển hình như: Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI (năm 2009 - 2010); Lễ Khai mạc Năm
Thánh của Giáo hội Công giáo năm 2009; Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu lần thứ X (năm 2012), Đại lễ
Phật đản Liên Hợp quốc (Vesak) năm 2008, 2014... với quy mô tổ chức hoành tráng, giàu bản sắc dân tộc, gây
ấn tượng với bạn bè quốc tế, là minh chứng sinh động về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo.
Giải quyết các vấn đề tôn giáo ngay từ cơ sở
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền đã tuân thủ việc thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo bằng pháp
luật; đã cùng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đi sâu vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu
hành xây dựng tốt phong trào sống tốt đời, đẹp đạo để vừa làm tốt việc đạo, vừa góp phần xây dựng đất nước.
Số tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông dân (ước tính số tín đồ là nông dân của Phật giáo và
Thiên Chúa giáo chiếm đến 80 - 85%, của Cao Đài, Hòa Hảo là 95%, của Tin Lành là 65%) và vẫn tiếp tục gia


13:46, 21/03/2023
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay
www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1648-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-hien-nay.html
3/4
tăng ở các tôn giáo, ở các khu vực kinh tế kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Các nội
dung và phương pháp vận động được điều chỉnh để thích hợp với từng đối tượng trong từng tôn giáo cụ thể
nhằm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng nhân dân.
Đối với vấn đề một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, thương mại hóa, sự
xuất hiện xu hướng đa dạng tôn giáo với sự ra đời của nhiều hệ phái, dòng tu; kéo theo đó là hàng loạt vấn đề
bất ổn như tách, lập giáo họ, chuyển nhượng, hiến đất xây nơi thờ tự trái phép, đòi đất đai, nhà thờ v.v.. nguyên
tắc quản lý tôn giáo ở cơ sở được quán triệt thực hiện là: có lý, đúng luật, được quần chúng nhân dân đồng
tình, ủng hộ. Phương châm thực hiện là sử dụng triệt để các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, vừa tranh thủ,
vừa đấu tranh khi giải quyết các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, lấy tranh thủ là chính góp phần giải quyết phần
lớn sự việc, vụ việc tôn giáo từ cơ sở.

tải về 113.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương